Từ khi Thiên Hoàng chuyển kinh đô từ Trường An tới Đông Đô Lạc Dương, loài hoa mẫu đơn mà quý phi yêu thích nhất cũng dần du nhập vào thành Lạc Dương. Nhờ vào vẻ hoa lệ ngát hương, lại có ý nghĩa là ‘cát tường phú quý’, ‘phồn vinh hưng thịnh’, chẳng mấy chốc ở Lạc Dương đã lưu truyền mấy vần thơ :
“Chỉ có mẫu đơn là quốc sắc
Hoa thời nở rộ rộn kinh thành” *
Còn có nhà thơ viết bài “Mẫu đơn phú”, trong đó có hai câu thơ nổi tiếng:
“Trăm đóa đỏ rực rỡ
Chẳng lẫn một đốm trắng”
Chỉ nhìn vào những vần thơ như vậy cũng có thể thấy vị thế bất phàm của hoa mẫu đơn ở Đại Đường.
Sau này, dù quý phi đã qua đời nhưng hoa mẫu đơn vẫn còn đó, thậm chí độ phổ biến còn hơn xưa. Lại có câu “Một bụi hoa đỏ tươi, mười nhà cùng làm thơ” đã chứng minh thêm về độ được yêu thích của hoa mẫu đơn. Ven bờ sông ngoài thành Lạc Dương có rất nhiều hộ nông dân chuyên trồng hoa mẫu đơn, nhưng nơi sản sinh ra loại mẫu đơn nổi tiếng nhất Lạc Dương chính là nhà của “Lý Mẫu Đơn”.
“Lý Mẫu Đơn” tên gọi là Lý Thuận Chương, trong nhà có mấy đời nối tiếp nhau trồng mẫu đơn. Đến đời của Lý Thuận Chương, hắn không những thành thạo nghề làm vườn còn nuôi trồng ra được mẫu đơn trăm cánh, lập tức nổi tiếng ở Lạc Dương, sau đó phát tài, trở thành phú hộ nổi tiếng xa gần.
Đường tiền tài của Lý Thuận Chương rất thông thuận, nhưng đường con cái lại không được tốt.
Hắn và thê tử Hồ thị đã phấn đấu nhiều năm nhưng chỉ sinh được một đứa con gái, tên chữ là Lý Mân, tên thường gọi là Mân Nương.
Lý Thuận Chương say mê nghề làm vườn, tuy chỉ có một đứa con gái nhưng cũng không nghĩ tới chuyện mua tỳ nạp thiếp để sinh con trai nối dõi. Trái lại, hắn rất nuông chiều con gái, trong lòng luôn nghĩ tương lai sẽ tuyển một đứa nhỏ ưu tú làm con rể, vậy là cũng yên tâm rồi.
Có điều, tuy ý định của Lý Thuận Chương và thê tử Hồ thị rất tốt, nhưng con gái Lý Mân lại không chịu hợp tác.
Từ nhỏ Lý Mân đã tham ăn.
Nhà nàng giàu có, cha mẹ chiều chuộng, trước giờ không bao giờ quản chuyện ăn uống của nàng, bởi vậy nàng mới mười bốn tuổi mà đã mặt tròn, eo thô, mông lớn, béo đến nỗi không có cách nào gặp người… (Kui: kiếp này coi bộ… hay ho nha =))))
Hồ thị thấy con gái mỗi năm mỗi to ra, vừa tham ăn vừa tùy hứng ương ngạnh, không thể không lo lắng, liên tục thở dài.
Lý Thuận Chương thì lại nói: “Nhà ta có tiền, gia tài to như thế còn sợ không tìm được con rể như ý sao?” (Kui: O_O!)
Hồ thị nghe thế thì ngẫm nghĩ một hồi, sau đó cũng cảm thấy là đúng, cũng không lo lắng nữa, đối với con gái càng nuông chiều hơn. Vì thế nên Lý Mân càng trở nên tùy hứng bướng bỉnh, hình thể bên ngoài thì ngày càng phì ra.
Bởi vì hình thể Lý Mân to lớn, nhà có tiền có tiếng nói nên trong số mấy bé gái cùng tuổi trong thôn, nàng được tôn là lão đại.
Có điều, thân thể to lớn không tỷ lệ thuận với dung tích não, trước đây nàng thường ‘được’ cấp dưới lừa mua đồ ăn mua khăn tay cho các nàng, sau khi lớn hơn một chút thì ‘được’ dỗ mua trang sức, cho mượn quần áo.
Trong số mấy cấp dưới của nàng, dịu dàng nhất, đẹp nhất chính là Bạch Tú Nhi – con gái lớn nhà hàng xóm Lý Mân, cũng là một nhà trồng mẫu đơn.
Bạch Tú Nhi trời sinh đã có khuôn mặt trắng hồng, mắt như hoa đào, sóng mắt như nước, thân hình nhỏ nhắn hoạt bát, là người khôn khéo hiểu chuyện. Nếu không phải vì đống thức ăn, y phục và trang sức của Lý Mân, nàng sớm đã được đám con gái tôn làm lão đại.
Phong tục Đại Đường cởi mở, không hề cấm thiếu nam và thiếu nữ chơi cùng nhau. Mỗi buổi sớm ngày mồng ba tháng ba, nam nữ ở thành Lạc Dương đều mặc quần áo đẹp, trang điểm rạng rỡ, tụ tập dạo chơi bên bờ sông Lạc Thủy ở ngoài thành.
Lý Mân, Bạch Tú Nhi và mấy thiếu nữ khác cũng trang điểm xinh đẹp ngát hương, rủ nhau tới bờ Lạc Thủy dạo chơi.
Tầm mắt Lý Mân rất tốt, nàng liếc một vòng đã trông thấy một đám thiếu niên dưới gốc cây liễu ven sông, trong đó có một thiếu niên áo xanh, mày kiếm mắt sáng rất là anh tuấn. Trái tim nàng phút chốc đập mạnh, lén lút ngắm thêm vài lần.
Lý Mân nhìn thấy, đám con gái đi cùng đương nhiên cũng thấy.
Đám thiếu niên kia cũng trông thấy Bạch Tú Nhi trong đám thiếu nữ bên này, cũng thỉnh thoáng lén nhìn qua.
Tuy ngoại hình Lý Mân to lớn nhưng bên trong thân hình đó lại ẩn giấu linh hồn vừa nhỏ vừa nhát như chuột. Tuy nàng ái mộ thiếu niên áo xanh kia nhưng cũng không dám hành động thiếu suy nghĩ. Sau khi Bạch Tú Nhi cười ngọt ngào với đám kia một cái, mấy người thiếu niên bèn cử ra một người đại diện, đến mời các nàng cùng chơi đá cầu.
Vậy là hai đám thiếu niên thiếu nữ hợp lại một chỗ, cùng nhau chơi đùa.
Lúc chia tay, hai bên đã ước hẹn ngày mười lăm tháng ba gặp lại ở bờ Lạc Thủy.
Sau lần này, thu hoạch duy nhất của Lý Mân là biết được thiếu niên áo xanh kia tên là Lý Húc, nhà ở trong thành Lạc Dương.
Chờ đợi mười hai ngày, nụ tình trong Lý Mân chớm nở, lần đầu nàng nếm được nỗi khổ tương tư.
Ngày mười lăm tháng ba đến, Lý Mân trang điểm đến trắng bóc cả mặt, kích động đi theo đám con gái tới nơi ước hẹn.
Hôm nay Lý Húc mặc một thân áo tím, mặt như thoa phấn, môi như phủ son, trông cực kỳ xuất chúng.
Lý Húc và Bạch Tú Nhi đều là nam thanh nữ tú, xinh đẹp mười phần nên nhanh chóng trở nên thân thiết. Hai người mắt đi mày lại, cho thấy đã nảy sinh tình ý.
Lý Mân lại chỉ có thể yên lặng đứng nhìn, ăn một bụng dấm, nén một bụng buồn.
Sau khi về nhà, Lý Mân bắt đầu phát tiết. Nàng đá ngã lăn vô số chậu hoa, ném vỡ vô số ấm tách, khiến nha hoàn Ngụy Tử phải giật mình chạy ra ngoài. Thực ra lúc Lý Mân tức giận chỉ trút giận lên đồ đạc chứ không bao giờ mắng mỏ nha hoàn, có điều lá gan của tiểu mỹ nhân Ngụy Tử này rất nhỏ, bị nàng dọa nên sợ chạy mất.
Vợ chồng Lý Thuận Chương và Hồ thị vội tới an ủi con gái.
Sau khi được biết chân tướng sự việc rõ ràng, Hồ thị mạnh miệng nói: “Con gái, con vừa lòng ai cứ nói cho cha mẹ, nhà ta có rất nhiều bạc, không lo nhà nó không mắc câu!” (Kui: *té chổng vó*, 2 bác thật bá đạo!)
Lý Mân nghe vậy càng khóc to hơn.
Nàng đã mười bốn tuổi nên đương nhiên biết, Lý Húc yêu Bạch Tú Nhi thon thả xinh đẹp, sẽ không thích mình béo ụt ịt thế này.
Chính vào lúc này, tiểu nha đầu Ngụy Tử chạy vào, hổn hà hổn hển nói: “Lão gia, phu nhân, bên ngoài có một người tới, nói là cháu ngoại của phu nhân, họ Hồ!”
Tuy xuất thân của Lý Thuận Chương và Hồ thị là nông dân trồng hoa, địa vị không cao, cũng chỉ có Ngụy Tử là nha hoàn, nhưng vì để biểu lộ vị thế, Hồ thị đã dặn Ngụy Tử phải xưng hô với ba người trong nhà là “Lão gia”, “Phu nhân”, “Tiểu thư”.
Lý Thuận Chương và Hồ thị nghe thấy vậy thì không buồn an ủi con gái nữa, nhanh chóng ra nghênh đón.
Một thời gian trước, nhà mẹ đẻ của Hồ thị ở bên ngoài thành Toái Diệp có đưa thư tới, nói là anh trai và chị dâu của nàng đã bị bệnh qua đời, cháu trai là Hồ Lân muốn tới nhờ cậy, không ngờ tới nhanh như thế.
Lý Mân đang khóc lóc nỉ non trên giường thì nghe thấy mẫu thân gọi: “Mân Nương, mau ra gặp biểu huynh nào!”
Lý Mân dùng ống tay áo lau cặp mắt đã khóc sưng đỏ. Nàng nhìn theo hướng cha mẹ chỉ, hai mắt nàng đẫm lệ mông lung, chỉ thấy lờ mờ đó là một thiếu niên thanh tú độ mười sáu, mười bảy tuổi, tóc đen áo trắng, rất dễ nhìn, nhưng cặp mắt lại có màu xanh biếc.
Nàng đã từng nghe mẫu thân nói, bác dâu của nàng là người Hồ, từ lúc sinh ra đã có cặp mắt xanh, không ngờ vị biểu huynh này cũng có mắt xanh.
Hồ Lân nhìn Lý Mân, không nhịn được phải mỉm cười.
Hắn tự giam mình trong thân cây của Lão Hòe, đợi gần năm trăm năm, không ngờ Lý Mân thon thả ngày xưa đã biến thành hình dạng này.
Hồ Lân mỉm cười đánh giá từ đầu đến chân Lý Mân, từ đôi mắt mờ nước rối bời đến khuôn mặt tròn vo trắng nõn, cái cằm, bộ ngực lớn, eo thùng nước, mông lớn, cuối cùng là hai bàn chân to bè thò ra bên dưới gấu váy.
Hồ Lân ghìm lòng để không cười thành tiếng, hắn cảm thấy cực kỳ thân thiết: Lý Mân như vậy vẫn là thê tử của hắn, là nữ nhân của hắn.
Hồ Lân khẽ mỉm cười, cặp mắt hồ ly hẹp dài hơi nheo lại: “Mân Nương?”
*********
Chú thích:
*Đây là bài thơ “Ngắm mẫu đơn” nổi tiếng thời Đường.
“Chỉ có mẫu đơn là quốc sắc
Hoa thời nở rộ rộn kinh thành” *
Còn có nhà thơ viết bài “Mẫu đơn phú”, trong đó có hai câu thơ nổi tiếng:
“Trăm đóa đỏ rực rỡ
Chẳng lẫn một đốm trắng”
Chỉ nhìn vào những vần thơ như vậy cũng có thể thấy vị thế bất phàm của hoa mẫu đơn ở Đại Đường.
Sau này, dù quý phi đã qua đời nhưng hoa mẫu đơn vẫn còn đó, thậm chí độ phổ biến còn hơn xưa. Lại có câu “Một bụi hoa đỏ tươi, mười nhà cùng làm thơ” đã chứng minh thêm về độ được yêu thích của hoa mẫu đơn. Ven bờ sông ngoài thành Lạc Dương có rất nhiều hộ nông dân chuyên trồng hoa mẫu đơn, nhưng nơi sản sinh ra loại mẫu đơn nổi tiếng nhất Lạc Dương chính là nhà của “Lý Mẫu Đơn”.
“Lý Mẫu Đơn” tên gọi là Lý Thuận Chương, trong nhà có mấy đời nối tiếp nhau trồng mẫu đơn. Đến đời của Lý Thuận Chương, hắn không những thành thạo nghề làm vườn còn nuôi trồng ra được mẫu đơn trăm cánh, lập tức nổi tiếng ở Lạc Dương, sau đó phát tài, trở thành phú hộ nổi tiếng xa gần.
Đường tiền tài của Lý Thuận Chương rất thông thuận, nhưng đường con cái lại không được tốt.
Hắn và thê tử Hồ thị đã phấn đấu nhiều năm nhưng chỉ sinh được một đứa con gái, tên chữ là Lý Mân, tên thường gọi là Mân Nương.
Lý Thuận Chương say mê nghề làm vườn, tuy chỉ có một đứa con gái nhưng cũng không nghĩ tới chuyện mua tỳ nạp thiếp để sinh con trai nối dõi. Trái lại, hắn rất nuông chiều con gái, trong lòng luôn nghĩ tương lai sẽ tuyển một đứa nhỏ ưu tú làm con rể, vậy là cũng yên tâm rồi.
Có điều, tuy ý định của Lý Thuận Chương và thê tử Hồ thị rất tốt, nhưng con gái Lý Mân lại không chịu hợp tác.
Từ nhỏ Lý Mân đã tham ăn.
Nhà nàng giàu có, cha mẹ chiều chuộng, trước giờ không bao giờ quản chuyện ăn uống của nàng, bởi vậy nàng mới mười bốn tuổi mà đã mặt tròn, eo thô, mông lớn, béo đến nỗi không có cách nào gặp người… (Kui: kiếp này coi bộ… hay ho nha =))))
Hồ thị thấy con gái mỗi năm mỗi to ra, vừa tham ăn vừa tùy hứng ương ngạnh, không thể không lo lắng, liên tục thở dài.
Lý Thuận Chương thì lại nói: “Nhà ta có tiền, gia tài to như thế còn sợ không tìm được con rể như ý sao?” (Kui: O_O!)
Hồ thị nghe thế thì ngẫm nghĩ một hồi, sau đó cũng cảm thấy là đúng, cũng không lo lắng nữa, đối với con gái càng nuông chiều hơn. Vì thế nên Lý Mân càng trở nên tùy hứng bướng bỉnh, hình thể bên ngoài thì ngày càng phì ra.
Bởi vì hình thể Lý Mân to lớn, nhà có tiền có tiếng nói nên trong số mấy bé gái cùng tuổi trong thôn, nàng được tôn là lão đại.
Có điều, thân thể to lớn không tỷ lệ thuận với dung tích não, trước đây nàng thường ‘được’ cấp dưới lừa mua đồ ăn mua khăn tay cho các nàng, sau khi lớn hơn một chút thì ‘được’ dỗ mua trang sức, cho mượn quần áo.
Trong số mấy cấp dưới của nàng, dịu dàng nhất, đẹp nhất chính là Bạch Tú Nhi – con gái lớn nhà hàng xóm Lý Mân, cũng là một nhà trồng mẫu đơn.
Bạch Tú Nhi trời sinh đã có khuôn mặt trắng hồng, mắt như hoa đào, sóng mắt như nước, thân hình nhỏ nhắn hoạt bát, là người khôn khéo hiểu chuyện. Nếu không phải vì đống thức ăn, y phục và trang sức của Lý Mân, nàng sớm đã được đám con gái tôn làm lão đại.
Phong tục Đại Đường cởi mở, không hề cấm thiếu nam và thiếu nữ chơi cùng nhau. Mỗi buổi sớm ngày mồng ba tháng ba, nam nữ ở thành Lạc Dương đều mặc quần áo đẹp, trang điểm rạng rỡ, tụ tập dạo chơi bên bờ sông Lạc Thủy ở ngoài thành.
Lý Mân, Bạch Tú Nhi và mấy thiếu nữ khác cũng trang điểm xinh đẹp ngát hương, rủ nhau tới bờ Lạc Thủy dạo chơi.
Tầm mắt Lý Mân rất tốt, nàng liếc một vòng đã trông thấy một đám thiếu niên dưới gốc cây liễu ven sông, trong đó có một thiếu niên áo xanh, mày kiếm mắt sáng rất là anh tuấn. Trái tim nàng phút chốc đập mạnh, lén lút ngắm thêm vài lần.
Lý Mân nhìn thấy, đám con gái đi cùng đương nhiên cũng thấy.
Đám thiếu niên kia cũng trông thấy Bạch Tú Nhi trong đám thiếu nữ bên này, cũng thỉnh thoáng lén nhìn qua.
Tuy ngoại hình Lý Mân to lớn nhưng bên trong thân hình đó lại ẩn giấu linh hồn vừa nhỏ vừa nhát như chuột. Tuy nàng ái mộ thiếu niên áo xanh kia nhưng cũng không dám hành động thiếu suy nghĩ. Sau khi Bạch Tú Nhi cười ngọt ngào với đám kia một cái, mấy người thiếu niên bèn cử ra một người đại diện, đến mời các nàng cùng chơi đá cầu.
Vậy là hai đám thiếu niên thiếu nữ hợp lại một chỗ, cùng nhau chơi đùa.
Lúc chia tay, hai bên đã ước hẹn ngày mười lăm tháng ba gặp lại ở bờ Lạc Thủy.
Sau lần này, thu hoạch duy nhất của Lý Mân là biết được thiếu niên áo xanh kia tên là Lý Húc, nhà ở trong thành Lạc Dương.
Chờ đợi mười hai ngày, nụ tình trong Lý Mân chớm nở, lần đầu nàng nếm được nỗi khổ tương tư.
Ngày mười lăm tháng ba đến, Lý Mân trang điểm đến trắng bóc cả mặt, kích động đi theo đám con gái tới nơi ước hẹn.
Hôm nay Lý Húc mặc một thân áo tím, mặt như thoa phấn, môi như phủ son, trông cực kỳ xuất chúng.
Lý Húc và Bạch Tú Nhi đều là nam thanh nữ tú, xinh đẹp mười phần nên nhanh chóng trở nên thân thiết. Hai người mắt đi mày lại, cho thấy đã nảy sinh tình ý.
Lý Mân lại chỉ có thể yên lặng đứng nhìn, ăn một bụng dấm, nén một bụng buồn.
Sau khi về nhà, Lý Mân bắt đầu phát tiết. Nàng đá ngã lăn vô số chậu hoa, ném vỡ vô số ấm tách, khiến nha hoàn Ngụy Tử phải giật mình chạy ra ngoài. Thực ra lúc Lý Mân tức giận chỉ trút giận lên đồ đạc chứ không bao giờ mắng mỏ nha hoàn, có điều lá gan của tiểu mỹ nhân Ngụy Tử này rất nhỏ, bị nàng dọa nên sợ chạy mất.
Vợ chồng Lý Thuận Chương và Hồ thị vội tới an ủi con gái.
Sau khi được biết chân tướng sự việc rõ ràng, Hồ thị mạnh miệng nói: “Con gái, con vừa lòng ai cứ nói cho cha mẹ, nhà ta có rất nhiều bạc, không lo nhà nó không mắc câu!” (Kui: *té chổng vó*, 2 bác thật bá đạo!)
Lý Mân nghe vậy càng khóc to hơn.
Nàng đã mười bốn tuổi nên đương nhiên biết, Lý Húc yêu Bạch Tú Nhi thon thả xinh đẹp, sẽ không thích mình béo ụt ịt thế này.
Chính vào lúc này, tiểu nha đầu Ngụy Tử chạy vào, hổn hà hổn hển nói: “Lão gia, phu nhân, bên ngoài có một người tới, nói là cháu ngoại của phu nhân, họ Hồ!”
Tuy xuất thân của Lý Thuận Chương và Hồ thị là nông dân trồng hoa, địa vị không cao, cũng chỉ có Ngụy Tử là nha hoàn, nhưng vì để biểu lộ vị thế, Hồ thị đã dặn Ngụy Tử phải xưng hô với ba người trong nhà là “Lão gia”, “Phu nhân”, “Tiểu thư”.
Lý Thuận Chương và Hồ thị nghe thấy vậy thì không buồn an ủi con gái nữa, nhanh chóng ra nghênh đón.
Một thời gian trước, nhà mẹ đẻ của Hồ thị ở bên ngoài thành Toái Diệp có đưa thư tới, nói là anh trai và chị dâu của nàng đã bị bệnh qua đời, cháu trai là Hồ Lân muốn tới nhờ cậy, không ngờ tới nhanh như thế.
Lý Mân đang khóc lóc nỉ non trên giường thì nghe thấy mẫu thân gọi: “Mân Nương, mau ra gặp biểu huynh nào!”
Lý Mân dùng ống tay áo lau cặp mắt đã khóc sưng đỏ. Nàng nhìn theo hướng cha mẹ chỉ, hai mắt nàng đẫm lệ mông lung, chỉ thấy lờ mờ đó là một thiếu niên thanh tú độ mười sáu, mười bảy tuổi, tóc đen áo trắng, rất dễ nhìn, nhưng cặp mắt lại có màu xanh biếc.
Nàng đã từng nghe mẫu thân nói, bác dâu của nàng là người Hồ, từ lúc sinh ra đã có cặp mắt xanh, không ngờ vị biểu huynh này cũng có mắt xanh.
Hồ Lân nhìn Lý Mân, không nhịn được phải mỉm cười.
Hắn tự giam mình trong thân cây của Lão Hòe, đợi gần năm trăm năm, không ngờ Lý Mân thon thả ngày xưa đã biến thành hình dạng này.
Hồ Lân mỉm cười đánh giá từ đầu đến chân Lý Mân, từ đôi mắt mờ nước rối bời đến khuôn mặt tròn vo trắng nõn, cái cằm, bộ ngực lớn, eo thùng nước, mông lớn, cuối cùng là hai bàn chân to bè thò ra bên dưới gấu váy.
Hồ Lân ghìm lòng để không cười thành tiếng, hắn cảm thấy cực kỳ thân thiết: Lý Mân như vậy vẫn là thê tử của hắn, là nữ nhân của hắn.
Hồ Lân khẽ mỉm cười, cặp mắt hồ ly hẹp dài hơi nheo lại: “Mân Nương?”
*********
Chú thích:
*Đây là bài thơ “Ngắm mẫu đơn” nổi tiếng thời Đường.
/127
|