Dù đã chuẩn bị tinh thần rất kĩ, tôi vẫn bị shock khi nhìn thấy kinh thành.
Đông vui làm sao, náo nhiệt làm sao, rộng lớn làm sao, hoành tráng làm sao, (n+1) làm sao,…
Đây đâu chỉ là một công trình kiến trúc mà là sự vĩ đại của tạo hóa. Thiên nhiên, sông núi hòa quyện vào mỗi nếp nhà, tạo ne6n vẻ đẹp vừa thơ mộng vừa có sức đe dọa.
Dân chúng tấp nập qua lại, mua bán. Mọi người đều mặc quần áo dài khá giống trong phim cổ trang Trung Quốc. Hình như thời này đang thịnh hàng mode đầu trọc. Đàn ông phần lớn cạo đầu láng o, số còn lại thì búi tóc củ tỏi, cột lại bằng vải nâu. Phụ nữ tóc dài thường chỉ cột túm sau ót, có người vấn tóc thành búi và cài trâm, mấy thiếu nữ trong bộ dáng nhà giàu thì kiểu cọ một chút. Họ tết bím hoặc tạo hình cánh hoa. Phụ nữ mặc váy tối màu, phần lớn đều là màu nâu. Các cô gái trẻ thì hay mặc váy lam sẫm, áo yếm màu tía.
Tôi thấy trong những buổi biểu diễn ca múa ở thế kỉ 21, vũ công hay sử dụng áo yếm cho những bài hát ca dao, dân ca. Họ chỉ mặc độc một chiếc áo yếm cột dây qua cổ và dưới eo, phần lưng để trần, nhìn rất ư sexy! Nhưng mà phụ nữ Việt Nam ngày xưa thật ra đâu lộ liễu như thế! Các cô, các bà đều mặc thêm áo ngoài, chưa bao giờ khoe lưng, khoe vai. Ước gì thời nay người làm nghệ thuật có ý tứ một chút thì mới diễn tả chính xác hình ảnh người phụ nữ Việt Nam.
Kiệu hoa đi tới đâu, dân bên đường đổ xô ra nghênh đón. Tôi thấy ánh mắt các cô gái trẻ lấp lánh như sao. Ban đầu ngỡ rằng họ đang nhìn tỉ tỉ phía sau rèm vải the nhưng mà quan sát kĩ một chút thì thấy mắt đều hướng lên trên. Vẻ mặt e ấp thẹn thùng này không hợp với phong cách lễ cưới nhà vua cho lắm. Sử dụng phép chiếu tọa độ để xác định tầm nhìn của các cô, tôi mới thấy họ đang nhìn Nam Việt Vương và cái vị tướng quân sau lưng tôi đây. Ôi trời, không phải đóng phim BOF đó chứ!? Con gái ngày xưa cũng có thần tượng à?
Xui cho các cô rồi! Tôi còn trông thấy hàng trăm anh còn “hotter” so với hai gã này nhiều. Mới có như thế mà đã ái mộ, quả là mắt thẩm mĩ chưa cao.
Họ nhìn hai người cưỡi ngựa rồi còn nhìn cả tôi. Ây da, ngồi chung ngựa được hưởng hơi lay mà!
Đi qua khu dân cư tập trung đông đúc đó là tới một cái cổng uy nghiêm. Đây là cổng thành vào cung rồi. Phía trên có một bảng chữ to tiếng Hán nhưng tôi đọc không ra. Tỉ tỉ có chỉ dạy nhiều nhưng lượng từ vựng của tôi chưa đủ để đọc thông thạo.
-Xin hỏi ngài, chữ kia viết gì?
Tôi chỉ tay về phía cái bảng. Người ngồi sau ôn hòa đáp
-Là “Kỳ Trụ Môn”. Bên kia chính là núi Cột Cờ, nơi treo lá kỳ lớn nhất. Cổng này là cổng lớn để vào Đông Thành.
Không chỉ trả lời mà còn giải thích thêm, xem ra người này khá tốt tính. Tôi nhìn sang ngọn núi gần đấy, quả là trông thấy một lá cờ vuông có nhiều màu viền, xung quanh còn có tua rua đang bay phất phơ phía xa.
Bốn lính gác hỳ hục đẩy cổng đón đoàn người. Tôi ngửa đầu tỉ mỉ nhìn ngó kiến trúc. Phía trên cổng thành có treo một bộ chông nhọn, chỉ cần rớt xuống thì nát thây, cái này chắc là sẽ dùng khi có giặc muốn công thành. Vách tường cao ít nhất cũng 6-7 mét, rất dày và chạy tít ra xa, ôm lấy chân núi. Bên trong thành lót đá viên sạch sẽ, dọc vách tường đều có lính canh. Dường như kinh thành vẫn còn trong giai đoạn thi công, có những cái tháp đang xây dỡ, vài nơi chất gạch đá thành cái gò cao cao
Đi một lát thì gặp được một nhóm người trông khá giống chúng tôi. Có một tốp binh lính theo sau chiếc kiệu hoa và một người cưỡi ngựa đi đầu. Họ đi chậm hơn nên sau một lúc thì hai bên đi song song. Khi đi ngang qua đoàn người, tôi thoáng thấy vị cô nương ngồi trong kiệu. Là một thiếu nữ trẻ đẹp trong bộ hỉ phục. Không phải chứ? Chẵng lẽ lão Hoàng đế cưới một lúc 2 bà vợ? Ngựa của tôi và Nam Việt Vương đi ngang qua người cưỡi ngựa dẫn đầu của nhóm kia. Đó là một viên tướng võ mình đồng da sắt, có khuôn mặt hầm hầm trông đáng sợ. Người đó ôm quyền từ trên lưng ngựa cúi chào
-Nam Việt Vương thiên tuế!
Đinh Liễn khiển ngựa đi sát bên, một tay đặt lên vai viên tướng, cười vô tư
-Phạm Hạp tướng quân hôm nay trong thật bảnh bao. Kia có phải Phạm tiểu thư xinh đẹp khuynh thành mà bổn vương vẫn nghe nhắc tới?
-Bẩm vương, chính là tiểu muội của mạc tướng!
Nam Việt Vương gật gật đầu, kề vai nói khẽ nhưng tôi vẫn nghe thấy
-Hôm nay là ngày đại hỷ, tiểu muội phong Hậu, huynh trưởng tiến chức có phải không?
Nghe thấy thế, vị tên Phạm Hạp cười hô hô, mắt sáng quắc lên
-Bẩm vương, mạc tướng không dám. Chỉ có lòng trung thành phò tá chúa thượng và vương gia. Nếu chúa thượng ban ân thì mạc tướng nhận, chứ nào dám đòi hỏi?
Hai người bọn họ cứ lời qua tiếng lại rất khách sáo, cho tới khi vị ngồi sau lưng tôi lịch sự nhắc nhở:
-Vương, đại tướng, hình như chúng ta đang làm chậm tiến độ của kiệu hoa rồi!
Phạm Hạp lúc này mới nhìn người ngồi sau tôi, ánh mắt rõ ràng có chút chán ghét và khinh thường
-Thập đạo tướng quân nói phải, không ngờ ngài cũng có nhã hứng đi đón kiệu hoa… và…
Ánh mắt khó ưa nhìn về phía tôi, Phạm Hạp nhếch mép cười:
-Và còn đem về thêm một bông hoa vùng sơn dã…
-Đây là muội muội của vị nương nương kia, xin tướng quân đừng hiểu lầm!
Lúc này Nam Việt Vương xen vào
-À… là bổn vương dùng vương quyền ép hắn đi theo. Thôi thôi, sắp đến giờ lành, chúng tôi đi trước một bước!
Nói rồi Nam Việt Vương thúc ngựa đi nhanh hơn. Ngựa của tôi cũng theo sát bên, chẳng bao lâu đã cách nhóm người kia một quãng. Lúc này Nam Việt Vương mới quay sang hỏi
-Bổn vương thắc mắc không biết phụ hoàng định phong chức gì cho gã họ Phạm kia? Làm đến Ngoại giáp thành chỉ huy sứ rồi còn phong cái gì nữa?
Giọng nói kia vẫn cứ ôn tồn như trước:
-Bẩm vương, mạc tướng thấy Phạm tướng quân tuổi trẻ tài cao, được chúa thượng trọng dụng là rất phải!
Nam Việt Vương xùy một tiếng, cười cợt:
-“tuổi trẻ tài cao” dùng cho Thập đạo tướng quân nhà ngươi thì đúng hơn. Mà lão phụ hoàng của ta cũng thật biết dọa người. Cái gì mà “Thập đạo tướng quân”? Thần dân cả nước còn chưa tới hàng triệu! [2]
Phía sau lưng tôi vang lên tiếng cười nhẹ như gió
-Là ý kiến của Đinh Quốc Công [1], gọi Thập đạo để ra uy với các nước lân bang.
Nam Việt Vương cười xòa
-Lão già Nguyễn Bặc nhiều lúc khôn lõi!
Hai người đàn ông này đúng là thích nói chuyện phiếm, thêm một con vịt nữa có thể nhóm thành cái chợ. Qua những gì họ nói, tôi biết được một số thông tin. Cái vị ngồi sau tôi đây làm chức “Thập đạo tướng quân”, là một viên tướng thân quen với Nam Việt Vương. Cái người mặt mày đáng sợ hồi nãy là tướng Phạm Hạp, hiện làm chức “Ngoại giáp thành chỉ huy sứ” (tướng lãnh đạo các binh sĩ bảo vệ ngoài thành). Em gái ông ta cũng như tỉ tỉ Vân Nga, sắp được vào hậu cung, bản thân ông ta có lẽ cũng được thăng quan tiến chức gì đó ngày hôm nay.
Chẳng bao lâu thì hội “ông tám” cũng đến trước một tòa cung điện sang trọng. Bên dưới bậc thang cao còn có thêm 3 chiếc kiệu hoa đỏ chói, bắt mắt. Chúng tôi cùng gia nhập vào hội kiệu hoa. Nam Việt Vương và Thập đạo tướng quân xuống ngựa. Nhìn thấy vị tướng quân chuẩn bị đỡ tôi xuống, tôi liền xua tay:
-Không cần không cần, bổn cô nương có thể tự xuống!
Xuống ngựa dễ hơn lên ngựa nhiều, chỉ cần đạp vào thanh gác chân dưới yên là có thể trèo xuống. Tôi kính cẩn cúi đầu nói đa tạ rồi đi tới kiệu hoa của tỉ tỉ. Đi qua một chiếc kiệu khác, tôi nghe thấy người ngồi trong kiệu hỏi a hoàn của mình:
-Rốt cuộc là ai mà có mặt mũi để cả Nam Việt Vương và Thập đạo tướng quân rước về?
A hoàn cúi đầu thưa:
-Bẩm nương nương, nô tì không rõ chỉ nghe nói là một vị họ Dương ở vùng Nga Mi.
Tôi có cảm giác các bà vợ còn lại đều có xuất thân danh giá, chắc chỉ có Dương Vân Nga là một thôn nữ bình thường. Tôi đi tới nói chuyện với tỉ tỉ. Xem ra Đinh Tiên Hoàng cưới một lúc 5 mỹ nữ rồi, chỉ không biết sẽ phong ai làm Hoàng Hậu, ai làm Hoàng Phi
Chờ một lúc thì có viên thái giám tới, giọng ông ta eo éo nói lớn:
-Các vị nương nương, xin mời đi theo nô tài. A hoàn theo hầu đều ở lại đây chờ!
Thế là tôi ủ dột nhìn theo bóng tỉ tỉ bước vào trong điện. Cánh cổng đồ sộ khép chặt lại, bao lấy bầu không khí oai nghiêm bên trong. Điện xây khá cao, đứng dưới này ngoài mấy bậc thang thì chẳng nhìn được gì. Không biết là chờ được bao lâu thì bắt đầu buồn ngủ. Thật là hành xác mà, ít ra cũng cho người ta cái ghế ngồi chứ! May là hôm nay mặt trời đã bị đám mây lớn che lấp cả, nếu không chắc tôi sẽ thành con heo quay mất!
Lúc tôi sắp ngủ gục thì có tiếng mở cửa. Năm vị nương nương theo đường cũ trở về, ngồi vào kiệu. Sau tiếng hô khởi kiệu, thì cả 5 chiếc đồng loạt rời đi về một hướng. Chúng tôi đi qua rất nhiều ngôi nhà lớn, kiến trúc đẹp đẽ, nghiêm trang. Có những vị quan mặc đồ xám xanh, đội mũ vải vuông, ôm theo các pho kinh thư chạy qua chạy lại. Tôi đoán nơi này là khu hành chính nhà vua thiết triều, quan lại làm việc. Thành Đông thật là rộng, đi mãi mới tới một con đường rợp bóng cây. Nhìn qua thì như một thung lũng vì hai bên là núi. Dọc đường quan lính đứng nghiêm trang.
Lúc này tôi mới ý thức được là mình đã ra khỏi tòa thành và sắp đi vào một tòa thành khác. Thì ra kinh thành Hoa Lư có hai vòng thành nằm cạnh nhau như hình số 8. Đi qua một con đường hẹp sẽ tới được thành bên kia. Năm chiếc kiệu lần lượt vượt qua “Tây thành đại môn” (cổng lớn thành Tây) thì bắt đầu rẽ. Ba chiếc kia rẽ trái, kiệu của tỉ tỉ và một chiếc khác rẽ phải. Nhóm binh lính hộ giá cũng chia hai phía như vậy.
Vì chân đi lâu nên đã mỏi, tôi bước chậm dần rồi lùi về chiếc kiệu sau lúc nào không hay. Tôi tình cờ nghe được một cuộc hội thoại như sau:
-Liên Tâm, ngươi nói xem huynh trưởng của bổn cung có giận quá hóa liều không?
-Bẩm hoàng hậu, Phạm Hạp đại tướng tuy tính tình nóng vội nhưng cũng rất lý trí, xin hoàng hậu chớ lo!
-Bổn cung vẫn không an lòng. Hay là lát nữa đến Nguyệt Yên cung, người đi cho mời Ngoại giáp thành tiết độ sứ đến đây. Bổn cung muốn an ủi vài lời.
-Bẩm hoàng hậu, nô tì sẽ làm như vậy!
Tới đây thì kiệu của Vân Nga tỉ lại rẽ hướng khác, tôi nhanh chân rời đi theo. Qua cuộc nói chuyện này, tôi vô cùng thông minh rút ra hai điều:
Thứ nhất, vị kia đã được làm Hoàng hậu, Đinh Tiên Hoàng ban cho cung điện Nguyệt Yên.
Thứ hai, huynh trưởng Phạm Hạp của Phạm Hoàng hậu đã không được thăng tiến như dự tính, vẫn giữ chức Ngoại giáp thành tiết độ sứ.
[1] Đinh Quốc Công: ý nói Đinh Điền
[2] Thập Ðạo Tướng Quân: Quân đội của nhà Ðinh thời bấy giờ phân ra: Ðạo, quân, lữ, tốt, ngũ.
- Một đạo có 10 quân
- Một quân có 10 lữ
- Một lữ có 10 tốt
- Một Tốt có 10 ngũ
- Một ngũ có 10 người.
Như vậy Thập Ðạo tướng quân chỉ huy 1 triệu lính
Đông vui làm sao, náo nhiệt làm sao, rộng lớn làm sao, hoành tráng làm sao, (n+1) làm sao,…
Đây đâu chỉ là một công trình kiến trúc mà là sự vĩ đại của tạo hóa. Thiên nhiên, sông núi hòa quyện vào mỗi nếp nhà, tạo ne6n vẻ đẹp vừa thơ mộng vừa có sức đe dọa.
Dân chúng tấp nập qua lại, mua bán. Mọi người đều mặc quần áo dài khá giống trong phim cổ trang Trung Quốc. Hình như thời này đang thịnh hàng mode đầu trọc. Đàn ông phần lớn cạo đầu láng o, số còn lại thì búi tóc củ tỏi, cột lại bằng vải nâu. Phụ nữ tóc dài thường chỉ cột túm sau ót, có người vấn tóc thành búi và cài trâm, mấy thiếu nữ trong bộ dáng nhà giàu thì kiểu cọ một chút. Họ tết bím hoặc tạo hình cánh hoa. Phụ nữ mặc váy tối màu, phần lớn đều là màu nâu. Các cô gái trẻ thì hay mặc váy lam sẫm, áo yếm màu tía.
Tôi thấy trong những buổi biểu diễn ca múa ở thế kỉ 21, vũ công hay sử dụng áo yếm cho những bài hát ca dao, dân ca. Họ chỉ mặc độc một chiếc áo yếm cột dây qua cổ và dưới eo, phần lưng để trần, nhìn rất ư sexy! Nhưng mà phụ nữ Việt Nam ngày xưa thật ra đâu lộ liễu như thế! Các cô, các bà đều mặc thêm áo ngoài, chưa bao giờ khoe lưng, khoe vai. Ước gì thời nay người làm nghệ thuật có ý tứ một chút thì mới diễn tả chính xác hình ảnh người phụ nữ Việt Nam.
Kiệu hoa đi tới đâu, dân bên đường đổ xô ra nghênh đón. Tôi thấy ánh mắt các cô gái trẻ lấp lánh như sao. Ban đầu ngỡ rằng họ đang nhìn tỉ tỉ phía sau rèm vải the nhưng mà quan sát kĩ một chút thì thấy mắt đều hướng lên trên. Vẻ mặt e ấp thẹn thùng này không hợp với phong cách lễ cưới nhà vua cho lắm. Sử dụng phép chiếu tọa độ để xác định tầm nhìn của các cô, tôi mới thấy họ đang nhìn Nam Việt Vương và cái vị tướng quân sau lưng tôi đây. Ôi trời, không phải đóng phim BOF đó chứ!? Con gái ngày xưa cũng có thần tượng à?
Xui cho các cô rồi! Tôi còn trông thấy hàng trăm anh còn “hotter” so với hai gã này nhiều. Mới có như thế mà đã ái mộ, quả là mắt thẩm mĩ chưa cao.
Họ nhìn hai người cưỡi ngựa rồi còn nhìn cả tôi. Ây da, ngồi chung ngựa được hưởng hơi lay mà!
Đi qua khu dân cư tập trung đông đúc đó là tới một cái cổng uy nghiêm. Đây là cổng thành vào cung rồi. Phía trên có một bảng chữ to tiếng Hán nhưng tôi đọc không ra. Tỉ tỉ có chỉ dạy nhiều nhưng lượng từ vựng của tôi chưa đủ để đọc thông thạo.
-Xin hỏi ngài, chữ kia viết gì?
Tôi chỉ tay về phía cái bảng. Người ngồi sau ôn hòa đáp
-Là “Kỳ Trụ Môn”. Bên kia chính là núi Cột Cờ, nơi treo lá kỳ lớn nhất. Cổng này là cổng lớn để vào Đông Thành.
Không chỉ trả lời mà còn giải thích thêm, xem ra người này khá tốt tính. Tôi nhìn sang ngọn núi gần đấy, quả là trông thấy một lá cờ vuông có nhiều màu viền, xung quanh còn có tua rua đang bay phất phơ phía xa.
Bốn lính gác hỳ hục đẩy cổng đón đoàn người. Tôi ngửa đầu tỉ mỉ nhìn ngó kiến trúc. Phía trên cổng thành có treo một bộ chông nhọn, chỉ cần rớt xuống thì nát thây, cái này chắc là sẽ dùng khi có giặc muốn công thành. Vách tường cao ít nhất cũng 6-7 mét, rất dày và chạy tít ra xa, ôm lấy chân núi. Bên trong thành lót đá viên sạch sẽ, dọc vách tường đều có lính canh. Dường như kinh thành vẫn còn trong giai đoạn thi công, có những cái tháp đang xây dỡ, vài nơi chất gạch đá thành cái gò cao cao
Đi một lát thì gặp được một nhóm người trông khá giống chúng tôi. Có một tốp binh lính theo sau chiếc kiệu hoa và một người cưỡi ngựa đi đầu. Họ đi chậm hơn nên sau một lúc thì hai bên đi song song. Khi đi ngang qua đoàn người, tôi thoáng thấy vị cô nương ngồi trong kiệu. Là một thiếu nữ trẻ đẹp trong bộ hỉ phục. Không phải chứ? Chẵng lẽ lão Hoàng đế cưới một lúc 2 bà vợ? Ngựa của tôi và Nam Việt Vương đi ngang qua người cưỡi ngựa dẫn đầu của nhóm kia. Đó là một viên tướng võ mình đồng da sắt, có khuôn mặt hầm hầm trông đáng sợ. Người đó ôm quyền từ trên lưng ngựa cúi chào
-Nam Việt Vương thiên tuế!
Đinh Liễn khiển ngựa đi sát bên, một tay đặt lên vai viên tướng, cười vô tư
-Phạm Hạp tướng quân hôm nay trong thật bảnh bao. Kia có phải Phạm tiểu thư xinh đẹp khuynh thành mà bổn vương vẫn nghe nhắc tới?
-Bẩm vương, chính là tiểu muội của mạc tướng!
Nam Việt Vương gật gật đầu, kề vai nói khẽ nhưng tôi vẫn nghe thấy
-Hôm nay là ngày đại hỷ, tiểu muội phong Hậu, huynh trưởng tiến chức có phải không?
Nghe thấy thế, vị tên Phạm Hạp cười hô hô, mắt sáng quắc lên
-Bẩm vương, mạc tướng không dám. Chỉ có lòng trung thành phò tá chúa thượng và vương gia. Nếu chúa thượng ban ân thì mạc tướng nhận, chứ nào dám đòi hỏi?
Hai người bọn họ cứ lời qua tiếng lại rất khách sáo, cho tới khi vị ngồi sau lưng tôi lịch sự nhắc nhở:
-Vương, đại tướng, hình như chúng ta đang làm chậm tiến độ của kiệu hoa rồi!
Phạm Hạp lúc này mới nhìn người ngồi sau tôi, ánh mắt rõ ràng có chút chán ghét và khinh thường
-Thập đạo tướng quân nói phải, không ngờ ngài cũng có nhã hứng đi đón kiệu hoa… và…
Ánh mắt khó ưa nhìn về phía tôi, Phạm Hạp nhếch mép cười:
-Và còn đem về thêm một bông hoa vùng sơn dã…
-Đây là muội muội của vị nương nương kia, xin tướng quân đừng hiểu lầm!
Lúc này Nam Việt Vương xen vào
-À… là bổn vương dùng vương quyền ép hắn đi theo. Thôi thôi, sắp đến giờ lành, chúng tôi đi trước một bước!
Nói rồi Nam Việt Vương thúc ngựa đi nhanh hơn. Ngựa của tôi cũng theo sát bên, chẳng bao lâu đã cách nhóm người kia một quãng. Lúc này Nam Việt Vương mới quay sang hỏi
-Bổn vương thắc mắc không biết phụ hoàng định phong chức gì cho gã họ Phạm kia? Làm đến Ngoại giáp thành chỉ huy sứ rồi còn phong cái gì nữa?
Giọng nói kia vẫn cứ ôn tồn như trước:
-Bẩm vương, mạc tướng thấy Phạm tướng quân tuổi trẻ tài cao, được chúa thượng trọng dụng là rất phải!
Nam Việt Vương xùy một tiếng, cười cợt:
-“tuổi trẻ tài cao” dùng cho Thập đạo tướng quân nhà ngươi thì đúng hơn. Mà lão phụ hoàng của ta cũng thật biết dọa người. Cái gì mà “Thập đạo tướng quân”? Thần dân cả nước còn chưa tới hàng triệu! [2]
Phía sau lưng tôi vang lên tiếng cười nhẹ như gió
-Là ý kiến của Đinh Quốc Công [1], gọi Thập đạo để ra uy với các nước lân bang.
Nam Việt Vương cười xòa
-Lão già Nguyễn Bặc nhiều lúc khôn lõi!
Hai người đàn ông này đúng là thích nói chuyện phiếm, thêm một con vịt nữa có thể nhóm thành cái chợ. Qua những gì họ nói, tôi biết được một số thông tin. Cái vị ngồi sau tôi đây làm chức “Thập đạo tướng quân”, là một viên tướng thân quen với Nam Việt Vương. Cái người mặt mày đáng sợ hồi nãy là tướng Phạm Hạp, hiện làm chức “Ngoại giáp thành chỉ huy sứ” (tướng lãnh đạo các binh sĩ bảo vệ ngoài thành). Em gái ông ta cũng như tỉ tỉ Vân Nga, sắp được vào hậu cung, bản thân ông ta có lẽ cũng được thăng quan tiến chức gì đó ngày hôm nay.
Chẳng bao lâu thì hội “ông tám” cũng đến trước một tòa cung điện sang trọng. Bên dưới bậc thang cao còn có thêm 3 chiếc kiệu hoa đỏ chói, bắt mắt. Chúng tôi cùng gia nhập vào hội kiệu hoa. Nam Việt Vương và Thập đạo tướng quân xuống ngựa. Nhìn thấy vị tướng quân chuẩn bị đỡ tôi xuống, tôi liền xua tay:
-Không cần không cần, bổn cô nương có thể tự xuống!
Xuống ngựa dễ hơn lên ngựa nhiều, chỉ cần đạp vào thanh gác chân dưới yên là có thể trèo xuống. Tôi kính cẩn cúi đầu nói đa tạ rồi đi tới kiệu hoa của tỉ tỉ. Đi qua một chiếc kiệu khác, tôi nghe thấy người ngồi trong kiệu hỏi a hoàn của mình:
-Rốt cuộc là ai mà có mặt mũi để cả Nam Việt Vương và Thập đạo tướng quân rước về?
A hoàn cúi đầu thưa:
-Bẩm nương nương, nô tì không rõ chỉ nghe nói là một vị họ Dương ở vùng Nga Mi.
Tôi có cảm giác các bà vợ còn lại đều có xuất thân danh giá, chắc chỉ có Dương Vân Nga là một thôn nữ bình thường. Tôi đi tới nói chuyện với tỉ tỉ. Xem ra Đinh Tiên Hoàng cưới một lúc 5 mỹ nữ rồi, chỉ không biết sẽ phong ai làm Hoàng Hậu, ai làm Hoàng Phi
Chờ một lúc thì có viên thái giám tới, giọng ông ta eo éo nói lớn:
-Các vị nương nương, xin mời đi theo nô tài. A hoàn theo hầu đều ở lại đây chờ!
Thế là tôi ủ dột nhìn theo bóng tỉ tỉ bước vào trong điện. Cánh cổng đồ sộ khép chặt lại, bao lấy bầu không khí oai nghiêm bên trong. Điện xây khá cao, đứng dưới này ngoài mấy bậc thang thì chẳng nhìn được gì. Không biết là chờ được bao lâu thì bắt đầu buồn ngủ. Thật là hành xác mà, ít ra cũng cho người ta cái ghế ngồi chứ! May là hôm nay mặt trời đã bị đám mây lớn che lấp cả, nếu không chắc tôi sẽ thành con heo quay mất!
Lúc tôi sắp ngủ gục thì có tiếng mở cửa. Năm vị nương nương theo đường cũ trở về, ngồi vào kiệu. Sau tiếng hô khởi kiệu, thì cả 5 chiếc đồng loạt rời đi về một hướng. Chúng tôi đi qua rất nhiều ngôi nhà lớn, kiến trúc đẹp đẽ, nghiêm trang. Có những vị quan mặc đồ xám xanh, đội mũ vải vuông, ôm theo các pho kinh thư chạy qua chạy lại. Tôi đoán nơi này là khu hành chính nhà vua thiết triều, quan lại làm việc. Thành Đông thật là rộng, đi mãi mới tới một con đường rợp bóng cây. Nhìn qua thì như một thung lũng vì hai bên là núi. Dọc đường quan lính đứng nghiêm trang.
Lúc này tôi mới ý thức được là mình đã ra khỏi tòa thành và sắp đi vào một tòa thành khác. Thì ra kinh thành Hoa Lư có hai vòng thành nằm cạnh nhau như hình số 8. Đi qua một con đường hẹp sẽ tới được thành bên kia. Năm chiếc kiệu lần lượt vượt qua “Tây thành đại môn” (cổng lớn thành Tây) thì bắt đầu rẽ. Ba chiếc kia rẽ trái, kiệu của tỉ tỉ và một chiếc khác rẽ phải. Nhóm binh lính hộ giá cũng chia hai phía như vậy.
Vì chân đi lâu nên đã mỏi, tôi bước chậm dần rồi lùi về chiếc kiệu sau lúc nào không hay. Tôi tình cờ nghe được một cuộc hội thoại như sau:
-Liên Tâm, ngươi nói xem huynh trưởng của bổn cung có giận quá hóa liều không?
-Bẩm hoàng hậu, Phạm Hạp đại tướng tuy tính tình nóng vội nhưng cũng rất lý trí, xin hoàng hậu chớ lo!
-Bổn cung vẫn không an lòng. Hay là lát nữa đến Nguyệt Yên cung, người đi cho mời Ngoại giáp thành tiết độ sứ đến đây. Bổn cung muốn an ủi vài lời.
-Bẩm hoàng hậu, nô tì sẽ làm như vậy!
Tới đây thì kiệu của Vân Nga tỉ lại rẽ hướng khác, tôi nhanh chân rời đi theo. Qua cuộc nói chuyện này, tôi vô cùng thông minh rút ra hai điều:
Thứ nhất, vị kia đã được làm Hoàng hậu, Đinh Tiên Hoàng ban cho cung điện Nguyệt Yên.
Thứ hai, huynh trưởng Phạm Hạp của Phạm Hoàng hậu đã không được thăng tiến như dự tính, vẫn giữ chức Ngoại giáp thành tiết độ sứ.
[1] Đinh Quốc Công: ý nói Đinh Điền
[2] Thập Ðạo Tướng Quân: Quân đội của nhà Ðinh thời bấy giờ phân ra: Ðạo, quân, lữ, tốt, ngũ.
- Một đạo có 10 quân
- Một quân có 10 lữ
- Một lữ có 10 tốt
- Một Tốt có 10 ngũ
- Một ngũ có 10 người.
Như vậy Thập Ðạo tướng quân chỉ huy 1 triệu lính
/59
|