Nơi tôi và tỉ tỉ ở gọi là Điện Vân Sàng. Đây là một tòa cung điện tráng lệ, các cây cột chạm khắc hình chim phượng ngồi trên đám mây. Cửa gỗ trang trí họa tiết hoa huệ. Nhìn thẳng vào sẽ thấy một tấm bình phong vẽ cảnh non nước và một thiếu nữ đang ngồi chải tóc, bên trên đề một bài thơ câu chữ bay bướm:
“Ðồi đông điểm ngọc, đồi tây mây vàng
Suối trong tựa ánh nguyệt tràn
Mây ngồi xổm, cá lượn đàn lên mây
Chim kề mỏ, bướm xỏ mày
Bao nhiêu suối chảy thành cây đàn cầm”. [*]
Dưới bài thơ là bút kí và con dấu đỏ. Tỉ tỉ xuống kiệu, được ba a hoàn chạy tới đỡ đi vào trong cung. Ở tiền sảnh lại có ba nô tài khoanh tay chờ sẵn. Vân Nga tỉ đi tới, họ liền quỳ lạy, miệng hô đồng loạt:
-Hoàng hậu nương nương thiên tuế!
Tỉ tỉ nhìn lướt qua, hiền hòa hỏi:
-Các ngươi tên gì?
-Nô tài là A Bách, cung nghênh hoàng hậu đến điện Vân Sàng
-Nô tài là A Mẫn, cung nghênh hoàng hậu đến điện Vân Sàng
-Nô tài là A Quân, cung nghênh hoàng hậu đến điện Vân Sàng
Tôi rút ra kết luận: Hễ là hầu nữ thì tên gọi có cấu trúc Tiểu + …. . Còn hầu nam thì là: A +…
Nhưng mà sao tỉ tỉ cũng là hoàng hậu nhỉ? Vân Nga tỉ cho ba nô tài đứng dậy rồi phân phó họ vài việc. Sau đó bảo a hoàn chuẩn bị nước tắm. Khi đại sảnh chỉ còn lại hai chị em, Vân Nga mới thở phào ngồi xuống bàn. Thời cơ đã tới, tôi không e dè hỏi thăm sự tình:
-Tỉ tỉ, Đại Thắng Minh hoàng đế phong người là Hoàng hậu sao? Nghe nói vị họ Phạm kia cũng làm Hoàng hậu…
Tỉ tỉ rút từ ống tay áo ra một cuộn vải vàng
-Ừ, đây là chiếu chỉ của chúa thượng. Người phong tỉ là Trinh Minh hoàng hậu, còn có bốn vị là Đan Gia hoàng hậu, Ca Ông hoàng hậu, Cồ Quốc hoàng hậu và Kiểu Quốc hoàng hậu.
Lạ chưa! Hóa ra triều Đinh có cùng lúc 5 hoàng hậu, về sau các triều đại khác mới thay đổi chỉ có một vị hoàng hậu, những người khác là hoàng phi, quý nhân, phu nhân hoặc mỹ nhân. Tôi ghi nhớ điều này vào trong đầu
-Thế đã có chuyện gì xảy ra ở trong đấy? Muội tò mò quá, tiếc là không được chứng kiến.
Tỉ tỉ mỉm cười, rất vui vẻ kể lại
-Hôm nay là ngày hoàng đạo rất tốt, mười năm mới có một lần nên chúa thượng chọn thay đổi niên hiệu là Thái Bình, phong Hậu và bổ nhiệm, thay thế một vài phẩm hàm cho các quan, các tướng. Trong triều không khí rất uy nghiêm. Chúa thượng mặc áo Long Cổn [1], đội Mũ Miện [2] ngồi trên ngai vàng rất oai phong. Dưới sân điện, quan văn bên phải, quan võ bên trái, cấm vệ quân hai hàng. Ngai vàng ở trên đài cao, có bậc thang lên bên phải, thang xuống bên trái, giữa là khối vàng đúc hình rồng. Tất cả quan tướng đều cúi đầu cung kính. Chúa thượng cho đọc thánh chí rồi ban thánh chỉ đến tay từng vị Hoàng hậu. Mỗi hoàng hậu đều được thưởng một cung, ba a hoàn, ba nô tài và 15 lính vệ. Hôm nay còn là ngày tuyên bố hôn sự của công chúa Minh Châu, gả cho Trần Thăng [3] làm phò mã đô úy. Về chính sự, Tăng Thông Ngô Chân Lưu (吳真流) được ban Khuông Việt đại sư, Trương Ma Ni làm Tăng lục, đạo sĩ Đặng Huyền Quang (鄧玄光) được trao chức Sùng chân uy nghi và còn có Thập đạo tướng quân Lê Hoàn kiêm nhiệm thêm chức “Điện tiền đô chỉ huy sứ” và cả…
Tôi nhanh chóng ngắt lời chị
-Chờ đã, tỉ tỉ. Tỉ nói Lê Hoàn là Thập đạo tướng quân?
-Ừ, chính là cái vị đã đưa muội đi hôm nay đó!
Tôi há hốc mồm, mắt trợn ngược. CÁI GÌ CHỨ??? Người đàn ông kia là Lê Hoàn? Lê Đại Hành? Là vua đầu tiên nhà Tiền Lê? Là trượng phu thứ hai của Dương Vân Nga?
I’M SO SHOCK!
Lê Hoàn thời này còn trẻ vậy sao? Tôi nghĩ ông ta phải già ngang ngửa Đinh Bộ Lĩnh chứ! [4]
Còn nữa, cái người ôn hòa trầm tính đó về sau lại đánh Tống, phạt Chiêm, giết hết thân tính của Đinh Tiên Hoàng, chiếm ngôi của Đinh Phế Đế (丁廢帝)…. Cha mẹ ơi, đúng là “tri nhân tri diện bất tri tâm”!
Thấy tôi biểu cảm khác thường, Vân Nga tỉ lo lắng
-Muội muội, làm sao vậy? Không lẽ vị Điện tiền chỉ huy sứ đó đã hành xử không phải với muội?
Tôi liền xua tay, lắc đầu
-Dạ không, muội chỉ là hơi ngạc nhiên, nhưng mà “Điện tiền chỉ huy sứ” là thế nào?
-Là vị trí cao nhất trong quân đội, có thể điều động tất cả các binh chủng, nắm toàn binh quyền trong tay.
-Ghê gớm thế sao? Giao cả binh quyền cho một người, hình như hoàng thượng đã mạo hiểm rồi!
Thảo nào về sau bị Lê Hoàn nắm hết quyền hành, tôi nghĩ thầm trong đầu. Tỉ tỉ cười nhẹ, nắm tay tôi
-Đó là do chúa thượng có niềm tin ở Lê tướng quân. Muội hãy tin vào mắt nhìn người của chúa thượng, chắc chắn ngài không sai!
À ra là niềm tin hử? Cứ tin như vậy đi rồi sẽ thấy Lê Hoàn hiển nhiên lên làm hoàng đế! Thật ra ban đầu tôi có chút cảm tình với người đàn ông đó, ngoại hình anh ta không tồi, tính tình lại thu hút nhưng bây giờ biết gã chính là Lê Đại Hành của triều Tiền Lê, tất cả niềm mến mộ đã không cánh mà bay. Có lẽ tôi đã định kiến từ trước với con người này. Lịch sử về sau khen Lê Đại Hành là một trong 10 vị tướng tài ba nhất, có thể sánh với Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Quang Trung. Công trạng mà vua Lê lập được quả là đáng phục nhưng về mặt cá nhân, tôi vẫn không thích ông ta vì Vân Nga tỉ không yêu ông ta nhưng phải làm hoàng hậu.
Những sự kiện lịch sử qua nhiều thời đại có cách nhận định khác nhau. Ví như khi sử gia Ngô Sĩ Liên viết quyển Đại Việt sử ký toàn thư đã cho rằng Lê Hoàn mang tội trạng “hiếp mẹ góa, ép con côi”, chê cười ông lấy hoàng hậu của vua tiền nhiệm, nhuốm máu cung đình để được lên làm vua. Đến thời đại ngày nay, thì người ta có cái nhìn thoáng hơn. Họ cho rằng Lê Hoàn đáng tôn trọng vì ông có công đánh đuổi ngoại xâm, xây dựng vương triều hùng mạnh. Vào tình thế lúc đó, Lê Đại Hành lên làm vua là chính đáng và phù hợp, Dương Vân Nga cũng thức thời, biết phân biệt nặng nhẹ, giữa ngai vàng cho con và hòa bình dân tộc bà đã chọn giữ lấy đất nước.
Nhưng cho dù sự thật là thế nào thì cũng phải chờ xem mới biết. Tôi có linh cảm con người Lê Hoàn không đơn giản, cái chết của Đinh Bộ Lĩnh có thể là một sự sắp đặt, việc Dương Vân Nga tôn ông làm vua cũng có khi là ép buộc. Dù là thế nào thì tôi vẫn sẽ ở bên cạnh tỉ tỉ, bảo vệ chị ấy hết sức có thể. Ở nơi xa lạ đất khách quê người này, tôi chỉ có mỗi người chị Vân Nga thôi. Cho dù chị là vị Hoàng hậu cao cao tại thượng thì tình yêu của chị dành cho tiểu muội là không bao giờ giả tạo.
Lê Hoàn, hãy chờ đấy! Dám ức hiếp tỉ tỉ của bổn cô nương, ta sẽ cho ông biết tay!
[*] đoạn thơ ta vẻ đẹp Dương Vân Nga, nàng đi tới đâu là ở đó bừng bừng sức sống. (Hoàn Vương ca tích)
[1] Long Cổn: áo được trang trí cầu kì dệt hình rồng cuộn và là loại quý giá nhất trong hàng Long Bào
[2] Mũ Miện: Sách Chu Lễ viết về quy chế mũ Miện: “phía trên chụp kín đầu, đằng trước tròn, đằng sau vuông, phía trước sa xuống 4 tấc, đằng sau hớt lên 3 tấc (dài 1 thước 6 tấc, rộng 8 tấc)”.
[3] Trần Thăng: em ruột sứ quân Trần Lãm – người đã trao nhường toàn bộ binh quyền Bố Hải Khẩu cho Đinh Bộ Lĩnh
[4] Lê Hoàn năm 968 khi Đinh Tiên Hoàng lên ngôi chỉ mới 27 tuổi. Vì đã kéo tuổi nhà vua xuống 2 năm nên cả Lê Hoàn cũng là 27 tuổi vào năm 970 khi gặp Dương Vân Nga.
—————————- ♫ ————————-
-Cho đến nay cái chết của Đinh Bộ Lĩnh vẫn còn nhiều nghi vấn. Các sử gia hiện đại đã có người cho rằng: Đinh Tiên Hoàng bị giết không phải do Đỗ Thích muốn đoạt ngôi mà có bàn tay của Lê Hoàng và Dương Vân Nga cấu kết.
-Những nhân vật được nhắc tới trong chương này: công chúa Minh Châu, Tăng Thông Ngô Chân Lưu, Trương Ma Ni, Huyền Quang,… là có thật nhưng không chú thích vì sẽ viết kĩ hơn ở phần sau
-Sự kiện phong chức phẩm cho quan lại triều Đinh kể trên thực chất diễn ra vào năm 971, lập Hậu năm 970 nhưng để đơn giản hóa, Hoa Ban để hai sự kiện chung một điểm thời gian.
“Ðồi đông điểm ngọc, đồi tây mây vàng
Suối trong tựa ánh nguyệt tràn
Mây ngồi xổm, cá lượn đàn lên mây
Chim kề mỏ, bướm xỏ mày
Bao nhiêu suối chảy thành cây đàn cầm”. [*]
Dưới bài thơ là bút kí và con dấu đỏ. Tỉ tỉ xuống kiệu, được ba a hoàn chạy tới đỡ đi vào trong cung. Ở tiền sảnh lại có ba nô tài khoanh tay chờ sẵn. Vân Nga tỉ đi tới, họ liền quỳ lạy, miệng hô đồng loạt:
-Hoàng hậu nương nương thiên tuế!
Tỉ tỉ nhìn lướt qua, hiền hòa hỏi:
-Các ngươi tên gì?
-Nô tài là A Bách, cung nghênh hoàng hậu đến điện Vân Sàng
-Nô tài là A Mẫn, cung nghênh hoàng hậu đến điện Vân Sàng
-Nô tài là A Quân, cung nghênh hoàng hậu đến điện Vân Sàng
Tôi rút ra kết luận: Hễ là hầu nữ thì tên gọi có cấu trúc Tiểu + …. . Còn hầu nam thì là: A +…
Nhưng mà sao tỉ tỉ cũng là hoàng hậu nhỉ? Vân Nga tỉ cho ba nô tài đứng dậy rồi phân phó họ vài việc. Sau đó bảo a hoàn chuẩn bị nước tắm. Khi đại sảnh chỉ còn lại hai chị em, Vân Nga mới thở phào ngồi xuống bàn. Thời cơ đã tới, tôi không e dè hỏi thăm sự tình:
-Tỉ tỉ, Đại Thắng Minh hoàng đế phong người là Hoàng hậu sao? Nghe nói vị họ Phạm kia cũng làm Hoàng hậu…
Tỉ tỉ rút từ ống tay áo ra một cuộn vải vàng
-Ừ, đây là chiếu chỉ của chúa thượng. Người phong tỉ là Trinh Minh hoàng hậu, còn có bốn vị là Đan Gia hoàng hậu, Ca Ông hoàng hậu, Cồ Quốc hoàng hậu và Kiểu Quốc hoàng hậu.
Lạ chưa! Hóa ra triều Đinh có cùng lúc 5 hoàng hậu, về sau các triều đại khác mới thay đổi chỉ có một vị hoàng hậu, những người khác là hoàng phi, quý nhân, phu nhân hoặc mỹ nhân. Tôi ghi nhớ điều này vào trong đầu
-Thế đã có chuyện gì xảy ra ở trong đấy? Muội tò mò quá, tiếc là không được chứng kiến.
Tỉ tỉ mỉm cười, rất vui vẻ kể lại
-Hôm nay là ngày hoàng đạo rất tốt, mười năm mới có một lần nên chúa thượng chọn thay đổi niên hiệu là Thái Bình, phong Hậu và bổ nhiệm, thay thế một vài phẩm hàm cho các quan, các tướng. Trong triều không khí rất uy nghiêm. Chúa thượng mặc áo Long Cổn [1], đội Mũ Miện [2] ngồi trên ngai vàng rất oai phong. Dưới sân điện, quan văn bên phải, quan võ bên trái, cấm vệ quân hai hàng. Ngai vàng ở trên đài cao, có bậc thang lên bên phải, thang xuống bên trái, giữa là khối vàng đúc hình rồng. Tất cả quan tướng đều cúi đầu cung kính. Chúa thượng cho đọc thánh chí rồi ban thánh chỉ đến tay từng vị Hoàng hậu. Mỗi hoàng hậu đều được thưởng một cung, ba a hoàn, ba nô tài và 15 lính vệ. Hôm nay còn là ngày tuyên bố hôn sự của công chúa Minh Châu, gả cho Trần Thăng [3] làm phò mã đô úy. Về chính sự, Tăng Thông Ngô Chân Lưu (吳真流) được ban Khuông Việt đại sư, Trương Ma Ni làm Tăng lục, đạo sĩ Đặng Huyền Quang (鄧玄光) được trao chức Sùng chân uy nghi và còn có Thập đạo tướng quân Lê Hoàn kiêm nhiệm thêm chức “Điện tiền đô chỉ huy sứ” và cả…
Tôi nhanh chóng ngắt lời chị
-Chờ đã, tỉ tỉ. Tỉ nói Lê Hoàn là Thập đạo tướng quân?
-Ừ, chính là cái vị đã đưa muội đi hôm nay đó!
Tôi há hốc mồm, mắt trợn ngược. CÁI GÌ CHỨ??? Người đàn ông kia là Lê Hoàn? Lê Đại Hành? Là vua đầu tiên nhà Tiền Lê? Là trượng phu thứ hai của Dương Vân Nga?
I’M SO SHOCK!
Lê Hoàn thời này còn trẻ vậy sao? Tôi nghĩ ông ta phải già ngang ngửa Đinh Bộ Lĩnh chứ! [4]
Còn nữa, cái người ôn hòa trầm tính đó về sau lại đánh Tống, phạt Chiêm, giết hết thân tính của Đinh Tiên Hoàng, chiếm ngôi của Đinh Phế Đế (丁廢帝)…. Cha mẹ ơi, đúng là “tri nhân tri diện bất tri tâm”!
Thấy tôi biểu cảm khác thường, Vân Nga tỉ lo lắng
-Muội muội, làm sao vậy? Không lẽ vị Điện tiền chỉ huy sứ đó đã hành xử không phải với muội?
Tôi liền xua tay, lắc đầu
-Dạ không, muội chỉ là hơi ngạc nhiên, nhưng mà “Điện tiền chỉ huy sứ” là thế nào?
-Là vị trí cao nhất trong quân đội, có thể điều động tất cả các binh chủng, nắm toàn binh quyền trong tay.
-Ghê gớm thế sao? Giao cả binh quyền cho một người, hình như hoàng thượng đã mạo hiểm rồi!
Thảo nào về sau bị Lê Hoàn nắm hết quyền hành, tôi nghĩ thầm trong đầu. Tỉ tỉ cười nhẹ, nắm tay tôi
-Đó là do chúa thượng có niềm tin ở Lê tướng quân. Muội hãy tin vào mắt nhìn người của chúa thượng, chắc chắn ngài không sai!
À ra là niềm tin hử? Cứ tin như vậy đi rồi sẽ thấy Lê Hoàn hiển nhiên lên làm hoàng đế! Thật ra ban đầu tôi có chút cảm tình với người đàn ông đó, ngoại hình anh ta không tồi, tính tình lại thu hút nhưng bây giờ biết gã chính là Lê Đại Hành của triều Tiền Lê, tất cả niềm mến mộ đã không cánh mà bay. Có lẽ tôi đã định kiến từ trước với con người này. Lịch sử về sau khen Lê Đại Hành là một trong 10 vị tướng tài ba nhất, có thể sánh với Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Quang Trung. Công trạng mà vua Lê lập được quả là đáng phục nhưng về mặt cá nhân, tôi vẫn không thích ông ta vì Vân Nga tỉ không yêu ông ta nhưng phải làm hoàng hậu.
Những sự kiện lịch sử qua nhiều thời đại có cách nhận định khác nhau. Ví như khi sử gia Ngô Sĩ Liên viết quyển Đại Việt sử ký toàn thư đã cho rằng Lê Hoàn mang tội trạng “hiếp mẹ góa, ép con côi”, chê cười ông lấy hoàng hậu của vua tiền nhiệm, nhuốm máu cung đình để được lên làm vua. Đến thời đại ngày nay, thì người ta có cái nhìn thoáng hơn. Họ cho rằng Lê Hoàn đáng tôn trọng vì ông có công đánh đuổi ngoại xâm, xây dựng vương triều hùng mạnh. Vào tình thế lúc đó, Lê Đại Hành lên làm vua là chính đáng và phù hợp, Dương Vân Nga cũng thức thời, biết phân biệt nặng nhẹ, giữa ngai vàng cho con và hòa bình dân tộc bà đã chọn giữ lấy đất nước.
Nhưng cho dù sự thật là thế nào thì cũng phải chờ xem mới biết. Tôi có linh cảm con người Lê Hoàn không đơn giản, cái chết của Đinh Bộ Lĩnh có thể là một sự sắp đặt, việc Dương Vân Nga tôn ông làm vua cũng có khi là ép buộc. Dù là thế nào thì tôi vẫn sẽ ở bên cạnh tỉ tỉ, bảo vệ chị ấy hết sức có thể. Ở nơi xa lạ đất khách quê người này, tôi chỉ có mỗi người chị Vân Nga thôi. Cho dù chị là vị Hoàng hậu cao cao tại thượng thì tình yêu của chị dành cho tiểu muội là không bao giờ giả tạo.
Lê Hoàn, hãy chờ đấy! Dám ức hiếp tỉ tỉ của bổn cô nương, ta sẽ cho ông biết tay!
[*] đoạn thơ ta vẻ đẹp Dương Vân Nga, nàng đi tới đâu là ở đó bừng bừng sức sống. (Hoàn Vương ca tích)
[1] Long Cổn: áo được trang trí cầu kì dệt hình rồng cuộn và là loại quý giá nhất trong hàng Long Bào
[2] Mũ Miện: Sách Chu Lễ viết về quy chế mũ Miện: “phía trên chụp kín đầu, đằng trước tròn, đằng sau vuông, phía trước sa xuống 4 tấc, đằng sau hớt lên 3 tấc (dài 1 thước 6 tấc, rộng 8 tấc)”.
[3] Trần Thăng: em ruột sứ quân Trần Lãm – người đã trao nhường toàn bộ binh quyền Bố Hải Khẩu cho Đinh Bộ Lĩnh
[4] Lê Hoàn năm 968 khi Đinh Tiên Hoàng lên ngôi chỉ mới 27 tuổi. Vì đã kéo tuổi nhà vua xuống 2 năm nên cả Lê Hoàn cũng là 27 tuổi vào năm 970 khi gặp Dương Vân Nga.
—————————- ♫ ————————-
-Cho đến nay cái chết của Đinh Bộ Lĩnh vẫn còn nhiều nghi vấn. Các sử gia hiện đại đã có người cho rằng: Đinh Tiên Hoàng bị giết không phải do Đỗ Thích muốn đoạt ngôi mà có bàn tay của Lê Hoàng và Dương Vân Nga cấu kết.
-Những nhân vật được nhắc tới trong chương này: công chúa Minh Châu, Tăng Thông Ngô Chân Lưu, Trương Ma Ni, Huyền Quang,… là có thật nhưng không chú thích vì sẽ viết kĩ hơn ở phần sau
-Sự kiện phong chức phẩm cho quan lại triều Đinh kể trên thực chất diễn ra vào năm 971, lập Hậu năm 970 nhưng để đơn giản hóa, Hoa Ban để hai sự kiện chung một điểm thời gian.
/59
|