Tính... toong
Đứng đợi vài phút trong nhấp nhổm, cuối cùng ông lão tốt bụng cho tôi gửi xe cũng bước ra. Từng bước đi chậm chạp, ông cười hiền rồi mở cửa cho tôi...
- Con chào ông. Cám ơn ông đã cho con gửi xe ạ. - Tôi lễ phép.
- Ừ chuyện nhỏ mà con. Thế nhà con có gần đây không ? Giờ này muộn rồi về nhanh kẻo ba mẹ lo đấy !
- Vâng ạ. Cũng gần đây thôi ông...
- Ừ thế bữa nào rảnh cứ ghé chơi với ông... Tuổi già có một mình, buồn lắm con ơi !
- Ơ thế... - Tôi tròn mắt.
- Kể ra thì cũng buồn lắm con à !
Tôi nghe ông cụ nói, giọng buồn lắm. Người đàn ông râu tóc bạc phơ trước mặt làm tôi chợt nhớ đến ông nội. Nếu còn sống ông nội cũng đã tầm khoảng tuổi ông...
Tôi không có nhiều ký ức về ông nội, tôi chỉ nhớ ông nội là một người rất nghiêm khắc. Nhớ lúc khi tôi mới chừng 4 tuổi mà đã nghịch ngợm trèo hết cây xoài đến cây bưởi. Tôi nhớ mỗi lần như vậy tôi đều bị ông mắng, mà con nít thì chẳng bao giờ thích bị la rầy nên tôi có cảm giác không thích ông nội cho lắm (nhưng giờ nghĩ lại thấy thương ông nhiều). Vì thế cho nên tôi không có kỷ niệm gì gọi là đáng kể với ông từ lúc tôi sinh ra đến khi ông mất đi...
Tôi nhớ lúc đó trời mưa rất to...
Bà nội khóc thật nhiều trước linh cữu của ông. Tôi vì thương bà nội nên cũng khóc sướt mướt. Được gần 4 tháng sau thì bà nội cũng bỏ tôi mà đi...
- Vâng con xin nghe ạ ! - Thở mạnh ra để gạt dòng cảm xúc, tôi mỉm cười nói.
- Ông có hai người con trai...
Trong suốt câu chuyện, tôi không thể đếm xuể bao nhiêu lần ông phải ngừng lại vì xúc động. Có lúc thì ông nén chúng bằng việc thở dài, có khi ông lại nén chúng bằng cách nhấp một chút trà đắng (đắng đến nỗi mà tôi chẳng thể uống được. Ông chỉ cười và rót nước lọc cho tôi. Sau này mới biết đó là trà của Thái Nguyên). Ông kể là ông sinh ra ở vùng quê nghèo Nghệ An trước kháng chiến chống Pháp (hèn gì ông có giọng nói lơ lớ người Bắc). Mới 18 tuổi ông đã được gọi vào quân ngũ của Việt Minh. Trải qua kháng chiến gian khổ và tham gia nhiều chiến dịch lớn như chiến dịch biên giới 1950 cũng như chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử...
Kể đến đây, ông ngước nhìn những huân chương và bằng khen của nhà nước với ánh mắt tự hào...
- Con thấy đấy ! Cả đời ông cống hiến cho cách mạng... - Ông bật cười. - Cách mạng của nước ta muôn năm con nhỉ ?
- Dạ vâng ! - Tôi cũng cười và thầm cảm phục ông. Tham gia những chiến dịch đó thì đương nhiên là rất gian khổ. Đối với người am hiểu lịch sử như tôi thì càng biết những khó khăn mà ông đã trải qua...
- Kết quả thì sao con cũng biết rồi đấy ! Hòa bình lập lại, ông may mắn sống sót và những người bạn chí thân năm xưa ai cũng đã lần lượt ngã xuống...
Ông kể sau khi kết thúc kháng chiến chống Pháp thì ông gặp vợ ông. Hai vợ chồng yêu nhau rồi làm một cái đám cưới đơn sơ. Nhưng khi mới sống hạnh phúc bên túp nhà lá nhỏ cùng mẫu đất để trồng rau thì kháng chiến chống Mỹ tiếp tục bùng nổ. Ông ra đi nhập ngũ bỏ lại vợ ông cùng hai đứa con sinh đôi mới vừa cất tiếng khóc chào đời...
- Con biết không ? Tụi Mỹ - Ngụy truy quét ác lắm. Vợ của ông, trong lúc tải gạo nuôi chiến sĩ bị nó xả đạn từ máy bay bắn trúng... Bà mất lúc đó mới 21 tuổi... - Kể đến đây ông rơm rớm nước mắt mà tôi cũng không kìm được xúc động...
Ông kể hai đứa con ông người tên Phát người tên Tấn. Sau được bà con đùm bọc nuôi cũng lớn lên. Khi biết được ai đã giết mẹ của mình thì chúng nó liền xin gia nhập quân ngũ...
- Ông nhớ lúc đó là năm 1974, cuộc chiến cũng gần đến hồi kết. Vui một điều là chúng nó được xếp chung hàng ngũ với ông... - Ông cười nhẹ rồi rít một hơi thuốc, mắt ngước lên trần nhà.
- Lúc gặp nhau hai cha con chưa biết mặt. Nhưng rồi quen thân, nghe chúng kể chuyện thì ông hỏi gặng ngay. Thế là ba cha con hội ngộ. Từ lúc đó bọn chúng hăng hái hẳn ra, giết không biết bao nhiêu là quân địch...
Ông kể sau khi giải phóng miền Nam, ông lưu lại đây luôn và không về Bắc nữa. Nhưng kháng chiến chống Mỹ vừa dứt ông và hai đứa con phải vào ngũ để chuẩn bị cho chiến tranh biên giới Tây Nam với chế độ tàn ác của Pol Pot...
- Ông lại sát cánh với chúng nó. Nhưng lần này không còn may mắn như lần trước... - Giọng ông trầm hẳn. - Sư đoàn 309 của ông hành quân trên đường 19 và có nhiệm vụ truy quét tỉnh Mondulkiri. Ông sau khi hoàn thành nhiệm vụ đã ở lại đó và cũng đã xin cho hai đứa nó ở lại nhưng tuổi trẻ háo thắng, chúng xin được tiếp tục hành quân lên Ratanakiri... Tới đây không may cả hai đứa nó lọt vào ổ phục kích của bọn Khmer đỏ....
Giọng ông nghèn nghẹt, mãi tôi mới nghe rằng hai bác bị bọn Khmer đỏ bắt và hành hình ghê rợn lắm. Một bác thì bị tùng xẻo còn một bác thì bị moi ruột cho đến chết...
Đập bàn cái rầm, tôi uất ức thay cho ông. Ông có lẽ cũng hiểu mà chỉ lắc đầu cười buồn :
- Con không cần tức. Đồng đội của hai bác nghe thế nên càng quyết tâm quét sạch tỉnh Ratanakiri. Lúc đó ông nhớ đã tiêu diệt hết số quân ở đó, chắc là đã trả thù được rồi...
Sau chiến tranh, ông ngót nghét đã gần 40 tuổi. Vì quá thương vợ nên ông quyết định không tiến thêm bước nữa. Ông làm lụng và dành dụm một số tiền để mua nhà...
- Căn nhà này ông mua năm 1984. Đến nay cũng đã hơn 30 năm rồi mà vẫn còn tốt...
- Thế ông vẫn sống một mình... như thế này ạ ? - Tôi tò mò hỏi...
- Ừm, ông vẫn sống như thế hơn 30 năm nay mà. Nếu rảnh thì ghé chơi với ông cho có người bầu bạn. Thôi về đi con, trời tối lắm rồi ! - Thoáng một nét buồn, ông lấy lại tinh thần ngay, còn đẩy đẩy vai tôi nữa.
Tôi cúi đầu chào ông thêm một lần nữa. Đạp xe về mà tôi cứ bồi hồi với câu chuyện của ông lúc nãy.
~~~~
- Mày đi đâu mà giờ này mới về hả ? - Mẹ tôi đang đứng trước cổng chờ tôi. Thoáng thấy từ đầu hẻm tôi đã nuốt nước bọt than khổ...
- Con... đi chơi... - Tôi dối. Thật sự là muốn nói rằng tôi đã làm một nhiệm vụ cao cả cho một người con gái ấy chứ. Nhưng nói thế thì khác nào tôi đang khoe với mẹ rằng tôi đang yêu ? Mà có yêu gì đâu, người ta lại đi thích người khác rồi. Không được, thà nát mông chứ không thể khoe khoang tình cảm lung tung được.
- À ! Ra là đi chơi... - Mẹ tôi gật gù, rồi thoáng chốc bà cười cười. - Chứ không phải mày theo con bé Nhi về đến tận nhà hả con ?
Tôi điếng người, trong phút chốc quai hàm như vừa mới được ướp trên đỉnh Everest...
- Khỏi lấy làm lạ. Mẹ thấy mày chạy theo chiếc xe đạp điện của nó, lại còn hớt ha hớt hải nữa. Sao ? Nói mau đi, mày đi theo làm gì hả ?
- Dạ con... con... sợ bạn ấy đi đường tối.... - Tôi ngắc ngứ nói câu được câu mất, cứ bị ngắt quãng nhưng rút cuộc nếu chịu khó ghép lại thì sẽ có thể hiểu được...
Mẹ tôi vốn là một người chịu khó mà. Bằng chứng là tôi nói cứ như gà mắc thóc ấy thế mà mẹ tôi vẫn mò mẫm mà xâu chuỗi lại từng tiếng nói tôi phát ra. Cuối cùng bà mỉm cười và phán một câu xanh rờn :
- Cha mày. Biết yêu rồi chứ gì ? Lo bảo vệ người ta đến nỗi mắc mưa và bỏ luôn bữa cơm tối. Thôi vào nhà ăn đi ông tướng !
Đứng đợi vài phút trong nhấp nhổm, cuối cùng ông lão tốt bụng cho tôi gửi xe cũng bước ra. Từng bước đi chậm chạp, ông cười hiền rồi mở cửa cho tôi...
- Con chào ông. Cám ơn ông đã cho con gửi xe ạ. - Tôi lễ phép.
- Ừ chuyện nhỏ mà con. Thế nhà con có gần đây không ? Giờ này muộn rồi về nhanh kẻo ba mẹ lo đấy !
- Vâng ạ. Cũng gần đây thôi ông...
- Ừ thế bữa nào rảnh cứ ghé chơi với ông... Tuổi già có một mình, buồn lắm con ơi !
- Ơ thế... - Tôi tròn mắt.
- Kể ra thì cũng buồn lắm con à !
Tôi nghe ông cụ nói, giọng buồn lắm. Người đàn ông râu tóc bạc phơ trước mặt làm tôi chợt nhớ đến ông nội. Nếu còn sống ông nội cũng đã tầm khoảng tuổi ông...
Tôi không có nhiều ký ức về ông nội, tôi chỉ nhớ ông nội là một người rất nghiêm khắc. Nhớ lúc khi tôi mới chừng 4 tuổi mà đã nghịch ngợm trèo hết cây xoài đến cây bưởi. Tôi nhớ mỗi lần như vậy tôi đều bị ông mắng, mà con nít thì chẳng bao giờ thích bị la rầy nên tôi có cảm giác không thích ông nội cho lắm (nhưng giờ nghĩ lại thấy thương ông nhiều). Vì thế cho nên tôi không có kỷ niệm gì gọi là đáng kể với ông từ lúc tôi sinh ra đến khi ông mất đi...
Tôi nhớ lúc đó trời mưa rất to...
Bà nội khóc thật nhiều trước linh cữu của ông. Tôi vì thương bà nội nên cũng khóc sướt mướt. Được gần 4 tháng sau thì bà nội cũng bỏ tôi mà đi...
- Vâng con xin nghe ạ ! - Thở mạnh ra để gạt dòng cảm xúc, tôi mỉm cười nói.
- Ông có hai người con trai...
Trong suốt câu chuyện, tôi không thể đếm xuể bao nhiêu lần ông phải ngừng lại vì xúc động. Có lúc thì ông nén chúng bằng việc thở dài, có khi ông lại nén chúng bằng cách nhấp một chút trà đắng (đắng đến nỗi mà tôi chẳng thể uống được. Ông chỉ cười và rót nước lọc cho tôi. Sau này mới biết đó là trà của Thái Nguyên). Ông kể là ông sinh ra ở vùng quê nghèo Nghệ An trước kháng chiến chống Pháp (hèn gì ông có giọng nói lơ lớ người Bắc). Mới 18 tuổi ông đã được gọi vào quân ngũ của Việt Minh. Trải qua kháng chiến gian khổ và tham gia nhiều chiến dịch lớn như chiến dịch biên giới 1950 cũng như chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử...
Kể đến đây, ông ngước nhìn những huân chương và bằng khen của nhà nước với ánh mắt tự hào...
- Con thấy đấy ! Cả đời ông cống hiến cho cách mạng... - Ông bật cười. - Cách mạng của nước ta muôn năm con nhỉ ?
- Dạ vâng ! - Tôi cũng cười và thầm cảm phục ông. Tham gia những chiến dịch đó thì đương nhiên là rất gian khổ. Đối với người am hiểu lịch sử như tôi thì càng biết những khó khăn mà ông đã trải qua...
- Kết quả thì sao con cũng biết rồi đấy ! Hòa bình lập lại, ông may mắn sống sót và những người bạn chí thân năm xưa ai cũng đã lần lượt ngã xuống...
Ông kể sau khi kết thúc kháng chiến chống Pháp thì ông gặp vợ ông. Hai vợ chồng yêu nhau rồi làm một cái đám cưới đơn sơ. Nhưng khi mới sống hạnh phúc bên túp nhà lá nhỏ cùng mẫu đất để trồng rau thì kháng chiến chống Mỹ tiếp tục bùng nổ. Ông ra đi nhập ngũ bỏ lại vợ ông cùng hai đứa con sinh đôi mới vừa cất tiếng khóc chào đời...
- Con biết không ? Tụi Mỹ - Ngụy truy quét ác lắm. Vợ của ông, trong lúc tải gạo nuôi chiến sĩ bị nó xả đạn từ máy bay bắn trúng... Bà mất lúc đó mới 21 tuổi... - Kể đến đây ông rơm rớm nước mắt mà tôi cũng không kìm được xúc động...
Ông kể hai đứa con ông người tên Phát người tên Tấn. Sau được bà con đùm bọc nuôi cũng lớn lên. Khi biết được ai đã giết mẹ của mình thì chúng nó liền xin gia nhập quân ngũ...
- Ông nhớ lúc đó là năm 1974, cuộc chiến cũng gần đến hồi kết. Vui một điều là chúng nó được xếp chung hàng ngũ với ông... - Ông cười nhẹ rồi rít một hơi thuốc, mắt ngước lên trần nhà.
- Lúc gặp nhau hai cha con chưa biết mặt. Nhưng rồi quen thân, nghe chúng kể chuyện thì ông hỏi gặng ngay. Thế là ba cha con hội ngộ. Từ lúc đó bọn chúng hăng hái hẳn ra, giết không biết bao nhiêu là quân địch...
Ông kể sau khi giải phóng miền Nam, ông lưu lại đây luôn và không về Bắc nữa. Nhưng kháng chiến chống Mỹ vừa dứt ông và hai đứa con phải vào ngũ để chuẩn bị cho chiến tranh biên giới Tây Nam với chế độ tàn ác của Pol Pot...
- Ông lại sát cánh với chúng nó. Nhưng lần này không còn may mắn như lần trước... - Giọng ông trầm hẳn. - Sư đoàn 309 của ông hành quân trên đường 19 và có nhiệm vụ truy quét tỉnh Mondulkiri. Ông sau khi hoàn thành nhiệm vụ đã ở lại đó và cũng đã xin cho hai đứa nó ở lại nhưng tuổi trẻ háo thắng, chúng xin được tiếp tục hành quân lên Ratanakiri... Tới đây không may cả hai đứa nó lọt vào ổ phục kích của bọn Khmer đỏ....
Giọng ông nghèn nghẹt, mãi tôi mới nghe rằng hai bác bị bọn Khmer đỏ bắt và hành hình ghê rợn lắm. Một bác thì bị tùng xẻo còn một bác thì bị moi ruột cho đến chết...
Đập bàn cái rầm, tôi uất ức thay cho ông. Ông có lẽ cũng hiểu mà chỉ lắc đầu cười buồn :
- Con không cần tức. Đồng đội của hai bác nghe thế nên càng quyết tâm quét sạch tỉnh Ratanakiri. Lúc đó ông nhớ đã tiêu diệt hết số quân ở đó, chắc là đã trả thù được rồi...
Sau chiến tranh, ông ngót nghét đã gần 40 tuổi. Vì quá thương vợ nên ông quyết định không tiến thêm bước nữa. Ông làm lụng và dành dụm một số tiền để mua nhà...
- Căn nhà này ông mua năm 1984. Đến nay cũng đã hơn 30 năm rồi mà vẫn còn tốt...
- Thế ông vẫn sống một mình... như thế này ạ ? - Tôi tò mò hỏi...
- Ừm, ông vẫn sống như thế hơn 30 năm nay mà. Nếu rảnh thì ghé chơi với ông cho có người bầu bạn. Thôi về đi con, trời tối lắm rồi ! - Thoáng một nét buồn, ông lấy lại tinh thần ngay, còn đẩy đẩy vai tôi nữa.
Tôi cúi đầu chào ông thêm một lần nữa. Đạp xe về mà tôi cứ bồi hồi với câu chuyện của ông lúc nãy.
~~~~
- Mày đi đâu mà giờ này mới về hả ? - Mẹ tôi đang đứng trước cổng chờ tôi. Thoáng thấy từ đầu hẻm tôi đã nuốt nước bọt than khổ...
- Con... đi chơi... - Tôi dối. Thật sự là muốn nói rằng tôi đã làm một nhiệm vụ cao cả cho một người con gái ấy chứ. Nhưng nói thế thì khác nào tôi đang khoe với mẹ rằng tôi đang yêu ? Mà có yêu gì đâu, người ta lại đi thích người khác rồi. Không được, thà nát mông chứ không thể khoe khoang tình cảm lung tung được.
- À ! Ra là đi chơi... - Mẹ tôi gật gù, rồi thoáng chốc bà cười cười. - Chứ không phải mày theo con bé Nhi về đến tận nhà hả con ?
Tôi điếng người, trong phút chốc quai hàm như vừa mới được ướp trên đỉnh Everest...
- Khỏi lấy làm lạ. Mẹ thấy mày chạy theo chiếc xe đạp điện của nó, lại còn hớt ha hớt hải nữa. Sao ? Nói mau đi, mày đi theo làm gì hả ?
- Dạ con... con... sợ bạn ấy đi đường tối.... - Tôi ngắc ngứ nói câu được câu mất, cứ bị ngắt quãng nhưng rút cuộc nếu chịu khó ghép lại thì sẽ có thể hiểu được...
Mẹ tôi vốn là một người chịu khó mà. Bằng chứng là tôi nói cứ như gà mắc thóc ấy thế mà mẹ tôi vẫn mò mẫm mà xâu chuỗi lại từng tiếng nói tôi phát ra. Cuối cùng bà mỉm cười và phán một câu xanh rờn :
- Cha mày. Biết yêu rồi chứ gì ? Lo bảo vệ người ta đến nỗi mắc mưa và bỏ luôn bữa cơm tối. Thôi vào nhà ăn đi ông tướng !
/60
|