Tarzan tốn mười hai phút để chạy từ trang trại bà Pauline đến trang trại Susi. Không khí thật tuyệt diệu. Những cọng cỏ quất vào hai chân trần. Người hắn từ từ nóng dần.
Có lẽ đây là khu trang trại bé nhất trong thung lũng. Tarzan dừng lại trước một ngôi nhà theo kiểu vùng quê Alpen. Một chiếc xe Fiat đậu ngoài cửa, một cái giếng xây ở gần ga-ra ô-tô.
Tarzan vục đầu xuống giếng và thưởng thức thứ nước ban mai mát lạnh. Hắn ngụp cả đầu trong chậu nước và thấy khoan khoái lạ lùng. Bây giờ thì lại đi một vòng quanh nhà để bảo vệ giấc ngủ cho người quen chứ. Vẫn còn một trang trại thứ tư của nạn nhân bị bỏ hoang mà mình chưa có cơ hội đến thăm sáng nay.
Tarzan bắt đầu vòng đi từ phía chái nhà. Trong vườn có một bộ bàn ghế quét sơn trắng và nhiều chậu cây kiểng. Hắn hít một hơi dài mùi hương quỳnh mới nở và… tấp sát cửa kính.
Trời đất. Có chuyện rồi. Coi kìa, trong phòng chính tầng dưới, rèm cửa không đóng. Tarzan chới với khi phát hiện một người đàn ông mặc bộ đồ trắng. Rõ ràng gã này không phải là người bạn đời của chị Susi, bởi vì cứ nhìn bộ mặt nhợt nhạt của người nữ phóng viên là đủ hiểu.
Tarzan đảo mắt về phía chiếc bàn. Bên trên bàn là một tờ báo, một chiếc đồng hồ vàng, hai cái nhẫn và một cái bóp. Hắn khựng lại trong tích tắc khi sực nhớ mớ tang vật này chính là tài sản bị trấn lột cùa ông lái buôn pho-mát. Không còn gì nữa để nghi ngờ. Đích thị gã đàn ông trong phòng chính là tên cướp. Gã đột nhập nhà Susi nhằm thủ tiêu nhân chứng duy nhất chứ sao. Không tin thì ngó tờ nhật báo thử xem, gã đã quăng trước mũi cô gái trước khi cho cô ngắm củ cải từ dưới đất. Gã đã đọc tờ báo và biết chỗ ở của cô.
Tarzan thở mạnh. Tạ ơn trời đã giúp mình đến đúng lúc.
Tên côn đồ nói se sẽ. Các cửa sổ và cửa ra vào đều đóng, Tarzan không nghe được tiếng nói ở trong nhà.
Kìa, gã thò tay vào trong bụng rút ra một con dao, gã vung dao lên.
Mọi việc diễn ra trong tích tắc. Tarzan lao thẳng qua cửa kính với hai tay ôm mặt, che kín đầu. Hắn bay vào nhà như một cơn lốc, kính vỡ loảng xoảng. Không cần biết máu đang rỉ ra từ cạnh tay trái và bắp chân, Tarzan tung liền một cú a-tê-mi dính vô gáy tên cướp. Một cú đánh còn nặng hơn búa tạ.
Tên gian tế đổ ập như một thân cây bị trốc gốc. Con dao rơi cạch một tiếng khô khan trong tiếng kêu gì đó của Susi.
Tội nghiệp cho kẻ giang hồ lãng tử ăn trộm vặt Rudigo. Lãnh cú đòn sát thủ của Tarzan cho dù gáy gã có làm bằng thép cũng bị hạ gục. Tarzan nhấc chân lên đề phòng gã cử động nhưng Susi đã níu tay hắn:
- Trời ơi, em đánh lộn người rồi.
- Sao?
Susi gieo mình xuống ghế:
- Anh ta có bị chết không?
- Ồ không chết đâu. Ngủ khoảng nửa ngày là tối thiểu, nhưng sao lại lộn người hả?
Susi nhắm nghiền mắt thở dốc:
- Cảm ơn em đã đến cứu chị, có điều anh ta không phải là thủ phạm.
- Sao lại không? Mặt mày gã y chang tên cướp mà chị mô tả trên tàu tốc hành. Chưa kể mớ chiến lợi phẩm mà gã thu được của ông Mair-Chateaufort đang nằm kia. Gã lại còn rút dao ra nữa. Gã định thủ tiêu chị, đúng không?
- Không… nghe đây Tarzan. Sự việc phức tạp hơn chúng ta tưởng tượng. Anh ta đúng là tên ăn cắp, và chỉ có vậy. Anh ta đến đây để…
Và Susi kể lại cho Tarzan nghe câu chuyện vừa xảy ra.
Tarzan suy nghĩ:
- Có nghĩa là gã trấn lột này chỉ đục nước béo cò hay sao? Vậy hung thủ thực sự là ai?
Nhưng mình không tin lúc đó gã say rượu, Tarzan nghĩ. Gã nói thế để chạy tội cho mình chớ sao. Gã đã phạm hai tội: không hề giúp đỡ nạn nhân lại còn có hành vi ăn cắp đê tiện. Nhưng xét xử gã như thế nào, đó không phải là việc của chúng ta.
Tarzan cúi xuống bắt mạch cho tên trộm cùng đường. Mạch gã yếu nhưng vẫn đập đều. Hắn lẳng lặng xoay người gã để đề phòng bị sặc. Đúng lúc đó, chiếc ví mỏng dính của gã rớt ra.
Tarzan nói:
- Gã tên là Rudigo Klavim quê ở Nurmberg, không căn cước lẫn hộ chiếu. Chị nên gọi điện cho ông thanh tra Wondrascheck.
*
Tarzan quay trở về trang trại của bác sĩ Holmann với bốn vết băng dính từ tủ thuốc của nữ nhà báo Susi.
Lúc này thì trời đã sáng trưng. Các cửa sổ đều mở toang. Tarzan bước vào nhà bếp trong tiếng nhạc từ ra-đi-ô thánh thót. Hắn nghe đủ ba giọng trò chuyện của ông bác sĩ già, Karl và Tròn Vo.
Máy Tính nhận biết sự xuất hiện của đại ca. Nó hốt hoảng thấy rõ:
- Trời ơi, tao cứ tưởng mày rèn luyện thân thể. Cả nhà đều nghĩ như vậy. Sao, bị thương hồi nào, ai băng bó hả?
Tarzan giơ một ngón trỏ lên miệng ra hiệu cho thằng cận đừng làm ông Holmann phải giật mình. Tuy nhiên sự báo động của hắn đã muộn màng. Ông già hất tờ báo xuống há hốc miệng:
- Cháu bị té ngã hả Tarzan?
Tarzan ngượng nghịu:
- Không phải, thưa bác. Cháu bị thương do một sự ngộ nhận. Chị Susi đã băng cho cháu. Nhưng ông thanh tra Wondrascheck thì cho rằng thà bị thương còn hơn là đứng ngoài không hành động. Bác Holmann ạ, sự việc diễn ra khá li kì, các tình huống ở bên trong nhà chị Susi lúc đó cứ tưởng như một vụ án mạng.
Cả ba người đều giương mắt nhìn Tarzan, Karl ngừng pha nước cam tươi còn Tròn Vo bỏ món trứng tráng nông thôn trên chảo mỡ xèo xèo, nó hỏi:
- Có chuyện gì vậy?
Trong lúc điểm tâm, Tarzan kể lại đầu đuôi câu chuyện.
Ông Holmann nói ngay:
- Ta tin là tên trộm vặt đó nói thật. Có điều nếu không phải gã thì ai đã tấn công ông bạn chơi bài của ta nào?
Tarzan gật đầu:
- Từ nãy đến giờ cháu cũng tự hỏi mình như vậy.
Karl đẩy đĩa trứng tú hụ do Tròn Vo đạo diễn sang bên cạnh, nó nói:
- Rõ ràng đây là một hành động có chủ định và tính toán trước. Hung thủ đã đập mạnh vào gáy nạn nhân, nhưng không cướp của. Động cơ của vụ này phải là một vụ án trả thù. Ông Mair-Chateaufort có kẻ thù không ạ?
Vị bác sĩ già lắc đầu:
- Mair là con người nhân từ, đôn hậu và trung thực. Ông ấy kinh doanh pho-mát nhưng không hề trục lợi, tham lam và làm hại người khác. Mair-Chateaufort chỉ có đánh bài ăn gian thôi. Nhưng ông ấy chỉ đánh bài với mỗi mình ta thôi mà. Và ta thì còn ăn gian hơn ông ấy nữa.
Tarzan ngẫm nghĩ vài giây rồi nói:
- Thủ phạm không thể là một thằng điên vô cớ đánh người. Bác cố nghĩ lại đi bác Holmann, cháu không nghĩ rằng ai cũng kính trọng ông Mair-Chateaufort như bác khẳng định. Có người thương phải có kẻ ghét chứ?
Holmann nhìn chằm chằm vào tách cà phê bốc khói. Bỗng nhiên ông nói:
- Cháu nói đúng. Ông bạn ta có một kẻ thù.
- Người nào vậy, thưa bác?
- Lâu quá có khi ta không nhớ nổi. Đại khái hình như bắt đầu là “Grob” và kết thúc thì có chữ “Ki” gì đó.
Tarzan gợi ý:
- Vậy chúng ta cứ tạm gọi là Grobki nhé.
Holmann gí tay lên cái mũi to tổ bố của mình, làm như là qua đó ông sẽ dễ nhớ hơn:
- Chuyện xảy ra cách đây cũng đến bảy, tám năm rồi. Hồi đó ông Chateaufort đã tóm được một tên cướp nhà băng. Đầu đuôi cũng nhờ sự tình cờ. Tên cướp mang theo súng, đeo mặt nạ và đột nhập nhà băng thị xã uy hiếp một nữ khách hàng, vớ được một khoản tiền kếch xù. Gã ôm tiền chạy ra ngõ Salamand để nhảy lên xe đón sẵn. Tên cướp tự tin đến nỗi lột mặt nạ ra vì nghĩ rằng những ô-tô đang đậu trong ngõ đều không có người. Gã đã phạm sai lầm vì trên một chiếc xe hơi, còn có ông Chateaufort đang ngủ gà ngủ gật chờ bà Pauline đi chợ ra. Trong lúc gà gật, Chateaufort ngồi tụt người xuống đầu ngoẹo sang một bên nên tên cướp không nhìn thấy ông. Nhưng chính ông lại trông thấy nó. Vì thế, theo lời mô tả nhận dạng của ông bạn ta, cảnh sát đã tóm cổ thủ phạm ngay hôm đó. Chateaufort lại còn ra trước tòa để làm nhân chứng buộc tội tên cướp nữa chứ. Ta nhớ rõ rằng ngay tại phiên tòa, tên cướp thề sẽ trả thù ông.
Tarzan hỏi:
- Tên cướp có bị phạt tù không ạ?
- Đúng tám năm chẵn. Vì đó là một tên cướp có sẵn nhiều tiền sự.
- Nghĩa là bây giờ gã đã mãn hạn tù.
- Có thể lắm, Tarzan ạ.
- Bác có nhớ một chút xíu nào về tướng tá của gã không?
- Ta đâu có tham dự phiên tòa. Ta chỉ nghe ông bạn Mair-Chateaufort kể lại mà.
Tarzan gật gù. Mắt hắn sáng như sao:
- Không biết ông Chateaufort đã tỉnh chưa, cháu muốn ông ấy xác định xem hung thủ có phải là gã đàn ông tóc rẽ ngôi giữa, da thịt như bị phù thũng, cỡ 40 tuổi…
Hắn chưa dứt câu, hai quái đã đồng loạt la lên:
- Thằng đàn ông ở quán TRÁI NHO?
- Tao chưa dám khẳng định. Nhưng tối hôm qua, khi nghe cú phôn hăm dọa bác Holmann, nghe tiếng nói rin rít, quen quen làm tao nhớ đến gã. Hơn nữa, gã còn xách theo va-li, rất có thể gã cũng có mặt trên con tàu tốc hành Alpen cùng với tụi mình.
Holmann nghe lỗ tai lùng bùng. Mãi một lúc sau, ômg mới nói được:
- Trong kho lưu trữ hồ sơ của cảnh sát thế nào cũng có ảnh gã.
- Tại sao chúng ta không muợn chị Susi những số báo thời đó cho đỡ mất công nhờ vả pháp luật nhỉ?
- Không. Ta không ưa bọn nhà báo nói láo ăn tiền. Tùy các cháu.
Tarzan thở dài:
- Susi là một con người nhiệt tình. Nhưng bác thì cố chấp như một bức tường bằng bê-tông vậy.
- Cháu không được nói với ta như vậy, Tarzan.
Tarzan tủm tỉm cười:
- Cháu hiểu. Cháu biết người duy nhất dám phê bình bác là bà Pauline.
- Không, bà ấy cũng chưa có quyền.
Tarzan nở một nụ cười:
- Bác Holmann ạ, hồi sớm trong khi chạy bộ, cháu đã thay mặt bác đặt một bó hoa đồng nội trước cửa phòng bà Pauline. Còn một bó nữa cháu tặng Gaby.
Holmann hấp háy mắt. Thằng nhãi thật ranh mãnh. Ông cũng cười:
- Thôi được. Ta nhớ rằng hồi đó ông Chateaufort có thu thập mọi tin, ảnh liên quan đến vụ án. Lát đến thăm ổng ở bịnh viện, ta sẽ muợn chìa khóa để tìm các tài liệu cần thiết cho tụi cháu. Chịu chưa?
Tarzan chưa kịp trả lời thì tất cả đã quay ra ngoài sân.
Chiếc xe con của bà Pauline đi tới làm bụi bay mù mịt.
*
Buổi sáng rực rỡ với nắng hắt trên nền trời trong xanh. Một buổi sáng đẹp như thế này không thể có đám ma được. Grobalki đã hằng tin như thế khi rời khỏi nhà mụ Alma để dấn bước về nghĩa trang. Mụ phù thủy vẫn còn ngáy. Kinh dị thiệt.
Grobalki tiếp tục cuộc phiêu lưu dang dở đêm qua. Mẹ kiếp, chưa tới cổng nghĩa trang y đã nghe tiếng đào đất thình thịch. Hai thằng phu mộ cao lớn như hộ pháp mình mẩy đầm đìa mồ hôi đang đào huyệt.
Grobalki bước tới. Gã cất tiếng chào và ngờ ngợ thấy một trong hai người có vẻ quen quen.
Người nhiều tuổi hơn nói với bạn:
- Mày nhớ thằng cha vừa chào hỏi tụi mình không? Thằng ăn cướp nhà băng đó. Tám năm trước tao làm dự thẩm để xử y. Thời gian trôi nhanh quá. Y đã mãn hạn tù rồi.
Grobalki hết hồn. Hèn chi cái gã khổng lồ này trông quen quen. Gã giả vờ lơ đãng né qua một bên:
- Hai ông lộn tôi với ai rồi. Tôi không phải tên Grobalki.
Gã lại đi tiếp. Coi kìa, tấm bia ân sủng của trời cho đã sừng sững trước mặt. Gã không cần đọc hết cũng thuộc làu. Trên mộ bia ghi rành rành: “Baldur Flappe sinh ngày 18-8-1888…”.
Trời đất! Rõ ràng đêm qua y đã tiến sát ngôi mộ này thì bị phá bĩnh bởi tiếng ngáy khò khò của thằng lang thang say xỉn. Thôi nào, ghi nhận gấp và chuồn nhanh. Ở đây lâu hai thằng đào huyệt sinh nghi thì mang họa.
Grobalki quay qua phía nhà thờ và phải kêu lên, sao hôm nay lắm đám ma thế! Một đám chôn chín giờ sáng, một đám mười một giờ trưa. Vậy thì sáng nay cách gì làm ăn được. Chưa kể hôm nay thứ bảy, thiên hạ sẽ tới tưới hoa, nhổ cỏ, chăm sóc phần mộ của người thân. Chưa kể ngôi mộ của Flappe nằm cực kì lộ liễu. Từ bốn phía, người ta có thể dễ dàng quan sát việc gã làm. Vậy là phải gác công việc truy tìm kho báu đến ban đêm chứ sao.
Grobalki rời gót khỏi nghĩa địa và ghé một quán ăn gọi hai khúc dồi nướng. Ai cũng biết khi nhai cũng là lúc người ta suy nghĩ và dễ nảy sinh sáng kiến.
Chưa đầy hai mươi giây, sáng kiến đã hiện ra, gã tấp vô một cửa hàng mua gói thuốc lá và đi một mạch.
*
Gã quyết định thực hiện kế hoạch trả thù đã nung nấu bao lâu nay.
Grobalki lẩm bẩm:
- Mittelriss là trang trại riêng của thằng thầy thuốc già Holmann, nhưng chỗ lão túc trực ở điểm khác. Hê hê, mày qua mặt tao sao được, Holmann. Dù đã trải qua tám năm, tao vẫn nhớ như in cơ sở khám bịnh và điều trị của mày. Nó lúc nào cũng ở Fasslift.
Grobalky rảo bước đến khu nhà xa xa và dừng lại trước một tấm biển đồng có mũi tên chỉ. Trên tấm biển là hàng chữ khắc khá đẹp: “Bác sĩ Holmann”.
Sau vài phút, gã đã có mặt ở cửa hậu khu nhà. Trên ban-công tầng trên chỉ thấy có tấm dù che nắng và chiếc giường gấp. Còn tầng dưới các phòng đều đóng cửa kín mít. Những nhà xung quanh cũng không thấy một bóng người.
Chẳng lẽ thứ bảy lão không đến nơi khám bịnh mà ru rú ở nhà riêng ư? May mà hôm qua gã đã gọi điện tới nhà riêng của lão. Để trả thù cho Veronica tội nghiệp, tao sẽ phá tan hoang cơ sở móc túi bịnh nhân của mày. Mày sẽ phải đau lòng khi nhìn thấy mọi thứ ở đây thành bình địa vào sáng thứ hai, thằng lang băm ạ.
Gã vọt qua hàng rào và xồng xộc vào trong nhà. Thảm cỏ quanh nhà được cắt tỉa tuyệt khéo. Gã tránh nhìn hình ảnh con chim sâu đang nhảy nhót để bặm môi chui tọt vô cửa sổ. Ôi, cũng như mọi năm, cứ nghĩ đến Veronica là gã lại đau như dao cắt ruột. Bác sĩ Holmannn phải chịu trách nhiệm về cái chết của Veronica. Bịnh tình của em đâu có hiểm nghèo gì, chỉ do thằng lang băm say bét nhè không đến mà em phải chết oan ức. Thằng già khốn nạn đó sẽ đền tội.
Grobalki rút súng. Gã cảm thấy có một cái gì đó. Gã mở cánh cửa bọc đệm dẫn vào phòng khám. Gã trông thấy một tủ thuốc cao ngất, một cái bảng in các cỡ chữ cái từ nhỏ đến lớn, một bức hình vẽ con mắt to tướng và rất nhiều dụng cụ y tế.
Grobalki đá thốc cánh cửa và chĩa súng vào lưng người mặc áo blu đang lúi húi sắp xếp các mẫu thuốc điều trị vô chiếc tủ đứng:
- Mày mà la lên là tao bắn chết tại chỗ.
Andreas Holmann xoay người lại từ từ. Anh nuốt nước miếng:
- Ông định ăn cướp hả, tôi không kêu đâu. Nhưng ông muốn gì?
- Mày là…
Grobalki trợn ngược mắt. Thằng thầy thuốc này trẻ quá, búng ra sữa. Tướng tá thế này đâu phải là lão Sigismun Holmann. Gã hất hàm:
- Mày là ai, làm gì ở đây?
- Tôi là bác sĩ Holmannn và đây là nhà của tôi. Tôi có quyền làm gì trong nhà của mình thì làm chớ.
- Mày là… lão Holmannn ngoài 70 tuổi cơ mà.
- À, chắc ông định nhắc đến bác tôi Sigismun Holmann? Còn tôi là Andreas Holmann.
Grobalki sững sờ:
- Ô hay, sao lại thế được?
- Nếu ông muốn tìm bác tôi thì thật đáng tiếc, ông đã đến chậm mất ba năm rồi.
- Lão chết rồi sao? Không thể được. Ta vừa nói chuyện điện thoại với lão tối qua kia mà.
- Ông hiểu sai ý tôi rồi. Cách đây ba năm ông ấy đã cho tôi thuê cơ sở này. Hiện bác tôi đã nghỉ hưu.
Grobalki thở phào nhẹ nhõm:
- Thì ra vậy. Nào, bây giờ thì mày nằm sấp suống.
Y gí súng vào gáy người bác sĩ trẻ và chụp sợi dây ni-lông mà Andreas đang định buộc sách ở trên bàn bằng bàn tay còn lại.
Người thầy thuốc nằm xuống, hai tay chĩa ra phía trước.
Grobalki kẹp súng vào đầu gối và trói tay bác sĩ Andreas. Làm xong, y ra lệnh gọn lỏn:
- Mày ngồi vào cạnh bàn kia.
Viên bác sĩ trẻ làm theo.
- Nào, bây giờ thì tao sẽ nói chuyện với cái thằng lang băm trẻ nối nghiệp thằng lang băm già kia.
- Tôi hiểu rồi. Tôi cũng không mời ông đến nhà tôi càng không muốn ông mang súng theo. Hơn nữa, ông xiết quá chặt khiến mười ngón tay của tôi hỏng mất.
- Kệ xác mày. Làm bác sĩ mà không chữa nổi tay mình thì chữa bệnh cái chó gì. E… hèm, lão già của mày hiện đang ở trang trại hả?
- Tôi không biết. Tôi và ông ta chẳng có quan hệ gì với nhau.
- Bố láo quá. Lão là họ hàng với mày cơ mà. Đừng bịp tao. Này, lão có con cái gì không?
- Không!
- Vợ lão tên gì?
- Bà ấy nguyên là bà Katharina.
- Tại sao lại dùng chữ “nguyên” hử?
- Vì bà ấy đã qua đời bảy năm trước.
- Mụ đã ngủm củ tỏi?
- Thì đã bảo chết rồi mà lại.
Grobalki suy nghĩ một lát, sau đó, gã vớ lấy máy điện thoại.
- Tao sẽ hỏi lại lão già. Mày mà làm ồn ào là qua đời con ạ.
Có lẽ đây là khu trang trại bé nhất trong thung lũng. Tarzan dừng lại trước một ngôi nhà theo kiểu vùng quê Alpen. Một chiếc xe Fiat đậu ngoài cửa, một cái giếng xây ở gần ga-ra ô-tô.
Tarzan vục đầu xuống giếng và thưởng thức thứ nước ban mai mát lạnh. Hắn ngụp cả đầu trong chậu nước và thấy khoan khoái lạ lùng. Bây giờ thì lại đi một vòng quanh nhà để bảo vệ giấc ngủ cho người quen chứ. Vẫn còn một trang trại thứ tư của nạn nhân bị bỏ hoang mà mình chưa có cơ hội đến thăm sáng nay.
Tarzan bắt đầu vòng đi từ phía chái nhà. Trong vườn có một bộ bàn ghế quét sơn trắng và nhiều chậu cây kiểng. Hắn hít một hơi dài mùi hương quỳnh mới nở và… tấp sát cửa kính.
Trời đất. Có chuyện rồi. Coi kìa, trong phòng chính tầng dưới, rèm cửa không đóng. Tarzan chới với khi phát hiện một người đàn ông mặc bộ đồ trắng. Rõ ràng gã này không phải là người bạn đời của chị Susi, bởi vì cứ nhìn bộ mặt nhợt nhạt của người nữ phóng viên là đủ hiểu.
Tarzan đảo mắt về phía chiếc bàn. Bên trên bàn là một tờ báo, một chiếc đồng hồ vàng, hai cái nhẫn và một cái bóp. Hắn khựng lại trong tích tắc khi sực nhớ mớ tang vật này chính là tài sản bị trấn lột cùa ông lái buôn pho-mát. Không còn gì nữa để nghi ngờ. Đích thị gã đàn ông trong phòng chính là tên cướp. Gã đột nhập nhà Susi nhằm thủ tiêu nhân chứng duy nhất chứ sao. Không tin thì ngó tờ nhật báo thử xem, gã đã quăng trước mũi cô gái trước khi cho cô ngắm củ cải từ dưới đất. Gã đã đọc tờ báo và biết chỗ ở của cô.
Tarzan thở mạnh. Tạ ơn trời đã giúp mình đến đúng lúc.
Tên côn đồ nói se sẽ. Các cửa sổ và cửa ra vào đều đóng, Tarzan không nghe được tiếng nói ở trong nhà.
Kìa, gã thò tay vào trong bụng rút ra một con dao, gã vung dao lên.
Mọi việc diễn ra trong tích tắc. Tarzan lao thẳng qua cửa kính với hai tay ôm mặt, che kín đầu. Hắn bay vào nhà như một cơn lốc, kính vỡ loảng xoảng. Không cần biết máu đang rỉ ra từ cạnh tay trái và bắp chân, Tarzan tung liền một cú a-tê-mi dính vô gáy tên cướp. Một cú đánh còn nặng hơn búa tạ.
Tên gian tế đổ ập như một thân cây bị trốc gốc. Con dao rơi cạch một tiếng khô khan trong tiếng kêu gì đó của Susi.
Tội nghiệp cho kẻ giang hồ lãng tử ăn trộm vặt Rudigo. Lãnh cú đòn sát thủ của Tarzan cho dù gáy gã có làm bằng thép cũng bị hạ gục. Tarzan nhấc chân lên đề phòng gã cử động nhưng Susi đã níu tay hắn:
- Trời ơi, em đánh lộn người rồi.
- Sao?
Susi gieo mình xuống ghế:
- Anh ta có bị chết không?
- Ồ không chết đâu. Ngủ khoảng nửa ngày là tối thiểu, nhưng sao lại lộn người hả?
Susi nhắm nghiền mắt thở dốc:
- Cảm ơn em đã đến cứu chị, có điều anh ta không phải là thủ phạm.
- Sao lại không? Mặt mày gã y chang tên cướp mà chị mô tả trên tàu tốc hành. Chưa kể mớ chiến lợi phẩm mà gã thu được của ông Mair-Chateaufort đang nằm kia. Gã lại còn rút dao ra nữa. Gã định thủ tiêu chị, đúng không?
- Không… nghe đây Tarzan. Sự việc phức tạp hơn chúng ta tưởng tượng. Anh ta đúng là tên ăn cắp, và chỉ có vậy. Anh ta đến đây để…
Và Susi kể lại cho Tarzan nghe câu chuyện vừa xảy ra.
Tarzan suy nghĩ:
- Có nghĩa là gã trấn lột này chỉ đục nước béo cò hay sao? Vậy hung thủ thực sự là ai?
Nhưng mình không tin lúc đó gã say rượu, Tarzan nghĩ. Gã nói thế để chạy tội cho mình chớ sao. Gã đã phạm hai tội: không hề giúp đỡ nạn nhân lại còn có hành vi ăn cắp đê tiện. Nhưng xét xử gã như thế nào, đó không phải là việc của chúng ta.
Tarzan cúi xuống bắt mạch cho tên trộm cùng đường. Mạch gã yếu nhưng vẫn đập đều. Hắn lẳng lặng xoay người gã để đề phòng bị sặc. Đúng lúc đó, chiếc ví mỏng dính của gã rớt ra.
Tarzan nói:
- Gã tên là Rudigo Klavim quê ở Nurmberg, không căn cước lẫn hộ chiếu. Chị nên gọi điện cho ông thanh tra Wondrascheck.
*
Tarzan quay trở về trang trại của bác sĩ Holmann với bốn vết băng dính từ tủ thuốc của nữ nhà báo Susi.
Lúc này thì trời đã sáng trưng. Các cửa sổ đều mở toang. Tarzan bước vào nhà bếp trong tiếng nhạc từ ra-đi-ô thánh thót. Hắn nghe đủ ba giọng trò chuyện của ông bác sĩ già, Karl và Tròn Vo.
Máy Tính nhận biết sự xuất hiện của đại ca. Nó hốt hoảng thấy rõ:
- Trời ơi, tao cứ tưởng mày rèn luyện thân thể. Cả nhà đều nghĩ như vậy. Sao, bị thương hồi nào, ai băng bó hả?
Tarzan giơ một ngón trỏ lên miệng ra hiệu cho thằng cận đừng làm ông Holmann phải giật mình. Tuy nhiên sự báo động của hắn đã muộn màng. Ông già hất tờ báo xuống há hốc miệng:
- Cháu bị té ngã hả Tarzan?
Tarzan ngượng nghịu:
- Không phải, thưa bác. Cháu bị thương do một sự ngộ nhận. Chị Susi đã băng cho cháu. Nhưng ông thanh tra Wondrascheck thì cho rằng thà bị thương còn hơn là đứng ngoài không hành động. Bác Holmann ạ, sự việc diễn ra khá li kì, các tình huống ở bên trong nhà chị Susi lúc đó cứ tưởng như một vụ án mạng.
Cả ba người đều giương mắt nhìn Tarzan, Karl ngừng pha nước cam tươi còn Tròn Vo bỏ món trứng tráng nông thôn trên chảo mỡ xèo xèo, nó hỏi:
- Có chuyện gì vậy?
Trong lúc điểm tâm, Tarzan kể lại đầu đuôi câu chuyện.
Ông Holmann nói ngay:
- Ta tin là tên trộm vặt đó nói thật. Có điều nếu không phải gã thì ai đã tấn công ông bạn chơi bài của ta nào?
Tarzan gật đầu:
- Từ nãy đến giờ cháu cũng tự hỏi mình như vậy.
Karl đẩy đĩa trứng tú hụ do Tròn Vo đạo diễn sang bên cạnh, nó nói:
- Rõ ràng đây là một hành động có chủ định và tính toán trước. Hung thủ đã đập mạnh vào gáy nạn nhân, nhưng không cướp của. Động cơ của vụ này phải là một vụ án trả thù. Ông Mair-Chateaufort có kẻ thù không ạ?
Vị bác sĩ già lắc đầu:
- Mair là con người nhân từ, đôn hậu và trung thực. Ông ấy kinh doanh pho-mát nhưng không hề trục lợi, tham lam và làm hại người khác. Mair-Chateaufort chỉ có đánh bài ăn gian thôi. Nhưng ông ấy chỉ đánh bài với mỗi mình ta thôi mà. Và ta thì còn ăn gian hơn ông ấy nữa.
Tarzan ngẫm nghĩ vài giây rồi nói:
- Thủ phạm không thể là một thằng điên vô cớ đánh người. Bác cố nghĩ lại đi bác Holmann, cháu không nghĩ rằng ai cũng kính trọng ông Mair-Chateaufort như bác khẳng định. Có người thương phải có kẻ ghét chứ?
Holmann nhìn chằm chằm vào tách cà phê bốc khói. Bỗng nhiên ông nói:
- Cháu nói đúng. Ông bạn ta có một kẻ thù.
- Người nào vậy, thưa bác?
- Lâu quá có khi ta không nhớ nổi. Đại khái hình như bắt đầu là “Grob” và kết thúc thì có chữ “Ki” gì đó.
Tarzan gợi ý:
- Vậy chúng ta cứ tạm gọi là Grobki nhé.
Holmann gí tay lên cái mũi to tổ bố của mình, làm như là qua đó ông sẽ dễ nhớ hơn:
- Chuyện xảy ra cách đây cũng đến bảy, tám năm rồi. Hồi đó ông Chateaufort đã tóm được một tên cướp nhà băng. Đầu đuôi cũng nhờ sự tình cờ. Tên cướp mang theo súng, đeo mặt nạ và đột nhập nhà băng thị xã uy hiếp một nữ khách hàng, vớ được một khoản tiền kếch xù. Gã ôm tiền chạy ra ngõ Salamand để nhảy lên xe đón sẵn. Tên cướp tự tin đến nỗi lột mặt nạ ra vì nghĩ rằng những ô-tô đang đậu trong ngõ đều không có người. Gã đã phạm sai lầm vì trên một chiếc xe hơi, còn có ông Chateaufort đang ngủ gà ngủ gật chờ bà Pauline đi chợ ra. Trong lúc gà gật, Chateaufort ngồi tụt người xuống đầu ngoẹo sang một bên nên tên cướp không nhìn thấy ông. Nhưng chính ông lại trông thấy nó. Vì thế, theo lời mô tả nhận dạng của ông bạn ta, cảnh sát đã tóm cổ thủ phạm ngay hôm đó. Chateaufort lại còn ra trước tòa để làm nhân chứng buộc tội tên cướp nữa chứ. Ta nhớ rõ rằng ngay tại phiên tòa, tên cướp thề sẽ trả thù ông.
Tarzan hỏi:
- Tên cướp có bị phạt tù không ạ?
- Đúng tám năm chẵn. Vì đó là một tên cướp có sẵn nhiều tiền sự.
- Nghĩa là bây giờ gã đã mãn hạn tù.
- Có thể lắm, Tarzan ạ.
- Bác có nhớ một chút xíu nào về tướng tá của gã không?
- Ta đâu có tham dự phiên tòa. Ta chỉ nghe ông bạn Mair-Chateaufort kể lại mà.
Tarzan gật gù. Mắt hắn sáng như sao:
- Không biết ông Chateaufort đã tỉnh chưa, cháu muốn ông ấy xác định xem hung thủ có phải là gã đàn ông tóc rẽ ngôi giữa, da thịt như bị phù thũng, cỡ 40 tuổi…
Hắn chưa dứt câu, hai quái đã đồng loạt la lên:
- Thằng đàn ông ở quán TRÁI NHO?
- Tao chưa dám khẳng định. Nhưng tối hôm qua, khi nghe cú phôn hăm dọa bác Holmann, nghe tiếng nói rin rít, quen quen làm tao nhớ đến gã. Hơn nữa, gã còn xách theo va-li, rất có thể gã cũng có mặt trên con tàu tốc hành Alpen cùng với tụi mình.
Holmann nghe lỗ tai lùng bùng. Mãi một lúc sau, ômg mới nói được:
- Trong kho lưu trữ hồ sơ của cảnh sát thế nào cũng có ảnh gã.
- Tại sao chúng ta không muợn chị Susi những số báo thời đó cho đỡ mất công nhờ vả pháp luật nhỉ?
- Không. Ta không ưa bọn nhà báo nói láo ăn tiền. Tùy các cháu.
Tarzan thở dài:
- Susi là một con người nhiệt tình. Nhưng bác thì cố chấp như một bức tường bằng bê-tông vậy.
- Cháu không được nói với ta như vậy, Tarzan.
Tarzan tủm tỉm cười:
- Cháu hiểu. Cháu biết người duy nhất dám phê bình bác là bà Pauline.
- Không, bà ấy cũng chưa có quyền.
Tarzan nở một nụ cười:
- Bác Holmann ạ, hồi sớm trong khi chạy bộ, cháu đã thay mặt bác đặt một bó hoa đồng nội trước cửa phòng bà Pauline. Còn một bó nữa cháu tặng Gaby.
Holmann hấp háy mắt. Thằng nhãi thật ranh mãnh. Ông cũng cười:
- Thôi được. Ta nhớ rằng hồi đó ông Chateaufort có thu thập mọi tin, ảnh liên quan đến vụ án. Lát đến thăm ổng ở bịnh viện, ta sẽ muợn chìa khóa để tìm các tài liệu cần thiết cho tụi cháu. Chịu chưa?
Tarzan chưa kịp trả lời thì tất cả đã quay ra ngoài sân.
Chiếc xe con của bà Pauline đi tới làm bụi bay mù mịt.
*
Buổi sáng rực rỡ với nắng hắt trên nền trời trong xanh. Một buổi sáng đẹp như thế này không thể có đám ma được. Grobalki đã hằng tin như thế khi rời khỏi nhà mụ Alma để dấn bước về nghĩa trang. Mụ phù thủy vẫn còn ngáy. Kinh dị thiệt.
Grobalki tiếp tục cuộc phiêu lưu dang dở đêm qua. Mẹ kiếp, chưa tới cổng nghĩa trang y đã nghe tiếng đào đất thình thịch. Hai thằng phu mộ cao lớn như hộ pháp mình mẩy đầm đìa mồ hôi đang đào huyệt.
Grobalki bước tới. Gã cất tiếng chào và ngờ ngợ thấy một trong hai người có vẻ quen quen.
Người nhiều tuổi hơn nói với bạn:
- Mày nhớ thằng cha vừa chào hỏi tụi mình không? Thằng ăn cướp nhà băng đó. Tám năm trước tao làm dự thẩm để xử y. Thời gian trôi nhanh quá. Y đã mãn hạn tù rồi.
Grobalki hết hồn. Hèn chi cái gã khổng lồ này trông quen quen. Gã giả vờ lơ đãng né qua một bên:
- Hai ông lộn tôi với ai rồi. Tôi không phải tên Grobalki.
Gã lại đi tiếp. Coi kìa, tấm bia ân sủng của trời cho đã sừng sững trước mặt. Gã không cần đọc hết cũng thuộc làu. Trên mộ bia ghi rành rành: “Baldur Flappe sinh ngày 18-8-1888…”.
Trời đất! Rõ ràng đêm qua y đã tiến sát ngôi mộ này thì bị phá bĩnh bởi tiếng ngáy khò khò của thằng lang thang say xỉn. Thôi nào, ghi nhận gấp và chuồn nhanh. Ở đây lâu hai thằng đào huyệt sinh nghi thì mang họa.
Grobalki quay qua phía nhà thờ và phải kêu lên, sao hôm nay lắm đám ma thế! Một đám chôn chín giờ sáng, một đám mười một giờ trưa. Vậy thì sáng nay cách gì làm ăn được. Chưa kể hôm nay thứ bảy, thiên hạ sẽ tới tưới hoa, nhổ cỏ, chăm sóc phần mộ của người thân. Chưa kể ngôi mộ của Flappe nằm cực kì lộ liễu. Từ bốn phía, người ta có thể dễ dàng quan sát việc gã làm. Vậy là phải gác công việc truy tìm kho báu đến ban đêm chứ sao.
Grobalki rời gót khỏi nghĩa địa và ghé một quán ăn gọi hai khúc dồi nướng. Ai cũng biết khi nhai cũng là lúc người ta suy nghĩ và dễ nảy sinh sáng kiến.
Chưa đầy hai mươi giây, sáng kiến đã hiện ra, gã tấp vô một cửa hàng mua gói thuốc lá và đi một mạch.
*
Gã quyết định thực hiện kế hoạch trả thù đã nung nấu bao lâu nay.
Grobalki lẩm bẩm:
- Mittelriss là trang trại riêng của thằng thầy thuốc già Holmann, nhưng chỗ lão túc trực ở điểm khác. Hê hê, mày qua mặt tao sao được, Holmann. Dù đã trải qua tám năm, tao vẫn nhớ như in cơ sở khám bịnh và điều trị của mày. Nó lúc nào cũng ở Fasslift.
Grobalky rảo bước đến khu nhà xa xa và dừng lại trước một tấm biển đồng có mũi tên chỉ. Trên tấm biển là hàng chữ khắc khá đẹp: “Bác sĩ Holmann”.
Sau vài phút, gã đã có mặt ở cửa hậu khu nhà. Trên ban-công tầng trên chỉ thấy có tấm dù che nắng và chiếc giường gấp. Còn tầng dưới các phòng đều đóng cửa kín mít. Những nhà xung quanh cũng không thấy một bóng người.
Chẳng lẽ thứ bảy lão không đến nơi khám bịnh mà ru rú ở nhà riêng ư? May mà hôm qua gã đã gọi điện tới nhà riêng của lão. Để trả thù cho Veronica tội nghiệp, tao sẽ phá tan hoang cơ sở móc túi bịnh nhân của mày. Mày sẽ phải đau lòng khi nhìn thấy mọi thứ ở đây thành bình địa vào sáng thứ hai, thằng lang băm ạ.
Gã vọt qua hàng rào và xồng xộc vào trong nhà. Thảm cỏ quanh nhà được cắt tỉa tuyệt khéo. Gã tránh nhìn hình ảnh con chim sâu đang nhảy nhót để bặm môi chui tọt vô cửa sổ. Ôi, cũng như mọi năm, cứ nghĩ đến Veronica là gã lại đau như dao cắt ruột. Bác sĩ Holmannn phải chịu trách nhiệm về cái chết của Veronica. Bịnh tình của em đâu có hiểm nghèo gì, chỉ do thằng lang băm say bét nhè không đến mà em phải chết oan ức. Thằng già khốn nạn đó sẽ đền tội.
Grobalki rút súng. Gã cảm thấy có một cái gì đó. Gã mở cánh cửa bọc đệm dẫn vào phòng khám. Gã trông thấy một tủ thuốc cao ngất, một cái bảng in các cỡ chữ cái từ nhỏ đến lớn, một bức hình vẽ con mắt to tướng và rất nhiều dụng cụ y tế.
Grobalki đá thốc cánh cửa và chĩa súng vào lưng người mặc áo blu đang lúi húi sắp xếp các mẫu thuốc điều trị vô chiếc tủ đứng:
- Mày mà la lên là tao bắn chết tại chỗ.
Andreas Holmann xoay người lại từ từ. Anh nuốt nước miếng:
- Ông định ăn cướp hả, tôi không kêu đâu. Nhưng ông muốn gì?
- Mày là…
Grobalki trợn ngược mắt. Thằng thầy thuốc này trẻ quá, búng ra sữa. Tướng tá thế này đâu phải là lão Sigismun Holmann. Gã hất hàm:
- Mày là ai, làm gì ở đây?
- Tôi là bác sĩ Holmannn và đây là nhà của tôi. Tôi có quyền làm gì trong nhà của mình thì làm chớ.
- Mày là… lão Holmannn ngoài 70 tuổi cơ mà.
- À, chắc ông định nhắc đến bác tôi Sigismun Holmann? Còn tôi là Andreas Holmann.
Grobalki sững sờ:
- Ô hay, sao lại thế được?
- Nếu ông muốn tìm bác tôi thì thật đáng tiếc, ông đã đến chậm mất ba năm rồi.
- Lão chết rồi sao? Không thể được. Ta vừa nói chuyện điện thoại với lão tối qua kia mà.
- Ông hiểu sai ý tôi rồi. Cách đây ba năm ông ấy đã cho tôi thuê cơ sở này. Hiện bác tôi đã nghỉ hưu.
Grobalki thở phào nhẹ nhõm:
- Thì ra vậy. Nào, bây giờ thì mày nằm sấp suống.
Y gí súng vào gáy người bác sĩ trẻ và chụp sợi dây ni-lông mà Andreas đang định buộc sách ở trên bàn bằng bàn tay còn lại.
Người thầy thuốc nằm xuống, hai tay chĩa ra phía trước.
Grobalki kẹp súng vào đầu gối và trói tay bác sĩ Andreas. Làm xong, y ra lệnh gọn lỏn:
- Mày ngồi vào cạnh bàn kia.
Viên bác sĩ trẻ làm theo.
- Nào, bây giờ thì tao sẽ nói chuyện với cái thằng lang băm trẻ nối nghiệp thằng lang băm già kia.
- Tôi hiểu rồi. Tôi cũng không mời ông đến nhà tôi càng không muốn ông mang súng theo. Hơn nữa, ông xiết quá chặt khiến mười ngón tay của tôi hỏng mất.
- Kệ xác mày. Làm bác sĩ mà không chữa nổi tay mình thì chữa bệnh cái chó gì. E… hèm, lão già của mày hiện đang ở trang trại hả?
- Tôi không biết. Tôi và ông ta chẳng có quan hệ gì với nhau.
- Bố láo quá. Lão là họ hàng với mày cơ mà. Đừng bịp tao. Này, lão có con cái gì không?
- Không!
- Vợ lão tên gì?
- Bà ấy nguyên là bà Katharina.
- Tại sao lại dùng chữ “nguyên” hử?
- Vì bà ấy đã qua đời bảy năm trước.
- Mụ đã ngủm củ tỏi?
- Thì đã bảo chết rồi mà lại.
Grobalki suy nghĩ một lát, sau đó, gã vớ lấy máy điện thoại.
- Tao sẽ hỏi lại lão già. Mày mà làm ồn ào là qua đời con ạ.
/703
|