Tứ quái và chó Oskar dừng chân trên phố Fritz-Meier. Lịch “công tác” của bốn đứa hôm nay như sau: Thứ nhất, bắt Adolf Burkert bồi thường số tiền Kloesen mua chiếc xe đạp mới. Thứ hai, lên Tổng nha cảnh sát tìm nhân dạng gã Mắt Cá trong hồ sơ tội phạm lưu trữ.
Đang đi Tròn Vo chợt kêu:
- Í, quên rồi. Còn tiền lãi!
Karl hỏi:
- Tiền lãi nào?
- Thì tiền lãi của 380 mark sau 24 giờ đó. Tụi mình quên không tính sẵn. Giờ phải làm sao đây? Hay tao tính đại nha, 20 mark được chưa?
Karl phì cười:
- Thưa ngài Sauerlich, tội cho vay nặng lãi sẽ bị phạt giam không dưới hai ngày. Mà trong tù thì chỉ có bánh mì và nước lã thôi. Khi mày ra tù, tụi tao sẽ đợi trước cửa nhà lao với hoa tươi và một đội kèn đồng, để đón một thằng Willi gầy ngẳng. Trăm sự cũng chỉ vì mày không biết tính tiền lãi thế nào cho đúng luật thôi.
Tròn Vo rụt cổ:
- Vậy hả! Vậy thì cho tới lúc có đủ kiến thức toán học để tính được lãi, tao tạm cho qua. Và cái gã chó chết Burkert thế là lại hên rồi.
Tarzan và Gaby không thể nín cười bởi cái giọng đầy tiếc rẻ của thằng mập. Sau lưng bọn trẻ bỗng có tiếng động cơ rù rù. Tròn Vo reo lên trước tiên:
- Ủa, xe của cô Elly!
Đúng là chiếc mini của cô giáo dạy dương cầm. Tròn Vo ngẩn ngơ nhìn vào băng sau. Coi, trên băng một con mèo xiêm có bộ lông tuyệt đẹp đang “ngự” như một hoàng đế.
Cô Elly cũng biết Máy Tính Điện Tử và Công Chúa từ trước. Giọng cô ngỡ ngàng:
- Xin chào, ồ Willi đã tậu xe đạp mới rồi à?
- Dạ, và bây giờ tụi em ghé nhà khổ chủ để đòi bồi thường ạ.
Con Oskar đón cô giáo bằng chiếc đuôi ngoáy tít. Cô Elly cúi xuống vuốt ve nó và thở dài:
- Có lẽ các em không đòi được đâu. Ông chồng cũ của tôi rất “cẩn thận” về tiền bạc.
Cô liếc về con mèo xiêm to tướng trên băng xe:
- Adolf không dám giở trò vũ phu với tôi kể từ khi tôi nuôi con mèo Pedro này. Hôm anh ta bóp cổ tôi nhằm lúc Pedro đi săn chuột, bằng không thì đừng hòng. Mèo Pedro giữ nhà không thua gì một con bẹc-giê, nó cực kì dũng mãnh.
Tròn Vo trợn mắt thích thú:
- Nó có khiếu âm nhạc không, thưa cô?
Cô Elly cười:
- Ồ, nhiều học trò của tôi chơi nhạc hay tuyệt. Vậy mà Pedro chẳng ảnh hưởng được chút gì. Bởi vậy tôi đoán nó chẳng có năng khiếu về khoản đó.
Tròn Vo hớn hở:
- Pedro, mày là một tri kỉ của tao đó!
Cô Elly bỗng nghiêm nét mặt:
- Các em đi đòi nợ còn tôi đòi… chìa khóa. Các em biết không, chiếc chìa khóa mở cửa thứ hai biến mất từ hôm dó. Rõ ràng thủ phạm không phải ai khác ngoài Burkert. Anh ta đã làm động tác giả đập bể cái bình gốm để lấy chiếc chìa treo ngoài gian sảnh.
Tarzan ngớ người:
- Có nghĩa là gã sẽ đột nhập vào chỗ ở của cô bằng chiếc chìa ăn cắp đó?
- Đúng vậy.
- Chúng ta sẽ bắt hắn phải trả.
Các “chủ nợ” đi lại tòa biệt thự. Tròn Vo bấm chuông. Khúc phim tái diễn y hệt hôm qua: Cánh cửa mở, ông già Paul Riebesiel hiện ra với gương mặt nhăn nhúm và bộ đồ quen thuộc. Mắt ông lão sáng lên:
- Ôi, cô chủ Elly!
Elly chìa tay cho người quản gia bị nặng tai hôn và nói thật to:
- Chào cụ Paul, cháu mừng là cụ còn khỏe.
- Không khỏe đâu, cô à. Adolf lúc nào cũng muốn đuổi tôi ra khỏi nhà. Từ ngày cô chia tay với nó, tôi phải thay cô chịu đựng mọi thứ.
Mọi người lục tục kéo nhau vào phòng khách.
Cô Elly ngạc nhiên:
- Tôi thấy gara trống trơn, Adolf đâu rồi?
Ông già Riebesiel móm mém:
- Anh ta đi đâu suốt từ sáng không biết bao giờ mới về.
Tarzan hỏi:
- Cụ đã đưa cho gã tờ hóa đơn xe đạp chưa?
- Rồi. Anh cười như điên như khùng và nói rằng chiếc xe đạp của các cháu đã đổ ngay trước bánh xe của anh ta và làm dơ bẩn gầm của chiếc Rolls Royce sang trọng. Anh ta có ý định kiếm các cháu để bắt đền…
- Anh ta càng phải nặng nợ hơn đấy! - Tròn Vo gào lên - Bây giờ cháu sẽ tính tiền lãi. Lãi ròng trong hai ngày, tính theo múi giờ Trung Âu.
Tarzan thêm:
- Cụ nói với anh ra rằng sự kiên nhẫn của chúng cháu không đàn hồi được như sợi dây cao su đâu.
Cụ Riebesiel nhún vai tỏ ý tiếc rồi quay sang cô Elly:
- Thôi, cô hãy mừng là đã thoát được nanh vuốt của anh ta. Cái con thú mất tính người ấy. Tại sao tôi phải hầu hạ gia đình tới 61 năm? Tại sao hở trời? Hồi còn ông nội và cha của “nó” thì đỡ hơn…
Elly cười đau đớn:
- Không hề đỡ đâu cụ Paul ạ. Cả dòng họ Burkert đều làm giàu nhờ ăn cướp của thiên hạ chớ sao.
Cụ Riebesiel tủi thân gục đầu. Mọi người chào ông lão và lặng lẽ rời ngôi biệt thự.
Ra ngoài cổng, cô Elly đột nhiên mím môi:
- Tôi phải nói với các em chuyện này. Vấn đề chiếc chìa khóa bị mất không đơn giản. Hồi tôi và Adolf mới cưới nhau, anh ta đã nổi hứng tặng tôi một món quà không có lần thứ hai trong đời anh ta. Đó là một bộ sưu tập đá quý toàn kim cương và hồng ngọc. Ngay sau đám cưới Adolf đã hối tiếc cử chỉ đó của mình. Nhưng tôi vẫn giữ nó. Kể cả sau khi li dị. Lẽ ra tôi có thể đòi chia tài sản, luật sư của tôi khuyên thế. Nhưng tôi không cần. Là một giáo viên dạy dương cầm, tôi cũng tự mưu sinh được rồi. Mới đây tôi được biết, Adolf tuyên bố khắp nơi rằng bộ sưu tập đá quý đó trước sau gì cũng thuộc quyền sở hữu của anh ta.
Tarzan sửng sốt:
- Té ra Adolf định xài chiếc chìa khóa là vì thế.
- Đúng vậy!
- Vậy thì cô không nên cất giữ số châu báu đó ở nhà mà nên chọn ngay một két riêng trong nhà băng để giữ. Nếu Adolf không nhận là đã ăn cắp chiếc chìa, cô hãy để tụi em mời thợ đến lắp ổ khóa mới. Chà, hay đó…
- Chuyện gì vậy Tarzan?
- Em đang tính chuyện gài bẫy gã. Rất đơn giản, cô chỉ cần tung tin sẽ vắng nhà vài ngày…
Elly nín thở:
- Mấy em sẽ phục kích và bắt Adolf ư?
- Vâng, và như vậy Adolf đương nhiên lại vô khám, và lần này chẳng bị xử oan chút nào.
Cô Elly phân vân, hết vuốt tóc lại xoa các ngón tay:
- Adolf không tầm thường như em tưởng đâu. Anh ta có dòng máu nổi loạn trong người, anh ta sẽ trả thù chúng ta như một con ác thú. Em biết trong tù Adolf quen những ai chưa? Tôi còn nhớ lúc vô thăm anh ta với mục đích bàn bạc thủ tục li dị, Adolf đã hất hàm chỉ cho tôi tên trùm phòng giam tập thể. Gã đại bàng đó có tên là Klaus Heye, cựu võ sĩ quyền Anh hạng nặng. Trời ạ, giá mà các em thấy mặt gã đó. Khủng khiếp như một con dã nhân. Các em nghĩ thử coi, Adolf có thể bỏ tiền thuê một tên giết mướn cỡ đó để tiêu diệt tôi lắm chớ?
- Dạ, người quyết định là cô. Đó chỉ là một gợi ý của em thôi ạ.
“Một con dã nhân” thì có sá gì với Tarzan nhưng hắn biết tiết kiệm lời nói của mình. Rõ ràng là cô Elly sợ. Và cô có lí.
Tứ quái chia tay cô giáo dạy nhạc rong ruổi đến Tổng nha cảnh sát.
Tarzan ngước mặt nhìn trời:
- Klaus Heye. Tụi mình phải đưa “con dã nhân” này vào bộ nhớ. Nhưng có lẽ gã vẫn đang ngồi tù. Đối với những gã “cá biệt” đó thì nhà tù là tổ ấm thứ hai.
Tròn Vo hả hể nói:
- Giống kí túc xá đối với tao vậy.
Gaby cười:
- Bạn cũng là một gã “cá biệt” đó, Willi, nhưng là nói về cân nặng!
*
Trong văn phòng làm việc của thanh tra Glockner, Tứ quái hoa mắt trước những tấm ảnh. Chúng đã ngồi bới đống ảnh hơn nửa tiếng đồng hồ mà khuôn mặt của Mắt Cá vẫn ở một nơi nào xa tít. Tarzan ngán ngẩm:
- Chẳng lẽ một thằng nguy hiểm vậy mà không can án sao?
Tròn Vo gãi trán:
- Dám hồi xưa gã còn đủ lông mày lông mi còn bây giờ cạo sạch?
Ông Glockner vỗ về:
- Chú nghĩ rằng tên đàn ông khả nghi đó đã phạm pháp ở một bang khác nên chưa chắc đã có mặt trong hồ sơ lưu trữ ở đây. Nhưng biết đâu Kloesen nói đúng, chúng ta hãy kiên nhẫn thêm.
Bốn đứa tiếp tục công việc mò kim đáy biển. Đúng lúc tụi nó chán chường nhất thì một người khách lạ bước vào. Ông ta tỉnh bơ ngồi xuống chiếc ghế bành bọc nệm sau khi vỗ vai viên thanh tra thân mật.
- Chào đồng nghiệp Emil Glockner!
Gaby giật tay Tarzan để hắn ghé sát đầu sang:
- Đó là chú Eduard von Simbock, ủy viên công tố.
- Sao kia? – Tarzan thì thầm hỏi lại.
Hắn có điếc đâu. Chỉ tại cảm giác hơi thở của Gaby phả vào tai thật dễ chịu. Thế là Gaby đành thì thào vào tai hắn một lần nữa khiến hắn phải trả lời:
- Hiểu rồi!
Simbock khoảng năm mươi tuổi mà các cơ bắp vẫn còn rắn chắc, chưa kể ăn mặc rất trẻ trung, bất chấp mái tóc rậm đã điểm sợi bạc. Bên trong bộ complê màu lam trang nhã là chiếc áo gi-lê bằng lụa xám. Chỉ đáng tiếc là miệng ông ta khá bộn răng vàng.
Giọng ông ta nghe rất hồ hởi:
- Nhớ cái hồ Wiesenbecker xinh đẹp chớ Emil? Tôi mới làm một nhà tắm hơi lắp ghép bằng gỗ ở ven hồ… à à, tôi vừa tắm khai trương tại đó xong. Cảm thấy như mới được tái sinh, đủ sức nhổ bật cả cây cối. Thậm chí lại muốn lao vào các vụ án khó khăn nữa.
Glockner cười lớn:
- Xin chúc mừng.
- Tuy nhiên có chuyện không ổn Emil à, dạo này tôi đãng trí dữ, tắm xong quên luôn cái đồng hồ…
- Sao? Nó phải còn trong nhà tắm chớ?
- Hi vọng vậy. Cái đồng hồ đeo tay bằng vàng đó là quà tặng của bà mẹ vợ mới chết. Biết ăn nói với bà xã cách nào đây?
- Vậy thì ông nên làm một chuyến khứ hồi Wiesenbecker, Simbock ạ. Tôi hiểu tính phu nhân ông, đối với một kỉ niệm, hãy liệu hồn…
Simbock nhún vai uể oải. Bất giác ông ta quay đầu lại và phát hiện ra đám trẻ. Mắt ngài ủy viên công tố nheo nheo:
- Ồ, những vị khách quý. Tuyệt thật, có cả Gaby nữa kìa.
Công Chúa làm một màn giới thiệu các chiến hữu. Lúc cô bé dừng lại thì Tarzan đề nghị:
- Tụi cháu vừa tình cờ nghe lỏm được chuyện cái đồng hồ của bác. Nếu bác đồng ý, cháu và Kloesen đạp xe đến hồ Wiesenbecker để mang chiếc đồng hồ về cho bác.
Simbock thở phào như trút được gánh nặng. Ông giao chìa khóa nhà tắm hơi cho Tarzan:
- Cảm ơn các cháu. Ai mà biết được qua một đêm, chuyện gì sẽ xảy ra với món đồ kỉ niệm đó…
Thanh tra Glockner cắt ngang:
- Còn những tấm ảnh thế nào?
Gaby nhanh nhảu:
- Đến tấm ảnh cuối cùng vẫn chẳng thấy ai mặt mũi giống gã Mắt Cá, thưa ba.
*
Chiều muộn. Gió dồn mây lại thành cụm trên trời. Thành phố đã ở sau lưng hai đứa. Thằng mập ca cẩm:
- Đã không được ăn, lại còn phải đạp xe. Cuộc đời tụi mình sao mà cực nhọc. Ôi đói… đại ca này, tao hi vọng bữa tối nay được chén gấp đôi.
Tarzan giả vờ ngó bâng quơ:
- Thì tao đâu thấy bữa ăn nào mà mày lại bằng lòng với một suất chớ.
- Xí! Suất mà ra suất thì nói làm chi. Từ lâu tao đã ngờ mấy vị phụ trách kí túc xá trù ém tao, muốn tao thấp bé nhẹ cân suốt đời đó đại ca.
Tarzan chỉ còn biết cười trước nỗi “đau khổ” của chàng “thấp bé nhẹ cân”.
Con đường lúc này thoai thoải cũng đỡ tốn sức. Mặt hồ đã lấp lánh sau rặng cây. Hồ không mênh mông như định nghĩa trong sách địa lí nhưng sâu thì phải biết. Chung quanh hồ, cây rừng mọc san sát như vệ binh dàn chào. Những con vịt trời tha hồ luồn lách trong đám lau sậy.
Hai thằng đi qua một bãi cỏ để đến nhà tắm hơi của ông Simbock. Bước chân của chúng làm một nhân vật đứng câu cá gần đó khó chịu. Ông ta lầm bầm:
- Thế này thì biết đời nào cá mới cắn câu. Cá ở hồ Wiesenbecker nghe tiếng động là a lê… vọt.
Tarzan cũng đã thấy sự hiện diện của kẻ thứ ba. Đó là một người mập ú, đầu to, mặc quần áo màu xanh lá cây, đi ủng cao su, nón sụp xuống trán.
Hắn cố gắng chào ông ta một cách lịch sự nhưng ông ta chỉ đáp lại bằng một cái nhăn mặt giận dữ.
Khi Tarzan dựa xe đạp vào bờ giậu và mở cánh cổng nhà tắm hơi, người câu cá ré lên:
- Này… mấy cậu định xâm nhập gia cư bất hợp pháp hả?
- Đúng vậy! Tụi tôi được phép mà, thưa ông.
- Tôi sẽ báo cảnh sát. Mấy cậu đâu phải người nhà ông Simbock!
Tarzan cười:
- Nhưng ông cũng đâu phải người gác nhà của ông ấy. Hay ông có giấy tờ chứng tỏ điều ngược lại ạ?
- Đồ mất dạy! Tôi sẽ báo cảnh sát nếu cậu lẻn vào, nhớ đó!
- Xin mời! Cảnh sát đang buồn rũ và rất thèm được nghe chuyện hài hước.
Bộ mặt nung núc thịt của người đàn ông như co giật khiến cần câu trong tay cứ run bắn lên. Đôi mắt ti hí đê tiện nhìn Tarzan lại nhìn xuống những con cá quẫy đuôi trên mặt hồ như trêu ghẹo ông ta. Cuối cùng người câu cá cũng chọn được một thái độ khôn ngoan: Ông ta không dại gì mà tử chiến với một thiếu niên như Tarzan.
Mặc kệ cơn lồng lộn của kẻ can thiệp, Tròn Vo chạy theo Tarzan bén gót:
- Thây kệ lão, tụi mình cần phát tắm một phát đã đời mới được. Tao đang muốn tắm cho sụt kí lô đây…
Tarzan lắc đầu:
- Đừng tưởng bở Kloesen. Tắm hơi chẳng làm con người xuống cân đâu. Này nhé, khi tắm xong mày toát mồ hôi rồi… khát, rồi uống nước ồng ộc. Vậy là trọng lượng vẫn đâu vô đó.
- Vậy hả?
- Tuy vậy, ích lợi phổ biến của nó là chống cảm lạnh và tiêu hóa được những thức nặng bụng như… sôcôla.
- Trời, vậy thì tao xin kiếu. Tao đâu có đủ sôcôla để ăn, vậy mà còn bị tiêu hóa đi nữa thì toi đời.
Hai đứa vòng qua góc nhà tắm hơi để tìm cánh cửa. Trời đất, miệng Tarzan há hốc: Ổ khóa đã bị phá!
- Coi kìa Tròn Vo!
- Ừ, dã man thật. Ai đã làm trò này? Thằng cha câu cá chăng?
Tarzan nhận định:
- Chắc chắn tên đột nhập mò vào đây không nhằm mục đích ăn trộm. Ở đây thì có cái gì đáng lấy chớ!
- Đại ca quên cái đồng hồ vàng ông Simbock bỏ quên ư?
- Tao không quên. Nhưng làm sao kẻ đột nhập biết trong nhà tắm hơi có đồng hồ?
Tarzan đẩy cửa. Mọi thứ bên trong có vẻ ổn định. Hắn mở tủ áo, tủ thơm mùi gỗ trống rỗng. Và, lạy Chúa, cái đồng hồ vàng vẫn nằm nguyên si trên ngăn tủ, chỉ giờ đúng phắp với đồng hồ của Tarzan.
Kloesen sửng sốt:
- Tao xin rút lại phán đoán hồi nãy. Chà, món quà tặng của bà già vợ mới đẹp làm sao. Chừng nào tao lấy vợ…
Thằng mập kịp dừng câu đùa khi thấy Tarzan đăm chiêu kiểm tra hàng chữ tí hon trên mặt dây đồng hồ. Ái chà, quả là lời đề tặng của bà mẹ vợ viên công tố. “Tặng Edward yêu quý của mẹ…”.
Hắn lẩm bẩm:
- Hiếm thấy thằng ăn trộm nào lãng mạn như vậy. Chẳng lẽ nó chỉ vô đây để mà… tắm hơi sao?
- Tụi mình thử xem xét kĩ coi, đại ca. Biết đâu sẽ có đáp số.
Và Tròn Vo tìm ra đáp số thiệt. Chưa đến năm phút, nó đã ôm từ buồng tắm ra một cái hộp lớn bằng hộp đựng giày, có buộc nơ cẩn thận. Cu cậu kề cái hộp vào tai và cười hề hề:
- Tao phát giác vật lạ này sau bồn nước lạnh. Mới đầu tao nghĩ nó đựng một con chuột nhưng té ra lại chứa một cái đồng hồ. Chậc, mình phải khui gấp để xem cái đồng hồ có làm bằng vàng hay không?
- Sao mày biết trong đó có đồng hồ?
- Nó kêu tích tắc, tích tắc.
Tarzan chết điếng. Hắn gầm lên:
- Cááái gì? Tiếng “tích tắc” hở?
Tròn Vo sung sướng:
- Ừ, mày thấy tao “tài nghệ” chưa?
- Tài nghệ con khỉ mốc…
Tarzan nhanh như cơn lốc giật phắt lấy chiếc hộp, phi một bước qua cửa, băng một mạch qua bãi cỏ rồi lấy đà liệng chiếc hộp nặng nề xuống nước.
Tròn Vo giậm chân thình thịch:
- Trời ơi, sao đại ca lại… lại ném nó đi?
- Im miệng lại và thụt đầu vô cửa gấp! Không có cái đồng hồ vàng bạc nào hết mà là bom… hẹn giờ đó, mày hiểu chưa? Kíp và chất nổ được gài sẵn trong hộp và đợi giờ nổ mà hung thủ ấn định. Nào, làm ơn nằm sấp xuống!
Mặt Tròn Vo trắng bệch:
- Chúa ơi, vậy mà tao đã hí hửng kẹp nó vô nách.
- Âu cũng là một kinh nghiệm xương máu cho mày trong các đặc vụ. Để mày bớt lộn xộn đi. Tuy nhiên không phải kíp nổ nào cũng chịu được nước. Chúng ta chờ thử…
- Ôi chao!
Tiếng rên của thằng mặp vừa dứt thì người đàn ông câu cá phốp pháp đã vung vẩy cần câu chạy lại. Ông ta giãy đành đạch như đỉa phải vôi:
- Mấy cậu nhất định phá tôi hả? Khốn kiếp. Lại còn phá hoại môi trường bằng cách quăng rác xuống hồ nữa.
Tarzan giải thích thật bình tĩnh:
- Tụi tôi vừa liệng một trái bom hẹn giờ chớ không phải rác rến nào cả. Chỉ cần đọc báo, ông sẽ biết là bọn khủng bố đang hoạt động ở vùng này. Ông sẽ chứng kiến…
Người đàn ông cười gằn:
- Lần này thì tôi nhất định sẽ tố cáo mấy cậu với nhà chức trách. Đồ lếu láo trơ trẽn…
Một tiếng nổ dưới mặt nước cắt ngang câu nói của ông ta. Tiếng nổ không ồn ào nhưng hậu quả cực kì đáng nói. Coi, cả mặt hồ như chìm trong cơn địa chấn kèm theo núi lửa hoạt động. Một cột nước lẫn rong rêu cao ít nhất sáu mét dựng đứng như cột nhà. Trong vài giây, toàn bộ nước hồ sôi lên sùng sục. Khi chỗ lõm sâu hun hút giữa mặt hồ khép lại, xác hằng hà sa số cá tôm lớn nhỏ lềnh bềnh phơi bụng trắng hếu.
Người đàn ông mặt nung núc thịt ngó cảnh tượng đó như bị thôi miên. Tròn Vo bây giờ mới thấy thực sự hãi hùng, răng va lập cập:
- Khủng khiếp quá. Nếu nó nổ trong tay tao thì…
Tarzan gật đầu:
- Ờ, khủng khiếp thật. Sau những vụ nổ liên tiếp ở tháp nước, nhà câu lạc bộ… là vụ gài bom hụt ở kí túc xá. Rồi vụ nổ chiếc BMW trong gara của chú Glockner. Và bây giờ là nhà tắm hơi của ông Simbock. Bọn đặt bom có lẽ là những kẻ ở trại điên được đi phép.
Hắn quay sang ông câu cá nói từng tiếng một:
- Hi vọng rằng bây giờ ông đã hiểu tụi tôi hơn. Tụi tôi sẽ báo cảnh sát. Ông sẽ là nhân chứng cần thiết. Ông tên gì ạ?
Người đàn ông vẫn chưa hết bàng hoàng:
- Xin lỗi… hai cậu, tôi… tôi là Herbert Lutz. Tôi sẽ đợi ở đây cho tới lúc cảnh sát đến.
- Cảm ơn ông!
Tarzan nhét chiếc đồng hồ của Simbock vào túi quần. Hắn vẫy tay gọi Tròn Vo về kí túc xá. Tại phòng điện thoại, hắn nhấc máy phôn kêu tới văn phòng của thanh tra Glockner. Câu đầu tiên của Tarzan là:
- Lại thêm một vụ nổ nữa, thưa chú!...
Đang đi Tròn Vo chợt kêu:
- Í, quên rồi. Còn tiền lãi!
Karl hỏi:
- Tiền lãi nào?
- Thì tiền lãi của 380 mark sau 24 giờ đó. Tụi mình quên không tính sẵn. Giờ phải làm sao đây? Hay tao tính đại nha, 20 mark được chưa?
Karl phì cười:
- Thưa ngài Sauerlich, tội cho vay nặng lãi sẽ bị phạt giam không dưới hai ngày. Mà trong tù thì chỉ có bánh mì và nước lã thôi. Khi mày ra tù, tụi tao sẽ đợi trước cửa nhà lao với hoa tươi và một đội kèn đồng, để đón một thằng Willi gầy ngẳng. Trăm sự cũng chỉ vì mày không biết tính tiền lãi thế nào cho đúng luật thôi.
Tròn Vo rụt cổ:
- Vậy hả! Vậy thì cho tới lúc có đủ kiến thức toán học để tính được lãi, tao tạm cho qua. Và cái gã chó chết Burkert thế là lại hên rồi.
Tarzan và Gaby không thể nín cười bởi cái giọng đầy tiếc rẻ của thằng mập. Sau lưng bọn trẻ bỗng có tiếng động cơ rù rù. Tròn Vo reo lên trước tiên:
- Ủa, xe của cô Elly!
Đúng là chiếc mini của cô giáo dạy dương cầm. Tròn Vo ngẩn ngơ nhìn vào băng sau. Coi, trên băng một con mèo xiêm có bộ lông tuyệt đẹp đang “ngự” như một hoàng đế.
Cô Elly cũng biết Máy Tính Điện Tử và Công Chúa từ trước. Giọng cô ngỡ ngàng:
- Xin chào, ồ Willi đã tậu xe đạp mới rồi à?
- Dạ, và bây giờ tụi em ghé nhà khổ chủ để đòi bồi thường ạ.
Con Oskar đón cô giáo bằng chiếc đuôi ngoáy tít. Cô Elly cúi xuống vuốt ve nó và thở dài:
- Có lẽ các em không đòi được đâu. Ông chồng cũ của tôi rất “cẩn thận” về tiền bạc.
Cô liếc về con mèo xiêm to tướng trên băng xe:
- Adolf không dám giở trò vũ phu với tôi kể từ khi tôi nuôi con mèo Pedro này. Hôm anh ta bóp cổ tôi nhằm lúc Pedro đi săn chuột, bằng không thì đừng hòng. Mèo Pedro giữ nhà không thua gì một con bẹc-giê, nó cực kì dũng mãnh.
Tròn Vo trợn mắt thích thú:
- Nó có khiếu âm nhạc không, thưa cô?
Cô Elly cười:
- Ồ, nhiều học trò của tôi chơi nhạc hay tuyệt. Vậy mà Pedro chẳng ảnh hưởng được chút gì. Bởi vậy tôi đoán nó chẳng có năng khiếu về khoản đó.
Tròn Vo hớn hở:
- Pedro, mày là một tri kỉ của tao đó!
Cô Elly bỗng nghiêm nét mặt:
- Các em đi đòi nợ còn tôi đòi… chìa khóa. Các em biết không, chiếc chìa khóa mở cửa thứ hai biến mất từ hôm dó. Rõ ràng thủ phạm không phải ai khác ngoài Burkert. Anh ta đã làm động tác giả đập bể cái bình gốm để lấy chiếc chìa treo ngoài gian sảnh.
Tarzan ngớ người:
- Có nghĩa là gã sẽ đột nhập vào chỗ ở của cô bằng chiếc chìa ăn cắp đó?
- Đúng vậy.
- Chúng ta sẽ bắt hắn phải trả.
Các “chủ nợ” đi lại tòa biệt thự. Tròn Vo bấm chuông. Khúc phim tái diễn y hệt hôm qua: Cánh cửa mở, ông già Paul Riebesiel hiện ra với gương mặt nhăn nhúm và bộ đồ quen thuộc. Mắt ông lão sáng lên:
- Ôi, cô chủ Elly!
Elly chìa tay cho người quản gia bị nặng tai hôn và nói thật to:
- Chào cụ Paul, cháu mừng là cụ còn khỏe.
- Không khỏe đâu, cô à. Adolf lúc nào cũng muốn đuổi tôi ra khỏi nhà. Từ ngày cô chia tay với nó, tôi phải thay cô chịu đựng mọi thứ.
Mọi người lục tục kéo nhau vào phòng khách.
Cô Elly ngạc nhiên:
- Tôi thấy gara trống trơn, Adolf đâu rồi?
Ông già Riebesiel móm mém:
- Anh ta đi đâu suốt từ sáng không biết bao giờ mới về.
Tarzan hỏi:
- Cụ đã đưa cho gã tờ hóa đơn xe đạp chưa?
- Rồi. Anh cười như điên như khùng và nói rằng chiếc xe đạp của các cháu đã đổ ngay trước bánh xe của anh ta và làm dơ bẩn gầm của chiếc Rolls Royce sang trọng. Anh ta có ý định kiếm các cháu để bắt đền…
- Anh ta càng phải nặng nợ hơn đấy! - Tròn Vo gào lên - Bây giờ cháu sẽ tính tiền lãi. Lãi ròng trong hai ngày, tính theo múi giờ Trung Âu.
Tarzan thêm:
- Cụ nói với anh ra rằng sự kiên nhẫn của chúng cháu không đàn hồi được như sợi dây cao su đâu.
Cụ Riebesiel nhún vai tỏ ý tiếc rồi quay sang cô Elly:
- Thôi, cô hãy mừng là đã thoát được nanh vuốt của anh ta. Cái con thú mất tính người ấy. Tại sao tôi phải hầu hạ gia đình tới 61 năm? Tại sao hở trời? Hồi còn ông nội và cha của “nó” thì đỡ hơn…
Elly cười đau đớn:
- Không hề đỡ đâu cụ Paul ạ. Cả dòng họ Burkert đều làm giàu nhờ ăn cướp của thiên hạ chớ sao.
Cụ Riebesiel tủi thân gục đầu. Mọi người chào ông lão và lặng lẽ rời ngôi biệt thự.
Ra ngoài cổng, cô Elly đột nhiên mím môi:
- Tôi phải nói với các em chuyện này. Vấn đề chiếc chìa khóa bị mất không đơn giản. Hồi tôi và Adolf mới cưới nhau, anh ta đã nổi hứng tặng tôi một món quà không có lần thứ hai trong đời anh ta. Đó là một bộ sưu tập đá quý toàn kim cương và hồng ngọc. Ngay sau đám cưới Adolf đã hối tiếc cử chỉ đó của mình. Nhưng tôi vẫn giữ nó. Kể cả sau khi li dị. Lẽ ra tôi có thể đòi chia tài sản, luật sư của tôi khuyên thế. Nhưng tôi không cần. Là một giáo viên dạy dương cầm, tôi cũng tự mưu sinh được rồi. Mới đây tôi được biết, Adolf tuyên bố khắp nơi rằng bộ sưu tập đá quý đó trước sau gì cũng thuộc quyền sở hữu của anh ta.
Tarzan sửng sốt:
- Té ra Adolf định xài chiếc chìa khóa là vì thế.
- Đúng vậy!
- Vậy thì cô không nên cất giữ số châu báu đó ở nhà mà nên chọn ngay một két riêng trong nhà băng để giữ. Nếu Adolf không nhận là đã ăn cắp chiếc chìa, cô hãy để tụi em mời thợ đến lắp ổ khóa mới. Chà, hay đó…
- Chuyện gì vậy Tarzan?
- Em đang tính chuyện gài bẫy gã. Rất đơn giản, cô chỉ cần tung tin sẽ vắng nhà vài ngày…
Elly nín thở:
- Mấy em sẽ phục kích và bắt Adolf ư?
- Vâng, và như vậy Adolf đương nhiên lại vô khám, và lần này chẳng bị xử oan chút nào.
Cô Elly phân vân, hết vuốt tóc lại xoa các ngón tay:
- Adolf không tầm thường như em tưởng đâu. Anh ta có dòng máu nổi loạn trong người, anh ta sẽ trả thù chúng ta như một con ác thú. Em biết trong tù Adolf quen những ai chưa? Tôi còn nhớ lúc vô thăm anh ta với mục đích bàn bạc thủ tục li dị, Adolf đã hất hàm chỉ cho tôi tên trùm phòng giam tập thể. Gã đại bàng đó có tên là Klaus Heye, cựu võ sĩ quyền Anh hạng nặng. Trời ạ, giá mà các em thấy mặt gã đó. Khủng khiếp như một con dã nhân. Các em nghĩ thử coi, Adolf có thể bỏ tiền thuê một tên giết mướn cỡ đó để tiêu diệt tôi lắm chớ?
- Dạ, người quyết định là cô. Đó chỉ là một gợi ý của em thôi ạ.
“Một con dã nhân” thì có sá gì với Tarzan nhưng hắn biết tiết kiệm lời nói của mình. Rõ ràng là cô Elly sợ. Và cô có lí.
Tứ quái chia tay cô giáo dạy nhạc rong ruổi đến Tổng nha cảnh sát.
Tarzan ngước mặt nhìn trời:
- Klaus Heye. Tụi mình phải đưa “con dã nhân” này vào bộ nhớ. Nhưng có lẽ gã vẫn đang ngồi tù. Đối với những gã “cá biệt” đó thì nhà tù là tổ ấm thứ hai.
Tròn Vo hả hể nói:
- Giống kí túc xá đối với tao vậy.
Gaby cười:
- Bạn cũng là một gã “cá biệt” đó, Willi, nhưng là nói về cân nặng!
*
Trong văn phòng làm việc của thanh tra Glockner, Tứ quái hoa mắt trước những tấm ảnh. Chúng đã ngồi bới đống ảnh hơn nửa tiếng đồng hồ mà khuôn mặt của Mắt Cá vẫn ở một nơi nào xa tít. Tarzan ngán ngẩm:
- Chẳng lẽ một thằng nguy hiểm vậy mà không can án sao?
Tròn Vo gãi trán:
- Dám hồi xưa gã còn đủ lông mày lông mi còn bây giờ cạo sạch?
Ông Glockner vỗ về:
- Chú nghĩ rằng tên đàn ông khả nghi đó đã phạm pháp ở một bang khác nên chưa chắc đã có mặt trong hồ sơ lưu trữ ở đây. Nhưng biết đâu Kloesen nói đúng, chúng ta hãy kiên nhẫn thêm.
Bốn đứa tiếp tục công việc mò kim đáy biển. Đúng lúc tụi nó chán chường nhất thì một người khách lạ bước vào. Ông ta tỉnh bơ ngồi xuống chiếc ghế bành bọc nệm sau khi vỗ vai viên thanh tra thân mật.
- Chào đồng nghiệp Emil Glockner!
Gaby giật tay Tarzan để hắn ghé sát đầu sang:
- Đó là chú Eduard von Simbock, ủy viên công tố.
- Sao kia? – Tarzan thì thầm hỏi lại.
Hắn có điếc đâu. Chỉ tại cảm giác hơi thở của Gaby phả vào tai thật dễ chịu. Thế là Gaby đành thì thào vào tai hắn một lần nữa khiến hắn phải trả lời:
- Hiểu rồi!
Simbock khoảng năm mươi tuổi mà các cơ bắp vẫn còn rắn chắc, chưa kể ăn mặc rất trẻ trung, bất chấp mái tóc rậm đã điểm sợi bạc. Bên trong bộ complê màu lam trang nhã là chiếc áo gi-lê bằng lụa xám. Chỉ đáng tiếc là miệng ông ta khá bộn răng vàng.
Giọng ông ta nghe rất hồ hởi:
- Nhớ cái hồ Wiesenbecker xinh đẹp chớ Emil? Tôi mới làm một nhà tắm hơi lắp ghép bằng gỗ ở ven hồ… à à, tôi vừa tắm khai trương tại đó xong. Cảm thấy như mới được tái sinh, đủ sức nhổ bật cả cây cối. Thậm chí lại muốn lao vào các vụ án khó khăn nữa.
Glockner cười lớn:
- Xin chúc mừng.
- Tuy nhiên có chuyện không ổn Emil à, dạo này tôi đãng trí dữ, tắm xong quên luôn cái đồng hồ…
- Sao? Nó phải còn trong nhà tắm chớ?
- Hi vọng vậy. Cái đồng hồ đeo tay bằng vàng đó là quà tặng của bà mẹ vợ mới chết. Biết ăn nói với bà xã cách nào đây?
- Vậy thì ông nên làm một chuyến khứ hồi Wiesenbecker, Simbock ạ. Tôi hiểu tính phu nhân ông, đối với một kỉ niệm, hãy liệu hồn…
Simbock nhún vai uể oải. Bất giác ông ta quay đầu lại và phát hiện ra đám trẻ. Mắt ngài ủy viên công tố nheo nheo:
- Ồ, những vị khách quý. Tuyệt thật, có cả Gaby nữa kìa.
Công Chúa làm một màn giới thiệu các chiến hữu. Lúc cô bé dừng lại thì Tarzan đề nghị:
- Tụi cháu vừa tình cờ nghe lỏm được chuyện cái đồng hồ của bác. Nếu bác đồng ý, cháu và Kloesen đạp xe đến hồ Wiesenbecker để mang chiếc đồng hồ về cho bác.
Simbock thở phào như trút được gánh nặng. Ông giao chìa khóa nhà tắm hơi cho Tarzan:
- Cảm ơn các cháu. Ai mà biết được qua một đêm, chuyện gì sẽ xảy ra với món đồ kỉ niệm đó…
Thanh tra Glockner cắt ngang:
- Còn những tấm ảnh thế nào?
Gaby nhanh nhảu:
- Đến tấm ảnh cuối cùng vẫn chẳng thấy ai mặt mũi giống gã Mắt Cá, thưa ba.
*
Chiều muộn. Gió dồn mây lại thành cụm trên trời. Thành phố đã ở sau lưng hai đứa. Thằng mập ca cẩm:
- Đã không được ăn, lại còn phải đạp xe. Cuộc đời tụi mình sao mà cực nhọc. Ôi đói… đại ca này, tao hi vọng bữa tối nay được chén gấp đôi.
Tarzan giả vờ ngó bâng quơ:
- Thì tao đâu thấy bữa ăn nào mà mày lại bằng lòng với một suất chớ.
- Xí! Suất mà ra suất thì nói làm chi. Từ lâu tao đã ngờ mấy vị phụ trách kí túc xá trù ém tao, muốn tao thấp bé nhẹ cân suốt đời đó đại ca.
Tarzan chỉ còn biết cười trước nỗi “đau khổ” của chàng “thấp bé nhẹ cân”.
Con đường lúc này thoai thoải cũng đỡ tốn sức. Mặt hồ đã lấp lánh sau rặng cây. Hồ không mênh mông như định nghĩa trong sách địa lí nhưng sâu thì phải biết. Chung quanh hồ, cây rừng mọc san sát như vệ binh dàn chào. Những con vịt trời tha hồ luồn lách trong đám lau sậy.
Hai thằng đi qua một bãi cỏ để đến nhà tắm hơi của ông Simbock. Bước chân của chúng làm một nhân vật đứng câu cá gần đó khó chịu. Ông ta lầm bầm:
- Thế này thì biết đời nào cá mới cắn câu. Cá ở hồ Wiesenbecker nghe tiếng động là a lê… vọt.
Tarzan cũng đã thấy sự hiện diện của kẻ thứ ba. Đó là một người mập ú, đầu to, mặc quần áo màu xanh lá cây, đi ủng cao su, nón sụp xuống trán.
Hắn cố gắng chào ông ta một cách lịch sự nhưng ông ta chỉ đáp lại bằng một cái nhăn mặt giận dữ.
Khi Tarzan dựa xe đạp vào bờ giậu và mở cánh cổng nhà tắm hơi, người câu cá ré lên:
- Này… mấy cậu định xâm nhập gia cư bất hợp pháp hả?
- Đúng vậy! Tụi tôi được phép mà, thưa ông.
- Tôi sẽ báo cảnh sát. Mấy cậu đâu phải người nhà ông Simbock!
Tarzan cười:
- Nhưng ông cũng đâu phải người gác nhà của ông ấy. Hay ông có giấy tờ chứng tỏ điều ngược lại ạ?
- Đồ mất dạy! Tôi sẽ báo cảnh sát nếu cậu lẻn vào, nhớ đó!
- Xin mời! Cảnh sát đang buồn rũ và rất thèm được nghe chuyện hài hước.
Bộ mặt nung núc thịt của người đàn ông như co giật khiến cần câu trong tay cứ run bắn lên. Đôi mắt ti hí đê tiện nhìn Tarzan lại nhìn xuống những con cá quẫy đuôi trên mặt hồ như trêu ghẹo ông ta. Cuối cùng người câu cá cũng chọn được một thái độ khôn ngoan: Ông ta không dại gì mà tử chiến với một thiếu niên như Tarzan.
Mặc kệ cơn lồng lộn của kẻ can thiệp, Tròn Vo chạy theo Tarzan bén gót:
- Thây kệ lão, tụi mình cần phát tắm một phát đã đời mới được. Tao đang muốn tắm cho sụt kí lô đây…
Tarzan lắc đầu:
- Đừng tưởng bở Kloesen. Tắm hơi chẳng làm con người xuống cân đâu. Này nhé, khi tắm xong mày toát mồ hôi rồi… khát, rồi uống nước ồng ộc. Vậy là trọng lượng vẫn đâu vô đó.
- Vậy hả?
- Tuy vậy, ích lợi phổ biến của nó là chống cảm lạnh và tiêu hóa được những thức nặng bụng như… sôcôla.
- Trời, vậy thì tao xin kiếu. Tao đâu có đủ sôcôla để ăn, vậy mà còn bị tiêu hóa đi nữa thì toi đời.
Hai đứa vòng qua góc nhà tắm hơi để tìm cánh cửa. Trời đất, miệng Tarzan há hốc: Ổ khóa đã bị phá!
- Coi kìa Tròn Vo!
- Ừ, dã man thật. Ai đã làm trò này? Thằng cha câu cá chăng?
Tarzan nhận định:
- Chắc chắn tên đột nhập mò vào đây không nhằm mục đích ăn trộm. Ở đây thì có cái gì đáng lấy chớ!
- Đại ca quên cái đồng hồ vàng ông Simbock bỏ quên ư?
- Tao không quên. Nhưng làm sao kẻ đột nhập biết trong nhà tắm hơi có đồng hồ?
Tarzan đẩy cửa. Mọi thứ bên trong có vẻ ổn định. Hắn mở tủ áo, tủ thơm mùi gỗ trống rỗng. Và, lạy Chúa, cái đồng hồ vàng vẫn nằm nguyên si trên ngăn tủ, chỉ giờ đúng phắp với đồng hồ của Tarzan.
Kloesen sửng sốt:
- Tao xin rút lại phán đoán hồi nãy. Chà, món quà tặng của bà già vợ mới đẹp làm sao. Chừng nào tao lấy vợ…
Thằng mập kịp dừng câu đùa khi thấy Tarzan đăm chiêu kiểm tra hàng chữ tí hon trên mặt dây đồng hồ. Ái chà, quả là lời đề tặng của bà mẹ vợ viên công tố. “Tặng Edward yêu quý của mẹ…”.
Hắn lẩm bẩm:
- Hiếm thấy thằng ăn trộm nào lãng mạn như vậy. Chẳng lẽ nó chỉ vô đây để mà… tắm hơi sao?
- Tụi mình thử xem xét kĩ coi, đại ca. Biết đâu sẽ có đáp số.
Và Tròn Vo tìm ra đáp số thiệt. Chưa đến năm phút, nó đã ôm từ buồng tắm ra một cái hộp lớn bằng hộp đựng giày, có buộc nơ cẩn thận. Cu cậu kề cái hộp vào tai và cười hề hề:
- Tao phát giác vật lạ này sau bồn nước lạnh. Mới đầu tao nghĩ nó đựng một con chuột nhưng té ra lại chứa một cái đồng hồ. Chậc, mình phải khui gấp để xem cái đồng hồ có làm bằng vàng hay không?
- Sao mày biết trong đó có đồng hồ?
- Nó kêu tích tắc, tích tắc.
Tarzan chết điếng. Hắn gầm lên:
- Cááái gì? Tiếng “tích tắc” hở?
Tròn Vo sung sướng:
- Ừ, mày thấy tao “tài nghệ” chưa?
- Tài nghệ con khỉ mốc…
Tarzan nhanh như cơn lốc giật phắt lấy chiếc hộp, phi một bước qua cửa, băng một mạch qua bãi cỏ rồi lấy đà liệng chiếc hộp nặng nề xuống nước.
Tròn Vo giậm chân thình thịch:
- Trời ơi, sao đại ca lại… lại ném nó đi?
- Im miệng lại và thụt đầu vô cửa gấp! Không có cái đồng hồ vàng bạc nào hết mà là bom… hẹn giờ đó, mày hiểu chưa? Kíp và chất nổ được gài sẵn trong hộp và đợi giờ nổ mà hung thủ ấn định. Nào, làm ơn nằm sấp xuống!
Mặt Tròn Vo trắng bệch:
- Chúa ơi, vậy mà tao đã hí hửng kẹp nó vô nách.
- Âu cũng là một kinh nghiệm xương máu cho mày trong các đặc vụ. Để mày bớt lộn xộn đi. Tuy nhiên không phải kíp nổ nào cũng chịu được nước. Chúng ta chờ thử…
- Ôi chao!
Tiếng rên của thằng mặp vừa dứt thì người đàn ông câu cá phốp pháp đã vung vẩy cần câu chạy lại. Ông ta giãy đành đạch như đỉa phải vôi:
- Mấy cậu nhất định phá tôi hả? Khốn kiếp. Lại còn phá hoại môi trường bằng cách quăng rác xuống hồ nữa.
Tarzan giải thích thật bình tĩnh:
- Tụi tôi vừa liệng một trái bom hẹn giờ chớ không phải rác rến nào cả. Chỉ cần đọc báo, ông sẽ biết là bọn khủng bố đang hoạt động ở vùng này. Ông sẽ chứng kiến…
Người đàn ông cười gằn:
- Lần này thì tôi nhất định sẽ tố cáo mấy cậu với nhà chức trách. Đồ lếu láo trơ trẽn…
Một tiếng nổ dưới mặt nước cắt ngang câu nói của ông ta. Tiếng nổ không ồn ào nhưng hậu quả cực kì đáng nói. Coi, cả mặt hồ như chìm trong cơn địa chấn kèm theo núi lửa hoạt động. Một cột nước lẫn rong rêu cao ít nhất sáu mét dựng đứng như cột nhà. Trong vài giây, toàn bộ nước hồ sôi lên sùng sục. Khi chỗ lõm sâu hun hút giữa mặt hồ khép lại, xác hằng hà sa số cá tôm lớn nhỏ lềnh bềnh phơi bụng trắng hếu.
Người đàn ông mặt nung núc thịt ngó cảnh tượng đó như bị thôi miên. Tròn Vo bây giờ mới thấy thực sự hãi hùng, răng va lập cập:
- Khủng khiếp quá. Nếu nó nổ trong tay tao thì…
Tarzan gật đầu:
- Ờ, khủng khiếp thật. Sau những vụ nổ liên tiếp ở tháp nước, nhà câu lạc bộ… là vụ gài bom hụt ở kí túc xá. Rồi vụ nổ chiếc BMW trong gara của chú Glockner. Và bây giờ là nhà tắm hơi của ông Simbock. Bọn đặt bom có lẽ là những kẻ ở trại điên được đi phép.
Hắn quay sang ông câu cá nói từng tiếng một:
- Hi vọng rằng bây giờ ông đã hiểu tụi tôi hơn. Tụi tôi sẽ báo cảnh sát. Ông sẽ là nhân chứng cần thiết. Ông tên gì ạ?
Người đàn ông vẫn chưa hết bàng hoàng:
- Xin lỗi… hai cậu, tôi… tôi là Herbert Lutz. Tôi sẽ đợi ở đây cho tới lúc cảnh sát đến.
- Cảm ơn ông!
Tarzan nhét chiếc đồng hồ của Simbock vào túi quần. Hắn vẫy tay gọi Tròn Vo về kí túc xá. Tại phòng điện thoại, hắn nhấc máy phôn kêu tới văn phòng của thanh tra Glockner. Câu đầu tiên của Tarzan là:
- Lại thêm một vụ nổ nữa, thưa chú!...
/703
|