Từ lúc mới biết chữ, hắn đã có thói quen viết lại mọi việc, nương hắn luôn mang bên người một thanh thước.
Thanh thước này là đặc biệt chuẩn bị cho hắn, nếu hắn không nghe lời, hoặc lười biếng không chịu đọc sách, không chịu tập viết chữ thì thanh thước này sẽ liên tục giáng xuống người hắn, âm thanh tiếng thước đánh lên người hắn rất trầm, còn có nước mắt của nương và giọng trách mắng chỉ tiếc rèn sắt không thành thép của nương hắn nữa. Mỗi lần như vậy, hắn đều cảm thấy có một khối đá lớn đè thật nặng lên tim hắn, nặng đến nổi có thể ép hắn đến không thở được.
Phụ thân của hắn nguyên là một thầy đồ dạy ở thôn nhỏ, rất được mọi người kính trọng nhưng lại mất sớm, nhà chỉ còn lại hai người là hắn và nương hắn, nhà hắn là ngôi nhà cỏ ba gian bấp bênh trống trải, chỉ có một rương sách và vài mẫu đất cằn cỗi.
Hoàn cảnh và thân thế như vậy thì việc đi học cơ hồ là một hi vọng vô cùng xa vời với hắn, nhưng hắn lại rất may mắn, mặc dù nương của hắn không làm nổi việc đồng áng nhưng lại có thủ nghệ may vá cực tốt, còn biết chữ, những tiếng vỡ lòng của hắn đều do nương hắn dạy cả.
May mắn nhất là, ở quê nhà của hắn, người dân rất tốt và hiền lành, không có ai có chủ ý ức hiếp cô nhi quả phụ nhà hắn cả, cũng không có ai nghĩ tới việc đi xâm chiếm số điền sản ít ỏi hiếm hoi nhà hắn, ngược lại, vào mùa, lúc cày ruộng, bọn họ sẽ thuận tay cày giùm vài mẫu ruộng cho nhà hắn, khi làm cỏ, cũng thuận tiện giúp làm cỏ luôn cho ruộng nhà hắn. Mỗi lần như thế, hắn sẽ thay nương của mình biếu họ khi thì ít trứng gà hoặc vài quả táo hái trong vườn… Ở quê hắn, mọi người luôn giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau, nương của hắn thì dùng việc thêu thùa, may vá hoặc dạy vỡ lòng cho những đứa trẻ quanh nhà để báo đáp hàng xóm.
Hắn không có tuổi thơ, từ khi hắn còn rất nhỏ thì hắn đã biết, hắn thiếu tình nghĩa của tất cả mọi người, trên lưng hắn mang một kì vọng rất nặng nề. Ban ngày, hắn cùng mẫu thân ra ruộng, cùng nhau lên núi đốn củi, vì sinh kế mà bôn ba vất vả. Buổi tối, hắn đọc sách, còn nương hắn cùng đại nương nhà sát vách xúm lại, người lớn thì may vá để kiếm sống, trẻ con thì học bài, tất cả chỉ vì cố gắng tiết kiệm một ít đèn dầu thôi.
Nhưng rất nhanh hắn liền biết, hắn và những hương nhân ở đây không giống nhau.
Ở làng quê này, cuộc sống của mọi người trôi qua rất khó khăn, để có đủ cơm ăn áo mặc, cơ hồ tất cả mọi người đều phải cố gắng hết sức. Vào ngày mùa, không kể nam nữ lão ấu, tất cả đều phải ra đồng làm việc cật lực, lúc ddlqdnông nhàn, nam nhân sẽ vào trong núi kiếm một ít sản vật của núi rừng hoặc săn thú nhỏ bán kiếm tiền, còn nữ nhân thì luôn tay luôn chân thêu thùa, may vá kéo sợi. Đối với bọn họ mà nói, chỉ cần có thể ăn đủ no, mặc đủ ấm, đó cũng là phúc phận lớn nhất rồi, sẽ không cầu cái gì xa vời khác. Vì vậy, dù nam nhân hay nữ nhân, lão nhân hoặc đứa bé, tóc tai, quần áo, tay chân bẩn thỉu cũng không coi là cái gì, phải thật lâu mới tắm rửa một lần, bởi vì tất cả mọi người đều như vậy nên cũng không có ai cảm thấy có gì không đúng.
Nhưng nương hắn thì hoàn toàn bất đồng, khi hai mẹ con ra ngoài về, không câu nệ là trễ hay sớm, mệt mỏi hay không mệt mỏi, nương hắn đều bảo hắn rửa tay chân, mặt mũi tử tế, sạch sẽ, dù trong kẽ tay kẽ chân, nương hắn cũng đều muốn phải sạch sẽ rồi mới cho hắn cầm sách, nếu tay bẩn thì không được đụng đến sách. Thường thường, nhất định mỗi ngày đều tắm gội đều phải giặt quần áo. Khi còn bé, nương hắn tắm cho hắn, sau này lớn dần lên, tự tắm rửa được, nương để hắn tự tắm rửa, tự giặt quần áo.
Các đại nương, các thím trong thôn thấy hắn đang giặt quần áo cạnh giếng thì đều sẽ cười hắn làm việc của tiểu nương tử, nam nhi nhà nào mà tự giặt quần áo chứ? Hắn nghe vậy chỉ cười cười nhưng trong nội tâm rất xem thường bọn họ để quần áo, giày dép bẩn thỉu, trong móng tay thì đầy bùn đất. Dần dà, mọi người cũng không nói gì nữa, ngược lại nói: “Qủa nhiên là con trai của thầy đồ, nhỏ như vậy đã biết tự giặt quần áo, đứa trẻ hiếu thuận như vậy, tương lai sẽ làm nên việc lớn.”
Mỗi khi nghe như thế, hắn sẽ đặc biệt kiêu ngạo. Đúng, hắn và bọn họ không giống nhau. Trong tương lai, hắn nhất định sẽ thành một người có thể làm rạng rỡ gia tộc, sẽ ở trong một ngôi nhà thật to, có thể đãi mọi người bữa ăn linh đình, lại mời một đoàn kịch hát nhỏ để mọi người trong thôn vừa ăn vừa uống rượu xem kịch, để cho tất cả mọi người đều biết, Lý Bích Thiên hắn không phải là người vong ân phụ nghĩa, tầm thường vô vị.
Đợi đến khi hắn đến tuổi đi học, một đêm khuya, mẫu thân đào dưới chân giường lấy lên một cái lon nhỏ, từ bên trong lấy ra một đôi ngân trâm mạ vàng rồi nói cho hắn biết, đây là đồ cưới của nàng, nàng đã cất giữ thật lâu, bây giờ lấy ra cho hắn làm học phí, nếu như hắn không thi đậu tú tài, không vào trong huyện đi học thì nàng có thành quỷ cũng không bỏ qua cho hắn. Phụ thân hắn ở dưới cửu tuyền cũng sẽ không yên lòng nhắm mắt được.
Tuổi của hắn còn nhỏ, đối với sự sống chết hay chuyện quỷ thần, hắn luôn sợ hãi như một loại bản năng, hắn đã cầm lấy đôi trâm của mẫu thân cả đêm không dám ngủ. Đối với hắn, đây là một thứ có thể làm phỏng tay, rồi lại giống như một thứ trân quý xinh đẹp, là vật mà phụ mẫu hắn kí thác cả cuộc đời bởi hắn là niềm hi vọng của phụ thân đã mất, là sự già yếu nhanh chóng của mẫu thân hắn.
Ngày hôm sau, mẫu thân thấy mặt xanh trắng của hắn ngược lại nở nụ cười dịu dàng vuốt đầu hắn nói: “Con ngoan, trong sách có Hoàng Kim Ốc, trong sách có Nhan Như Ngọc. Chỉ cần con cố gắng thì một cây trâm nho nhỏ thế này thì có là gì chứ? Đừng nói chỉ là một đôi ngân trâm mạ vàng, nếu là ngân trâm bằng vàng, ddlqdkhảm châu khảm ngọc, bảo thạch san hô thì mẫu thân cũng mặc cho con lấy đi. Con cần gì phải sợ hãi như thế chứ? Đây cũng là để cho người khác coi thường con rồi, phóng khoáng một chút đi!”
Hắn nhớ lời mẫu thân nói, chỉ cần khắc khổ nỗ lực đi học, sau này thành danh thì cái gì cũng tự khắc có, một đôi trâm này thì có là cái gì đâu? Vài mẫu đất cằn kia cũng là cái gì chứ? Từ đó mẫu thân không còn thi triển qua thiết xích công trên người hắn nữa, mà hàng ngày mẫu thân luôn cười, người trong thôn đối với hắn tôn kính hơn, bọn họ không còn gọi hắn bằng nhũ danh nữa mà tôn kính gọi bằng Tiểu Lý ca. Hắn biết, hắn và bọn họ không giống nhau.
Nhưng không đợi đến khi hắn có thể thi đậu lên huyện học, mẫu thân đã vất vả lâu ngày thành bệnh, mẫu thân không thấy được hắn thành danh, nàng chết không nhắm mắt, cho đến khi hắn đứng trước nàng thề nhất định sẽ chiếm được công danh thì nàng mới yên lòng nhắm mắt ra đi. Dưới sự giúp
Thanh thước này là đặc biệt chuẩn bị cho hắn, nếu hắn không nghe lời, hoặc lười biếng không chịu đọc sách, không chịu tập viết chữ thì thanh thước này sẽ liên tục giáng xuống người hắn, âm thanh tiếng thước đánh lên người hắn rất trầm, còn có nước mắt của nương và giọng trách mắng chỉ tiếc rèn sắt không thành thép của nương hắn nữa. Mỗi lần như vậy, hắn đều cảm thấy có một khối đá lớn đè thật nặng lên tim hắn, nặng đến nổi có thể ép hắn đến không thở được.
Phụ thân của hắn nguyên là một thầy đồ dạy ở thôn nhỏ, rất được mọi người kính trọng nhưng lại mất sớm, nhà chỉ còn lại hai người là hắn và nương hắn, nhà hắn là ngôi nhà cỏ ba gian bấp bênh trống trải, chỉ có một rương sách và vài mẫu đất cằn cỗi.
Hoàn cảnh và thân thế như vậy thì việc đi học cơ hồ là một hi vọng vô cùng xa vời với hắn, nhưng hắn lại rất may mắn, mặc dù nương của hắn không làm nổi việc đồng áng nhưng lại có thủ nghệ may vá cực tốt, còn biết chữ, những tiếng vỡ lòng của hắn đều do nương hắn dạy cả.
May mắn nhất là, ở quê nhà của hắn, người dân rất tốt và hiền lành, không có ai có chủ ý ức hiếp cô nhi quả phụ nhà hắn cả, cũng không có ai nghĩ tới việc đi xâm chiếm số điền sản ít ỏi hiếm hoi nhà hắn, ngược lại, vào mùa, lúc cày ruộng, bọn họ sẽ thuận tay cày giùm vài mẫu ruộng cho nhà hắn, khi làm cỏ, cũng thuận tiện giúp làm cỏ luôn cho ruộng nhà hắn. Mỗi lần như thế, hắn sẽ thay nương của mình biếu họ khi thì ít trứng gà hoặc vài quả táo hái trong vườn… Ở quê hắn, mọi người luôn giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau, nương của hắn thì dùng việc thêu thùa, may vá hoặc dạy vỡ lòng cho những đứa trẻ quanh nhà để báo đáp hàng xóm.
Hắn không có tuổi thơ, từ khi hắn còn rất nhỏ thì hắn đã biết, hắn thiếu tình nghĩa của tất cả mọi người, trên lưng hắn mang một kì vọng rất nặng nề. Ban ngày, hắn cùng mẫu thân ra ruộng, cùng nhau lên núi đốn củi, vì sinh kế mà bôn ba vất vả. Buổi tối, hắn đọc sách, còn nương hắn cùng đại nương nhà sát vách xúm lại, người lớn thì may vá để kiếm sống, trẻ con thì học bài, tất cả chỉ vì cố gắng tiết kiệm một ít đèn dầu thôi.
Nhưng rất nhanh hắn liền biết, hắn và những hương nhân ở đây không giống nhau.
Ở làng quê này, cuộc sống của mọi người trôi qua rất khó khăn, để có đủ cơm ăn áo mặc, cơ hồ tất cả mọi người đều phải cố gắng hết sức. Vào ngày mùa, không kể nam nữ lão ấu, tất cả đều phải ra đồng làm việc cật lực, lúc ddlqdnông nhàn, nam nhân sẽ vào trong núi kiếm một ít sản vật của núi rừng hoặc săn thú nhỏ bán kiếm tiền, còn nữ nhân thì luôn tay luôn chân thêu thùa, may vá kéo sợi. Đối với bọn họ mà nói, chỉ cần có thể ăn đủ no, mặc đủ ấm, đó cũng là phúc phận lớn nhất rồi, sẽ không cầu cái gì xa vời khác. Vì vậy, dù nam nhân hay nữ nhân, lão nhân hoặc đứa bé, tóc tai, quần áo, tay chân bẩn thỉu cũng không coi là cái gì, phải thật lâu mới tắm rửa một lần, bởi vì tất cả mọi người đều như vậy nên cũng không có ai cảm thấy có gì không đúng.
Nhưng nương hắn thì hoàn toàn bất đồng, khi hai mẹ con ra ngoài về, không câu nệ là trễ hay sớm, mệt mỏi hay không mệt mỏi, nương hắn đều bảo hắn rửa tay chân, mặt mũi tử tế, sạch sẽ, dù trong kẽ tay kẽ chân, nương hắn cũng đều muốn phải sạch sẽ rồi mới cho hắn cầm sách, nếu tay bẩn thì không được đụng đến sách. Thường thường, nhất định mỗi ngày đều tắm gội đều phải giặt quần áo. Khi còn bé, nương hắn tắm cho hắn, sau này lớn dần lên, tự tắm rửa được, nương để hắn tự tắm rửa, tự giặt quần áo.
Các đại nương, các thím trong thôn thấy hắn đang giặt quần áo cạnh giếng thì đều sẽ cười hắn làm việc của tiểu nương tử, nam nhi nhà nào mà tự giặt quần áo chứ? Hắn nghe vậy chỉ cười cười nhưng trong nội tâm rất xem thường bọn họ để quần áo, giày dép bẩn thỉu, trong móng tay thì đầy bùn đất. Dần dà, mọi người cũng không nói gì nữa, ngược lại nói: “Qủa nhiên là con trai của thầy đồ, nhỏ như vậy đã biết tự giặt quần áo, đứa trẻ hiếu thuận như vậy, tương lai sẽ làm nên việc lớn.”
Mỗi khi nghe như thế, hắn sẽ đặc biệt kiêu ngạo. Đúng, hắn và bọn họ không giống nhau. Trong tương lai, hắn nhất định sẽ thành một người có thể làm rạng rỡ gia tộc, sẽ ở trong một ngôi nhà thật to, có thể đãi mọi người bữa ăn linh đình, lại mời một đoàn kịch hát nhỏ để mọi người trong thôn vừa ăn vừa uống rượu xem kịch, để cho tất cả mọi người đều biết, Lý Bích Thiên hắn không phải là người vong ân phụ nghĩa, tầm thường vô vị.
Đợi đến khi hắn đến tuổi đi học, một đêm khuya, mẫu thân đào dưới chân giường lấy lên một cái lon nhỏ, từ bên trong lấy ra một đôi ngân trâm mạ vàng rồi nói cho hắn biết, đây là đồ cưới của nàng, nàng đã cất giữ thật lâu, bây giờ lấy ra cho hắn làm học phí, nếu như hắn không thi đậu tú tài, không vào trong huyện đi học thì nàng có thành quỷ cũng không bỏ qua cho hắn. Phụ thân hắn ở dưới cửu tuyền cũng sẽ không yên lòng nhắm mắt được.
Tuổi của hắn còn nhỏ, đối với sự sống chết hay chuyện quỷ thần, hắn luôn sợ hãi như một loại bản năng, hắn đã cầm lấy đôi trâm của mẫu thân cả đêm không dám ngủ. Đối với hắn, đây là một thứ có thể làm phỏng tay, rồi lại giống như một thứ trân quý xinh đẹp, là vật mà phụ mẫu hắn kí thác cả cuộc đời bởi hắn là niềm hi vọng của phụ thân đã mất, là sự già yếu nhanh chóng của mẫu thân hắn.
Ngày hôm sau, mẫu thân thấy mặt xanh trắng của hắn ngược lại nở nụ cười dịu dàng vuốt đầu hắn nói: “Con ngoan, trong sách có Hoàng Kim Ốc, trong sách có Nhan Như Ngọc. Chỉ cần con cố gắng thì một cây trâm nho nhỏ thế này thì có là gì chứ? Đừng nói chỉ là một đôi ngân trâm mạ vàng, nếu là ngân trâm bằng vàng, ddlqdkhảm châu khảm ngọc, bảo thạch san hô thì mẫu thân cũng mặc cho con lấy đi. Con cần gì phải sợ hãi như thế chứ? Đây cũng là để cho người khác coi thường con rồi, phóng khoáng một chút đi!”
Hắn nhớ lời mẫu thân nói, chỉ cần khắc khổ nỗ lực đi học, sau này thành danh thì cái gì cũng tự khắc có, một đôi trâm này thì có là cái gì đâu? Vài mẫu đất cằn kia cũng là cái gì chứ? Từ đó mẫu thân không còn thi triển qua thiết xích công trên người hắn nữa, mà hàng ngày mẫu thân luôn cười, người trong thôn đối với hắn tôn kính hơn, bọn họ không còn gọi hắn bằng nhũ danh nữa mà tôn kính gọi bằng Tiểu Lý ca. Hắn biết, hắn và bọn họ không giống nhau.
Nhưng không đợi đến khi hắn có thể thi đậu lên huyện học, mẫu thân đã vất vả lâu ngày thành bệnh, mẫu thân không thấy được hắn thành danh, nàng chết không nhắm mắt, cho đến khi hắn đứng trước nàng thề nhất định sẽ chiếm được công danh thì nàng mới yên lòng nhắm mắt ra đi. Dưới sự giúp
/607
|