Trích lời Gia Mộc: Có lúc sống chết vinh nhục của con người chẳng qua chỉ khác nhau bởi một lựa chọn.
***
Đúng như Thường Hưng nói, cuộc hôn nhân thứ nhất của Thường Yến rất bất hạnh, may mắn duy nhất là Thường Yến giữ lại được một căn hộ tám mươi mấy mét vuông để sống yên phận. Căn hộ có vị trí không tồi, nhưng ở tầng không đẹp lắm, là một căn hộ năm đó chồng cũ của Thường Yến nhận thay một phần tiền công xây dựng. Kể cả căn hộ này cũng là Thường Yến vừa khóc vừa xin khiến bố mẹ chồng mềm lòng bắt buộc con trai để lại. Ngoài căn hộ này thì chỉ còn những vết sẹo và con gái.
Thường Yến có hai công việc. Việc thứ nhất là làm ca tại một nhà hàng, từ mười giờ trưa đến một giờ chiều và từ bốn giờ chiều đến tám giờ, đây là hai thời điểm nhà hàng bận rộn nhất. Thường Yến một tiếng có thể kiếm được hai mươi tệ, nhưng không được xin nghỉ, cũng không được đến muộn về sớm, một khi xin nghỉ là ông chủ sẽ tìm người khác.
Một công việc khác là lau cửa kính và quét dọn vệ sinh cho người ta, công việc này kiếm được hơi nhiều tiền hơn một chút, nhưng không phải ngày nào cũng có việc làm.
Trong tình hình có nhà có hộ khẩu, đảm bảo việc chi tiêu hàng ngày cho hai mẹ con với hai công việc vất vả như vậy là không có vấn đề gì lớn. Nhưng nếu con gái bị ốm hoặc là muốn học thêm đàn hát gì đó thì sẽ phải giật gấu vá vai, càng không cần phải nói học phí và tiền sách vở của Thường Hưng cũng là cô ta bỏ ra.
Vì các khoản chi cứng không thể bớt được, cô ta đành phải cắt giảm các khoản chi mềm. Chẳng hạn như rau dưa chỉ mua loại rẻ nhất ở chợ sớm, con gái mỗi ngày ngoài sữa thì chỉ có một quả táo hoặc một quả cam để ăn, những đồ ăn vặt còn lại hết thảy đều không cho ăn. Quần áo nếu có thể kiếm được đồ người khác đã mặc thì cố gắng kiếm, nếu thật sự không kiếm được thì sẽ mua quần áo ở chợ đêm cho con gái, còn bản thân cô ta thì đã mấy năm không có quần áo mới.
Mặc dù cuộc sống như vậy cũng rất vất vả, nhưng điều làm cô ta cảm thấy cuộc sống khổ cực là mỗi lần về nhà mẹ đẻ nhân ngày lễ ngày tết, thấy nhà họ Nghiêm chỉ cách nhà cô ta mấy nhà cũng ăn tết... Nghiêm Minh là một người con hiếu thảo, nghe nói vợ cũng rất hào phóng, hàng năm ăn tết luôn xách bao lớn bao nhỏ về nhà. Xe hơi nghe nói trước đó là Volvo, sau đó lại đổi thành Benz. Cô ta không biết nhiều loại hàng hiệu, nhưng quần áo của Nghiêm Minh và vợ thoạt nhìn đã rất đắt, con trai mới tí tuổi mà đồ chơi đã chất đống như núi.
Khiến cô ta cảm thấy gai mắt nhất là cuộc sống hạnh phúc cơm áo không lo như vậy vốn nên thuộc về cô ta, điểm chết người là không chỉ cô ta biết điều này mà bạn bè và hàng xóm xung quanh cũng biết.
"Con xem Nghiêm Minh nó hiếu thảo thế nào, không những mua xe mà còn mua nhà, nghe nói nó mở văn phòng luật sư ở trong thành phố, một năm có thể kiếm được tiền triệu. Nghe nói vợ nó cũng khôn khéo lắm, cả ngày cười tủm tỉm, không bao giờ nói bậy một câu, dỗ bố mẹ chồng vui mừng hớn hở, thầy tướng số đều nói nó có số vượng phu. Còn con thì không có may mắn, cho con làm một bà chủ nhà giàu có con cũng không làm được..."
Người nói lời này chính là mẹ cô ta.
"Nếu năm đó mọi người không khuyên con lấy cái thằng khốn đó thì làm sao con lại rơi vào tình cảnh như bây giờ?"
Trải qua nhiều năm rèn luyện, Thường Yến đã không còn là cô bé bất kể bị người ta bắt nạt thế nào cũng chỉ biết khóc nữa rồi.
"Năm đó... Năm đó mẹ cũng muốn tốt cho con. Hồi nhỏ Nghiêm Minh và con thích nhau thật, nhưng nó thi đỗ đại học, lúc đi học lại là cán bộ hội học sinh, dù là ngày nghỉ cũng suốt ngày điện thoại, không biết có bao nhiêu sinh viên nữ trẻ tuổi xinh đẹp suốt ngày vây quanh nó. Con không chia tay nó thì nó cũng sẽ đá con. Thằng Bành thích con như vậy, lái xe đến tán con, hết mua quần áo lại tặng quà. Con lấy nó không có gì sai, sai ở chỗ con đã ngu ngốc cho thằng Nghiêm Minh cái ngàn vàng mà không nói với mẹ. Có thằng đàn ông nào lại vui vẻ khi biết nàng dâu mình trăm cay nghìn đắng lấy về lại không phải gái trinh? Mẹ mà biết con đã cho thằng Nghiêm Minh thì dù thế nào cũng sẽ không dễ dàng buông tha cho nó như vậy. Chính con cũng không ra gì, mãi mới có thai mà lại đẻ con gái, cả ngày xụ mặt không biết lấy lòng người khác, bị đánh mấy trận đã đòi li hôn, không bằng cả một con cave".
Từ trước đến giờ bà Thường vẫn cho rằng con gái li hôn là lỗi của con gái.
"Con không tốt như vậy thì mẹ gọi điện thoại cho con về nhà ăn tết làm gì?"
"Con xem đi, mới nói con vài câu đã giở giọng rồi. Con xem xung quanh nhà mình có con cái nhà ai không về nhà ăn tết? Thím Quách hàng xóm đã nói rồi, con là phụ nữ nuôi con ở thành phố vừa tốn tiền lại không an toàn, không bằng con chuyển về đây ở, căn hộ ở thành phố thì cho thuê, bao giờ em trai con cưới vợ thì cho nó ở đó..."
"Con không về". Thường Yến nói lạnh lùng: "Mẹ cũng bảo thím Quách đừng có đưa ra những đề nghị vô dụng như thế nữa. Tiền học phí của em trai con là con trả, nhà là của con gái con, con không thể cho nó được".
"Tại sao con lại bạc bẽo với người nhà thế hả? Con thì không chịu tái giá, đến lúc bố mẹ chết rồi, con không dựa vào em trai con thì dựa vào ai?"
Sau đó thế nào? Thường Yến sập cửa rời khỏi nhà, trời âm hai mươi bảy độ mà chỉ mặc áo bông mỏng manh, đứng ngẩn người ngoài trời tuyết. Cô ta vẫn biết bố mẹ mình trọng nam khinh nữ. Nói Nghiêm Minh thi đỗ đại học danh tiếng, thành tích thi đại học của cô ta cũng không kém, chỉ có điều chọn trường không sáng suốt nên lỡ hẹn với đại học sư phạm. Cô ta chỉ cần học lại một năm nữa là có thể thi vào trường tốt, nhưng bố mẹ không cho cô ta học nữa, bắt cô ta ra ngoài làm thuê kiếm tiền, cũng ép cuộc đời cô ta từ đường lớn bằng phẳng rẽ ngoặt sang đường mòn đầy gai góc. Dạo trước cô ta gặp một cô bạn học cùng cấp ba có lực học không bằng cô ta ở nhà hàng. Cô bạn học này cùng đồng nghiệp đến ăn cơm, cô ta có thể nhận ra bạn học, bạn học lại một hồi lâu mới nhận ra cô ta. Hai người rõ ràng cùng tuổi mà nhìn cô ta lại già hơn bạn học cả mười tuổi.
Cô ta ôm vai hoạt động một lát, thở dài một hơi định trở về, vừa xoay người lại nhìn thấy Nghiêm Minh ra ngoài hút thuốc lá. Dưới chiếc đèn lồng đỏ, Nghiêm Minh gần như không có thay đổi quá lớn, vẫn trẻ tuổi anh tuấn và tràn đầy sức sống như mười năm trước. Đúng lúc cô ta định tránh ra thì Nghiêm Minh cũng nhìn thấy cô ta.
Lần đó là lần đầu tiên hai người họ gặp lại nhau từ khi chia tay sáu năm trước. Chẳng bao lâu sau tết, một người làm công cùng với cô ta ngã gãy tay trong lúc làm việc, chủ thuê lại không chịu trả tiền thuốc thang. Cô ta gọi điện thoại cho Nghiêm Minh thăm dò, Nghiêm Minh nghe điện thoại...
Nếu một người đàn ông không có một chút tình cảm nào với một người phụ nữ thì sẽ không đáp ứng mọi yêu cầu của người phụ nữ đó, đúng không? Thậm chí còn quan tâm chăm sóc cả em trai của người phụ nữ này, cho nên... Trong lòng Nghiêm Minh vẫn có cô ta?
Nhưng Nghiêm Minh có vợ... Có con trai... Mỗi lần Thường Yến muốn gọi điện thoại cho Nghiêm Minh, cô ta đều dùng lí do này để ngăn cản chính mình. Nhưng sau một thời gian, cô ta nói với chính mình, mình và Nghiêm Minh biết nhau từ khi mới sinh ra, nếu phải chỉ ra ai là người thứ ba thì đó chính là vợ của Nghiêm Minh...
Điều làm cô ta sốt ruột nhất là Nghiêm Minh vẫn giúp đỡ cô ta nhưng lại rất ít khi nói những lời dịu dàng ngon ngọt. Ngay cả khi cô ta muốn mời Nghiêm Minh về nhà mình ăn cơm cũng bị anh ta từ chối...
Hai người cứ giằng co như vậy hai năm, đến lúc Thường Hưng gây ra một vụ xì căng đan đồng tính luyến ái trong trường, suýt nữa bị đuổi học, Nghiêm Minh mới liên lạc thường xuyên hơn với cô ta. Nghiêm Minh cũng đã nhìn Thường Hưng lớn lên từ nhỏ, Thường Hưng không khác em trai của Nghiêm Minh là mấy...
Hai chị em cô ta cùng cố gắng, chẳng lẽ còn thua Tưởng Nghiên với ông bố đã về hưu?
Thường Yến từ nhà hàng đi ra, lấy điện thoại di động, nghĩ hôm nay phải lấy cớ gì để gọi điện thoại cho Nghiêm Minh. Đúng lúc này một người phụ nữ trẻ tuổi và một cô bé chắc học cấp ba đi tới. Hình như người phụ nữ nói gì đó với cô bé, không hề nhìn thấy cô ta, va vào người làm điện thoại của cô ta rơi xuống đất.
"Xin lỗi". Người phụ nữ nhặt chiếc điện thoại dưới đất lên trả lại cho cô ta.
"Mày mù à?" Câu chửi của Thường Yến gần như là buột miệng bật ra. Cô ta kiếm tiền vất vả, chiếc điện thoại di động này là Thường Hưng thải ra để lại cho cô ta, bình thường tróc vệt sơn cô ta cũng xót, càng không cần phải nói đến rơi xuống đất, rơi hỏng cả vỏ điện thoại.
"Cái bà này, tại sao lại nói như vậy?" Cô bé trợn tròn mắt: "Chị tôi đã nói xin lỗi rồi, tại sao bà còn chửi người ta?"
"Chửi người? Tao chưa bao giờ chửi người, tao chỉ chửi người mù".
"Bà chửi ai là người mù? Không phải là một cái điện thoại giẻ rách sao? Loại hàng tã ném ra đường cũng không ai thèm nhặt mà còn tưởng mình là bảo bối".
Cô bé nói vô tâm, Thường Yến nghe lại nghĩ khác: "Mày nói ai là hàng tã?"
"Tối nói bà đấy, không được sao?" Cô bé quan sát cô ta một lát: "Bà già!"
"Con hồ li tinh thối tha, cậy có tiền bắt nạt người khác!" Thường Yến đưa tay đẩy cô bé, bị người phụ nữ trẻ tuổi ngăn lại.
"Xin lỗi, em gái tôi ít tuổi không hiểu chuyện". Người phụ nữ quay lại nói với cô bé trốn sau lưng mình: "Điềm Điềm, mau xin lỗi".
"Có gì mà phải xin lỗi? Chúng ta cần đến ăn cơm, bà ta lại chắn giữa cửa không cho chúng ta đi vào, có cái điện thoại ghẻ rơi xuống đất đã chửi bới ầm ĩ, không hiểu là cái loại gì".
Bọn họ cãi nhau, người của nhà hàng đã đi ra xem, ngoài ra còn có mấy người qua đường cũng dừng lại xem. Bề ngoài thì một bên là một người phụ nữ hơn ba mươi tuổi ăn mặc đơn giản, bên kia là hai người quần áo đẹp đẽ, mà hai người ăn mặc đẹp đẽ lại còn có thanh thế lớn hơn một chút. Nhưng xét ai đúng ai sai, không cho người ta vào nhà hàng ăn cơm thì rõ ràng là động chạm đến một số người rồi.
Ông chủ nhà hàng mở cửa đi ra: "Hai vị đến dùng cơm à?"
"Tức chết đến nơi rồi, còn dùng cái gì cơm nữa". Cô gái trẻ tuổi đưa tay kéo người phụ nữ lớn tuổi hơn: "Chị em mình đi thôi".
Thường Yến còn muốn nói tiếp, nhưng lại nhìn thấy ông chủ nhà hàng giận dữ nhìn mình. Cô ta cúi đầu nhìn chiếc điện thoại mình vừa mới lắp vào xong, trong lòng cảm thấy tủi thân vô hạn. Nếu cô ta không nhất thời mềm lòng nghe lời người nhà lấy người khác thì bây giờ đã là vợ Nghiêm Minh, làm sao lại để người khác bắt nạt như vậy?
***
Tưởng Nghiên bưng món ăn cuối cùng lên bàn. Nghiêm Minh lôi con trai còn muốn tiếp tục xem hoạt hình đến bên bàn ăn, sau khi chỉnh lại bát đũa trước mặt mình lại bảo con trai ngồi đàng hoàng: "Tưởng Nghiên, trường em còn nhận người không?"
"Nhận người?" Tưởng Nghiên cởi tạp dề ngồi xuống, múc canh cho Nghiêm Minh và con trai.
"Lần trước em đi làm về thấy nói đang tuyển một người vệ sinh mà".
"À, đúng là cần tuyển một nhân viên vệ sinh..."
"Ngày mai đi làm em hỏi một chút xem đã nhận ai chưa? Mẹ nói nhà chúng ta có một hàng xóm dạo này thất nghiệp, muốn tìm một công việc ổn định một chút".
"Vâng, lát nữa ăn cơm xong em sẽ gọi điện thoại cho bên hậu cần hỏi xem. Chắc là tuyển được rồi, hôm qua em nhìn thấy một người vệ sinh lạ mắt quét dọn văn phòng". Tưởng Nghiên nói xong lại thoáng nhìn Nghiêm Minh: "Người hàng xóm đó là nam hay nữ? Tay chân có sạch sẽ không? Làm việc có tháo vát không? Hôm qua chị Ngô nói với em là chị ấy phải về quê chuẩn bị dựng nhà cho con trai cưới vợ, chỉ làm đến cuối tháng là sẽ nghỉ. Nếu là hàng xóm của anh thì đến giúp việc cho nhà mình cũng được".
"Đến nhà mình?"
"Đúng vậy, chị Ngô không làm nữa, nhà trên lầu và nhà bên cạnh cũng nói nhất thời không tìm được người nào thỏa đáng. Mỗi nhà chúng ta một tháng một ngàn rưỡi, ba nhà chính là bốn ngàn rưỡi, có lợi hơn làm nhân viên vệ sinh ở trường em nhiều".
Nghiêm Minh suy nghĩ một lát: "Để anh hỏi lại xem".
Tưởng Nghiên gắp một miếng rau bỏ vào trong bát con trai. Người Nghiêm Minh nói chính là người đó sao? Để cô ta nếm thử cảm giác làm người giúp việc theo giờ thì có sao? Gia Mộc nói đúng, giả ngu đúng lúc có lẽ là cách thông minh nhất. Nghiêm Minh luôn luôn tâm khí cao ngạo, sao có thể có dính líu gì với người giúp việc được? Người phụ nữ đó tính toán đủ kiểu, nhưng càng tính lại càng tự hạ thấp mình.
***
Đúng như Thường Hưng nói, cuộc hôn nhân thứ nhất của Thường Yến rất bất hạnh, may mắn duy nhất là Thường Yến giữ lại được một căn hộ tám mươi mấy mét vuông để sống yên phận. Căn hộ có vị trí không tồi, nhưng ở tầng không đẹp lắm, là một căn hộ năm đó chồng cũ của Thường Yến nhận thay một phần tiền công xây dựng. Kể cả căn hộ này cũng là Thường Yến vừa khóc vừa xin khiến bố mẹ chồng mềm lòng bắt buộc con trai để lại. Ngoài căn hộ này thì chỉ còn những vết sẹo và con gái.
Thường Yến có hai công việc. Việc thứ nhất là làm ca tại một nhà hàng, từ mười giờ trưa đến một giờ chiều và từ bốn giờ chiều đến tám giờ, đây là hai thời điểm nhà hàng bận rộn nhất. Thường Yến một tiếng có thể kiếm được hai mươi tệ, nhưng không được xin nghỉ, cũng không được đến muộn về sớm, một khi xin nghỉ là ông chủ sẽ tìm người khác.
Một công việc khác là lau cửa kính và quét dọn vệ sinh cho người ta, công việc này kiếm được hơi nhiều tiền hơn một chút, nhưng không phải ngày nào cũng có việc làm.
Trong tình hình có nhà có hộ khẩu, đảm bảo việc chi tiêu hàng ngày cho hai mẹ con với hai công việc vất vả như vậy là không có vấn đề gì lớn. Nhưng nếu con gái bị ốm hoặc là muốn học thêm đàn hát gì đó thì sẽ phải giật gấu vá vai, càng không cần phải nói học phí và tiền sách vở của Thường Hưng cũng là cô ta bỏ ra.
Vì các khoản chi cứng không thể bớt được, cô ta đành phải cắt giảm các khoản chi mềm. Chẳng hạn như rau dưa chỉ mua loại rẻ nhất ở chợ sớm, con gái mỗi ngày ngoài sữa thì chỉ có một quả táo hoặc một quả cam để ăn, những đồ ăn vặt còn lại hết thảy đều không cho ăn. Quần áo nếu có thể kiếm được đồ người khác đã mặc thì cố gắng kiếm, nếu thật sự không kiếm được thì sẽ mua quần áo ở chợ đêm cho con gái, còn bản thân cô ta thì đã mấy năm không có quần áo mới.
Mặc dù cuộc sống như vậy cũng rất vất vả, nhưng điều làm cô ta cảm thấy cuộc sống khổ cực là mỗi lần về nhà mẹ đẻ nhân ngày lễ ngày tết, thấy nhà họ Nghiêm chỉ cách nhà cô ta mấy nhà cũng ăn tết... Nghiêm Minh là một người con hiếu thảo, nghe nói vợ cũng rất hào phóng, hàng năm ăn tết luôn xách bao lớn bao nhỏ về nhà. Xe hơi nghe nói trước đó là Volvo, sau đó lại đổi thành Benz. Cô ta không biết nhiều loại hàng hiệu, nhưng quần áo của Nghiêm Minh và vợ thoạt nhìn đã rất đắt, con trai mới tí tuổi mà đồ chơi đã chất đống như núi.
Khiến cô ta cảm thấy gai mắt nhất là cuộc sống hạnh phúc cơm áo không lo như vậy vốn nên thuộc về cô ta, điểm chết người là không chỉ cô ta biết điều này mà bạn bè và hàng xóm xung quanh cũng biết.
"Con xem Nghiêm Minh nó hiếu thảo thế nào, không những mua xe mà còn mua nhà, nghe nói nó mở văn phòng luật sư ở trong thành phố, một năm có thể kiếm được tiền triệu. Nghe nói vợ nó cũng khôn khéo lắm, cả ngày cười tủm tỉm, không bao giờ nói bậy một câu, dỗ bố mẹ chồng vui mừng hớn hở, thầy tướng số đều nói nó có số vượng phu. Còn con thì không có may mắn, cho con làm một bà chủ nhà giàu có con cũng không làm được..."
Người nói lời này chính là mẹ cô ta.
"Nếu năm đó mọi người không khuyên con lấy cái thằng khốn đó thì làm sao con lại rơi vào tình cảnh như bây giờ?"
Trải qua nhiều năm rèn luyện, Thường Yến đã không còn là cô bé bất kể bị người ta bắt nạt thế nào cũng chỉ biết khóc nữa rồi.
"Năm đó... Năm đó mẹ cũng muốn tốt cho con. Hồi nhỏ Nghiêm Minh và con thích nhau thật, nhưng nó thi đỗ đại học, lúc đi học lại là cán bộ hội học sinh, dù là ngày nghỉ cũng suốt ngày điện thoại, không biết có bao nhiêu sinh viên nữ trẻ tuổi xinh đẹp suốt ngày vây quanh nó. Con không chia tay nó thì nó cũng sẽ đá con. Thằng Bành thích con như vậy, lái xe đến tán con, hết mua quần áo lại tặng quà. Con lấy nó không có gì sai, sai ở chỗ con đã ngu ngốc cho thằng Nghiêm Minh cái ngàn vàng mà không nói với mẹ. Có thằng đàn ông nào lại vui vẻ khi biết nàng dâu mình trăm cay nghìn đắng lấy về lại không phải gái trinh? Mẹ mà biết con đã cho thằng Nghiêm Minh thì dù thế nào cũng sẽ không dễ dàng buông tha cho nó như vậy. Chính con cũng không ra gì, mãi mới có thai mà lại đẻ con gái, cả ngày xụ mặt không biết lấy lòng người khác, bị đánh mấy trận đã đòi li hôn, không bằng cả một con cave".
Từ trước đến giờ bà Thường vẫn cho rằng con gái li hôn là lỗi của con gái.
"Con không tốt như vậy thì mẹ gọi điện thoại cho con về nhà ăn tết làm gì?"
"Con xem đi, mới nói con vài câu đã giở giọng rồi. Con xem xung quanh nhà mình có con cái nhà ai không về nhà ăn tết? Thím Quách hàng xóm đã nói rồi, con là phụ nữ nuôi con ở thành phố vừa tốn tiền lại không an toàn, không bằng con chuyển về đây ở, căn hộ ở thành phố thì cho thuê, bao giờ em trai con cưới vợ thì cho nó ở đó..."
"Con không về". Thường Yến nói lạnh lùng: "Mẹ cũng bảo thím Quách đừng có đưa ra những đề nghị vô dụng như thế nữa. Tiền học phí của em trai con là con trả, nhà là của con gái con, con không thể cho nó được".
"Tại sao con lại bạc bẽo với người nhà thế hả? Con thì không chịu tái giá, đến lúc bố mẹ chết rồi, con không dựa vào em trai con thì dựa vào ai?"
Sau đó thế nào? Thường Yến sập cửa rời khỏi nhà, trời âm hai mươi bảy độ mà chỉ mặc áo bông mỏng manh, đứng ngẩn người ngoài trời tuyết. Cô ta vẫn biết bố mẹ mình trọng nam khinh nữ. Nói Nghiêm Minh thi đỗ đại học danh tiếng, thành tích thi đại học của cô ta cũng không kém, chỉ có điều chọn trường không sáng suốt nên lỡ hẹn với đại học sư phạm. Cô ta chỉ cần học lại một năm nữa là có thể thi vào trường tốt, nhưng bố mẹ không cho cô ta học nữa, bắt cô ta ra ngoài làm thuê kiếm tiền, cũng ép cuộc đời cô ta từ đường lớn bằng phẳng rẽ ngoặt sang đường mòn đầy gai góc. Dạo trước cô ta gặp một cô bạn học cùng cấp ba có lực học không bằng cô ta ở nhà hàng. Cô bạn học này cùng đồng nghiệp đến ăn cơm, cô ta có thể nhận ra bạn học, bạn học lại một hồi lâu mới nhận ra cô ta. Hai người rõ ràng cùng tuổi mà nhìn cô ta lại già hơn bạn học cả mười tuổi.
Cô ta ôm vai hoạt động một lát, thở dài một hơi định trở về, vừa xoay người lại nhìn thấy Nghiêm Minh ra ngoài hút thuốc lá. Dưới chiếc đèn lồng đỏ, Nghiêm Minh gần như không có thay đổi quá lớn, vẫn trẻ tuổi anh tuấn và tràn đầy sức sống như mười năm trước. Đúng lúc cô ta định tránh ra thì Nghiêm Minh cũng nhìn thấy cô ta.
Lần đó là lần đầu tiên hai người họ gặp lại nhau từ khi chia tay sáu năm trước. Chẳng bao lâu sau tết, một người làm công cùng với cô ta ngã gãy tay trong lúc làm việc, chủ thuê lại không chịu trả tiền thuốc thang. Cô ta gọi điện thoại cho Nghiêm Minh thăm dò, Nghiêm Minh nghe điện thoại...
Nếu một người đàn ông không có một chút tình cảm nào với một người phụ nữ thì sẽ không đáp ứng mọi yêu cầu của người phụ nữ đó, đúng không? Thậm chí còn quan tâm chăm sóc cả em trai của người phụ nữ này, cho nên... Trong lòng Nghiêm Minh vẫn có cô ta?
Nhưng Nghiêm Minh có vợ... Có con trai... Mỗi lần Thường Yến muốn gọi điện thoại cho Nghiêm Minh, cô ta đều dùng lí do này để ngăn cản chính mình. Nhưng sau một thời gian, cô ta nói với chính mình, mình và Nghiêm Minh biết nhau từ khi mới sinh ra, nếu phải chỉ ra ai là người thứ ba thì đó chính là vợ của Nghiêm Minh...
Điều làm cô ta sốt ruột nhất là Nghiêm Minh vẫn giúp đỡ cô ta nhưng lại rất ít khi nói những lời dịu dàng ngon ngọt. Ngay cả khi cô ta muốn mời Nghiêm Minh về nhà mình ăn cơm cũng bị anh ta từ chối...
Hai người cứ giằng co như vậy hai năm, đến lúc Thường Hưng gây ra một vụ xì căng đan đồng tính luyến ái trong trường, suýt nữa bị đuổi học, Nghiêm Minh mới liên lạc thường xuyên hơn với cô ta. Nghiêm Minh cũng đã nhìn Thường Hưng lớn lên từ nhỏ, Thường Hưng không khác em trai của Nghiêm Minh là mấy...
Hai chị em cô ta cùng cố gắng, chẳng lẽ còn thua Tưởng Nghiên với ông bố đã về hưu?
Thường Yến từ nhà hàng đi ra, lấy điện thoại di động, nghĩ hôm nay phải lấy cớ gì để gọi điện thoại cho Nghiêm Minh. Đúng lúc này một người phụ nữ trẻ tuổi và một cô bé chắc học cấp ba đi tới. Hình như người phụ nữ nói gì đó với cô bé, không hề nhìn thấy cô ta, va vào người làm điện thoại của cô ta rơi xuống đất.
"Xin lỗi". Người phụ nữ nhặt chiếc điện thoại dưới đất lên trả lại cho cô ta.
"Mày mù à?" Câu chửi của Thường Yến gần như là buột miệng bật ra. Cô ta kiếm tiền vất vả, chiếc điện thoại di động này là Thường Hưng thải ra để lại cho cô ta, bình thường tróc vệt sơn cô ta cũng xót, càng không cần phải nói đến rơi xuống đất, rơi hỏng cả vỏ điện thoại.
"Cái bà này, tại sao lại nói như vậy?" Cô bé trợn tròn mắt: "Chị tôi đã nói xin lỗi rồi, tại sao bà còn chửi người ta?"
"Chửi người? Tao chưa bao giờ chửi người, tao chỉ chửi người mù".
"Bà chửi ai là người mù? Không phải là một cái điện thoại giẻ rách sao? Loại hàng tã ném ra đường cũng không ai thèm nhặt mà còn tưởng mình là bảo bối".
Cô bé nói vô tâm, Thường Yến nghe lại nghĩ khác: "Mày nói ai là hàng tã?"
"Tối nói bà đấy, không được sao?" Cô bé quan sát cô ta một lát: "Bà già!"
"Con hồ li tinh thối tha, cậy có tiền bắt nạt người khác!" Thường Yến đưa tay đẩy cô bé, bị người phụ nữ trẻ tuổi ngăn lại.
"Xin lỗi, em gái tôi ít tuổi không hiểu chuyện". Người phụ nữ quay lại nói với cô bé trốn sau lưng mình: "Điềm Điềm, mau xin lỗi".
"Có gì mà phải xin lỗi? Chúng ta cần đến ăn cơm, bà ta lại chắn giữa cửa không cho chúng ta đi vào, có cái điện thoại ghẻ rơi xuống đất đã chửi bới ầm ĩ, không hiểu là cái loại gì".
Bọn họ cãi nhau, người của nhà hàng đã đi ra xem, ngoài ra còn có mấy người qua đường cũng dừng lại xem. Bề ngoài thì một bên là một người phụ nữ hơn ba mươi tuổi ăn mặc đơn giản, bên kia là hai người quần áo đẹp đẽ, mà hai người ăn mặc đẹp đẽ lại còn có thanh thế lớn hơn một chút. Nhưng xét ai đúng ai sai, không cho người ta vào nhà hàng ăn cơm thì rõ ràng là động chạm đến một số người rồi.
Ông chủ nhà hàng mở cửa đi ra: "Hai vị đến dùng cơm à?"
"Tức chết đến nơi rồi, còn dùng cái gì cơm nữa". Cô gái trẻ tuổi đưa tay kéo người phụ nữ lớn tuổi hơn: "Chị em mình đi thôi".
Thường Yến còn muốn nói tiếp, nhưng lại nhìn thấy ông chủ nhà hàng giận dữ nhìn mình. Cô ta cúi đầu nhìn chiếc điện thoại mình vừa mới lắp vào xong, trong lòng cảm thấy tủi thân vô hạn. Nếu cô ta không nhất thời mềm lòng nghe lời người nhà lấy người khác thì bây giờ đã là vợ Nghiêm Minh, làm sao lại để người khác bắt nạt như vậy?
***
Tưởng Nghiên bưng món ăn cuối cùng lên bàn. Nghiêm Minh lôi con trai còn muốn tiếp tục xem hoạt hình đến bên bàn ăn, sau khi chỉnh lại bát đũa trước mặt mình lại bảo con trai ngồi đàng hoàng: "Tưởng Nghiên, trường em còn nhận người không?"
"Nhận người?" Tưởng Nghiên cởi tạp dề ngồi xuống, múc canh cho Nghiêm Minh và con trai.
"Lần trước em đi làm về thấy nói đang tuyển một người vệ sinh mà".
"À, đúng là cần tuyển một nhân viên vệ sinh..."
"Ngày mai đi làm em hỏi một chút xem đã nhận ai chưa? Mẹ nói nhà chúng ta có một hàng xóm dạo này thất nghiệp, muốn tìm một công việc ổn định một chút".
"Vâng, lát nữa ăn cơm xong em sẽ gọi điện thoại cho bên hậu cần hỏi xem. Chắc là tuyển được rồi, hôm qua em nhìn thấy một người vệ sinh lạ mắt quét dọn văn phòng". Tưởng Nghiên nói xong lại thoáng nhìn Nghiêm Minh: "Người hàng xóm đó là nam hay nữ? Tay chân có sạch sẽ không? Làm việc có tháo vát không? Hôm qua chị Ngô nói với em là chị ấy phải về quê chuẩn bị dựng nhà cho con trai cưới vợ, chỉ làm đến cuối tháng là sẽ nghỉ. Nếu là hàng xóm của anh thì đến giúp việc cho nhà mình cũng được".
"Đến nhà mình?"
"Đúng vậy, chị Ngô không làm nữa, nhà trên lầu và nhà bên cạnh cũng nói nhất thời không tìm được người nào thỏa đáng. Mỗi nhà chúng ta một tháng một ngàn rưỡi, ba nhà chính là bốn ngàn rưỡi, có lợi hơn làm nhân viên vệ sinh ở trường em nhiều".
Nghiêm Minh suy nghĩ một lát: "Để anh hỏi lại xem".
Tưởng Nghiên gắp một miếng rau bỏ vào trong bát con trai. Người Nghiêm Minh nói chính là người đó sao? Để cô ta nếm thử cảm giác làm người giúp việc theo giờ thì có sao? Gia Mộc nói đúng, giả ngu đúng lúc có lẽ là cách thông minh nhất. Nghiêm Minh luôn luôn tâm khí cao ngạo, sao có thể có dính líu gì với người giúp việc được? Người phụ nữ đó tính toán đủ kiểu, nhưng càng tính lại càng tự hạ thấp mình.
/129
|