Hồ Waiga như dát bạc dưới ánh mặt trời. Nữ bá tước Eugenie đang ngồi trang điểm trước bàn phấn. Bà không muốn bất cứ ai nhận ra mắt mình thâm quầng sau một đêm mất ngủ. Nhưng thực ra bà quá lo xa, ông chồng hờ hững của bà, bá tước Gebacht, còn gọi là Bachti, vẫn ung dung chúi mũi vào tờ báo sau khi ăn điểm tâm liền tù tì ba quả trứng luộc lòng đào.
Thea giờ này chưa tỉnh ngủ. Trong sự im lặng tuyệt đối, bà Eugenie uống một li nước bưởi rồi nhâm nhi một tách nhỏ cà phê, lơ đãng nhìn ra ngoài trời. Giọng ông Bachti khàn khàn. Ông bỏ tờ báo xuống.
- Tôi phải vô trị trấn ngay bay giờ. Mình có muốn đi với tôi không?
- Không. Em hơi bị nhức đầu.
- Vậy hả.
Bachti đứng dậy. Ông có dáng dấp của một kị sĩ 40 tuổi, lưng thẳng đơ, chân vòng kiềng. Hơi thở ông toát ra mùi xì-gà, còn trên gương mặt là cả một sự mâu thuẫn: bộ ria mép mỗi ngày một rậm thêm trong khi mái tóc càng lúc càng thưa thớt.
Ông có bằng kĩ sư nông nghiệp.
Bà Eugenie không nói gì nhưng vành tai hứng gọn tiếng rền rĩ của động cơ chiếc Landrover. Coi, khi chiếc xe bắt đầu lăn bánh mang theo ông bá tước là bà như bừng tỉnh. Poldgar đã đến căn nhà gỗ chưa nhỉ? – Bà nghĩ. Bà đã quá nhẹ dạ khi dám chứa một người đang thách thức pháp luật, và thách thức cả đám trẻ con sắp nô đùa ở đây nữa chứ. Trời ạ, chắc chắn đám bạn bè của Thea và con bé sẽ tung tăng khắp bờ hồ. Giả sử chúng khám phá ra anh ta thì sao? Trời ơi… phải đánh động cho Poldgar mới được.
Bà đứng lên. Có điều bà chưa kịp nhúc nhích thì cánh cửa bật mở. Thea ào vào như một con gió thốc.
- Con chào mẹ. Con rất muốn cảm ơn ba mẹ về chuyện vừa rồi.
- À, việc chúng ta mời các bạn con đến chơi hả?
- Dạ. Mẹ biết không, họ đều là cư dân thành phố lớn nhưng dễ thương và vô tư hơn lũ nhóc trong làng mình nhiều. Rồi mẹ sẽ thấy con chọn bạn không trật đâu.
Eugenie mỉm cười gượng gạo:
- Con đã lo thu xếp chỗ ở cho khách chưa?
- Xong từ khuya mẹ ạ. 12 giờ 01 phút trưa mai, họ sẽ đến thị trấn Weinfurth.
- Con phải đi đón bạn chứ.
- Đương nhiên mà mẹ. Oldo đã hứa sẽ cùng đi với con. Đúng giờ.
Miệng Thea “linh” cực kì. Cô bé vừa phát ngôn xong là anh chàng trẻ tuổi tên Oldo hiện ra, ủng trái giắt một tờ nhật báo Weinfurth. Vị cháu trai của ông bá tước này tuổi cỡ mười chín và là một chuyện gia… đi ủng. Oldo Durstilitsch có thói quen để đủ thứ hầm bà lằng trong ủng, từ lược chải đầu, đồ nghề sửa xe, thuốc lá cho đến bóp, tiền bạc. Đừng ai ngạc nhiên khi thấy anh ta có tới mười ba đôi ủng da.
Oldo cũng là một thành viên trong tòa lâu đài, dù trường hợp anh ta gia nhập hộ khẩu căn nhà khá đặc biệt. Cha mẹ anh ta đã lìa đời một cách bi thảm khi đi săn sư tử bên châu Phi cách đây nhiều năm. Theo lời của nhà đương cục địa phương kể lại thì mẹ Oldo bất ngờ bị sư tử tấn công. Cha Oldo đứng gần đó lập tức nổ súng. Oái oăm thay, viên đạn không trúng con sư tử mà trúng bà vợ khiến bà chết tại chỗ. Cha Oldo đau khổ quá bèn rút khẩu súng ngắn giắt ở thắt lưng bắn vào tim mình. Thế là con thú bị săn đuổi lại trở thành kẻ sống sót duy nhất và phi như bay vào rừng.
Bá tước Gebacht von Durstilitsch thương thằng cháu mồ côi nên rước về nuôi. Dòng họ Durstilitsch lại sum họp dưới một mái nhà. Và Oldo có thể ngày ngày chiêm ngưỡng bộ sưu tập tranh độc nhất vô nhị của dòng họ mình. Còn phải hỏi, đó là bộ tranh sưu tập gồm nhiều kiệt tác của các danh họa châu Âu đã khiến dòng họ Durstilitsch trở nên lừng danh.
Giá trị của những bức tranh là không ước lượng nổi. Ngoài ra, theo di chúc của các bậc tiền bối, chúng chỉ được phép trao lại cho một người thừa kế nam.
Và Oldo yên tâm chờ đợi ngày ông chú qua đời để… sang tay cho mình bộ sưu tập. Dòng họ Durstilitsch vốn có truyền thống phong kiến “trọng nam khinh nữ”. Trước sau gì bộ sưu tập tranh có giá trị kếch sù ấy cũng sẽ thuộc về quyền sở hữu của anh ta.
Đó cũng là nguyên nhân khiến bá tước Gebacht khó mặn nồng với vợ. Lí do gì bà không sinh cho ông một hoàng nam chớ?
Đáng thương cho Thea. Cô bé vô tình trở nên một cái gai trước sự định kiến của hai người lớn.
Lúc này Oldo hất hàm một cách hách xì xằng:
- Còn quả trứng luộc nào cho anh không Thea?
Cô bé nhún vai:
- Ba em lại ăn hết rồi. Ai bảo anh đến muộn.
Oldo thở dài đánh sượt. Anh ta rất giống cụ cố Branco-Josef trên bức chân dung còn để lại. Oldo tướng mạo cao lớn, tóc sẫm, mắt xám, cử động hấp tấp, khi cười thường chỉ nhếch mép trái. Cũng giống cụ cố, Oldo thích rượu. Ông bá tước thường thấy cậu cháu say khướt nằm lăn ra nhà kho ngáy khò khò. Nhưng làm sao “chỉnh” thằng cháu nối dõi tông đường bây giờ, khi động đến là nó lại mếu máo: “Cháu buồn vì cái chết thảm của song thân quá”. Mà ông bà bá tước thì lại giàu lòng trắc ẩn.
Chỉ Thea là hiểu Oldo hơn cả: Sau bề ngoài vui vẻ là một gã trai cục súc, không có cá tính và liều lĩnh. Nhưng cô dửng dưng vì không thấy điều đó can hệ gì đến mình…
Oldo chụp một ổ bánh mì không và bẹo má Thea, nhếch mép trái cười:
- Thôi vậy. Không trứng thì không điểm tâm nữa!
Đoạn anh ta bỏ đi.
Thằng cháu trời gầm vừa biến mất là bà Eugenie bật dật ngay:
- Mẹ cũng đi đây, Thea ạ. Mẹ tính… Thôi, chào con.
Thea so vai chịu đựng. Cô bé đã quen ăn sáng một mình giữa tòa lâu đài lạnh lẽo này.
Trong lúc cô mơ màng nhớ đến Tứ quái TKKG thì nữ bá tước Eugenie đang thả guồng chân trên chiếc xe đạp tuyệt đẹp, về phía bờ hồ có căn nhà gỗ.
*
Poldgar Pruffe ngồi xuống trước căn nhà gỗ. Chiếc áo khoác để bên cạnh, sơ-mi mở phanh ngực. Tên lưu manh đang tận hưởng ánh mặt trời buổi sáng.
Có tiếng cát lạo xạo bên hông nhà. Pruffe nhảy phắt dậy, ghé mắt dòm qua góc nhà. Coi kìa, Eugenie chứ ai. Người đàn bà nhảy xuống xe, trông thấy người xưa và luống cuống thấy rõ.
Cố nhiên năm tháng cũng để lại dấu vết trên khuôn mặt dãi dầu của Poldgar. Nhưng ngó anh ta vẫn phong độ, y như trong ảnh, chỉ già dặn hơn – Bà bá tước nghĩ thầm. Bà cũng hiểu đó chỉ là vẻ già dặn bề ngoài. Việc anh ta liên tục phạm tội chứng tỏ Poldgar không hề trưởng thành lên được chút nào. Nhưng Eugenie tạm thời gạt điều đó qua một bên. Bà đang quá xúc động về cuộc hội ngộ sau bấy nhiêu năm.
Poldgar cười thăm dò:
- Bà còn đẹp hơn cả ngày xưa, thưa bá tước phu nhân.
Eugenie nghe trống ngực đập rộn ràng, tuy nhiên bà vẫn giả tảng:
- Anh đã quen với cuộc sống… bên hồ này chưa?
- Rồi. Và hi vọng được em ban ân huệ đến thăm đôi lần trước khi Chuột Chũi và Nhạc Trưởng tới đón anh đi.
- Hừ, thế còn biệt danh của anh trong giới… giang hồ là gì vậy?
- Hãy gọi anh là “Nghệ Sĩ Khất Thực”. Trong hoàn cảnh hiện giờ, cái tên ấy là thích hợp hơn cả.
Bà Eugenie lẳng lặng gỡ một túi nhựa căng phồng khỏi giá đèo hàng sau xe đạp. Bà đã lén đem tới cho Poldgar: xúc xích hun khói, bánh mì, pho-mát, cà phê bột, một chai vang và… trứng luộc.
Poldgar cười, phô đủ hai hàm răng:
- Anh chỉ muốn hôn em. Lúc này anh cảm thấy mình như thượng khách vậy.
Bà Eugenie vẫn cố giữ vẻ nghiêm nghị:
- Nhân anh nhắc đến khách. Từ ngày mai, ở đây sẽ rất nhộn nhạo. Con gái tôi đã mời bốn người bạn Đức của nó qua chơi. Chắc chắn lũ trẻ sẽ rong chơi quanh đây.
- Hà hà, em yên trí. Bọn nhãi thì chưa thấy người đã thấy tiếng. Anh dư sức tránh gặp chúng.
Đúng lúc đó một tia sáng lóe lên đập vào mắt Eugenie. Bà có cảm tưởng tia sáng kì lạ ấy còn lóe lên một lần nữa ở bìa rừng cách chỗ họ đứng chừng một cây số. Bà kêu lên:
- Vô nhà lẹ lên Poldgar. Lẹ lên nào!
Tên lưu manh phản xạ nhanh như cắt. Gã vớ áo khoác lẫn túi đồ ăn chui tọt vô cửa nhà. Gã hỏi vọng ra:
- Có chuyện gì vậy?
Bà Eugenie đứng cạnh cửa:
- Có kẻ đứng ở bìa rừng, chĩa ống nhòm về phía căn nhà. Ánh mặt trời chiếu đúng mắt kính ống nhòm. Anh không thấy gì sao?
- Không. Em cho rằng… chồng em theo dõi chúng ta à?
- Bachti đã lái xe ra thị trấn. Nhưng cậu cháu Oldo của chúng tôi dạo này thường ở khu vực ấy. Chúng tôi đốn gỗ mà. Ngoài ra, cũng có thể là lão Schelldorn mát thần kinh. Cái nông trại bên đường kia là của lão đó.
- Anh đã đi ngang căn lều đó. Nó có vẻ sắp sụp tới nơi.
- Lão Schelldorn không còn minh mẫn, nhưng vô hại.
- Giờ em có thấy ai không?
- Không. Bìa rừng im lặng như tờ. Tôi phải về đây. Vì Chúa, xin anh hãy thận trọng.
Pruffe đáp gì đó nhưng Eugenie không nghe thấy nữa. Bà đã lên xe, đạp đi.
*
Con tàu dừng lại trong tiếng loa ầm ĩ:
- Đã đến ga thị trấn Weinfurth bên hồ Waiga!
Cú phanh quá gấp làm Gaby đổ nhào vào người Tarzan. Hai đứa cùng nhìn ra cửa sổ tàu. Thea đang nhảy nhót dưới sân ga. Cô bé đã nhận ra những vị khách quý của mình.
Khỏi phải nói cảnh tay bắt mặt mừng của cả đám rùm beng đến cỡ nào. Bàn tay xinh xắn của Thea kéo một gã trai cao lớn đến gần, giới thiệu:
- Đây là ông anh họ Oldo của tôi.
Oldo bắt tay từng đứa, niềm nở nhếch mép:
- Thea thật sáng kiến, đã mời mấy cô cậu. Ở nhà tụi tôi buồn tẻ quá. Cũng cần đổi gió một chút.
Trên đường ra xe, Tarzan chú ý tới một tờ áp-phích. Hàng chữ in đậm in trên đó thật kì cục: “Con quỷ hồ Waiga không biết xót thương ai”. Quái đản thật, ma quỷ gì trong thời buổi này. Hắn hỏi Thea:
- Này, ở thị trấn đang có chiếu một phim kinh dị hả?
- Phim gì đâu, chuyện thật đó. Đây là một vùng nguy hiểm. Bên Đức các bạn không nghe nói gì sao?
- Nói nghiêm túc coi Thea. Ở đây có một con quỷ thật à?
- Chứ gì nữa.
Thea vừa nói vừa leo lên xe.
Tròn Vo nghệch mặt tò mò:
- Có sừng và có đuôi không Thea?
Oldo ngồi vào sau tay lái, cũng góp chuyện:
- Chưa ai hân hạnh gặp con quỷ đó cả. Chỉ biết rằng con quỷ đi đến đâu là bình địa đến đó. Khắp vùng ven hồ đều bị nó hỏi thăm.
Tarzan ngơ ngác:
- “Hỏi thăm” là sao?
chớ ít đâu.
- Không lẽ các vị cứ để mặc con quỷ hoành hành vậy sao?
- Cảnh sát ở đây bất lực hoàn toàn. Có lẽ vì con quỷ không hành sự vào giờ hành chính. Nó luôn tác quái khi các ngài cảnh sát đang ngon giấc. Công bằng mà nói, nó tinh ranh thật, cái con quỷ ấy. Ha ha. Nếu không tôi đây đã tóm được nó. Tôi cũng thường lùng sục dữ lắm chứ bộ.
- Anh chiến đấu sô-lô thì làm sao thành công được. Nếu có tụi tôi bổ sung thì khu vực rộng lớn này dễ kiểm soát hơn đấy. Tụi tôi có thừa kinh nghiệm đối phó với bọn tội phạm.
- Và cả quỷ sứ nữa chắc?
Oldo hỏi đầy vẻ hoài nghi. Gã moi bao thuốc lá từ trong ủng phải ra và móc tiếp chiếc bật lửa nơi ủng trái, hỏi Tarzan:
- Hút không?
- Không bao giờ. Tụi tôi không đứa nào hút cả.
Oldo hạ cửa sổ xuống, phà khói. Ít ra thì gã cũng được một chút tế nhị.
Chiếc xe lao nhanh về phía tòa lâu đài. Thea đóng vai trò “người hướng dẫn du lịch”:
- … ngôi nhà lụp xụp kia là của lão Dagobert Schelldorn. Ông lão sống lủi thủi một mình và tính tình mát mát.
Oldo xía vô:
- Lão mà mát. Có lúc lão khôn như quỷ.
Tarzan giật mình:
- Vậy phải để mắt đến lão. Nếu lão lúc mát lúc tỉnh, lão có thể nổi khùng mà quăng bom lắm chứ.
- Chú mày nói chí phải. Chưa ai nghĩ đến điều đó vì lão già ở đây từ đời nảo đời nào rồi. Nhưng biết đâu đó, trong cơn điên, lão có thể giở những trò ma quái lắm chớ.
Thea nhìn ngôi nhà tồi tàn:
- Kể ra lão cũng ngang ngang sao đó. Lại cáu bẳn rất khó gần.
Oldo cười lớn:
- Ha ha, mấy đứa có óc thám tử ghê há. Mới vừa chân ướt chân ráo đến đã tìm ngay ra một kẻ khả nghi rồi.
Hồ Waiga rộng hơn Tứ quái tưởng nhiều. Gaby sực nhớ đến con Oskar liền hỏi Thea:
- Nhà bạn có nuôi chó không?
- Có chứ. Một con cún tiểu thư hai tuổi tên Blanka. Nó rất đáng yêu, chỉ phải tội hay hờn lẫy.
Họ về đến lâu đài nhà Durstilitsch vừa lúc một người đàn ông ria rậm, đi chân vòng kiềng đang vội vã bước lên bậc tam cấp, vào nhà. Cô chưa kịp giới thiệu với các bạn đó là cha mình thì một vị khách khác đã đâm sầm ra. Ông ta nhảy phóc lên chiếc Rolls Royce sang trọng đậu trước cửa, vẻ mặt hầm hầm. Hai người đã gây gổ với nhau chăng?
Thea chợt hết hồn khi thấy con chó trắng khoang đen Blanka ở đâu trong góc nhà vọt đến mũi chiếc Rolls Royce. Trời đất. Người khác trên xe rõ ràng thấy con chó nhưng ông ta dửng dưng rồ ga phóng tới hết cỡ.
- Ẳng!
Con Blanka sủa lên một tiếng chói tai, nhảy phắt sang một bên theo bản năng, nhưng vẫn bị va vào chắn bùn. Nó lăn lông lốc, kêu ăng ẳng đau đớn, nhưng lại đứng lên ngay.
Thea rú lên. Gaby đưa hai tay bưng miệng. Chiếc Rolls Royce vẫn lao như tên bắn suýt chút nữa là chạm phải xe của Oldo. Hai chiếc xe chạy sát sạt nhau. Tarzan thoáng thấy kẻ ngồi trên chiếc Rolls Royce. Lão trạc ngũ tuần, đầu to, lông mày chổi xể, vài sợi tóc lưa thưa dính da đầu. Một bên mép trễ xuống bởi điếu xì-gà, coi thấy ghét.
Hắn nói:
- Lão đười ươi ấy suýt chẹt chết con Blanka của bạn, Thea ạ. Tụi mình đuổi theo lão, dạy cho lão biết phân biệt chó và thú hoang chăng?
Oldo thì chẳng quan tâm gì tới chuyện con chó. Gã ngạc nhiên vì lí do khác:
- Đó là Angelo Alensky. Lão muốn gì ở ông chú tôi vậy cà?
- Sao? Tụi mình không định cảnh cáo lão à?
Oldo lắc đầu:
- Kẻ nào cả gan đương đầu với lão thì hãy đào huyệt cho mình trước đã.
Tarzan vờ co rúm người:
- Hả? Lão là trùm quản lí nghĩa địa chắc?
Oldo cười khẩy:
- Trùm tài phiệt nước Áo thì có. Nói cho chú em biết, Alensky là một tay buôn vũ khí đầy tai tiếng, có mạng lưới tiêu thụ khắp thế giới. Ở đâu nổ ra chiến tranh là ở đó lão vô mánh dài dài. Mà Trái Đất của chúng ta đã có khi nào im tiếng súng đâu, cho nên Alensky cứ thế mà phất đều. Thị trường màu mỡ nhất của Alensky là vùng Cận Đông. Khách hàng của lão là các quốc gia hiếu chiến và các tổ chức khủng bố. Tiền bạc chảy vào túi lão như nước. Bây giờ bơi lội trong tiền bạc rồi, lão bắt đầu lo tìm kiếm danh vọng. Lão đang cố tỏ ra là người quý phái, tử tế, lịch thiệp.
Thea bổ sung:
- Nghe nói lão đam mê sưu tập tranh nghệ thuật lắm.
Oldo cãi:
- Chỉ để khoe khoang thôi. Lão sưu tầm tranh chẳng qua để phô trương với thiên hạ.
Oldo dừng xe trước các bậc thang dẫn lên lâu đài.
Tứ quái đã đến đích của chuyến du lịch.
*
Trong sảnh lớn của lâu đài Durstilitsch, các “vị khách” đến từ Đức không ngớt trầm trồ trước những bức tranh vô giá treo san sát trên tường.
Oldo rút gói thuốc lá khỏi ủng rồi cất giọng oang oang:
- Những bức tranh này, có thể nói là của dòng họ chúng tôi cho chú Bachti tạm giữ. Sau này tôi sẽ thừa kế tất cả. Dòng họ Durstilitsch có truyền thống chỉ trao kho báu nghệ thuật cho một người đàn ông quản lí. Tội nghiệp cho Thea, con bé thuộc phê tóc dài, hề hề…
Thea ngúng nguẩy:
- Em chẳng thèm tranh giành với anh làm gì. Nhưng anh nói “tạm giữ” là không đúng. Suốt 150 năm nay, các chi của họ Durstilitsch đều góp phần mua thêm vào số tranh ấy. Cha mẹ anh chỉ thuộc chi phụ, còn em thuộc dòng đích tôn. Đáng tiếc em sinh ra là con gái, chớ là con trai thì anh đừng hòng.
- Hừm, chi phụ biến thành chi chánh mấy hồi. Là người đàn ông sau chót mang họ Durstilitsch, anh chẳng thừa kế đám tranh thì còn ai nữa chớ.
Tarzan can:
- Thôi nào. Chuyện đó còn khuya mà. Thiếu gì đề tài hay ho hơn để tranh luận.
Thea cười.
Oldo lại phì phèo thuốc lá.
Rồi Thea vui vẻ kêu to:
- Mẹ ơi, ba ơi, tụi con đã vềềề.
Nữ bá tước Eugenie mỉm cười bước xuống các bậc cầu thang, còn bá tước Bachti hiện ra từ một vòm cửa cao rộng cạnh lò sưởi. Mọi người chào hỏi nhau vồn vã. Món quà tặng độc đáo của Tứ quái là một album ảnh đắt tiền về thành phố quê hương bốn đứa. Ông bá tước có vẻ hài lòng khi nhận nó từ tay Gaby. Ông mỉm cười:
- Các cháu cứ tự nhiên như ở nhà nghe. Thea, con đưa các bạn về phòng đi.
Như thường lệ, ba thằng con trai ở chung một phòng. Gaby ở phòng nhỏ hơn, ngay cạnh.
Sau khi thu xếp xong phòng ốc, Tứ quái kéo xuống phòng ăn.
Coi, tại phòng ăn, một chiếc bàn lớn đủ chỗ cho 20 thực khách và cả gia đình Durstilitsch đang chờ chúng. Thea thoăn thoắt như con thoi bê đồ ăn giúp chị bếp.
Sau hai thìa súp, Oldo chép miệng:
- Chậc, hồi nãy chú em Tarzan đây định kêu cháu bám theo để tẩn lão Alensky một trận. Nhưng cháu đã kịp cản lại.
Tarzan ngạc nhiên:
- Khoan đã Oldo! Nói gì kì vậy. Cháu đâu định đánh ông ta, thưa bá tước. Nhưng cháu cũng định nói cho ông ta một trận. Suýt nữa thì Alensky chẹt chết con Blanka, dù ông ta có thấy con chó hẳn hoi.
Bà Eugenie thốt lên:
- Kinh khủng!
Ông bá tước gật gù:
- Lão có lí do để giận cá chém thớt như vậy.
Tarzan bắt đầu hiểu ra vấn đề. Hắn thắc mắc:
- Thưa bá tước Durstilitsch, nhưng cho dù Alensky có bực bội với bác thì lão vẫn không có quyền chẹt chết con chó vô tội.
- Cháu nói đúng. Có lẽ lúc ấy ông ta tưởng tượng là đang cán chính tôi cho hả giận đó mà.
Món súp khai vị ngon tuyệt. Nhưng ông bá tước đã đặt thìa xuống quay qua gã cháu họ:
- Oldo này, hôm nay Alensky đã bị ta trừng phạt. May mà có lí do khiến lão không thể ăn cướp số tranh của ta. Lí do đó chính là thói kêu căng vô độ của lão.
Chà, chuyện gì nghe thú vị thế này? Tarzan nheo mắt với ba quái. Ông bá tước tiếp tục:
- Các cháu là khách mới đến chắc chưa biết. Số là trong nhà này đang chứa một bộ sưu tập tranh hiếm có. Toàn tranh của các danh họa Hà Lan, trường phái ấn tượng và Clau de Lorrain. Dòng họ Durstilitsch nổi tiếng là những nhà sưu tầm nghệ thuật sành sỏi khác xa với dòng họ Angelo Alensky chuyên thao túng xã hội đen. Alensky chính là sếp sòng buôn bán vũ khí đấy. Lão chỉ cần búng tay một cái là cả tá trộm cướp sành sỏi sẽ bu đến đợi lệnh. Chứ gì nữa, nếu hôm nay lão búng tay là ta đành từ giã bộ sưu tập tuyệt vời. Nhưng không, lão sẽ không giở trò đó.
Tarzan nuốt từng lời của gia chủ. Hắn ngước mắt:
- Chỉ vì thói kiêu căng ạ?
- Chí phải. Lão muốn mua bộ sưu tập tranh của ta với giá mười lăm triệu mark.
Oldo muốn nhảy chồm khỏi ghế:
- Giá được đấy, chú.
- Ngồi yên Oldo. Hôm qua lão gọi điện hẹn đến xem tranh, ta không thể từ chối. Vì - thật kì lạ - cho dù cực kì vô lương tâm, Alensky vẫn là một trong những nhà sưu tầm nghệ thuật tầm cỡ. Lão đến, ngắm các bức tranh tới hai giờ liền. Ta cứ sởn hết gai ốc. Và thế là…
Vẫn giọng Oldo phang ngang:
- Thế là mười lăm triệu mark hiện ra hả chú. Cái giá thật ngon lành. Thế chú trả lời sao ạ?
- Không, Oldo. Ta đã trả lời ta là người yêu tranh chớ chẳng phải người buôn tranh.
- E… hèm. Thì cháu cũng biết vậy rồi.
Tarzan vẫn thắc mắc:
- Nhưng cháu vẫn chưa hiểu thói hợm hĩnh của lão thì liên quan gì đến việc mua bán tranh.
- Dễ hiểu thôi mà. Ở biệt thự của Angelo Vũ Khí hiện giờ đầy ắp tranh và tranh. Mỗi lần tậu thêm một bức tranh mới, lão lại mở tiệc mời các “bố già”, cơ quan báo chí, truyền hình… đến để khoe. Lão thường lo sao cho cả thiên hạ đều biết chuyện đó… Thế mới gọi là hợm hĩnh đến vô độ.
- Cháu bắt đầu hiểu rồi. Lão muốn công khai hóa những tác phẩm lớn, bởi lão thừa sức mua nó. Còn nếu cho đệ tử đi ăn cướp thì phải xếp xó trong kho đâu có vẻ vang hoặc lên mặt với bàn dân thiên hạ được. Có đúng không hả bác?
Ông bá tước sửng sốt:
- Ồ, cháu luôn nhanh trí vậy sao, Tarzan?
Tarzan lảng đi bằng một câu hỏi khác:
- Alensky là người vùng này ạ?
- Phải. Lão có một biệt thự ở đầu kia làng Goschendorf. Và vô số vợ. Bà vợ chính thức thứ tư vừa chia tay lão. Lão chỉ có một đứa con gái duy nhất tên Ilona năm nay mười bảy tuổi. Con bé này là con của người vợ đầu tiên và… không được dễ coi cho lắm.
Thea giờ này chưa tỉnh ngủ. Trong sự im lặng tuyệt đối, bà Eugenie uống một li nước bưởi rồi nhâm nhi một tách nhỏ cà phê, lơ đãng nhìn ra ngoài trời. Giọng ông Bachti khàn khàn. Ông bỏ tờ báo xuống.
- Tôi phải vô trị trấn ngay bay giờ. Mình có muốn đi với tôi không?
- Không. Em hơi bị nhức đầu.
- Vậy hả.
Bachti đứng dậy. Ông có dáng dấp của một kị sĩ 40 tuổi, lưng thẳng đơ, chân vòng kiềng. Hơi thở ông toát ra mùi xì-gà, còn trên gương mặt là cả một sự mâu thuẫn: bộ ria mép mỗi ngày một rậm thêm trong khi mái tóc càng lúc càng thưa thớt.
Ông có bằng kĩ sư nông nghiệp.
Bà Eugenie không nói gì nhưng vành tai hứng gọn tiếng rền rĩ của động cơ chiếc Landrover. Coi, khi chiếc xe bắt đầu lăn bánh mang theo ông bá tước là bà như bừng tỉnh. Poldgar đã đến căn nhà gỗ chưa nhỉ? – Bà nghĩ. Bà đã quá nhẹ dạ khi dám chứa một người đang thách thức pháp luật, và thách thức cả đám trẻ con sắp nô đùa ở đây nữa chứ. Trời ạ, chắc chắn đám bạn bè của Thea và con bé sẽ tung tăng khắp bờ hồ. Giả sử chúng khám phá ra anh ta thì sao? Trời ơi… phải đánh động cho Poldgar mới được.
Bà đứng lên. Có điều bà chưa kịp nhúc nhích thì cánh cửa bật mở. Thea ào vào như một con gió thốc.
- Con chào mẹ. Con rất muốn cảm ơn ba mẹ về chuyện vừa rồi.
- À, việc chúng ta mời các bạn con đến chơi hả?
- Dạ. Mẹ biết không, họ đều là cư dân thành phố lớn nhưng dễ thương và vô tư hơn lũ nhóc trong làng mình nhiều. Rồi mẹ sẽ thấy con chọn bạn không trật đâu.
Eugenie mỉm cười gượng gạo:
- Con đã lo thu xếp chỗ ở cho khách chưa?
- Xong từ khuya mẹ ạ. 12 giờ 01 phút trưa mai, họ sẽ đến thị trấn Weinfurth.
- Con phải đi đón bạn chứ.
- Đương nhiên mà mẹ. Oldo đã hứa sẽ cùng đi với con. Đúng giờ.
Miệng Thea “linh” cực kì. Cô bé vừa phát ngôn xong là anh chàng trẻ tuổi tên Oldo hiện ra, ủng trái giắt một tờ nhật báo Weinfurth. Vị cháu trai của ông bá tước này tuổi cỡ mười chín và là một chuyện gia… đi ủng. Oldo Durstilitsch có thói quen để đủ thứ hầm bà lằng trong ủng, từ lược chải đầu, đồ nghề sửa xe, thuốc lá cho đến bóp, tiền bạc. Đừng ai ngạc nhiên khi thấy anh ta có tới mười ba đôi ủng da.
Oldo cũng là một thành viên trong tòa lâu đài, dù trường hợp anh ta gia nhập hộ khẩu căn nhà khá đặc biệt. Cha mẹ anh ta đã lìa đời một cách bi thảm khi đi săn sư tử bên châu Phi cách đây nhiều năm. Theo lời của nhà đương cục địa phương kể lại thì mẹ Oldo bất ngờ bị sư tử tấn công. Cha Oldo đứng gần đó lập tức nổ súng. Oái oăm thay, viên đạn không trúng con sư tử mà trúng bà vợ khiến bà chết tại chỗ. Cha Oldo đau khổ quá bèn rút khẩu súng ngắn giắt ở thắt lưng bắn vào tim mình. Thế là con thú bị săn đuổi lại trở thành kẻ sống sót duy nhất và phi như bay vào rừng.
Bá tước Gebacht von Durstilitsch thương thằng cháu mồ côi nên rước về nuôi. Dòng họ Durstilitsch lại sum họp dưới một mái nhà. Và Oldo có thể ngày ngày chiêm ngưỡng bộ sưu tập tranh độc nhất vô nhị của dòng họ mình. Còn phải hỏi, đó là bộ tranh sưu tập gồm nhiều kiệt tác của các danh họa châu Âu đã khiến dòng họ Durstilitsch trở nên lừng danh.
Giá trị của những bức tranh là không ước lượng nổi. Ngoài ra, theo di chúc của các bậc tiền bối, chúng chỉ được phép trao lại cho một người thừa kế nam.
Và Oldo yên tâm chờ đợi ngày ông chú qua đời để… sang tay cho mình bộ sưu tập. Dòng họ Durstilitsch vốn có truyền thống phong kiến “trọng nam khinh nữ”. Trước sau gì bộ sưu tập tranh có giá trị kếch sù ấy cũng sẽ thuộc về quyền sở hữu của anh ta.
Đó cũng là nguyên nhân khiến bá tước Gebacht khó mặn nồng với vợ. Lí do gì bà không sinh cho ông một hoàng nam chớ?
Đáng thương cho Thea. Cô bé vô tình trở nên một cái gai trước sự định kiến của hai người lớn.
Lúc này Oldo hất hàm một cách hách xì xằng:
- Còn quả trứng luộc nào cho anh không Thea?
Cô bé nhún vai:
- Ba em lại ăn hết rồi. Ai bảo anh đến muộn.
Oldo thở dài đánh sượt. Anh ta rất giống cụ cố Branco-Josef trên bức chân dung còn để lại. Oldo tướng mạo cao lớn, tóc sẫm, mắt xám, cử động hấp tấp, khi cười thường chỉ nhếch mép trái. Cũng giống cụ cố, Oldo thích rượu. Ông bá tước thường thấy cậu cháu say khướt nằm lăn ra nhà kho ngáy khò khò. Nhưng làm sao “chỉnh” thằng cháu nối dõi tông đường bây giờ, khi động đến là nó lại mếu máo: “Cháu buồn vì cái chết thảm của song thân quá”. Mà ông bà bá tước thì lại giàu lòng trắc ẩn.
Chỉ Thea là hiểu Oldo hơn cả: Sau bề ngoài vui vẻ là một gã trai cục súc, không có cá tính và liều lĩnh. Nhưng cô dửng dưng vì không thấy điều đó can hệ gì đến mình…
Oldo chụp một ổ bánh mì không và bẹo má Thea, nhếch mép trái cười:
- Thôi vậy. Không trứng thì không điểm tâm nữa!
Đoạn anh ta bỏ đi.
Thằng cháu trời gầm vừa biến mất là bà Eugenie bật dật ngay:
- Mẹ cũng đi đây, Thea ạ. Mẹ tính… Thôi, chào con.
Thea so vai chịu đựng. Cô bé đã quen ăn sáng một mình giữa tòa lâu đài lạnh lẽo này.
Trong lúc cô mơ màng nhớ đến Tứ quái TKKG thì nữ bá tước Eugenie đang thả guồng chân trên chiếc xe đạp tuyệt đẹp, về phía bờ hồ có căn nhà gỗ.
*
Poldgar Pruffe ngồi xuống trước căn nhà gỗ. Chiếc áo khoác để bên cạnh, sơ-mi mở phanh ngực. Tên lưu manh đang tận hưởng ánh mặt trời buổi sáng.
Có tiếng cát lạo xạo bên hông nhà. Pruffe nhảy phắt dậy, ghé mắt dòm qua góc nhà. Coi kìa, Eugenie chứ ai. Người đàn bà nhảy xuống xe, trông thấy người xưa và luống cuống thấy rõ.
Cố nhiên năm tháng cũng để lại dấu vết trên khuôn mặt dãi dầu của Poldgar. Nhưng ngó anh ta vẫn phong độ, y như trong ảnh, chỉ già dặn hơn – Bà bá tước nghĩ thầm. Bà cũng hiểu đó chỉ là vẻ già dặn bề ngoài. Việc anh ta liên tục phạm tội chứng tỏ Poldgar không hề trưởng thành lên được chút nào. Nhưng Eugenie tạm thời gạt điều đó qua một bên. Bà đang quá xúc động về cuộc hội ngộ sau bấy nhiêu năm.
Poldgar cười thăm dò:
- Bà còn đẹp hơn cả ngày xưa, thưa bá tước phu nhân.
Eugenie nghe trống ngực đập rộn ràng, tuy nhiên bà vẫn giả tảng:
- Anh đã quen với cuộc sống… bên hồ này chưa?
- Rồi. Và hi vọng được em ban ân huệ đến thăm đôi lần trước khi Chuột Chũi và Nhạc Trưởng tới đón anh đi.
- Hừ, thế còn biệt danh của anh trong giới… giang hồ là gì vậy?
- Hãy gọi anh là “Nghệ Sĩ Khất Thực”. Trong hoàn cảnh hiện giờ, cái tên ấy là thích hợp hơn cả.
Bà Eugenie lẳng lặng gỡ một túi nhựa căng phồng khỏi giá đèo hàng sau xe đạp. Bà đã lén đem tới cho Poldgar: xúc xích hun khói, bánh mì, pho-mát, cà phê bột, một chai vang và… trứng luộc.
Poldgar cười, phô đủ hai hàm răng:
- Anh chỉ muốn hôn em. Lúc này anh cảm thấy mình như thượng khách vậy.
Bà Eugenie vẫn cố giữ vẻ nghiêm nghị:
- Nhân anh nhắc đến khách. Từ ngày mai, ở đây sẽ rất nhộn nhạo. Con gái tôi đã mời bốn người bạn Đức của nó qua chơi. Chắc chắn lũ trẻ sẽ rong chơi quanh đây.
- Hà hà, em yên trí. Bọn nhãi thì chưa thấy người đã thấy tiếng. Anh dư sức tránh gặp chúng.
Đúng lúc đó một tia sáng lóe lên đập vào mắt Eugenie. Bà có cảm tưởng tia sáng kì lạ ấy còn lóe lên một lần nữa ở bìa rừng cách chỗ họ đứng chừng một cây số. Bà kêu lên:
- Vô nhà lẹ lên Poldgar. Lẹ lên nào!
Tên lưu manh phản xạ nhanh như cắt. Gã vớ áo khoác lẫn túi đồ ăn chui tọt vô cửa nhà. Gã hỏi vọng ra:
- Có chuyện gì vậy?
Bà Eugenie đứng cạnh cửa:
- Có kẻ đứng ở bìa rừng, chĩa ống nhòm về phía căn nhà. Ánh mặt trời chiếu đúng mắt kính ống nhòm. Anh không thấy gì sao?
- Không. Em cho rằng… chồng em theo dõi chúng ta à?
- Bachti đã lái xe ra thị trấn. Nhưng cậu cháu Oldo của chúng tôi dạo này thường ở khu vực ấy. Chúng tôi đốn gỗ mà. Ngoài ra, cũng có thể là lão Schelldorn mát thần kinh. Cái nông trại bên đường kia là của lão đó.
- Anh đã đi ngang căn lều đó. Nó có vẻ sắp sụp tới nơi.
- Lão Schelldorn không còn minh mẫn, nhưng vô hại.
- Giờ em có thấy ai không?
- Không. Bìa rừng im lặng như tờ. Tôi phải về đây. Vì Chúa, xin anh hãy thận trọng.
Pruffe đáp gì đó nhưng Eugenie không nghe thấy nữa. Bà đã lên xe, đạp đi.
*
Con tàu dừng lại trong tiếng loa ầm ĩ:
- Đã đến ga thị trấn Weinfurth bên hồ Waiga!
Cú phanh quá gấp làm Gaby đổ nhào vào người Tarzan. Hai đứa cùng nhìn ra cửa sổ tàu. Thea đang nhảy nhót dưới sân ga. Cô bé đã nhận ra những vị khách quý của mình.
Khỏi phải nói cảnh tay bắt mặt mừng của cả đám rùm beng đến cỡ nào. Bàn tay xinh xắn của Thea kéo một gã trai cao lớn đến gần, giới thiệu:
- Đây là ông anh họ Oldo của tôi.
Oldo bắt tay từng đứa, niềm nở nhếch mép:
- Thea thật sáng kiến, đã mời mấy cô cậu. Ở nhà tụi tôi buồn tẻ quá. Cũng cần đổi gió một chút.
Trên đường ra xe, Tarzan chú ý tới một tờ áp-phích. Hàng chữ in đậm in trên đó thật kì cục: “Con quỷ hồ Waiga không biết xót thương ai”. Quái đản thật, ma quỷ gì trong thời buổi này. Hắn hỏi Thea:
- Này, ở thị trấn đang có chiếu một phim kinh dị hả?
- Phim gì đâu, chuyện thật đó. Đây là một vùng nguy hiểm. Bên Đức các bạn không nghe nói gì sao?
- Nói nghiêm túc coi Thea. Ở đây có một con quỷ thật à?
- Chứ gì nữa.
Thea vừa nói vừa leo lên xe.
Tròn Vo nghệch mặt tò mò:
- Có sừng và có đuôi không Thea?
Oldo ngồi vào sau tay lái, cũng góp chuyện:
- Chưa ai hân hạnh gặp con quỷ đó cả. Chỉ biết rằng con quỷ đi đến đâu là bình địa đến đó. Khắp vùng ven hồ đều bị nó hỏi thăm.
Tarzan ngơ ngác:
- “Hỏi thăm” là sao?
chớ ít đâu.
- Không lẽ các vị cứ để mặc con quỷ hoành hành vậy sao?
- Cảnh sát ở đây bất lực hoàn toàn. Có lẽ vì con quỷ không hành sự vào giờ hành chính. Nó luôn tác quái khi các ngài cảnh sát đang ngon giấc. Công bằng mà nói, nó tinh ranh thật, cái con quỷ ấy. Ha ha. Nếu không tôi đây đã tóm được nó. Tôi cũng thường lùng sục dữ lắm chứ bộ.
- Anh chiến đấu sô-lô thì làm sao thành công được. Nếu có tụi tôi bổ sung thì khu vực rộng lớn này dễ kiểm soát hơn đấy. Tụi tôi có thừa kinh nghiệm đối phó với bọn tội phạm.
- Và cả quỷ sứ nữa chắc?
Oldo hỏi đầy vẻ hoài nghi. Gã moi bao thuốc lá từ trong ủng phải ra và móc tiếp chiếc bật lửa nơi ủng trái, hỏi Tarzan:
- Hút không?
- Không bao giờ. Tụi tôi không đứa nào hút cả.
Oldo hạ cửa sổ xuống, phà khói. Ít ra thì gã cũng được một chút tế nhị.
Chiếc xe lao nhanh về phía tòa lâu đài. Thea đóng vai trò “người hướng dẫn du lịch”:
- … ngôi nhà lụp xụp kia là của lão Dagobert Schelldorn. Ông lão sống lủi thủi một mình và tính tình mát mát.
Oldo xía vô:
- Lão mà mát. Có lúc lão khôn như quỷ.
Tarzan giật mình:
- Vậy phải để mắt đến lão. Nếu lão lúc mát lúc tỉnh, lão có thể nổi khùng mà quăng bom lắm chứ.
- Chú mày nói chí phải. Chưa ai nghĩ đến điều đó vì lão già ở đây từ đời nảo đời nào rồi. Nhưng biết đâu đó, trong cơn điên, lão có thể giở những trò ma quái lắm chớ.
Thea nhìn ngôi nhà tồi tàn:
- Kể ra lão cũng ngang ngang sao đó. Lại cáu bẳn rất khó gần.
Oldo cười lớn:
- Ha ha, mấy đứa có óc thám tử ghê há. Mới vừa chân ướt chân ráo đến đã tìm ngay ra một kẻ khả nghi rồi.
Hồ Waiga rộng hơn Tứ quái tưởng nhiều. Gaby sực nhớ đến con Oskar liền hỏi Thea:
- Nhà bạn có nuôi chó không?
- Có chứ. Một con cún tiểu thư hai tuổi tên Blanka. Nó rất đáng yêu, chỉ phải tội hay hờn lẫy.
Họ về đến lâu đài nhà Durstilitsch vừa lúc một người đàn ông ria rậm, đi chân vòng kiềng đang vội vã bước lên bậc tam cấp, vào nhà. Cô chưa kịp giới thiệu với các bạn đó là cha mình thì một vị khách khác đã đâm sầm ra. Ông ta nhảy phóc lên chiếc Rolls Royce sang trọng đậu trước cửa, vẻ mặt hầm hầm. Hai người đã gây gổ với nhau chăng?
Thea chợt hết hồn khi thấy con chó trắng khoang đen Blanka ở đâu trong góc nhà vọt đến mũi chiếc Rolls Royce. Trời đất. Người khác trên xe rõ ràng thấy con chó nhưng ông ta dửng dưng rồ ga phóng tới hết cỡ.
- Ẳng!
Con Blanka sủa lên một tiếng chói tai, nhảy phắt sang một bên theo bản năng, nhưng vẫn bị va vào chắn bùn. Nó lăn lông lốc, kêu ăng ẳng đau đớn, nhưng lại đứng lên ngay.
Thea rú lên. Gaby đưa hai tay bưng miệng. Chiếc Rolls Royce vẫn lao như tên bắn suýt chút nữa là chạm phải xe của Oldo. Hai chiếc xe chạy sát sạt nhau. Tarzan thoáng thấy kẻ ngồi trên chiếc Rolls Royce. Lão trạc ngũ tuần, đầu to, lông mày chổi xể, vài sợi tóc lưa thưa dính da đầu. Một bên mép trễ xuống bởi điếu xì-gà, coi thấy ghét.
Hắn nói:
- Lão đười ươi ấy suýt chẹt chết con Blanka của bạn, Thea ạ. Tụi mình đuổi theo lão, dạy cho lão biết phân biệt chó và thú hoang chăng?
Oldo thì chẳng quan tâm gì tới chuyện con chó. Gã ngạc nhiên vì lí do khác:
- Đó là Angelo Alensky. Lão muốn gì ở ông chú tôi vậy cà?
- Sao? Tụi mình không định cảnh cáo lão à?
Oldo lắc đầu:
- Kẻ nào cả gan đương đầu với lão thì hãy đào huyệt cho mình trước đã.
Tarzan vờ co rúm người:
- Hả? Lão là trùm quản lí nghĩa địa chắc?
Oldo cười khẩy:
- Trùm tài phiệt nước Áo thì có. Nói cho chú em biết, Alensky là một tay buôn vũ khí đầy tai tiếng, có mạng lưới tiêu thụ khắp thế giới. Ở đâu nổ ra chiến tranh là ở đó lão vô mánh dài dài. Mà Trái Đất của chúng ta đã có khi nào im tiếng súng đâu, cho nên Alensky cứ thế mà phất đều. Thị trường màu mỡ nhất của Alensky là vùng Cận Đông. Khách hàng của lão là các quốc gia hiếu chiến và các tổ chức khủng bố. Tiền bạc chảy vào túi lão như nước. Bây giờ bơi lội trong tiền bạc rồi, lão bắt đầu lo tìm kiếm danh vọng. Lão đang cố tỏ ra là người quý phái, tử tế, lịch thiệp.
Thea bổ sung:
- Nghe nói lão đam mê sưu tập tranh nghệ thuật lắm.
Oldo cãi:
- Chỉ để khoe khoang thôi. Lão sưu tầm tranh chẳng qua để phô trương với thiên hạ.
Oldo dừng xe trước các bậc thang dẫn lên lâu đài.
Tứ quái đã đến đích của chuyến du lịch.
*
Trong sảnh lớn của lâu đài Durstilitsch, các “vị khách” đến từ Đức không ngớt trầm trồ trước những bức tranh vô giá treo san sát trên tường.
Oldo rút gói thuốc lá khỏi ủng rồi cất giọng oang oang:
- Những bức tranh này, có thể nói là của dòng họ chúng tôi cho chú Bachti tạm giữ. Sau này tôi sẽ thừa kế tất cả. Dòng họ Durstilitsch có truyền thống chỉ trao kho báu nghệ thuật cho một người đàn ông quản lí. Tội nghiệp cho Thea, con bé thuộc phê tóc dài, hề hề…
Thea ngúng nguẩy:
- Em chẳng thèm tranh giành với anh làm gì. Nhưng anh nói “tạm giữ” là không đúng. Suốt 150 năm nay, các chi của họ Durstilitsch đều góp phần mua thêm vào số tranh ấy. Cha mẹ anh chỉ thuộc chi phụ, còn em thuộc dòng đích tôn. Đáng tiếc em sinh ra là con gái, chớ là con trai thì anh đừng hòng.
- Hừm, chi phụ biến thành chi chánh mấy hồi. Là người đàn ông sau chót mang họ Durstilitsch, anh chẳng thừa kế đám tranh thì còn ai nữa chớ.
Tarzan can:
- Thôi nào. Chuyện đó còn khuya mà. Thiếu gì đề tài hay ho hơn để tranh luận.
Thea cười.
Oldo lại phì phèo thuốc lá.
Rồi Thea vui vẻ kêu to:
- Mẹ ơi, ba ơi, tụi con đã vềềề.
Nữ bá tước Eugenie mỉm cười bước xuống các bậc cầu thang, còn bá tước Bachti hiện ra từ một vòm cửa cao rộng cạnh lò sưởi. Mọi người chào hỏi nhau vồn vã. Món quà tặng độc đáo của Tứ quái là một album ảnh đắt tiền về thành phố quê hương bốn đứa. Ông bá tước có vẻ hài lòng khi nhận nó từ tay Gaby. Ông mỉm cười:
- Các cháu cứ tự nhiên như ở nhà nghe. Thea, con đưa các bạn về phòng đi.
Như thường lệ, ba thằng con trai ở chung một phòng. Gaby ở phòng nhỏ hơn, ngay cạnh.
Sau khi thu xếp xong phòng ốc, Tứ quái kéo xuống phòng ăn.
Coi, tại phòng ăn, một chiếc bàn lớn đủ chỗ cho 20 thực khách và cả gia đình Durstilitsch đang chờ chúng. Thea thoăn thoắt như con thoi bê đồ ăn giúp chị bếp.
Sau hai thìa súp, Oldo chép miệng:
- Chậc, hồi nãy chú em Tarzan đây định kêu cháu bám theo để tẩn lão Alensky một trận. Nhưng cháu đã kịp cản lại.
Tarzan ngạc nhiên:
- Khoan đã Oldo! Nói gì kì vậy. Cháu đâu định đánh ông ta, thưa bá tước. Nhưng cháu cũng định nói cho ông ta một trận. Suýt nữa thì Alensky chẹt chết con Blanka, dù ông ta có thấy con chó hẳn hoi.
Bà Eugenie thốt lên:
- Kinh khủng!
Ông bá tước gật gù:
- Lão có lí do để giận cá chém thớt như vậy.
Tarzan bắt đầu hiểu ra vấn đề. Hắn thắc mắc:
- Thưa bá tước Durstilitsch, nhưng cho dù Alensky có bực bội với bác thì lão vẫn không có quyền chẹt chết con chó vô tội.
- Cháu nói đúng. Có lẽ lúc ấy ông ta tưởng tượng là đang cán chính tôi cho hả giận đó mà.
Món súp khai vị ngon tuyệt. Nhưng ông bá tước đã đặt thìa xuống quay qua gã cháu họ:
- Oldo này, hôm nay Alensky đã bị ta trừng phạt. May mà có lí do khiến lão không thể ăn cướp số tranh của ta. Lí do đó chính là thói kêu căng vô độ của lão.
Chà, chuyện gì nghe thú vị thế này? Tarzan nheo mắt với ba quái. Ông bá tước tiếp tục:
- Các cháu là khách mới đến chắc chưa biết. Số là trong nhà này đang chứa một bộ sưu tập tranh hiếm có. Toàn tranh của các danh họa Hà Lan, trường phái ấn tượng và Clau de Lorrain. Dòng họ Durstilitsch nổi tiếng là những nhà sưu tầm nghệ thuật sành sỏi khác xa với dòng họ Angelo Alensky chuyên thao túng xã hội đen. Alensky chính là sếp sòng buôn bán vũ khí đấy. Lão chỉ cần búng tay một cái là cả tá trộm cướp sành sỏi sẽ bu đến đợi lệnh. Chứ gì nữa, nếu hôm nay lão búng tay là ta đành từ giã bộ sưu tập tuyệt vời. Nhưng không, lão sẽ không giở trò đó.
Tarzan nuốt từng lời của gia chủ. Hắn ngước mắt:
- Chỉ vì thói kiêu căng ạ?
- Chí phải. Lão muốn mua bộ sưu tập tranh của ta với giá mười lăm triệu mark.
Oldo muốn nhảy chồm khỏi ghế:
- Giá được đấy, chú.
- Ngồi yên Oldo. Hôm qua lão gọi điện hẹn đến xem tranh, ta không thể từ chối. Vì - thật kì lạ - cho dù cực kì vô lương tâm, Alensky vẫn là một trong những nhà sưu tầm nghệ thuật tầm cỡ. Lão đến, ngắm các bức tranh tới hai giờ liền. Ta cứ sởn hết gai ốc. Và thế là…
Vẫn giọng Oldo phang ngang:
- Thế là mười lăm triệu mark hiện ra hả chú. Cái giá thật ngon lành. Thế chú trả lời sao ạ?
- Không, Oldo. Ta đã trả lời ta là người yêu tranh chớ chẳng phải người buôn tranh.
- E… hèm. Thì cháu cũng biết vậy rồi.
Tarzan vẫn thắc mắc:
- Nhưng cháu vẫn chưa hiểu thói hợm hĩnh của lão thì liên quan gì đến việc mua bán tranh.
- Dễ hiểu thôi mà. Ở biệt thự của Angelo Vũ Khí hiện giờ đầy ắp tranh và tranh. Mỗi lần tậu thêm một bức tranh mới, lão lại mở tiệc mời các “bố già”, cơ quan báo chí, truyền hình… đến để khoe. Lão thường lo sao cho cả thiên hạ đều biết chuyện đó… Thế mới gọi là hợm hĩnh đến vô độ.
- Cháu bắt đầu hiểu rồi. Lão muốn công khai hóa những tác phẩm lớn, bởi lão thừa sức mua nó. Còn nếu cho đệ tử đi ăn cướp thì phải xếp xó trong kho đâu có vẻ vang hoặc lên mặt với bàn dân thiên hạ được. Có đúng không hả bác?
Ông bá tước sửng sốt:
- Ồ, cháu luôn nhanh trí vậy sao, Tarzan?
Tarzan lảng đi bằng một câu hỏi khác:
- Alensky là người vùng này ạ?
- Phải. Lão có một biệt thự ở đầu kia làng Goschendorf. Và vô số vợ. Bà vợ chính thức thứ tư vừa chia tay lão. Lão chỉ có một đứa con gái duy nhất tên Ilona năm nay mười bảy tuổi. Con bé này là con của người vợ đầu tiên và… không được dễ coi cho lắm.
/703
|