Chương 21: Ngọc
Hai thế kỷ trước, một học giả khoáng sản nổi tiếng thế giới chia ngọc thành hai loại là ngọc mềm và ngọc cứng. Trong đó, ngọc cứng được chế tạo từ phỉ thúy, còn ngọc mềm đa số thường là ngọc Hòa Điền. Thậm chí có những loại ngọc đẹp phát sáng như pha lê, mã não, đá ngọc lam, mặc dù những loại này cũng có thể xem là ngọc nhưng thông thường con người sẽ không gọi nó như vậy mà tách chúng ra.
Công ty trang sức đá quý mà Kiều Dĩ An từng quản lý thường tập trung vào khai thác phỉ thúy và ngọc Hòa Điền.
Mặc dù cô quản lý cửa hàng trang sức đó không lâu, nhưng cô lại hiểu rất rõ vài đường nhập khẩu đặc thù. Trừ việc mỗi năm công ty sẽ đến khắp nơi trên thế giới mua một số vật liệu trang sức thì còn thường đến phố đồ cổ mua đá thô người ta đã tách ra. Nếu gặp được đá có chất lượng tốt thì cửa hàng sẽ mua đá chưa qua gia công rồi về tự tách ra.
Nhưng trường hợp trực tiếp mua loại đá này rất hiếm, họ không dám mạo hiểm, rất ít các cửa hàng trang sức và văn phòng cẩn thận như bọn họ. Mọi người đều thích xem người ta tách ngọc ra, sau đó mua một vài thứ thích hợp, tiến hành điêu khắc rồi bán lẻ ra thị trường. Như vậy vừa có thể kiếm được tiền, vừa không cần sợ tổn thất quá lớn. Tuy có lẽ kiếm ít tiền hơn nhưng cũng đều chắc chắn là thật, không cần lo sau này bị lỗ vốn.
Ăn xong bữa sáng, Kiều Dĩ An dọn dẹp đồ đạc, cô cầm thẻ ngân hàng, đeo balo sạch sẽ lên vai rồi đi đến phố đồ cổ. Phố đồ cổ ở thành phố Tinh Hải là một trong mười khu chợ đồ cổ lớn nổi tiếng nhất ở Trung Quốc, cũng là điểm tham quan nổi tiếng của thành phố Tinh Hải.
Không giống với phố đồ cổ trước, hầu hết các cửa hàng liên quan đến trang sức và vật liệu ngọc thô đều nằm ở đường sau của phố đồ cổ.
Mục tiêu của Kiều Dĩ An rất rõ ràng, trực tiếp đi đến phía sau phố đồ cổ. Đến phố đồ cổ, Kiều Dĩ An đối mặt với dòng người đông đúc và tiếng ồn ào mặc cả của khách hàng, tiếng hô hào của chủ tiệm, người đi đi lại lại tấp nập không ngớt, cả con phố vô cùng náo nhiệt.
Kiều Dĩ An không đến xem đá chưa gia công ở những sạp hàng trên lề đường, mí mắt cũng chẳng nhấc lên, cô rẽ qua bảy tám ngã rẽ cũng không biết đi vòng bao nhiêu khúc cua, lúc này cô đi vào một con hẻm phía sau phố đồ cổ. Sau khi đi được bảy tám phút, Kiều Dĩ An thả chậm bước chân, theo trí nhớ ở đời trước, Kiều Dĩ An đi thẳng vào một cửa hàng trong đó. Cửa tiệm này không nhỏ nhưng cửa ra vào không bắt mắt, thậm chí hai trong ba cánh cửa đã đóng, chỉ mở một cánh ở chính giữa cho người ta đi vào.
Nếu không phải đời trước Kiều Dĩ An cực kì quen thuộc với nơi này thì bình thường thấy như vậy có lẽ cô còn cho rằng cửa hàng này chuẩn bị đóng cửa. Thật ra đây chính là cách đón khách quen vào mồng năm mỗi tháng của cửa hàng.
Ông chủ của tiệm này tên là Tôn Hữu Đức, là người gốc thành phố Tinh Hải, tổ tiên đã bắt đầu kinh doanh ngọc. Tổ tiên nhà họ Tôn có một thói quen, mồng năm mỗi tháng mới bày ra hàng mới đón tiếp khách quen, chưa đến mồng năm thì cho dù đồ mới có chất đầy kho cũng không đem ra bán.
Cho nên lúc thấy trên lịch là ngày mồng năm âm lịch, phản ứng đầu tiên của Kiều Dĩ An là muốn đến tiệm của Tôn Hữu Đức!
Thay vì đi loanh quanh ở các sạp đá thô, lãng phí khả năng xuất chúng, tốt hơn là nên đến cửa hàng chuyên về đá thô như Tôn Hữu Đức. Mặc dù giá cả ở đây đắt hơn ở ngoài rất nhiều, nhưng dù sao thì xác suất có đồ tốt vẫn hơn nhiều sạp bày lề đường ngoài kia.
/1565
|