Tuy đã phóng hết tốc lực nhưng khi đến nơi Tarzan không thấy có xe của thanh tra Glockner cũng như xe cảnh sát trên bãi đỗ xe của công ti BRUCHSEIDL. Hắn thở phì phò, rút khăn lau mồ hôi, và dựng xe vào tường.
Các cửa sổ đều đóng, không có ánh đèn, không một bóng người. Mọi người đã về hết, quá giờ tan sở mười phút rồi còn gì.
Tarzan phóng về phía cửa chính và lao vô phòng thường trực. Đèn đỏ báo động ở thang máy, nhưng chung quanh không một bóng người.
Đúng vào lúc hắn hoang mang tột độ thì có tiếng giật nước và tiếng mở cửa trong nhà vệ sinh. Một ông già tóc bạc trắng bước ra.
- Cậu tìm gì ở đây hở chú nhóc?
- Dạ, chào bác. Cháu có hẹn với thanh tra hình sự Glockner, ông ấy là người đang điều tra vụ trộm, chắc bác đã nghe nói về chuyện đó.
Ông già gật gù:
- Ừ… ừm, thế hử. Kìa, xe của ông thanh tra đã tới đó.
Tarzan quay nhìn ra sân. Đúng là chiếc xe hơi quen thuộc của ông Glockner đã tới. Gaby nhìn thấy Tarzan, đang vẫy tay chào. Rồi hai cha con bước vào nhà.
Sau khi chào hỏi người gác cổng, ông Glockner vỗ vai Tarzan:
- Gaby đã nói với chú về suy đoán của cháu. Nếu Leo Zeckel là tên gian tế hợp tác với nhân viên kế toán Doebl thì mọi sự thật đơn giản…
- Chú đang tìm Leo ạ?
- Ừ. Chú đã đi tìm nát con xóm lao động gã ở nhưng không ai biết gã đi đâu cả.
Ông già gác đêm ấp úng:
- Thưa ông thanh tra, tôi cần phải thực hiện… nhiệm vụ…
- Thì bác cứ làm đi.
- Ấy, mọi nhân viên đã về hết rồi. Tôi được lệnh phải đóng cổng ngõ cẩn thận. Tại đây hiện chỉ có mình tôi.
Tarzan ngạc nhiên:
- Bác có chắc như vậy không? Bác nhìn kìa, đèn đỏ ở thang máy đang nhấp nháy. Hình như trong đó còn có người?
Cả ông thanh tra, Gaby và người gác cổng đểu quay về cửa thang máy.
Người gác cổng vội tiến về phía thang máy ấn vô cái nút nào đó và chiếc thang máy đã chạy tiếp xuống. Từ trong buồng thang máy, hai bóng người vọt ra, miệng la thất thanh:
- Chạy đi! Chạy lẹ lên!
- Trời, đáng ra bom phải nổ rồi đó!
Leo Zeckel trán đẫm mồ hôi, hoảng hốt lao ra phía cửa. Dễ thôi, Tarzan chỉ lặng lẽ choãng chân ngang một cái là gã ngã sấp xuống sàn.
Gã nằm im không nhúc nhích. Tarzan kêu:
- Còn tên kia nữa, chú Glockner. Ủa, ông kế toán trưởng Paul Rode!…
Đúng vậy. Paul Rode đang huơ huơ cánh tay như người đuổi gà, mồm lắp bắp:
- Chạy đi. Thằng ma cô đó là kẻ đã viết năm lá thư tống tiền. Chính nó là thủ phạm gài bom dưới tầng hầm. Đúng ra bom phải nổ từ lâu rồi, từ cách đây…
- … từ cách đây bốn phút. Có lẽ hệ thống ngòi nổ xịt rồi.
Leo uể oải nối lời Rode và từ từ đứng dậy.
Ông già gác đêm co rúm lại vì kinh hoàng.
- Mày… mày dám…
Thanh tra Glockner đã lấy lại bình tỉnh. Ông ra lệnh:
- Mọi người hãy ra khỏi nhà. Ra hết. Bất cứ lúc nào trái bom cũng có thể phát nổ.
Ông xốc nách Leo Zeckel lôi xềnh xệch mà không gặp một sự kháng cự nào. Tên anh chị đã hoàn toàn kiệt sức vì bị khủng hoảng tinh thần sau vụ khủng bố… hụt. Gần mười phút trụ trong buồng thang máy đã tiêu diệt mọi nhuệ khí của gã.
Coi, trong khi mọi người ba chân bốn cẳng tìm vị trí an toàn thì con mắt Tarzan đã phát hiện cái cặp nằm chỏng chơ ở cửa thang máy. Nhanh như một tia chớp, hắn bay về phía đó chụp cái cặp căng phồng. Hắn nghĩ chắc đây là cặp của Leo và có thể chứa những bằng chứng quan trọng.
Khi Tarzan chạy vội theo mọi người ra sân thì Rode bất ngờ nhào đến nhanh như một siêu cầu thủ bóng ném, giật lấy cái cặp, miệng rối rít:
- Cho tôi xin lại! Cảm ơn cậu. Đây là cặp hồ sơ của tôi.
Thanh tra Glockner bập cái còng số 8 vào tay Leo và tống gã vào trong xe. Kế toán trưởng Rode kể lại những việc xảy ra trong thang máy. Có lẽ Leo bị hoảng loạn trong lúc kề cái chết nên đã thổ lộ tất cả với Rode.
Rồi ông thanh tra chụp máy bộ đàm.
- Thanh tra Glockner đây. Yêu cầu cho chuyên gia rà phá bom mìn đến công ti BRUCHSEIDL cấp tốc…
Tarzan kéo Gaby ra một góc chán nản:
- Vậy là mọi dự đoán của mình tan như bọt xà phòng. Leo chính là tên tống tiền và gài bom. Gã đâu có dính dáng gì tới vụ ăn trộm bạc triệu.
Gaby an ủi hắn:
- Dù sao nhờ chuyện này mà thủ quỹ Doebl có lí do để được gỡ tội. Nếu Leo thông đồng với Doebl để ăn trộm khoản tiền gần một triệu hôm qua thì gã đã xa chạy cao bay từ khuya rồi, đâu còn dẫn xác về đây.
Trong khi chờ đợi lực lượng công binh tới, mọi người đều hồi hộp ngó về tòa dinh cơ chín tầng. Không có quả bom nào nổ cả! Công ti BRUCHSEIDL vẫn vững như bàn thạch.
Tarzan bỗng giật mình bởi một bàn tay đập khẽ lên vai. Bàn tay kèm theo 50 mark mới chết dở.
Hắn ú ớ:
- Ơ… Ông Rode hả. Rất tiếc, tôi lại không có tiền lẻ đổi cho ông.
Paul Rode cười cầu tài:
- Không, đây là của cậu mà.
- Sao lại của tôi?
- Vì cậu đã giúp tôi lấy lại chiếc cặp. Đó là một hành động phi thường giữa lúc trái bom có thể phát nổ, cậu đã liều mình vì tôi.
Tarzan cười:
- Có gì mà phi thường ạ? Tôi cho rằng Leo Zeckel chưa đủ tay nghề để chế tạo một trái bom và gã đã phạm sai lầm. Ông Rode ạ, chỉ chạy có ba bước và cúi xuống một lần để nhặt cái cặp thì chỉ đáng dăm xu là cùng. Ông hãy cất tiền đi. Cảm ơn lòng tốt của ông.
Hắn lại giật mình lần thứ hai bởi cánh tay Gaby kéo mạnh. Cô bé la lên thảng thốt:
- Ba ơi, có chiếc xe hơi nào rề rề đến ngó gã Leo chằm chằm kìa…
- Đâu hả Gaby?
Cô bé chỉ tay về phía chiếc ô-tô vừa phóng mất hút.
- Lạy Chúa, thằng Jan Zeckel ở trên xe.
Thanh tra Glockner vỗ trán:
- Làm gì có chuyện đó. Không lẽ Jan vượt ngục. Nó đang ngồi trong nhà giam mà.
- Con thấy rõ ràng. Một người tóc hung đỏ cắt ngắn mà. Con thề mà con không nhầm đâu ba.
Tarzan phản đối:
- Chỉ là người giống người thôi. Yên tâm đi Gaby. Trên thế gian này có biết bao nhiêu thằng con trai tóc hung đỏ và đầu đinh.
Bây giờ thì còi xe cảnh sát mới vang lên. Các chuyên gia phá bom đã đến hiện trường và nhiệm vụ của Leo lúc này là mô tả lại nơi mà nó đã cài bom thất bại.
Chỉ sau ít phút, người đội trưởng công binh đã tung trái mìn lên cao rồi cười ngất:
- Cái thằng khủng bố đã làm một trái bom… đồ chơi. Sơ sài kiểu này làm sao nổ được.
Bố già Glockner vẫy hai quái Tarzan và Gaby về chiếc BMW. Ông nói từng tiếng:
- Ba đã gọi bộ đàm về trung tâm hỏi thăm về thằng Jan Zeckel. Nó vẫn còn trong tù. Leo sẽ được nhập bọn với nó! Dù quả bom của Leo chỉ là một trò trẻ ngu xuẩn nhưng không vì thế mà mục đích hành động của Leo không bị trừng phạt.
Gaby vẫn bán tín bán nghi:
- Sao kì quá vậy? Rõ ràng con đã thấy Jan mà.
*
Tuy đã bảy giờ tối nhưng trời vẫn còn sáng. Bầu trời không một gợn mây. Nhà trọ mang tên Buchenhohe nằm ngay ven lộ.
Mãi tới lúc quăng chiếc va-li lên chiếc giường trong nhà trọ, Otto mới biết căn buồng gã thuê còn một cái cửa nữa. Cái cửa thông qua buồng số 19, buồng của gã số 20.
Panrich lầm bầm:
- Thật chẳng ra làm sao. Ăn ở thế này thì thằng hàng xóm nghe lén hết còn gì.
Gã có chửi thì chửi nhưng cũng ráng chịu loại nhà trọ bình dân này. Có hề chi, mai gã đã biến thật sớm rồi.
Otto Panrich lôi chai rượu ra khỏi va-li đặt lên bàn và nhét khẩu súng ngắn dưới gối. Gã đã từng thực hiện vô số phi vụ trộm cướp nhưng rất ít khi phải dùng tới “chó lửa”. Tuy vậy có nó trong tay gã mới có được cảm giác yên tâm.
Nào, bây giờ thì lê gót qua chiếc tủ đứng và làm ơn đừng liếc vô gương. Otto chẳng thể nào ưa nổi bản mặt mình. Mái tóc đỏ quạch cắt kiểu đầu đinh ngó phát tởm, chưa kể cặp môi dày vều lên như hai múi bưởi trên làn da trắng tái.
Mới 23 tuổi nhưng Panrich là kẻ sa ngã từ lâu.
Gã treo các thứ vào trong tủ và lôi trong va-li ra một chiếc xắc bằng da cá sấu. Gã dốc các thứ trong xắc ra giường: một đồng hồ vàng đeo tay của phụ nữ, một chiếc nhẫn mặt đá smarag, một chiếc nhẫn mặt saphia, một cái ví có khoảng 100 mark tiền lẻ, rồi gương lược, son phấn phụ nữ… Chà, ngửi cứ thơm phưng phức.
Đố Panrich kể nổi vì sao gã đã gây ra vụ cướp vớ vẩn này. Hình như lúc đó gã ngà ngà say. Gã xộc đến rạp chiếu bóng TRUNG TÂM, khát nước kinh khủng và khát cả bạo lực khi gặp một phụ nữ đi lẻ loi.
Gã lại cho tất cả vào xắc và cất xắc vào va-li, vớ lấy chai rượu tu ừng ực. Đúng lúc nước cay tràn qua cổ họng Panrich thì buồng bên cạnh có tiếng dép kéo lê lệt sệt. Sau đó là tiếng ai đó gọi điện thoại. Rồi Panrich nghe một giọng đàn ông khàn khàn nói hấp tấp:
- Rode đây! Kìa Catrin của anh. Em thu xếp xong chưa. Bây giờ đã mười chín giờ rồi còn gì.
Chắc bây giờ tới lượt người đàn ông lắng nghe. Panrich tự nhiên cũng nín thở, dỏng tai theo dõi câu chuyện trời ơi đất hỡi của họ.
Lại giọng người đàn ông tiếp tục:
- Không, không thể như thế được! Em yêu, em quên hòn đảo tuyệt vời với cơ man dừa và chuối hay sao? Em yêu ơi, chúng ta, chúng ta đã tính… Kìa, tại sao em thay đổi ý kiến nhanh thế? Em nói thật đấy chứ?
Gã đàn ông có tên là Paul Rode nấc lên nghe thật thảm thiết. Panrich nhăn mặt. Gã không ưa loại đàn ông đớn hèn. Đồ… luỵ đàn bà! Tuy nhiên gã dẹp liền cảm giác khó chịu để nghe giọng đàn ông “ca” tiếp:
- Hãy đi với anh, Catrin! Anh đang cầm của hãng tới 940.000 mark trong tay. Chúng ta sẽ vui vẻ với nhau một thời gian dài. Anh không thể đợi em ở phòng trọ này mãi, nguy hiểm lắm. Anh biết thanh tra Glockner trước sau gì cũng ngửi ra anh. Này Catrin, chúng ta cần tranh thủ từng giờ…
Mười giây sau, cái gã tên Rode lại sụt sịt mũi.
- Catrin, em đâu có ưa gì lão chồng bụng phệ đó phải không? Tại sao không chịu đi với anh, anh thiệt không hiểu nổi.
Ở bên này cửa buồng, Panrich cũng… không hiểu nổi. Ma quỷ thánh thần ạ, tới 940.000 mark! Một núi tiền mà nào có xa xôi gì, ngay bên kia tường. Chà, chắc thằng hèn Paul Rode đó đã biển thủ của cơ quan.
Giọng “thằng hèn” lại vang lên lớn hơn:
- Catrin, chỉ vì yêu em mà anh đã hi sinh sự nghiệp cùng danh dự. Ngày mai khi không thấy anh ở hãng, bọn cớm sẽ truy nã khắp nơi. Ôi, Catrin. Hãy đến buồng số 19 nhà trọ Buchenhohe! Anh đợi em từng giây từng phút.
Yên lặng vài giây rồi tiếng Rode lại kêu khẩn thiết:
- Catrin! Anh van em, Catrin!...
Hình như đầu dây bên kia đã cúp máy.
Panrich khoác áo, cho súng vào túi, khe khẽ mở cửa chính căn buồng. Cuộc đời gã lên hương đến nơi rồi! Căn nhà trọ hình chữ U, phòng trực và nhà ăn ở khá xa, đố ai biết được điều gì đã xảy ra. Panrich đảo mắt ngó mấy chiếc ô-tô đậu tùm lum trước một số cửa buồng. Trước cửa căn buồng mang số 19 lù lù một chiếc Opel có biển số PR 111.
Panrich nhìn quanh: Không một bóng người.
Gã lướt dọc hàng hiên và gõ cửa buồng Paul Rode.
- Ai đấy?
- Bồi phòng mang khăn mặt và đồ vệ sinh hầu ông.
Rode mở cửa. Một tiếng “chát” khô khan vang lên. Gã kế toán trưởng đa tình gục xuống tấm thảm rách không kêu được một tiếng. Otto Panrich quả không hổ danh tàn độc. Y hạ nạn nhân chỉ cần dùng báng súng chớ cần chi xiết cò.
*
Lúc buông điện thoại, Catrin mới bắt đầu hoảng. Ả hoảng vì không ngờ Rode dám biển thủ tới 940.000 mark chứ sao. Trời đất, số tiền liều mạng trên kể cũng lớn, nhưng lão chồng mập tốt bụng của ả cũng có thể kiếm được trong vòng hai năm. Ả dại gì bỏ lão chồng ngốc nghếch mà hết lòng chiều vợ này. Kiểu gì thì với ả, Rode cũng chỉ là chỗ vui vẻ dấm dúi chút ít khi ông chồng ả miệt mài đánh bài ở quán rượu thôi. Khốn nạn, làm sao Rode lại mù quáng và dại dột đến thế chớ. Ả tự nhủ: “Ta phải lên đường thôi. Phải khuyên gã đần kia hoàn trả số tiền vào vị trí cũ. Xì, ai mà thèm đi với gã tới hòn đảo ma quỷ đó”.
Sau 20 phút Catrin đã đậu xe trước quán trọ. Cái nhìn lẳng lơ của ả phát hiện ngay chiếc Opel. Buồng số 19 kia rồi!
Ả định nhảy khỏi xe thì hết hồn rụt lại bởi một thanh niên tóc đỏ quạch cắt ngắn với bộ mặt gian giảo bước ra từ buồng số 20. Tay mặt của y cầm một chiếc va-li và tay trái dính như keo vô một cái cặp da màu đen mà Catrin đã tặng Rode vào dịp Noel vừa rồi. Y phăm phăm lao về phía chiếc ô-tô hiệu Ford màu trắng và quăng cả hai thứ hành lí vô băng sau.
Catrin trốn trong xe mà run như bị sốt rét. Không thể làm gì hơn, ả chờ gã mặt mũi cô hồn ấy và chiếc Ford bốc hơi mới dám thò cặp giò xuống đất.
- Chắc chắn là Rode gặp nguy rồi.
Ả chạy như bay đến phòng số 19 không thèm gõ cửa mà đẩy thẳng cánh. Rode nằm bất tỉnh nhân sự trên nền nhà. Máu từ vết thương trên đầu lão đã đông thành cục. Lão thở yếu ớt. Catrin tự bịt miệng mình và bình tĩnh đưa tay bắt mạch. Mạch vẫn đập rõ. Cảm ơn Thượng Đế.
Nào, bây giờ thì làm ơn rời khỏi đây càng nhanh càng tốt kẻo sẽ không biết ăn nói thế nào với lão chồng bụng phệ ở nhà. Nhưng trước khi biến ả cũng phải làm một cái gì trả nghĩa với người tình không bao giờ chung sống. Catrin tỉnh bơ gọi phôn đến phòng tiếp tân. Giọng ả ráo hoảnh:
- Yêu cầu các ông cho nhân viên đến phòng 19. Có một vị khách bị… trúng gió.
*
Otto Panrich tấp chiếc xe màu trắng vô vệ đường. Nhìn trước nhìn sau không thấy ai, gã mở tung cái cặp da. Không nên xách cái cặp da bảnh bao này. Lộ mất. Cho gói tiền vào va-li vậy. Ơ, lại còn đống giấy tờ quái quỷ gì nữa. Té ra căn cước, hộ chiếu và vé máy bay của Paul Rode. Có cả tấm ảnh một người đàn bà trẻ xinh đẹp với mái tóc Marilyn Monroe. Nào, bỏ luôn vào va-li cho chắc ăn. Té ra con mụ lẳng lơ này ư? Mụ vừa xuất hiện ở quán trọ với chiếc Mercedes màu đỏ. Chết mẹ, rõ ràng con mụ đã thấy gã xách cái cặp da của thằng bồ trong tay. Thế nào mụ cũng phát hiện ra nạn nhân, sẽ báo cảnh sát và gọi cấp cứu. Thậm chí, có thể mụ đã nhớ cả số xe của gã. Chó thật!
Otto Panrich đờ người. Gã khóa xe và vứt chìa vào bụi rậm.
Gã xách va-li rảo bước đi vào thị trấn, bụng bảo dạ từ đây đến ga chắc còn không xa.
Panrich đi như chạy vì sợ cớm đuổi theo, nhưng… xin lỗi, làm gì có cớm nào, may ra thì chỉ có tiếng động cơ xe nhỏ xíu.
- Chuyện nhỏ.
Gã không thèm quay đầu ngó mà thản nhiên nép sát vô hàng cây ven đường. Khi tiếng rú ga vang rền gã mới biết rằng mình đã phạm một sai lầm nghiêm trọng.
Rầầầm…! Panrich thấy tối sầm mặt mày và văng xa đến ba mét. Ngay lập tức gã ngất xỉu. Sau này vào bệnh viện, gã mới hay rằng mình bị gãy một chân, phải bó bột.
Nhưng chuyện đó hạ hồi phân giải. Còn lúc này, chiếc xe Mercedes màu đỏ đã thắng ken két. Catrin Hasenpatz – phải, chính ả đã gây tai nạn cho Panrich – run run phóng ra khỏi xe chạy về phía nạn nhân.
- Gã sống hay chết nhỉ?
Ả thu hết can đảm lôi nạn nhân vô bụi rậm và hấp tấp mở va-li của gã ra coi. Chúa ơi, một cái gói toàn tiền là tiền!
Người đàn bà liền quẳng tất cả chỗ tiền vô cốp xe của mình, phóng thẳng. Trời đã nhá nhem tối, ả cũng không để ý xem trong va-li còn có những gì khác nữa.
Trời càng lúc càng tối om. Chiếc Mercedes chồm lên chạy về hướng thành phố. Catrin bụng bảo dạ:
- Sẽ chẳng ma nào biết mình hoặc Rode dính líu đến chuyện này. Gây tai nạn rồi chạy trốn, cái vụ đó dạo gần đây xảy ra thường mà. Quá lắm, người ta lại cho rằng thủ phạm là chiếc xe điên màu đỏ chớ gì!
Ờ há, xe ả cũng màu đỏ. Không nhân chứng, và hi vọng rằng cảnh sát chưa tóm được thằng lái chiếc xe điên.
Các cửa sổ đều đóng, không có ánh đèn, không một bóng người. Mọi người đã về hết, quá giờ tan sở mười phút rồi còn gì.
Tarzan phóng về phía cửa chính và lao vô phòng thường trực. Đèn đỏ báo động ở thang máy, nhưng chung quanh không một bóng người.
Đúng vào lúc hắn hoang mang tột độ thì có tiếng giật nước và tiếng mở cửa trong nhà vệ sinh. Một ông già tóc bạc trắng bước ra.
- Cậu tìm gì ở đây hở chú nhóc?
- Dạ, chào bác. Cháu có hẹn với thanh tra hình sự Glockner, ông ấy là người đang điều tra vụ trộm, chắc bác đã nghe nói về chuyện đó.
Ông già gật gù:
- Ừ… ừm, thế hử. Kìa, xe của ông thanh tra đã tới đó.
Tarzan quay nhìn ra sân. Đúng là chiếc xe hơi quen thuộc của ông Glockner đã tới. Gaby nhìn thấy Tarzan, đang vẫy tay chào. Rồi hai cha con bước vào nhà.
Sau khi chào hỏi người gác cổng, ông Glockner vỗ vai Tarzan:
- Gaby đã nói với chú về suy đoán của cháu. Nếu Leo Zeckel là tên gian tế hợp tác với nhân viên kế toán Doebl thì mọi sự thật đơn giản…
- Chú đang tìm Leo ạ?
- Ừ. Chú đã đi tìm nát con xóm lao động gã ở nhưng không ai biết gã đi đâu cả.
Ông già gác đêm ấp úng:
- Thưa ông thanh tra, tôi cần phải thực hiện… nhiệm vụ…
- Thì bác cứ làm đi.
- Ấy, mọi nhân viên đã về hết rồi. Tôi được lệnh phải đóng cổng ngõ cẩn thận. Tại đây hiện chỉ có mình tôi.
Tarzan ngạc nhiên:
- Bác có chắc như vậy không? Bác nhìn kìa, đèn đỏ ở thang máy đang nhấp nháy. Hình như trong đó còn có người?
Cả ông thanh tra, Gaby và người gác cổng đểu quay về cửa thang máy.
Người gác cổng vội tiến về phía thang máy ấn vô cái nút nào đó và chiếc thang máy đã chạy tiếp xuống. Từ trong buồng thang máy, hai bóng người vọt ra, miệng la thất thanh:
- Chạy đi! Chạy lẹ lên!
- Trời, đáng ra bom phải nổ rồi đó!
Leo Zeckel trán đẫm mồ hôi, hoảng hốt lao ra phía cửa. Dễ thôi, Tarzan chỉ lặng lẽ choãng chân ngang một cái là gã ngã sấp xuống sàn.
Gã nằm im không nhúc nhích. Tarzan kêu:
- Còn tên kia nữa, chú Glockner. Ủa, ông kế toán trưởng Paul Rode!…
Đúng vậy. Paul Rode đang huơ huơ cánh tay như người đuổi gà, mồm lắp bắp:
- Chạy đi. Thằng ma cô đó là kẻ đã viết năm lá thư tống tiền. Chính nó là thủ phạm gài bom dưới tầng hầm. Đúng ra bom phải nổ từ lâu rồi, từ cách đây…
- … từ cách đây bốn phút. Có lẽ hệ thống ngòi nổ xịt rồi.
Leo uể oải nối lời Rode và từ từ đứng dậy.
Ông già gác đêm co rúm lại vì kinh hoàng.
- Mày… mày dám…
Thanh tra Glockner đã lấy lại bình tỉnh. Ông ra lệnh:
- Mọi người hãy ra khỏi nhà. Ra hết. Bất cứ lúc nào trái bom cũng có thể phát nổ.
Ông xốc nách Leo Zeckel lôi xềnh xệch mà không gặp một sự kháng cự nào. Tên anh chị đã hoàn toàn kiệt sức vì bị khủng hoảng tinh thần sau vụ khủng bố… hụt. Gần mười phút trụ trong buồng thang máy đã tiêu diệt mọi nhuệ khí của gã.
Coi, trong khi mọi người ba chân bốn cẳng tìm vị trí an toàn thì con mắt Tarzan đã phát hiện cái cặp nằm chỏng chơ ở cửa thang máy. Nhanh như một tia chớp, hắn bay về phía đó chụp cái cặp căng phồng. Hắn nghĩ chắc đây là cặp của Leo và có thể chứa những bằng chứng quan trọng.
Khi Tarzan chạy vội theo mọi người ra sân thì Rode bất ngờ nhào đến nhanh như một siêu cầu thủ bóng ném, giật lấy cái cặp, miệng rối rít:
- Cho tôi xin lại! Cảm ơn cậu. Đây là cặp hồ sơ của tôi.
Thanh tra Glockner bập cái còng số 8 vào tay Leo và tống gã vào trong xe. Kế toán trưởng Rode kể lại những việc xảy ra trong thang máy. Có lẽ Leo bị hoảng loạn trong lúc kề cái chết nên đã thổ lộ tất cả với Rode.
Rồi ông thanh tra chụp máy bộ đàm.
- Thanh tra Glockner đây. Yêu cầu cho chuyên gia rà phá bom mìn đến công ti BRUCHSEIDL cấp tốc…
Tarzan kéo Gaby ra một góc chán nản:
- Vậy là mọi dự đoán của mình tan như bọt xà phòng. Leo chính là tên tống tiền và gài bom. Gã đâu có dính dáng gì tới vụ ăn trộm bạc triệu.
Gaby an ủi hắn:
- Dù sao nhờ chuyện này mà thủ quỹ Doebl có lí do để được gỡ tội. Nếu Leo thông đồng với Doebl để ăn trộm khoản tiền gần một triệu hôm qua thì gã đã xa chạy cao bay từ khuya rồi, đâu còn dẫn xác về đây.
Trong khi chờ đợi lực lượng công binh tới, mọi người đều hồi hộp ngó về tòa dinh cơ chín tầng. Không có quả bom nào nổ cả! Công ti BRUCHSEIDL vẫn vững như bàn thạch.
Tarzan bỗng giật mình bởi một bàn tay đập khẽ lên vai. Bàn tay kèm theo 50 mark mới chết dở.
Hắn ú ớ:
- Ơ… Ông Rode hả. Rất tiếc, tôi lại không có tiền lẻ đổi cho ông.
Paul Rode cười cầu tài:
- Không, đây là của cậu mà.
- Sao lại của tôi?
- Vì cậu đã giúp tôi lấy lại chiếc cặp. Đó là một hành động phi thường giữa lúc trái bom có thể phát nổ, cậu đã liều mình vì tôi.
Tarzan cười:
- Có gì mà phi thường ạ? Tôi cho rằng Leo Zeckel chưa đủ tay nghề để chế tạo một trái bom và gã đã phạm sai lầm. Ông Rode ạ, chỉ chạy có ba bước và cúi xuống một lần để nhặt cái cặp thì chỉ đáng dăm xu là cùng. Ông hãy cất tiền đi. Cảm ơn lòng tốt của ông.
Hắn lại giật mình lần thứ hai bởi cánh tay Gaby kéo mạnh. Cô bé la lên thảng thốt:
- Ba ơi, có chiếc xe hơi nào rề rề đến ngó gã Leo chằm chằm kìa…
- Đâu hả Gaby?
Cô bé chỉ tay về phía chiếc ô-tô vừa phóng mất hút.
- Lạy Chúa, thằng Jan Zeckel ở trên xe.
Thanh tra Glockner vỗ trán:
- Làm gì có chuyện đó. Không lẽ Jan vượt ngục. Nó đang ngồi trong nhà giam mà.
- Con thấy rõ ràng. Một người tóc hung đỏ cắt ngắn mà. Con thề mà con không nhầm đâu ba.
Tarzan phản đối:
- Chỉ là người giống người thôi. Yên tâm đi Gaby. Trên thế gian này có biết bao nhiêu thằng con trai tóc hung đỏ và đầu đinh.
Bây giờ thì còi xe cảnh sát mới vang lên. Các chuyên gia phá bom đã đến hiện trường và nhiệm vụ của Leo lúc này là mô tả lại nơi mà nó đã cài bom thất bại.
Chỉ sau ít phút, người đội trưởng công binh đã tung trái mìn lên cao rồi cười ngất:
- Cái thằng khủng bố đã làm một trái bom… đồ chơi. Sơ sài kiểu này làm sao nổ được.
Bố già Glockner vẫy hai quái Tarzan và Gaby về chiếc BMW. Ông nói từng tiếng:
- Ba đã gọi bộ đàm về trung tâm hỏi thăm về thằng Jan Zeckel. Nó vẫn còn trong tù. Leo sẽ được nhập bọn với nó! Dù quả bom của Leo chỉ là một trò trẻ ngu xuẩn nhưng không vì thế mà mục đích hành động của Leo không bị trừng phạt.
Gaby vẫn bán tín bán nghi:
- Sao kì quá vậy? Rõ ràng con đã thấy Jan mà.
*
Tuy đã bảy giờ tối nhưng trời vẫn còn sáng. Bầu trời không một gợn mây. Nhà trọ mang tên Buchenhohe nằm ngay ven lộ.
Mãi tới lúc quăng chiếc va-li lên chiếc giường trong nhà trọ, Otto mới biết căn buồng gã thuê còn một cái cửa nữa. Cái cửa thông qua buồng số 19, buồng của gã số 20.
Panrich lầm bầm:
- Thật chẳng ra làm sao. Ăn ở thế này thì thằng hàng xóm nghe lén hết còn gì.
Gã có chửi thì chửi nhưng cũng ráng chịu loại nhà trọ bình dân này. Có hề chi, mai gã đã biến thật sớm rồi.
Otto Panrich lôi chai rượu ra khỏi va-li đặt lên bàn và nhét khẩu súng ngắn dưới gối. Gã đã từng thực hiện vô số phi vụ trộm cướp nhưng rất ít khi phải dùng tới “chó lửa”. Tuy vậy có nó trong tay gã mới có được cảm giác yên tâm.
Nào, bây giờ thì lê gót qua chiếc tủ đứng và làm ơn đừng liếc vô gương. Otto chẳng thể nào ưa nổi bản mặt mình. Mái tóc đỏ quạch cắt kiểu đầu đinh ngó phát tởm, chưa kể cặp môi dày vều lên như hai múi bưởi trên làn da trắng tái.
Mới 23 tuổi nhưng Panrich là kẻ sa ngã từ lâu.
Gã treo các thứ vào trong tủ và lôi trong va-li ra một chiếc xắc bằng da cá sấu. Gã dốc các thứ trong xắc ra giường: một đồng hồ vàng đeo tay của phụ nữ, một chiếc nhẫn mặt đá smarag, một chiếc nhẫn mặt saphia, một cái ví có khoảng 100 mark tiền lẻ, rồi gương lược, son phấn phụ nữ… Chà, ngửi cứ thơm phưng phức.
Đố Panrich kể nổi vì sao gã đã gây ra vụ cướp vớ vẩn này. Hình như lúc đó gã ngà ngà say. Gã xộc đến rạp chiếu bóng TRUNG TÂM, khát nước kinh khủng và khát cả bạo lực khi gặp một phụ nữ đi lẻ loi.
Gã lại cho tất cả vào xắc và cất xắc vào va-li, vớ lấy chai rượu tu ừng ực. Đúng lúc nước cay tràn qua cổ họng Panrich thì buồng bên cạnh có tiếng dép kéo lê lệt sệt. Sau đó là tiếng ai đó gọi điện thoại. Rồi Panrich nghe một giọng đàn ông khàn khàn nói hấp tấp:
- Rode đây! Kìa Catrin của anh. Em thu xếp xong chưa. Bây giờ đã mười chín giờ rồi còn gì.
Chắc bây giờ tới lượt người đàn ông lắng nghe. Panrich tự nhiên cũng nín thở, dỏng tai theo dõi câu chuyện trời ơi đất hỡi của họ.
Lại giọng người đàn ông tiếp tục:
- Không, không thể như thế được! Em yêu, em quên hòn đảo tuyệt vời với cơ man dừa và chuối hay sao? Em yêu ơi, chúng ta, chúng ta đã tính… Kìa, tại sao em thay đổi ý kiến nhanh thế? Em nói thật đấy chứ?
Gã đàn ông có tên là Paul Rode nấc lên nghe thật thảm thiết. Panrich nhăn mặt. Gã không ưa loại đàn ông đớn hèn. Đồ… luỵ đàn bà! Tuy nhiên gã dẹp liền cảm giác khó chịu để nghe giọng đàn ông “ca” tiếp:
- Hãy đi với anh, Catrin! Anh đang cầm của hãng tới 940.000 mark trong tay. Chúng ta sẽ vui vẻ với nhau một thời gian dài. Anh không thể đợi em ở phòng trọ này mãi, nguy hiểm lắm. Anh biết thanh tra Glockner trước sau gì cũng ngửi ra anh. Này Catrin, chúng ta cần tranh thủ từng giờ…
Mười giây sau, cái gã tên Rode lại sụt sịt mũi.
- Catrin, em đâu có ưa gì lão chồng bụng phệ đó phải không? Tại sao không chịu đi với anh, anh thiệt không hiểu nổi.
Ở bên này cửa buồng, Panrich cũng… không hiểu nổi. Ma quỷ thánh thần ạ, tới 940.000 mark! Một núi tiền mà nào có xa xôi gì, ngay bên kia tường. Chà, chắc thằng hèn Paul Rode đó đã biển thủ của cơ quan.
Giọng “thằng hèn” lại vang lên lớn hơn:
- Catrin, chỉ vì yêu em mà anh đã hi sinh sự nghiệp cùng danh dự. Ngày mai khi không thấy anh ở hãng, bọn cớm sẽ truy nã khắp nơi. Ôi, Catrin. Hãy đến buồng số 19 nhà trọ Buchenhohe! Anh đợi em từng giây từng phút.
Yên lặng vài giây rồi tiếng Rode lại kêu khẩn thiết:
- Catrin! Anh van em, Catrin!...
Hình như đầu dây bên kia đã cúp máy.
Panrich khoác áo, cho súng vào túi, khe khẽ mở cửa chính căn buồng. Cuộc đời gã lên hương đến nơi rồi! Căn nhà trọ hình chữ U, phòng trực và nhà ăn ở khá xa, đố ai biết được điều gì đã xảy ra. Panrich đảo mắt ngó mấy chiếc ô-tô đậu tùm lum trước một số cửa buồng. Trước cửa căn buồng mang số 19 lù lù một chiếc Opel có biển số PR 111.
Panrich nhìn quanh: Không một bóng người.
Gã lướt dọc hàng hiên và gõ cửa buồng Paul Rode.
- Ai đấy?
- Bồi phòng mang khăn mặt và đồ vệ sinh hầu ông.
Rode mở cửa. Một tiếng “chát” khô khan vang lên. Gã kế toán trưởng đa tình gục xuống tấm thảm rách không kêu được một tiếng. Otto Panrich quả không hổ danh tàn độc. Y hạ nạn nhân chỉ cần dùng báng súng chớ cần chi xiết cò.
*
Lúc buông điện thoại, Catrin mới bắt đầu hoảng. Ả hoảng vì không ngờ Rode dám biển thủ tới 940.000 mark chứ sao. Trời đất, số tiền liều mạng trên kể cũng lớn, nhưng lão chồng mập tốt bụng của ả cũng có thể kiếm được trong vòng hai năm. Ả dại gì bỏ lão chồng ngốc nghếch mà hết lòng chiều vợ này. Kiểu gì thì với ả, Rode cũng chỉ là chỗ vui vẻ dấm dúi chút ít khi ông chồng ả miệt mài đánh bài ở quán rượu thôi. Khốn nạn, làm sao Rode lại mù quáng và dại dột đến thế chớ. Ả tự nhủ: “Ta phải lên đường thôi. Phải khuyên gã đần kia hoàn trả số tiền vào vị trí cũ. Xì, ai mà thèm đi với gã tới hòn đảo ma quỷ đó”.
Sau 20 phút Catrin đã đậu xe trước quán trọ. Cái nhìn lẳng lơ của ả phát hiện ngay chiếc Opel. Buồng số 19 kia rồi!
Ả định nhảy khỏi xe thì hết hồn rụt lại bởi một thanh niên tóc đỏ quạch cắt ngắn với bộ mặt gian giảo bước ra từ buồng số 20. Tay mặt của y cầm một chiếc va-li và tay trái dính như keo vô một cái cặp da màu đen mà Catrin đã tặng Rode vào dịp Noel vừa rồi. Y phăm phăm lao về phía chiếc ô-tô hiệu Ford màu trắng và quăng cả hai thứ hành lí vô băng sau.
Catrin trốn trong xe mà run như bị sốt rét. Không thể làm gì hơn, ả chờ gã mặt mũi cô hồn ấy và chiếc Ford bốc hơi mới dám thò cặp giò xuống đất.
- Chắc chắn là Rode gặp nguy rồi.
Ả chạy như bay đến phòng số 19 không thèm gõ cửa mà đẩy thẳng cánh. Rode nằm bất tỉnh nhân sự trên nền nhà. Máu từ vết thương trên đầu lão đã đông thành cục. Lão thở yếu ớt. Catrin tự bịt miệng mình và bình tĩnh đưa tay bắt mạch. Mạch vẫn đập rõ. Cảm ơn Thượng Đế.
Nào, bây giờ thì làm ơn rời khỏi đây càng nhanh càng tốt kẻo sẽ không biết ăn nói thế nào với lão chồng bụng phệ ở nhà. Nhưng trước khi biến ả cũng phải làm một cái gì trả nghĩa với người tình không bao giờ chung sống. Catrin tỉnh bơ gọi phôn đến phòng tiếp tân. Giọng ả ráo hoảnh:
- Yêu cầu các ông cho nhân viên đến phòng 19. Có một vị khách bị… trúng gió.
*
Otto Panrich tấp chiếc xe màu trắng vô vệ đường. Nhìn trước nhìn sau không thấy ai, gã mở tung cái cặp da. Không nên xách cái cặp da bảnh bao này. Lộ mất. Cho gói tiền vào va-li vậy. Ơ, lại còn đống giấy tờ quái quỷ gì nữa. Té ra căn cước, hộ chiếu và vé máy bay của Paul Rode. Có cả tấm ảnh một người đàn bà trẻ xinh đẹp với mái tóc Marilyn Monroe. Nào, bỏ luôn vào va-li cho chắc ăn. Té ra con mụ lẳng lơ này ư? Mụ vừa xuất hiện ở quán trọ với chiếc Mercedes màu đỏ. Chết mẹ, rõ ràng con mụ đã thấy gã xách cái cặp da của thằng bồ trong tay. Thế nào mụ cũng phát hiện ra nạn nhân, sẽ báo cảnh sát và gọi cấp cứu. Thậm chí, có thể mụ đã nhớ cả số xe của gã. Chó thật!
Otto Panrich đờ người. Gã khóa xe và vứt chìa vào bụi rậm.
Gã xách va-li rảo bước đi vào thị trấn, bụng bảo dạ từ đây đến ga chắc còn không xa.
Panrich đi như chạy vì sợ cớm đuổi theo, nhưng… xin lỗi, làm gì có cớm nào, may ra thì chỉ có tiếng động cơ xe nhỏ xíu.
- Chuyện nhỏ.
Gã không thèm quay đầu ngó mà thản nhiên nép sát vô hàng cây ven đường. Khi tiếng rú ga vang rền gã mới biết rằng mình đã phạm một sai lầm nghiêm trọng.
Rầầầm…! Panrich thấy tối sầm mặt mày và văng xa đến ba mét. Ngay lập tức gã ngất xỉu. Sau này vào bệnh viện, gã mới hay rằng mình bị gãy một chân, phải bó bột.
Nhưng chuyện đó hạ hồi phân giải. Còn lúc này, chiếc xe Mercedes màu đỏ đã thắng ken két. Catrin Hasenpatz – phải, chính ả đã gây tai nạn cho Panrich – run run phóng ra khỏi xe chạy về phía nạn nhân.
- Gã sống hay chết nhỉ?
Ả thu hết can đảm lôi nạn nhân vô bụi rậm và hấp tấp mở va-li của gã ra coi. Chúa ơi, một cái gói toàn tiền là tiền!
Người đàn bà liền quẳng tất cả chỗ tiền vô cốp xe của mình, phóng thẳng. Trời đã nhá nhem tối, ả cũng không để ý xem trong va-li còn có những gì khác nữa.
Trời càng lúc càng tối om. Chiếc Mercedes chồm lên chạy về hướng thành phố. Catrin bụng bảo dạ:
- Sẽ chẳng ma nào biết mình hoặc Rode dính líu đến chuyện này. Gây tai nạn rồi chạy trốn, cái vụ đó dạo gần đây xảy ra thường mà. Quá lắm, người ta lại cho rằng thủ phạm là chiếc xe điên màu đỏ chớ gì!
Ờ há, xe ả cũng màu đỏ. Không nhân chứng, và hi vọng rằng cảnh sát chưa tóm được thằng lái chiếc xe điên.
/703
|