.
Quyển II: Anh hào tụ hội
Chương 58: Chiến tranh Hồng Bàng- Nam Bình (10)
Tuy rằng đã xác định cuộc chiến sắp diễn ra, bên mình ở thế yếu, phòng thủ là việc chắc chắn phải làm, nhưng Hoàng Anh Kiệt là người đã đọc đủ sách sử để hiểu rằng, chỉ phòng ngự không tấn công không khác gì chịu chết. Nhà Hồ cậy có Thành Đa Bang vững chãi nên phải mất nước, Lê Lợi ban đầu dùng địa thế hiểm trở của núi rừng Lam Sơn Thanh Hóa nên càng đánh càng thua, không nhờ Lê Lai thì đầu chẳng còn trên cổ, trái lại những lần chiến thắng địch mạnh thời phong kiến như Ngô Quyền lập trận Bạch Đằng, Lê Hoàn chống Tống, Lý Thường Kiệt dám dẫn quân đánh Ung- Khiêm, nhà Trần chủ động đón đánh quân Nguyên, Lê Lợi xua quân về Nghệ An, Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh đều có có những cuộc tấn công táo bạo. Tại sao lại thế? Bởi xưa nay chỉ có kẻ ngàn ngày đi trộm, có ai ngàn ngày phòng trộm. Phòng thủ dù có nghiêm mật tới đâu, cũng vẫn sẽ sơ hở, địch càng đánh sẽ càng biết được chỗ sơ hở đó, chúng sẽ dựa đó mà khai thác mạnh mẽ, để rồi lấn tới từng bước, cuối dùng diệt gọn ta. Trái lại, hai bên giao phong, địch phần nào phải cố giữ kín chỗ sơ hở, nên hành động sẽ không thể dứt khoát, nhờ thế mà dù ta có sơ hở địch cũng không thể khai thác được sâu.
Với tình hình thực tế hiện nay của quân Hồng Bàng tại mặt trận Chính Khu, cái chỗ sơ hở mà cậu nghĩ tới chính là quân số quá ít: 5000 người. so lượng quân Nam Bình đã tiến lên là 10 000 quân chính quy- không kể phu phen tạp dịch, và quân Nam Bình chuẩn bị tiếp viện lên đây 10 000 quân nữa- cũng là quân chính quy- không kể phu phen tạp dịch. Vậy là tỷ lệ chọi là 4 quân Nam bình đánh 1 quân Hồng Bàng. Ưu thế về người có thể áp đảo ưu thế địa lợi mà quân hồng Bàng nắm giữ. Nếu quân Hồng Bàng chia ra đóng giữ, thì quân Nam Bình sẽ tập trung binh lực phá từng điểm đóng giữ của quân Hồng Bàng, còn nếu quân Hồng Bàng co cụm, quân Nam Bình sẽ tiến hành bao vây, được thì vây thành đánh viện binh, không thì lấy thịt đè người để đánh quân Hồng Bàng.
Như đã nói ở trên, quân Hồng Bàng muốn cầm cự được, phải đánh. Tất nhiên không phải liều mạng xông vào doanh trại của quân Nam Bình mà nạp mạng. Chỗ cần đánh, phải là chỗ sơ hở của địch, mà cái sơ hở này phải là sơ hở chết người, khiến quân Nam Bình không thể không che chắn nó lập tức, từ đó bỏ lỡ cơ hội diệt trừ quân Hồng Bàng. Với tình hình trước mặt, thứ duy nhất có thể đánh quỵ đạo quân đông đảo của đối thủ chỉ có thể là sự khủng hoảng đến từ hậu phương.
Hoàng Anh Kiệt, với kiến thức lịch sử khá phong phú, đã nhận ra rằng cuộc chiến tại đây khá là giống trận Điên Biên Phủ- quân địch đã di chuyển khá sâu vào lãnh thổ quân ta, và đường tiếp tế tuy rất tốt, nhưng có thể chặt đứt được, và khi đã chặt đứt thì không thể nào khôi phục lại trong thời gian ngắn. Theo Hoàng Anh Kiệt, quân Hồng Bàng vẫn có một lực lượng hùng hậu, đó là những ngôi làng mà lính Hồng Bàng đã tới làm công tác dân vận suốt nhiều tháng qua. Những ngôi làng đó nằm phần lớn trên những con đường di chuyển từ huyện Hồng lên Chính Khu. Kiệt đã dùng những toán du kích được dân làng che chở, mở những cuộc tấn công quấy rối, hòng khiến tuyến lương thảo của đối phương có phần nào gián đoạn. Nhưng những tin tức về các cuộc đàn áp mạnh tay của quân Nam Bình truyền tới, với độ thiệt hại nghiêm trọng về người với quân du kích hồng Bàng và của cải vật chất của người dân ủng hộ quân hồng Bàng, làm cậu ta phải ra lệnh tạm dừng các cuộc chiến đấu du kích này lại. Kiệt cũng tìm cách có thông tin tình báo về lý do của sự thất bại kỳ lạ này.
Tất nhiên, nói nghe thì dễ hiểu vậy, chứ công việc thực tế vô cùng vất vả, cả về thể chất và tinh thần: đọc và phân tích báo cáo để tìm ra thông tin tình báo. Cái gì gọi là đọc và phân tích báo cáo để có thông tin tình báo? Bạn nhìn vào mặt hồ và chợt thấy những làn sóng xuất hiện, và nhiệm vụ của việc phân tích tin tình báo là thông qua việc quan sát những làn sóng đó, bạn suy luận ra tại sao hồ nước có sóng, cái gì gây ra, tại sao lại thế…. Tất nhiên việc này có thể bị sai sót, và dù có tìm ra thì cũng mất thời gian cực kỳ.
Nhưng trời không phụ lòng người, Võ Tông Khải đã cho cậu một thông tin cực kỳ quý giá: Trần Khảng cho vận chuyển 15 khẩu súng thần công lên chiến trường. Có lẽ ông ta muốn bẻ gãy hết tất cả tinh thần du kích Hồng Bàng bằng thứ hỏa lực hùng mạnh đó chăng? Hoặc là đe dọa người dân để họ không dám tiếp tục giúp quân du kích Hồng Bàng? Hoặc giả đó là đòn sát thủ để kết thúc cuộc chiến. Dẫu sao thì vì phải vận chuyển 15 khẩu thần công, quân của ông ta chậm lại 2 tuần. Và vì thế nên đại bộ phận quân của ông ta đã ở lại huyện hồng. Chính lực lượng hùng hậu đó đã ra tay trấn áp du kích Hồng Bàng. Nhưng dù vậy, việc này cũng làm kế hoạch hội binh của Trần Khảng với Đặng Cảnh Xuyên chậm lại, tranh thủ cho Kiệt một ít thời gian và cũng chính ông ta cho Kiệt thấy một cơ hội tuyệt vời để chặt đứt đường tiếp viện lên Chính Khu của quân Nam Bình.
Ngay trong đêm tối, Hoàng Anh Kiệt đã tuyển ngay 300 người lính tinh nhuệ, thông thạo bơi lội, cùng với 200 lính thủy binh của Trần Thanh Toàn cũng cậu tiến xuống huyện Hồng. Do đường thủy đang bị quân Nam Bình phong tỏa nghiêm ngặt, họ phải đi đường rừng. Không những thế, để phục vụ cho trận thủy chiến sắp tới, hơn 50 chiếc ghe nhỏ được mang theo. Kiệt và binh sĩ phải dùng tay khiêng, nhỏ thì nhỏ nhưng đi đường rừng cũng mệt phết. May mắn cho họ, quân Nam Bình vẫn đang mạnh tay đàn áp các làng xã để khiến du kích Hồng Bàng không có chỗ náu mình, không có sự trợ giúp, thành ra Kiệt đến nơi thì đại quân Nam Bình chưa có dấu hiệu tiến lên Chính Khu.
Nhìn những con thuyền chở quân, thuyền Mông Đồng, thuyền chở thần công,… chiếc nào chiếc này to vật vã, gấp gần 10- 20 lần những con thuyền mà mình mang tới, không khỏi nhiều anh em binh sĩ băn khoăn lo lắng.
Hoàng Anh Kiệt cũng không vội vã ra lệnh gì cả, mà cho anh em binh sĩ tìm tới chỗ các toán du kích để ẩn náu trước, còn Kiệt và Trần Thanh Toàn thì ngày đêm đóng giả lái buôn đi xem xét tình hình quân Nam Bình. Hoàng Anh Kiệt thì từng đi buôn bán lúc nhỏ do thiếu nhân lực nên khá thạo việc, Trần Thanh Toàn thì là tay giặc giỏi, cũng rất biết đóng giả nên quân Nam bình không chút ngờ vực, hai người thành ra lại khá ung dung dò xét binh tình địch, bàn luận các cách đánh.
Tuy nhiên, 3 ngày trôi qua, hai người đã có điều kiện quan sát tương đối trọn vẹn căn cứ của địch, nhưng vẫn không tài nào có biện pháp phá trận. Giữa trưa ngày thứ ba, hai người rủ nhau vào một quán rượu nhỏ bên bờ sông, vừa ăn vừa quan sát, bàn bạc thêm về việc đánh hay lui. Quả thực quân Nam Bình quá mạnh, tại trại này thì thủy bộ kết hợp, trên bờ có thần công, cung thủ, chòi canh tuần tra sáng rực một vùng, thuyền chiến thì đậu rất quy cách, các lính thủy cũng mạnh, nếu đánh ở đây không khác gì tự sát. Ngoài ra tuyến đường thủy lên Chính Khu quân Nam Bình cũng tuần tra nghiêm ngặt, muốn đánh lén là không thể. Có lẽ Hoàng Anh Kiệt nên bình tĩnh chờ chiến sự ở Thượng Khu kết thúc đã rồi hãy tính. Kiệt cũng không phải kẻ bảo thủ độc tài, càng không phải kẻ thích chết, nên chấp nhận ý kiến của Toàn. Hai người dự định đêm nay sẽ cho toàn quân rút về, tránh bị địch phát hiện.
- Tên bồi bàn! Gặp lại mi ở đây thật bất ngờ đấy!- Đột nhiên, một người tự nhiên đi tới, ngồi xuống bàn cơm của hai người.
- Lee Mi Na! Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ!- Kiệt khẽ cười, đồng thời đánh mắt làm hiệu cho Toàn không manh động. Lee Mi Na là cháu gái Lee Dea Si, con của Lee Kang Chul, võ công không kém cỏi, động thủ sẽ như rút dây động rừng.
- Hữu duyên gì chứ? Là vì ông ta đang bố trí người chờ bắt ngươi, ta biết chuyện nên đến bảo người sớm đi đi!- Lee Mi Na vừa thản nhiên lấy một ít đồ nhắm, vừa cười hì hì nói chuyện.
- Tổng….
- Vậy ta xin cám ơn trước!- Hoàng Anh Kiệt hơi biến sắc, xem ra Lee Dea Si quả nhiên không phải hạng thường, ông ta có thể đoán ra việc Kiệt có thể liều một phen xem sao. Đúng là bậc tướng tài biết nhìn xa trông rộng. Có điều thật không may khi kẻ như vậy lại là địch.
- Khỏi, không ai nợ ai mà thôi!- Lee Mi Na khẽ gật đầu. Cô ta đến đây đã là tận hết sức để trả ơn lần trước Kiệt cứu cô ta
- Hồ đồ!- Một giọng nói tuy không cố ý nhấn mạnh mà làm ba người biến sắc. Từ lúc nào, tửu quán bé nhỏ đã có thêm vài người khách, một trong số đó là Lee Kang Chul.- Mi Na, con thật quá nghịch ngợm, về nhà ta sẽ nói cho ông con biết.
- Cha à, con chỉ…- Lee Mi Na toan van xin cha cô tha cho Kiệt để cô ta có thể trả ơn lần trước Kiệt cứu cô ta, thì đột nhiên Kiệt tóm lấy tay cô, rút một con dao nho nhỏ, ấn vào hông của cô. Góc độ này vừa khóe, chỉ có vài người của cha cô, Kiệt, Toàn và Mi Na là có thể biết có con dao nhỏ đó.
- Tránh!- Kiệt bình tĩnh nở nụ cười tươi rói, nhưng Mi Na và Lee Kang Chul thì không.
- Tránh ra!- Kang Chul hít một hơi nhanh, rồi nhẹ giọng ra lệnh. Kiệt bình tĩnh cùng Mi Na, Toàn đi ra khỏi quán ăn, Kang Chul thì vào quán yêu cầu vài món nhậu. người thông minh không nói cũng hiểu, Kiệt cần trốn, và Lee Kang Chul chấp thuận. Ông tránh ở trong quán, Kiệt đi tới nơi an toàn sẽ thả Lee Mi Na.
Quyển II: Anh hào tụ hội
Chương 58: Chiến tranh Hồng Bàng- Nam Bình (10)
Tuy rằng đã xác định cuộc chiến sắp diễn ra, bên mình ở thế yếu, phòng thủ là việc chắc chắn phải làm, nhưng Hoàng Anh Kiệt là người đã đọc đủ sách sử để hiểu rằng, chỉ phòng ngự không tấn công không khác gì chịu chết. Nhà Hồ cậy có Thành Đa Bang vững chãi nên phải mất nước, Lê Lợi ban đầu dùng địa thế hiểm trở của núi rừng Lam Sơn Thanh Hóa nên càng đánh càng thua, không nhờ Lê Lai thì đầu chẳng còn trên cổ, trái lại những lần chiến thắng địch mạnh thời phong kiến như Ngô Quyền lập trận Bạch Đằng, Lê Hoàn chống Tống, Lý Thường Kiệt dám dẫn quân đánh Ung- Khiêm, nhà Trần chủ động đón đánh quân Nguyên, Lê Lợi xua quân về Nghệ An, Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh đều có có những cuộc tấn công táo bạo. Tại sao lại thế? Bởi xưa nay chỉ có kẻ ngàn ngày đi trộm, có ai ngàn ngày phòng trộm. Phòng thủ dù có nghiêm mật tới đâu, cũng vẫn sẽ sơ hở, địch càng đánh sẽ càng biết được chỗ sơ hở đó, chúng sẽ dựa đó mà khai thác mạnh mẽ, để rồi lấn tới từng bước, cuối dùng diệt gọn ta. Trái lại, hai bên giao phong, địch phần nào phải cố giữ kín chỗ sơ hở, nên hành động sẽ không thể dứt khoát, nhờ thế mà dù ta có sơ hở địch cũng không thể khai thác được sâu.
Với tình hình thực tế hiện nay của quân Hồng Bàng tại mặt trận Chính Khu, cái chỗ sơ hở mà cậu nghĩ tới chính là quân số quá ít: 5000 người. so lượng quân Nam Bình đã tiến lên là 10 000 quân chính quy- không kể phu phen tạp dịch, và quân Nam Bình chuẩn bị tiếp viện lên đây 10 000 quân nữa- cũng là quân chính quy- không kể phu phen tạp dịch. Vậy là tỷ lệ chọi là 4 quân Nam bình đánh 1 quân Hồng Bàng. Ưu thế về người có thể áp đảo ưu thế địa lợi mà quân hồng Bàng nắm giữ. Nếu quân Hồng Bàng chia ra đóng giữ, thì quân Nam Bình sẽ tập trung binh lực phá từng điểm đóng giữ của quân Hồng Bàng, còn nếu quân Hồng Bàng co cụm, quân Nam Bình sẽ tiến hành bao vây, được thì vây thành đánh viện binh, không thì lấy thịt đè người để đánh quân Hồng Bàng.
Như đã nói ở trên, quân Hồng Bàng muốn cầm cự được, phải đánh. Tất nhiên không phải liều mạng xông vào doanh trại của quân Nam Bình mà nạp mạng. Chỗ cần đánh, phải là chỗ sơ hở của địch, mà cái sơ hở này phải là sơ hở chết người, khiến quân Nam Bình không thể không che chắn nó lập tức, từ đó bỏ lỡ cơ hội diệt trừ quân Hồng Bàng. Với tình hình trước mặt, thứ duy nhất có thể đánh quỵ đạo quân đông đảo của đối thủ chỉ có thể là sự khủng hoảng đến từ hậu phương.
Hoàng Anh Kiệt, với kiến thức lịch sử khá phong phú, đã nhận ra rằng cuộc chiến tại đây khá là giống trận Điên Biên Phủ- quân địch đã di chuyển khá sâu vào lãnh thổ quân ta, và đường tiếp tế tuy rất tốt, nhưng có thể chặt đứt được, và khi đã chặt đứt thì không thể nào khôi phục lại trong thời gian ngắn. Theo Hoàng Anh Kiệt, quân Hồng Bàng vẫn có một lực lượng hùng hậu, đó là những ngôi làng mà lính Hồng Bàng đã tới làm công tác dân vận suốt nhiều tháng qua. Những ngôi làng đó nằm phần lớn trên những con đường di chuyển từ huyện Hồng lên Chính Khu. Kiệt đã dùng những toán du kích được dân làng che chở, mở những cuộc tấn công quấy rối, hòng khiến tuyến lương thảo của đối phương có phần nào gián đoạn. Nhưng những tin tức về các cuộc đàn áp mạnh tay của quân Nam Bình truyền tới, với độ thiệt hại nghiêm trọng về người với quân du kích hồng Bàng và của cải vật chất của người dân ủng hộ quân hồng Bàng, làm cậu ta phải ra lệnh tạm dừng các cuộc chiến đấu du kích này lại. Kiệt cũng tìm cách có thông tin tình báo về lý do của sự thất bại kỳ lạ này.
Tất nhiên, nói nghe thì dễ hiểu vậy, chứ công việc thực tế vô cùng vất vả, cả về thể chất và tinh thần: đọc và phân tích báo cáo để tìm ra thông tin tình báo. Cái gì gọi là đọc và phân tích báo cáo để có thông tin tình báo? Bạn nhìn vào mặt hồ và chợt thấy những làn sóng xuất hiện, và nhiệm vụ của việc phân tích tin tình báo là thông qua việc quan sát những làn sóng đó, bạn suy luận ra tại sao hồ nước có sóng, cái gì gây ra, tại sao lại thế…. Tất nhiên việc này có thể bị sai sót, và dù có tìm ra thì cũng mất thời gian cực kỳ.
Nhưng trời không phụ lòng người, Võ Tông Khải đã cho cậu một thông tin cực kỳ quý giá: Trần Khảng cho vận chuyển 15 khẩu súng thần công lên chiến trường. Có lẽ ông ta muốn bẻ gãy hết tất cả tinh thần du kích Hồng Bàng bằng thứ hỏa lực hùng mạnh đó chăng? Hoặc là đe dọa người dân để họ không dám tiếp tục giúp quân du kích Hồng Bàng? Hoặc giả đó là đòn sát thủ để kết thúc cuộc chiến. Dẫu sao thì vì phải vận chuyển 15 khẩu thần công, quân của ông ta chậm lại 2 tuần. Và vì thế nên đại bộ phận quân của ông ta đã ở lại huyện hồng. Chính lực lượng hùng hậu đó đã ra tay trấn áp du kích Hồng Bàng. Nhưng dù vậy, việc này cũng làm kế hoạch hội binh của Trần Khảng với Đặng Cảnh Xuyên chậm lại, tranh thủ cho Kiệt một ít thời gian và cũng chính ông ta cho Kiệt thấy một cơ hội tuyệt vời để chặt đứt đường tiếp viện lên Chính Khu của quân Nam Bình.
Ngay trong đêm tối, Hoàng Anh Kiệt đã tuyển ngay 300 người lính tinh nhuệ, thông thạo bơi lội, cùng với 200 lính thủy binh của Trần Thanh Toàn cũng cậu tiến xuống huyện Hồng. Do đường thủy đang bị quân Nam Bình phong tỏa nghiêm ngặt, họ phải đi đường rừng. Không những thế, để phục vụ cho trận thủy chiến sắp tới, hơn 50 chiếc ghe nhỏ được mang theo. Kiệt và binh sĩ phải dùng tay khiêng, nhỏ thì nhỏ nhưng đi đường rừng cũng mệt phết. May mắn cho họ, quân Nam Bình vẫn đang mạnh tay đàn áp các làng xã để khiến du kích Hồng Bàng không có chỗ náu mình, không có sự trợ giúp, thành ra Kiệt đến nơi thì đại quân Nam Bình chưa có dấu hiệu tiến lên Chính Khu.
Nhìn những con thuyền chở quân, thuyền Mông Đồng, thuyền chở thần công,… chiếc nào chiếc này to vật vã, gấp gần 10- 20 lần những con thuyền mà mình mang tới, không khỏi nhiều anh em binh sĩ băn khoăn lo lắng.
Hoàng Anh Kiệt cũng không vội vã ra lệnh gì cả, mà cho anh em binh sĩ tìm tới chỗ các toán du kích để ẩn náu trước, còn Kiệt và Trần Thanh Toàn thì ngày đêm đóng giả lái buôn đi xem xét tình hình quân Nam Bình. Hoàng Anh Kiệt thì từng đi buôn bán lúc nhỏ do thiếu nhân lực nên khá thạo việc, Trần Thanh Toàn thì là tay giặc giỏi, cũng rất biết đóng giả nên quân Nam bình không chút ngờ vực, hai người thành ra lại khá ung dung dò xét binh tình địch, bàn luận các cách đánh.
Tuy nhiên, 3 ngày trôi qua, hai người đã có điều kiện quan sát tương đối trọn vẹn căn cứ của địch, nhưng vẫn không tài nào có biện pháp phá trận. Giữa trưa ngày thứ ba, hai người rủ nhau vào một quán rượu nhỏ bên bờ sông, vừa ăn vừa quan sát, bàn bạc thêm về việc đánh hay lui. Quả thực quân Nam Bình quá mạnh, tại trại này thì thủy bộ kết hợp, trên bờ có thần công, cung thủ, chòi canh tuần tra sáng rực một vùng, thuyền chiến thì đậu rất quy cách, các lính thủy cũng mạnh, nếu đánh ở đây không khác gì tự sát. Ngoài ra tuyến đường thủy lên Chính Khu quân Nam Bình cũng tuần tra nghiêm ngặt, muốn đánh lén là không thể. Có lẽ Hoàng Anh Kiệt nên bình tĩnh chờ chiến sự ở Thượng Khu kết thúc đã rồi hãy tính. Kiệt cũng không phải kẻ bảo thủ độc tài, càng không phải kẻ thích chết, nên chấp nhận ý kiến của Toàn. Hai người dự định đêm nay sẽ cho toàn quân rút về, tránh bị địch phát hiện.
- Tên bồi bàn! Gặp lại mi ở đây thật bất ngờ đấy!- Đột nhiên, một người tự nhiên đi tới, ngồi xuống bàn cơm của hai người.
- Lee Mi Na! Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ!- Kiệt khẽ cười, đồng thời đánh mắt làm hiệu cho Toàn không manh động. Lee Mi Na là cháu gái Lee Dea Si, con của Lee Kang Chul, võ công không kém cỏi, động thủ sẽ như rút dây động rừng.
- Hữu duyên gì chứ? Là vì ông ta đang bố trí người chờ bắt ngươi, ta biết chuyện nên đến bảo người sớm đi đi!- Lee Mi Na vừa thản nhiên lấy một ít đồ nhắm, vừa cười hì hì nói chuyện.
- Tổng….
- Vậy ta xin cám ơn trước!- Hoàng Anh Kiệt hơi biến sắc, xem ra Lee Dea Si quả nhiên không phải hạng thường, ông ta có thể đoán ra việc Kiệt có thể liều một phen xem sao. Đúng là bậc tướng tài biết nhìn xa trông rộng. Có điều thật không may khi kẻ như vậy lại là địch.
- Khỏi, không ai nợ ai mà thôi!- Lee Mi Na khẽ gật đầu. Cô ta đến đây đã là tận hết sức để trả ơn lần trước Kiệt cứu cô ta
- Hồ đồ!- Một giọng nói tuy không cố ý nhấn mạnh mà làm ba người biến sắc. Từ lúc nào, tửu quán bé nhỏ đã có thêm vài người khách, một trong số đó là Lee Kang Chul.- Mi Na, con thật quá nghịch ngợm, về nhà ta sẽ nói cho ông con biết.
- Cha à, con chỉ…- Lee Mi Na toan van xin cha cô tha cho Kiệt để cô ta có thể trả ơn lần trước Kiệt cứu cô ta, thì đột nhiên Kiệt tóm lấy tay cô, rút một con dao nho nhỏ, ấn vào hông của cô. Góc độ này vừa khóe, chỉ có vài người của cha cô, Kiệt, Toàn và Mi Na là có thể biết có con dao nhỏ đó.
- Tránh!- Kiệt bình tĩnh nở nụ cười tươi rói, nhưng Mi Na và Lee Kang Chul thì không.
- Tránh ra!- Kang Chul hít một hơi nhanh, rồi nhẹ giọng ra lệnh. Kiệt bình tĩnh cùng Mi Na, Toàn đi ra khỏi quán ăn, Kang Chul thì vào quán yêu cầu vài món nhậu. người thông minh không nói cũng hiểu, Kiệt cần trốn, và Lee Kang Chul chấp thuận. Ông tránh ở trong quán, Kiệt đi tới nơi an toàn sẽ thả Lee Mi Na.
/385
|