.
Quyển II: Anh hào tụ hội
Chương 57: Chiến tranh Hồng Bàng- Nam Bình(9)
- Lệnh cho quân ta dồn bớt quân từ các cánh xuống trung tâm, đánh thọc vào đội hình địch!- Lương Văn Kỷ gấp rút phát lệnh. Tình hình cuộc chiến đã có những thuận lợi nghiêng về phía liên quân, thậm chí Kỷ nhận ra đây là cơ hội tuyệt vời để xoay chuyển tình thế của trận chiến này.
Quân Nam Bình và quân Thượng vì ở trong thế thủ và dễ dàng di chuyển, nên họ đã tập trung được quân đội nhanh chóng hơn quân Hồng Bàng rất nhiều. Lúc này, trên toàn mặt trận thì quân Hồng Bàng áp đảo, nhưng liên quân ở trung tâm lại đông hơn.
Với quân số đông hơn, lại đang có ưu thế về tinh thần, không khó để liên quân tạo áp lực mạnh vào thế trận, áp đảo quân Hồng Bàng. Những cuộc xung phong tấn công của liên quân dần đạt hiệu quả, không ít binh sĩ Hồng Bàng hoảng loạn bỏ chạy.
Hoàng Mạnh Hưng dù là một viên hổ tướng, cũng rất khó nhẫn nại. Ông ta buộc phải lửa chọn triệt thoái, chấp nhận hy sinh một lương lớn binh sĩ nhưng vẫn còn hi vọng đánh giằng co với kẻ địch trong một thời gian nữa, hoặc dốc sạch vốn liếng và tin tưởng Xủ Lu sẽ đến đúng lúc. Đây là một ván cược cực kỳ nặng nề. Và Hoàng Mạnh Hưng đã chấp nhận phương án hai, sau khi tham khảo ý kiến của Nguyễn Văn Phi: quân Hồng Bàng chỉ có thể thắng, nếu hòa cũng là thua, vì toàn bộ quân đã dồn hết vào Thượng Khu rồi, Chính Khu chỉ có thể cầm cự chứ không thể hỗ trợ thêm nữa.
Hoàng Mạnh Hưng và Nguyễn Văn Phi quyết định đích thân ra trận để dễ dàng chỉ huy, và họ chỉ cách tuyến đầu chừng 40 m, và nằm chắc trong tầm tên của đối phương. Dẫu vậy, việc quân Hồng Bàng bị áp đảo cũng là một lợi thế lúc này- liên quân tiến quá sâu, nên cung thủ không dám bắn, sợ trúng cả quân mình.
Sau khi quan sát lại toàn thế trận tại cánh trung tâm, Nguyễn Văn Phi đề nghị phải kéo dãn được đội hình quân địch vê phía cánh trái của quân Hồng Bàng, nơi chiến sự vẫn còn rất nhỏ và một lượng lớn quân Hồng Bàng ở đây chưa xung trận, để quân đội có được sự tiếp ứng tốt nhất, đồng thời cũng buộc liên quân Nam Bình- Thượng không thể không gấp gáp tấn công.
Đây là một yêu cầu vô cùng khó khăn, không một cuộc triệt thoái nào có thể thành công- tức là duy trì sự trật tự khi đang triệt thoái, nếu binh sĩ không có được tính kỷ luật cao và lòng dũng cảm, nhất là ở hoàn cảnh đang bị đánh rát thế này. Nhưng Hoàng Mạnh Hưng đã có giải pháp, ông ta đã cho giương lá cờ của mình lên, xông tới hàng ngũ đầu, cũng là nơi trận chiến diễn ra dữ dội nhất, để đội thân binh của ông và chính bản thân ông, đóng vai trò như người chặn hậu, còn Nguyễn Văn Phi sẽ là người chỉ huy lực lượng triệt thoái. Sự can đảm của Hoàng Mạnh Hưng đã là lời đảm bảo tốt nhất cho quân sĩ Hồng Bàng, khiến họ yên tâm tiến hành rút lui theo phân công.
Tất cả binh sĩ đều hiểu rằng, chỉ huy không coi họ là tốt thí chặn hậu, cuộc triệt thoái này có kế hoạch và sắp xếp tốt, khả năng sống của họ sẽ cao nếu chấp hành đúng yêu cầu. Đội hình triệt thoái thì di chuyển kỷ luật, không chen lấn xô đẩy, giúp cho không có hiện tượng tắc nghẽn, chen lấn nên rút rất nhanh và họ cũng đủ sức ngăn chặn những đợt đột kích bất ngờ của liên quân Nam Bình- Thượng. Cờn với các đơn vị chặn hậu, họ cũng mạnh mẽ chiến đấu, không nao núng trước làn sóng tấn công ngày cáng gấp gáp của đối phương.
Cuộc triệt thoái kỷ luật của quân Hồng Bàng, tuy làm các tướng lĩnh liên quân Nam Bình- Thượng kính phục, nhưng họ đều hiểu rằng cơ hội lập công đang trôi qua. Nếu quân Hồng Bàng tiến về được với cánh trái của họ, thì dẫu tổn thất của quân hồng Bàng không phải là nhỏ, chúng vẫn có đủ lực lượng cho những trận công kiên dai dẳng sau này. Và nhất là phản ứng tiêu cực từ dân Thượng, buộc các tướng lĩnh liên quân phải sớm tiêu diệt được chủ lực của quân Hồng Bàng, đe dọa những kẻ đang âm mưu nổi dậy.
Theo lệnh Lương Văn Kỷ, 2000 quân của cánh trung tâm tiến hành truy kích, tấn công vào đội hình rút lui của quân Hồng Bàng, đồng thời cố gắng trì hoãn cuộc rút lui này. Cùng lúc đó, Lương Văn Kỷ cũng lệnh cho cho cánh phải của liên quân điều gấp ít nhất 2000 quân khỏe mạnh tiến hành đánh chặn cánh quân Hồng Bàng đang rút chạy. Hai đạo quân này sẽ hợp lại, chặn đầu khóa đuôi cánh quân đang triệt thoái kia.
Chỉ huy cánh phải của liên quân là Trịnh Lượng sau khi nhận lệnh đã cho xuất kích 2000 quân Thượng dưới trướng, vì ông ta muốn giữ chủ lực Nam Bình để đánh chặn cuộc tiếp viện của cánh trái quân Hồng Bàng. Đội quân Thượng xuất kích có voi chiến, lại là lực lượng trù bị, chưa hề mệt mỏi do cuộc chiến công kiên đang diễn ra, nên dễ dàng tăng tốc độ, chặn được đạo quân đang triệt thoái của quân Hồng Bàng khi họ còn cách cánh trái những 400 m.
Hai đạo quân từ cánh trung tâm và cánh phải của liên quân nhanh chóng tấn công mạnh mẽ vào quân Hồng Bàng đang rút chạy, nhưng gần như không thể công phá tức thì bằng xung lực bộ binh, bởi những người lính triệt thoái của quân Hồng Bàng có một lượng lớn cung thủ. Trái lại quân truy kích hầu như không có, thay vào đó, họ cho những con voi chiến tiến lên trước làm bia sống.
Cuộc chiến diễn ra vô cùng quyết liệt, nhưng có vẻ liên quân áp đảo hơn, do họ đều được động viên rằng chiến thắng đã tới trong tầm tay. Quân Hồng Bàng, những người mong ngóng tới được điểm tiếp viện, giờ lại bị bao vây nghiêm ngặt, và không thấy bất kì sự trợ giúp nào, dần trở nên đuối sức. Nhiều người lính chiến đấu chỉ vì không thể đầu hàng, nhưng sự bệ rạc phần nào xuất hiện.
- Tham mưu, ta phải chuẩn bị phá vây!- Một tùy tùng của Nguyễn Văn Phi cảnh báo.
- Hãy chờ!- Nguyễn Văn Phi lắc đầu.
- Quân của Xủ Lu không có dấu hiệu gì, quân ta sắp vỡ trận rồi.
- Ta tin rằng Xủ Lu là một tướng lĩnh Hồng Bàng giỏi nhất trong mặt tập kích. Cậu ta đang chờ thời.
- Thời cơ đó sẽ đến, nhưng là bao giờ chứ, quân ta không thể chịu nổi lâu thêm nữa.
- Hãy cố gắng chịu đựng, chiến thắng sẽ tới với người kiên nhẫn.- Nguyễn Văn Phi mỉm cười trấn an những tùy tùng, dù ông ta đang thắt tim lại vì lo và mong đợi sự xuất hiện của Xủ Lu.
- UUUUUUUUUUUUUUUUUUUUUUUUUUUU!- Tiếng tù và vang vọng chiến trường, tiếng vó ngựa mỗi lúc một vang to, Nguyễn Văn Phi biết điều gì đã tới, và ông ta lén lút thở phào nhẹ nhõm. Dẫu vậy, trước mặt các chỉ huy đang ở bên, ông ta dùng giọng điều bình thản như đã biết chuyện gì sắp xảy ra.
- Truyền lệnh, phản công!
- Phản công!
- Phản công!
Những tiếng hô vang của các chỉ huy, cộng thêm những âm thanh trước đó, khiến binh sĩ lấy lại được hy vọng. Và họ tung hết sức lức để chiến đấu. Đúng như mong đợi, đạo kỵ binh của Xủ Lu gồm 500 kỵ binh tinh nhuệ, nhanh chóng quét ngang chiến trường. Đạo kỵ binh này lao ầm ầm từ cánh trái của quân Hồng Bàng- tức cánh phải liên quân, ập tới chỗ đạo quân Hồng Bàng triệt thoái bị bao vây. Với tốc độ kinh khủng của những con ngựa, khi băng qua nhóm lính ở vòng vây bên ngoài, thật không khác gì bão thổi vào những thân cỏ yếu ớt.
Một cảnh tượng máu me đã trấn áp tinh thần vô số người, cũng nâng bật tinh thần vô số người. Chỉ bằng vài đợt xung phong nhẹ, kỵ binh của Xủ Lu đã đánh gục tinh thần chiến đấu của đa số binh sĩ liên quân Nam Bình- Thượng. Quân Hồng Bàng nhân đó đánh bật được đạo quân này.
- Tại sao chỉ có 500 kỵ binh xuất hiện vậy!- Cuộc chiến hơi ngã ngũ, Nguyễn Văn Phi vội xông tới chỗ Xủ Lu hỏi chuyện
- 1500 lính bộ binh của tôi đã đánh vào hậu phương, họ giải phóng cho những người dân Thượng bị ép đi khổ sai, chiêu mộ cấp tốc những người đó để đánh phá hậu phương địch.
- Quá ác!- Nguyễn Văn Phi lắc đầu- Bị đánh úp từ phía sau, quân địch hẳn sẽ hoang mang lắm. Hai mặt vây công.
- Ba mặt chứ!- Xủ Lu lắc đầu.
- Cái gì? Ba mặt?- Nguyễn Văn Phi ngớ người trong giây lát rồi hiểu liền. Đúng thế, cánh quân của ông ta không phải hoàn toàn tự do sao, họ có thể quay lại đánh vào cánh trung tâm. Nhưng binh sĩ đã khá mệt mỏi, liệu họ có thể gấp rút tiến công trong điều kiện này. Nguyễn Văn Phi tự hỏi, nhưng Xủ Lu đã dẫn kỵ binh ồ ạt đi trước, ông đành lệnh cho một bộ phần binh sĩ ở lại chiếu cố người bị thương, còn lại bao nhiêu lính còn khỏe, lập tức quay lại cánh trung tâm.
Với ba cánh quân áp đảo, khả năng xung kích đến từ kỵ binh và sự rối loạn tuyến sau, toàn bộ cánh trung tâm bung bét sau vài giờ cầm cự. Hoàng Mạnh Hưng một mặt đốc quân tỏa ra bao vây hai cánh quân còn lại của địch,mặt khác đi khuyên hàng những người lính ở cánh trung tâm. Tới khi trời tối, chiến sự hoàn toàn kết thúc, quân Hồng Bàng giành thắng lợi giòn dã, hoàn toàn chiếm xong căn cứ của liên quân Nam Bình- Thượng. Những ngày sau đó, họ hầu như chỉ phải tiến hành công tác hậu chiến: truy quét tàn quân địch lẩn trốn, làm công tác tù binh, cứu thương, xác nhận tử sĩ,…
Nhằm hoàn toàn làm chủ vùng Thượng Khu, dù chiến thắng rồi nhưng họ vẫn cẩn thận ở lại thêm 3 tuần để đảm bảo không còn cá lọt lưới ở Thượng Khu, rồi hành quân chuẩn bị cho cuộc chiến ở Chính Khu đang diễn ra hết sức căng thẳng.
Quyển II: Anh hào tụ hội
Chương 57: Chiến tranh Hồng Bàng- Nam Bình(9)
- Lệnh cho quân ta dồn bớt quân từ các cánh xuống trung tâm, đánh thọc vào đội hình địch!- Lương Văn Kỷ gấp rút phát lệnh. Tình hình cuộc chiến đã có những thuận lợi nghiêng về phía liên quân, thậm chí Kỷ nhận ra đây là cơ hội tuyệt vời để xoay chuyển tình thế của trận chiến này.
Quân Nam Bình và quân Thượng vì ở trong thế thủ và dễ dàng di chuyển, nên họ đã tập trung được quân đội nhanh chóng hơn quân Hồng Bàng rất nhiều. Lúc này, trên toàn mặt trận thì quân Hồng Bàng áp đảo, nhưng liên quân ở trung tâm lại đông hơn.
Với quân số đông hơn, lại đang có ưu thế về tinh thần, không khó để liên quân tạo áp lực mạnh vào thế trận, áp đảo quân Hồng Bàng. Những cuộc xung phong tấn công của liên quân dần đạt hiệu quả, không ít binh sĩ Hồng Bàng hoảng loạn bỏ chạy.
Hoàng Mạnh Hưng dù là một viên hổ tướng, cũng rất khó nhẫn nại. Ông ta buộc phải lửa chọn triệt thoái, chấp nhận hy sinh một lương lớn binh sĩ nhưng vẫn còn hi vọng đánh giằng co với kẻ địch trong một thời gian nữa, hoặc dốc sạch vốn liếng và tin tưởng Xủ Lu sẽ đến đúng lúc. Đây là một ván cược cực kỳ nặng nề. Và Hoàng Mạnh Hưng đã chấp nhận phương án hai, sau khi tham khảo ý kiến của Nguyễn Văn Phi: quân Hồng Bàng chỉ có thể thắng, nếu hòa cũng là thua, vì toàn bộ quân đã dồn hết vào Thượng Khu rồi, Chính Khu chỉ có thể cầm cự chứ không thể hỗ trợ thêm nữa.
Hoàng Mạnh Hưng và Nguyễn Văn Phi quyết định đích thân ra trận để dễ dàng chỉ huy, và họ chỉ cách tuyến đầu chừng 40 m, và nằm chắc trong tầm tên của đối phương. Dẫu vậy, việc quân Hồng Bàng bị áp đảo cũng là một lợi thế lúc này- liên quân tiến quá sâu, nên cung thủ không dám bắn, sợ trúng cả quân mình.
Sau khi quan sát lại toàn thế trận tại cánh trung tâm, Nguyễn Văn Phi đề nghị phải kéo dãn được đội hình quân địch vê phía cánh trái của quân Hồng Bàng, nơi chiến sự vẫn còn rất nhỏ và một lượng lớn quân Hồng Bàng ở đây chưa xung trận, để quân đội có được sự tiếp ứng tốt nhất, đồng thời cũng buộc liên quân Nam Bình- Thượng không thể không gấp gáp tấn công.
Đây là một yêu cầu vô cùng khó khăn, không một cuộc triệt thoái nào có thể thành công- tức là duy trì sự trật tự khi đang triệt thoái, nếu binh sĩ không có được tính kỷ luật cao và lòng dũng cảm, nhất là ở hoàn cảnh đang bị đánh rát thế này. Nhưng Hoàng Mạnh Hưng đã có giải pháp, ông ta đã cho giương lá cờ của mình lên, xông tới hàng ngũ đầu, cũng là nơi trận chiến diễn ra dữ dội nhất, để đội thân binh của ông và chính bản thân ông, đóng vai trò như người chặn hậu, còn Nguyễn Văn Phi sẽ là người chỉ huy lực lượng triệt thoái. Sự can đảm của Hoàng Mạnh Hưng đã là lời đảm bảo tốt nhất cho quân sĩ Hồng Bàng, khiến họ yên tâm tiến hành rút lui theo phân công.
Tất cả binh sĩ đều hiểu rằng, chỉ huy không coi họ là tốt thí chặn hậu, cuộc triệt thoái này có kế hoạch và sắp xếp tốt, khả năng sống của họ sẽ cao nếu chấp hành đúng yêu cầu. Đội hình triệt thoái thì di chuyển kỷ luật, không chen lấn xô đẩy, giúp cho không có hiện tượng tắc nghẽn, chen lấn nên rút rất nhanh và họ cũng đủ sức ngăn chặn những đợt đột kích bất ngờ của liên quân Nam Bình- Thượng. Cờn với các đơn vị chặn hậu, họ cũng mạnh mẽ chiến đấu, không nao núng trước làn sóng tấn công ngày cáng gấp gáp của đối phương.
Cuộc triệt thoái kỷ luật của quân Hồng Bàng, tuy làm các tướng lĩnh liên quân Nam Bình- Thượng kính phục, nhưng họ đều hiểu rằng cơ hội lập công đang trôi qua. Nếu quân Hồng Bàng tiến về được với cánh trái của họ, thì dẫu tổn thất của quân hồng Bàng không phải là nhỏ, chúng vẫn có đủ lực lượng cho những trận công kiên dai dẳng sau này. Và nhất là phản ứng tiêu cực từ dân Thượng, buộc các tướng lĩnh liên quân phải sớm tiêu diệt được chủ lực của quân Hồng Bàng, đe dọa những kẻ đang âm mưu nổi dậy.
Theo lệnh Lương Văn Kỷ, 2000 quân của cánh trung tâm tiến hành truy kích, tấn công vào đội hình rút lui của quân Hồng Bàng, đồng thời cố gắng trì hoãn cuộc rút lui này. Cùng lúc đó, Lương Văn Kỷ cũng lệnh cho cho cánh phải của liên quân điều gấp ít nhất 2000 quân khỏe mạnh tiến hành đánh chặn cánh quân Hồng Bàng đang rút chạy. Hai đạo quân này sẽ hợp lại, chặn đầu khóa đuôi cánh quân đang triệt thoái kia.
Chỉ huy cánh phải của liên quân là Trịnh Lượng sau khi nhận lệnh đã cho xuất kích 2000 quân Thượng dưới trướng, vì ông ta muốn giữ chủ lực Nam Bình để đánh chặn cuộc tiếp viện của cánh trái quân Hồng Bàng. Đội quân Thượng xuất kích có voi chiến, lại là lực lượng trù bị, chưa hề mệt mỏi do cuộc chiến công kiên đang diễn ra, nên dễ dàng tăng tốc độ, chặn được đạo quân đang triệt thoái của quân Hồng Bàng khi họ còn cách cánh trái những 400 m.
Hai đạo quân từ cánh trung tâm và cánh phải của liên quân nhanh chóng tấn công mạnh mẽ vào quân Hồng Bàng đang rút chạy, nhưng gần như không thể công phá tức thì bằng xung lực bộ binh, bởi những người lính triệt thoái của quân Hồng Bàng có một lượng lớn cung thủ. Trái lại quân truy kích hầu như không có, thay vào đó, họ cho những con voi chiến tiến lên trước làm bia sống.
Cuộc chiến diễn ra vô cùng quyết liệt, nhưng có vẻ liên quân áp đảo hơn, do họ đều được động viên rằng chiến thắng đã tới trong tầm tay. Quân Hồng Bàng, những người mong ngóng tới được điểm tiếp viện, giờ lại bị bao vây nghiêm ngặt, và không thấy bất kì sự trợ giúp nào, dần trở nên đuối sức. Nhiều người lính chiến đấu chỉ vì không thể đầu hàng, nhưng sự bệ rạc phần nào xuất hiện.
- Tham mưu, ta phải chuẩn bị phá vây!- Một tùy tùng của Nguyễn Văn Phi cảnh báo.
- Hãy chờ!- Nguyễn Văn Phi lắc đầu.
- Quân của Xủ Lu không có dấu hiệu gì, quân ta sắp vỡ trận rồi.
- Ta tin rằng Xủ Lu là một tướng lĩnh Hồng Bàng giỏi nhất trong mặt tập kích. Cậu ta đang chờ thời.
- Thời cơ đó sẽ đến, nhưng là bao giờ chứ, quân ta không thể chịu nổi lâu thêm nữa.
- Hãy cố gắng chịu đựng, chiến thắng sẽ tới với người kiên nhẫn.- Nguyễn Văn Phi mỉm cười trấn an những tùy tùng, dù ông ta đang thắt tim lại vì lo và mong đợi sự xuất hiện của Xủ Lu.
- UUUUUUUUUUUUUUUUUUUUUUUUUUUU!- Tiếng tù và vang vọng chiến trường, tiếng vó ngựa mỗi lúc một vang to, Nguyễn Văn Phi biết điều gì đã tới, và ông ta lén lút thở phào nhẹ nhõm. Dẫu vậy, trước mặt các chỉ huy đang ở bên, ông ta dùng giọng điều bình thản như đã biết chuyện gì sắp xảy ra.
- Truyền lệnh, phản công!
- Phản công!
- Phản công!
Những tiếng hô vang của các chỉ huy, cộng thêm những âm thanh trước đó, khiến binh sĩ lấy lại được hy vọng. Và họ tung hết sức lức để chiến đấu. Đúng như mong đợi, đạo kỵ binh của Xủ Lu gồm 500 kỵ binh tinh nhuệ, nhanh chóng quét ngang chiến trường. Đạo kỵ binh này lao ầm ầm từ cánh trái của quân Hồng Bàng- tức cánh phải liên quân, ập tới chỗ đạo quân Hồng Bàng triệt thoái bị bao vây. Với tốc độ kinh khủng của những con ngựa, khi băng qua nhóm lính ở vòng vây bên ngoài, thật không khác gì bão thổi vào những thân cỏ yếu ớt.
Một cảnh tượng máu me đã trấn áp tinh thần vô số người, cũng nâng bật tinh thần vô số người. Chỉ bằng vài đợt xung phong nhẹ, kỵ binh của Xủ Lu đã đánh gục tinh thần chiến đấu của đa số binh sĩ liên quân Nam Bình- Thượng. Quân Hồng Bàng nhân đó đánh bật được đạo quân này.
- Tại sao chỉ có 500 kỵ binh xuất hiện vậy!- Cuộc chiến hơi ngã ngũ, Nguyễn Văn Phi vội xông tới chỗ Xủ Lu hỏi chuyện
- 1500 lính bộ binh của tôi đã đánh vào hậu phương, họ giải phóng cho những người dân Thượng bị ép đi khổ sai, chiêu mộ cấp tốc những người đó để đánh phá hậu phương địch.
- Quá ác!- Nguyễn Văn Phi lắc đầu- Bị đánh úp từ phía sau, quân địch hẳn sẽ hoang mang lắm. Hai mặt vây công.
- Ba mặt chứ!- Xủ Lu lắc đầu.
- Cái gì? Ba mặt?- Nguyễn Văn Phi ngớ người trong giây lát rồi hiểu liền. Đúng thế, cánh quân của ông ta không phải hoàn toàn tự do sao, họ có thể quay lại đánh vào cánh trung tâm. Nhưng binh sĩ đã khá mệt mỏi, liệu họ có thể gấp rút tiến công trong điều kiện này. Nguyễn Văn Phi tự hỏi, nhưng Xủ Lu đã dẫn kỵ binh ồ ạt đi trước, ông đành lệnh cho một bộ phần binh sĩ ở lại chiếu cố người bị thương, còn lại bao nhiêu lính còn khỏe, lập tức quay lại cánh trung tâm.
Với ba cánh quân áp đảo, khả năng xung kích đến từ kỵ binh và sự rối loạn tuyến sau, toàn bộ cánh trung tâm bung bét sau vài giờ cầm cự. Hoàng Mạnh Hưng một mặt đốc quân tỏa ra bao vây hai cánh quân còn lại của địch,mặt khác đi khuyên hàng những người lính ở cánh trung tâm. Tới khi trời tối, chiến sự hoàn toàn kết thúc, quân Hồng Bàng giành thắng lợi giòn dã, hoàn toàn chiếm xong căn cứ của liên quân Nam Bình- Thượng. Những ngày sau đó, họ hầu như chỉ phải tiến hành công tác hậu chiến: truy quét tàn quân địch lẩn trốn, làm công tác tù binh, cứu thương, xác nhận tử sĩ,…
Nhằm hoàn toàn làm chủ vùng Thượng Khu, dù chiến thắng rồi nhưng họ vẫn cẩn thận ở lại thêm 3 tuần để đảm bảo không còn cá lọt lưới ở Thượng Khu, rồi hành quân chuẩn bị cho cuộc chiến ở Chính Khu đang diễn ra hết sức căng thẳng.
/385
|