Phố Tây Hoàng thành, Quốc Tử giám.
Trong cửu giám, Quốc Tử giám chiếm nhiều đất đai nhất. Ngày trước, chỉ có khu Quốc Tử học ở phố Tây và Võ học ở phố Đông. Kể từ khi đương kim Đạo Quân lên ngôi, vừa sùng Đạo giáo, vừa "trọng văn khinh võ", khiến trường Võ học hơi mất vị trí, đồng thời Thái học và Tứ môn học tách ra xây hẳn trường riêng.
Quốc Tử học, Thái học và Tứ môn học nội dung giảng dạy gần như nhau, Tứ môn học dạy bốn môn Đạo - thư - toán - luật, Thái học có thêm môn "tư tưởng chính trị", lên đến Quốc Tử học dạy hẳn "đạo làm quan". Nói dễ hiểu, Quốc Tử học tương đương "trường Cao cấp Chính trị", vị nào muốn làm đại quan, chắc chắn phải qua trường này.
Nữ sinh ở Quốc Tử giám chủ yếu thuộc trường Y học. Bởi số lượng nữ sinh trong Quốc Tử giám không nhiều, không thể chia thành Tam xá như nam sinh, lại không thể cho ở chung vào nhau, thành ra ở Quốc Tử giám có một khu riêng gọi Nữ xá.
Mặc dù có quy định đã vào Quốc Tử giám đều phải ở "nội trú", nhưng đám học sinh "bố làm to" đều không xem nó vào đâu, thích ra thì ra thích vào thì vào, phần lớn hết buổi học đều về phủ đệ riêng, đến sáng lại bệ vệ đến trường. Cảnh tượng mỗi sáng ở cổng cũng chả khác mấy hiện đại, con ông cháu cha rồng rắn xe ngựa, các cô nương lúng liếng đưa tình, nếu không phải ba chữ Quốc Tử giám to đùng khắc trên bảng lớn, chỉ e còn tưởng "công viên giải trí".
Lý Minh Nguyệt bỏ Dư Minh Sinh cho lão cha "tiếp chuyện", nàng chuồn đến Nữ xá ngồi ở hoa viên vẽ tranh. Nàng vội vàng đến, ăn mặc khá mỏng manh, gió thổi nhẹ khiến áo váy hơi dính vào da thịt, đường cong hiện rõ. Chỗ này là Nữ xá, nam sinh không thể ra vào, không lo cảnh xuân bị lộ.
Lý Minh Nguyệt đang say sưa thì có tiếng nữ nhân sau lưng :
- Minh Nguyệt, kiểu vẽ gì đây? Sao hôm nay ta mới thấy.
Lý Minh Nguyệt vừa nghe tiếng đã biết ai đến, nàng vội vàng đứng lên cung thân chào :
- Đế Cơ đến, tiểu nữ thất lễ.
- Ài, đã nói với ngươi bao lần. Gọi ta một tiếng tỷ là được, sao phải khách khí như vậy? - Cô gái kia giọng nói khá dịu dàng.
- Tiểu nữ không dám. - Lý Minh Nguyệt
- Tùy ngươi vậy. Hôm nay ta dẫn muội muội đi cùng. Xảo Vân ...
Gọi không thấy tiếng đáp, chỉ thấy một thiếu nữ đang tò mò nhìn bức tranh của Lý Minh Nguyệt không chớp mắt.
- Xảo Vân ... - Vị "Đế Cơ" kia nhắc lại.
- A, tỷ tỷ. Hìhì. Này, ngươi là Lý Minh Nguyệt à? Quả nhiên danh bất hư truyền. Bức tranh này của ngươi vẽ à? Thật đẹp a. - Thiếu nữ kia ánh mắt lúng liếng, hỏi dồn dập.
Lý Minh Nguyệt biết thân phận thiếu nữ kia, nàng nhẹ nhàng đáp :
- Đúng là tiểu nữ vẽ.
- Dạy cho ta được không? - Vị Xảo Vân gì kia mắt sáng lên, hồn nhiên chụp lấy tay Lý Minh Nguyệt đòi hỏi.
- Xảo Vân, không được lỗ mãng, quên lời ta dặn dò rồi sao?
- Ta biết rồi. - Thiếu nữ kia hơi mất hứng lùi lại, nhưng ánh mắt vẫn nhìn Lý Minh Nguyệt.
Lý Minh Nguyệt cười gượng, nàng đáp :
- Tiểu nữ rất vinh hạnh, có điều, kiểu vẽ này không phải do tiểu nữ nghĩ ra. Nếu không được người kia cho phép, tiểu nữ cũng không dám truyền lung tung ...
- Là kẻ nào? Lý Thiên Tường? Hừ, về ta nói Phụ hoàng truyền một đạo chỉ, hắn không dám không cho.
- Xảo Vân ... - Vị "tỷ tỷ" kia tuy nhắc nhở muội muội, nhưng ánh mắt cũng nhìn Lý Minh Nguyệt tò mò.
Lý Minh Nguyệt lâu nay nổi tiếng "Kinh thành Đệ nhất tài nữ", cũng chưa hề tỏ vẻ khâm phục ai bao giờ. Nhoáng cái không biết thần thánh phương nào có thể khiến Lý Minh Nguyệt phải có ý "xin phép", chẳng lẽ vị ẩn sĩ cao nhân nào mới xuất hiện?
Còn hai vị kia, xưng hô Phụ hoàng, gọi thẳng luôn tên Lý Thiên Tường, cả thiên hạ cũng chỉ vài người dám làm thế. Hai nữ tử kia chính là hai vị Công chúa được Triệu Cát sủng ái nhất. Công chúa nhà Tống còn được xưng Đế Cơ, người chị là Triệu Phúc Kim, Mậu Đức Đế Cơ, khoảng 20, người em là Triệu Xảo Vân, Hiến Đức Đế Cơ, chỉ mới 15 16.
So với Lý Minh Nguyệt, sắc đẹp hai người này không bằng, chẳng qua xuất thân cao quý, lụa là gấm vóc, đứng chung chỗ với Lý Minh Nguyệt cũng không đến nỗi thua kém.
Còn tên "ẩn sĩ cao nhân" kia, không ai khác chính là Lăng Phong. Ngày xưa lúc mới thành lập Phong Vân tơ lụa, Lăng Phong chỉ cho Lý Minh Nguyệt vài phong cách hội họa mới, lúc đó hắn cũng chỉ nói sơ sài, không ngờ đến giờ Lý Minh Nguyệt đã phát triển thành trường phái riêng.
Lý Minh Nguyệt kiếm cớ "xin phép" Lăng Phong, thực tế nàng ngay cả Lăng Phong mặt mũi ra sao chỉ sợ đã quên sạch. Chẳng qua nàng có suy nghĩ riêng, bởi kiểu vẽ này "vừa ra lò" chưa ai biết, kể cả cha nàng. Nếu để hai vị Đế Cơ này "cuỗm mất", biết đâu lại thành "Đế Cơ tài năng vô song, tự nghĩ ra phong cách mới" gì đó, lúc đó Lý Minh Nguyệt có oan cũng chả biết kêu ai.
Còn Lăng Phong? Hắn nếu biết đương kim Công chúa muốn học vẽ, chỉ sợ bất kể chiến loạn phi ngay từ Hà Bắc về, đích thân chỉ dạy.
...
Cách đó khá xa, phố Đông, trường Võ học.
Võ học tuy cùng hệ thống Quốc Tử giám nhưng chả khác nào tách riêng.
Đã là học sinh tại Quốc Tử giám, phải thông thạo "Nho gia lục nghệ", gồm lễ nghi - âm nhạc - xạ tiễn - ngự mã - thư họa - tính toán. Nói tuy như vậy, nhưng người không dễ gì "văn võ song toàn", hiện tại Thái học sinh Quốc Tử giám phần đông chỉ biết bốn môn lễ - nhạc - thư - sổ, còn hai môn bắn cung cưỡi ngựa có kẻ còn chưa sờ qua bao giờ, đúng kiểu thư sinh "tay trói gà không chặt". Có điều bọn họ cũng không xem đó là khiếm khuyết, thậm chí còn thấy mấy thứ cung ngựa kia quá ư thô thiển, không hợp văn nhã. Kẻ giỏi hai môn này tập trung cả sang Võ học, phấn đấu tương lai thành tướng quân.
Nếu Quốc Tử giám phố Tây thờ Khổng Tử, lập hậu duệ họ Khổng làm Diễn Thánh Công, thì Võ học phố Đông lại thờ Khương Tử, lập hậu duệ họ Khương làm Vũ Thánh Công. Hai bên dần dà phân hai thái cực văn - võ rất rõ rệt, thậm chí căm ghét nhau.
Bởi Khổng Tử đã qua ngàn năm, con cháu hiện tại cũng hỗn loạn, địa vị Diễn Thánh Công không còn cao như trước, cùng lắm có sự kiện thờ cúng gì đó được mời đến nói vài lời. Nhưng con cháu Vũ Thánh Công họ Khương phía Võ học lại khác.
Tương truyền, vị tổ đầu tiên của Khương gia cũng cùng thời với Khổng Tử, đều làm quan cho Hiên Viên Hoàng Đế. Vào thời điểm đó, hai tướng giỏi nhất của Hoàng Đế là Tư Mã Tử và Tôn Tử, Khương Tử kém hơn chút đỉnh. Lúc Cơ Phát nổi lên, một người trong Khương gia là Khương Tử Nha trợ giúp Cơ gia, diệt nhà Hạ của Hiên Viên lập nên nhà Chu, Khương gia phất lên thành "Đệ nhất Tướng gia". Tuy vậy, Khương gia đứng vị trí này được vài trăm năm thì lung lay. Loạn Tam Quốc cuối nhà Hán, hậu duệ Tư Mã Tử là Tư Mã Viêm dọn dẹp thiên hạ lập nhà Tấn, chính thức lấy lại vị trí "Đệ nhất Tướng gia" cho Tư Mã gia. Tôn Tử tuy giỏi giang nhưng con cháu biến mất hầu như không thấy đâu. Có kẻ đồn thổi Tôn gia Đông Ngô thời Tam Quốc chính là hậu duệ Tôn Tử, chẳng qua cũng chả có gì đối chứng.
Mãi đến tận lúc nhà Tống lập quốc, hậu duệ Khương gia theo Tống Thái Tổ đoạt thiên hạ thành công, lúc này họ Khương cũng đoạt lại "Đệ nhất Tướng gia".
Khương gia này chính là gia tộc của Khương Vũ Y, người đẹp từng "đá bay" Lăng Phong khi xưa. Có lẽ gia tộc có địa vị siêu việt như vậy, khiến Khương Vũ Y khinh thường Lăng Phong lúc nọ, âu cũng dễ hiểu. Khương gia là công thần của nhà Tống, Vũ Thánh Công ở Võ học có địa vị rất cao, con cháu nhân đó cũng thơm lây.
Có điều, sau khi Khương lão tướng quân qua đời, Khương gia cũng dần kém cỏi. Trong số con cháu hiện tại, nổi nhất có thể kể đến Khương Tuấn, hiện tại làm Phó giáo trường Võ học.
Lúc này ở một khoảng sân rộng, có khoảng ngàn võ sinh ăn mặc chỉnh tề đang tập trung. Khương Tuấn mặc võ phục đứng trên đài, tay cầm thương chống xuống đất, miệng hô lớn :
- Hôm nay là ngày đầu tiên các ngươi nhập học, trước tiên phải làm lễ tế Vũ Thánh ...
- Khương phó giáo, đã bắt đầu rồi sao? - Có tiếng gọi từ sau lưng Khương Tuấn.
- Lâm giáo đầu, Vương giáo đầu. - Khương Tuấn quay lại chắp tay nói.
Đi đến là hai trung niên tuổi xấp xỉ 30 40, đều mặc võ phục cao cấp. Một người thân hình vững chắc cao lớn, khuôn mặt cứng cáp gầy gò, người còn lại mập hơn một chút.
Ở dưới có tiếng xì xào :
- Ai vậy?
- Ngươi không biết sao? Đó là Lâm giáo đầu, võ công rất lợi hại. Nghe nói còn là dòng dõi Lâm gia tướng. Bên cạnh là Vương giáo đầu Vương Tiến.
"Hííí"
Đúng lúc này, ở cổng quảng trường có một nhóm binh lính cưỡi ngựa đến, kẻ đi đầu vẫn ngồi nguyên trên ngựa hô :
- Mấy tên Võ học các ngươi, mau chuẩn bị nghênh tiếp Cao Thái phó.
Lâm giáo đầu đôi mày hơi nhíu, quay sang hỏi Vương Tiến :
- Cao Thái phó nào?
Vương Tiến mặt xẹt qua vẻ khinh thường, nói :
- Đệ còn chưa biết sao? Cao Cầu, vừa thăng chức hôm trước. Đêm qua nghe nói thiết yến tiệc mời quan viên tam phẩm, ồn ào cả kinh thành, chỉ e hôm nay đến lượt chúng ta rồi đấy.
Lâm giáo đầu quay lại, liếc nhìn đám người kia xuống ngựa.
- Ngươi đi đi, nói ta bị bệnh, không ra được.
- Vương huynh, ý huynh là ...? - Lâm giáo đầu hỏi lại.
- Hừ, tên họ Cao kia, ỷ vào nịnh bợ Đạo Quân mà thôi, còn đòi đứng trên đầu chúng ta? Vương Tiến ta không phục, cũng không muốn gặp. - Vương Tiến sẵng giọng.
- Nhưng làm vậy chỉ e phật lòng hắn ...
Lâm giáo đầu còn định nói gì đó, Vương Tiến đã quay lưng đi mất, tên lính đưa tin chạy tới hất hàm nói :
- Ngươi là Lâm Xung? Mau vào chuẩn bị đại sảnh. Thái phó đại nhân đến thấy hỏng chỗ nào, cái chức giáo đầu của ngươi cũng không còn.
Lâm Xung? Nếu Lăng Phong nghe đến cái tên này, chắc chắn bất ngờ. Có lẽ nào "Báo tử đầu" Lâm Xung, giáo đầu 80 vạn Cấm quân Đông Kinh trong Thủy Hử? Lâm Xung này tuy không quản 80 vạn Cấm quân, cũng không ở Đông Kinh phủ Khai Phong, nhưng ít nhất cũng là giáo đầu trường Võ học, cũng không khác mấy.
Nhưng điều đáng nói hơn, Lâm Xung lại là con cháu Lâm lão tướng, cũng là Lâm gia của Lâm Nghi Anh, khả năng là đường huynh đường đệ gì đó với Lâm Nghi Anh cũng nên.
Vậy chẳng phải Lăng Phong gọi Lâm Xung là thúc hay bá gì sao?
Thế giới này, bắt đầu thú vị.
Trong cửu giám, Quốc Tử giám chiếm nhiều đất đai nhất. Ngày trước, chỉ có khu Quốc Tử học ở phố Tây và Võ học ở phố Đông. Kể từ khi đương kim Đạo Quân lên ngôi, vừa sùng Đạo giáo, vừa "trọng văn khinh võ", khiến trường Võ học hơi mất vị trí, đồng thời Thái học và Tứ môn học tách ra xây hẳn trường riêng.
Quốc Tử học, Thái học và Tứ môn học nội dung giảng dạy gần như nhau, Tứ môn học dạy bốn môn Đạo - thư - toán - luật, Thái học có thêm môn "tư tưởng chính trị", lên đến Quốc Tử học dạy hẳn "đạo làm quan". Nói dễ hiểu, Quốc Tử học tương đương "trường Cao cấp Chính trị", vị nào muốn làm đại quan, chắc chắn phải qua trường này.
Nữ sinh ở Quốc Tử giám chủ yếu thuộc trường Y học. Bởi số lượng nữ sinh trong Quốc Tử giám không nhiều, không thể chia thành Tam xá như nam sinh, lại không thể cho ở chung vào nhau, thành ra ở Quốc Tử giám có một khu riêng gọi Nữ xá.
Mặc dù có quy định đã vào Quốc Tử giám đều phải ở "nội trú", nhưng đám học sinh "bố làm to" đều không xem nó vào đâu, thích ra thì ra thích vào thì vào, phần lớn hết buổi học đều về phủ đệ riêng, đến sáng lại bệ vệ đến trường. Cảnh tượng mỗi sáng ở cổng cũng chả khác mấy hiện đại, con ông cháu cha rồng rắn xe ngựa, các cô nương lúng liếng đưa tình, nếu không phải ba chữ Quốc Tử giám to đùng khắc trên bảng lớn, chỉ e còn tưởng "công viên giải trí".
Lý Minh Nguyệt bỏ Dư Minh Sinh cho lão cha "tiếp chuyện", nàng chuồn đến Nữ xá ngồi ở hoa viên vẽ tranh. Nàng vội vàng đến, ăn mặc khá mỏng manh, gió thổi nhẹ khiến áo váy hơi dính vào da thịt, đường cong hiện rõ. Chỗ này là Nữ xá, nam sinh không thể ra vào, không lo cảnh xuân bị lộ.
Lý Minh Nguyệt đang say sưa thì có tiếng nữ nhân sau lưng :
- Minh Nguyệt, kiểu vẽ gì đây? Sao hôm nay ta mới thấy.
Lý Minh Nguyệt vừa nghe tiếng đã biết ai đến, nàng vội vàng đứng lên cung thân chào :
- Đế Cơ đến, tiểu nữ thất lễ.
- Ài, đã nói với ngươi bao lần. Gọi ta một tiếng tỷ là được, sao phải khách khí như vậy? - Cô gái kia giọng nói khá dịu dàng.
- Tiểu nữ không dám. - Lý Minh Nguyệt
- Tùy ngươi vậy. Hôm nay ta dẫn muội muội đi cùng. Xảo Vân ...
Gọi không thấy tiếng đáp, chỉ thấy một thiếu nữ đang tò mò nhìn bức tranh của Lý Minh Nguyệt không chớp mắt.
- Xảo Vân ... - Vị "Đế Cơ" kia nhắc lại.
- A, tỷ tỷ. Hìhì. Này, ngươi là Lý Minh Nguyệt à? Quả nhiên danh bất hư truyền. Bức tranh này của ngươi vẽ à? Thật đẹp a. - Thiếu nữ kia ánh mắt lúng liếng, hỏi dồn dập.
Lý Minh Nguyệt biết thân phận thiếu nữ kia, nàng nhẹ nhàng đáp :
- Đúng là tiểu nữ vẽ.
- Dạy cho ta được không? - Vị Xảo Vân gì kia mắt sáng lên, hồn nhiên chụp lấy tay Lý Minh Nguyệt đòi hỏi.
- Xảo Vân, không được lỗ mãng, quên lời ta dặn dò rồi sao?
- Ta biết rồi. - Thiếu nữ kia hơi mất hứng lùi lại, nhưng ánh mắt vẫn nhìn Lý Minh Nguyệt.
Lý Minh Nguyệt cười gượng, nàng đáp :
- Tiểu nữ rất vinh hạnh, có điều, kiểu vẽ này không phải do tiểu nữ nghĩ ra. Nếu không được người kia cho phép, tiểu nữ cũng không dám truyền lung tung ...
- Là kẻ nào? Lý Thiên Tường? Hừ, về ta nói Phụ hoàng truyền một đạo chỉ, hắn không dám không cho.
- Xảo Vân ... - Vị "tỷ tỷ" kia tuy nhắc nhở muội muội, nhưng ánh mắt cũng nhìn Lý Minh Nguyệt tò mò.
Lý Minh Nguyệt lâu nay nổi tiếng "Kinh thành Đệ nhất tài nữ", cũng chưa hề tỏ vẻ khâm phục ai bao giờ. Nhoáng cái không biết thần thánh phương nào có thể khiến Lý Minh Nguyệt phải có ý "xin phép", chẳng lẽ vị ẩn sĩ cao nhân nào mới xuất hiện?
Còn hai vị kia, xưng hô Phụ hoàng, gọi thẳng luôn tên Lý Thiên Tường, cả thiên hạ cũng chỉ vài người dám làm thế. Hai nữ tử kia chính là hai vị Công chúa được Triệu Cát sủng ái nhất. Công chúa nhà Tống còn được xưng Đế Cơ, người chị là Triệu Phúc Kim, Mậu Đức Đế Cơ, khoảng 20, người em là Triệu Xảo Vân, Hiến Đức Đế Cơ, chỉ mới 15 16.
So với Lý Minh Nguyệt, sắc đẹp hai người này không bằng, chẳng qua xuất thân cao quý, lụa là gấm vóc, đứng chung chỗ với Lý Minh Nguyệt cũng không đến nỗi thua kém.
Còn tên "ẩn sĩ cao nhân" kia, không ai khác chính là Lăng Phong. Ngày xưa lúc mới thành lập Phong Vân tơ lụa, Lăng Phong chỉ cho Lý Minh Nguyệt vài phong cách hội họa mới, lúc đó hắn cũng chỉ nói sơ sài, không ngờ đến giờ Lý Minh Nguyệt đã phát triển thành trường phái riêng.
Lý Minh Nguyệt kiếm cớ "xin phép" Lăng Phong, thực tế nàng ngay cả Lăng Phong mặt mũi ra sao chỉ sợ đã quên sạch. Chẳng qua nàng có suy nghĩ riêng, bởi kiểu vẽ này "vừa ra lò" chưa ai biết, kể cả cha nàng. Nếu để hai vị Đế Cơ này "cuỗm mất", biết đâu lại thành "Đế Cơ tài năng vô song, tự nghĩ ra phong cách mới" gì đó, lúc đó Lý Minh Nguyệt có oan cũng chả biết kêu ai.
Còn Lăng Phong? Hắn nếu biết đương kim Công chúa muốn học vẽ, chỉ sợ bất kể chiến loạn phi ngay từ Hà Bắc về, đích thân chỉ dạy.
...
Cách đó khá xa, phố Đông, trường Võ học.
Võ học tuy cùng hệ thống Quốc Tử giám nhưng chả khác nào tách riêng.
Đã là học sinh tại Quốc Tử giám, phải thông thạo "Nho gia lục nghệ", gồm lễ nghi - âm nhạc - xạ tiễn - ngự mã - thư họa - tính toán. Nói tuy như vậy, nhưng người không dễ gì "văn võ song toàn", hiện tại Thái học sinh Quốc Tử giám phần đông chỉ biết bốn môn lễ - nhạc - thư - sổ, còn hai môn bắn cung cưỡi ngựa có kẻ còn chưa sờ qua bao giờ, đúng kiểu thư sinh "tay trói gà không chặt". Có điều bọn họ cũng không xem đó là khiếm khuyết, thậm chí còn thấy mấy thứ cung ngựa kia quá ư thô thiển, không hợp văn nhã. Kẻ giỏi hai môn này tập trung cả sang Võ học, phấn đấu tương lai thành tướng quân.
Nếu Quốc Tử giám phố Tây thờ Khổng Tử, lập hậu duệ họ Khổng làm Diễn Thánh Công, thì Võ học phố Đông lại thờ Khương Tử, lập hậu duệ họ Khương làm Vũ Thánh Công. Hai bên dần dà phân hai thái cực văn - võ rất rõ rệt, thậm chí căm ghét nhau.
Bởi Khổng Tử đã qua ngàn năm, con cháu hiện tại cũng hỗn loạn, địa vị Diễn Thánh Công không còn cao như trước, cùng lắm có sự kiện thờ cúng gì đó được mời đến nói vài lời. Nhưng con cháu Vũ Thánh Công họ Khương phía Võ học lại khác.
Tương truyền, vị tổ đầu tiên của Khương gia cũng cùng thời với Khổng Tử, đều làm quan cho Hiên Viên Hoàng Đế. Vào thời điểm đó, hai tướng giỏi nhất của Hoàng Đế là Tư Mã Tử và Tôn Tử, Khương Tử kém hơn chút đỉnh. Lúc Cơ Phát nổi lên, một người trong Khương gia là Khương Tử Nha trợ giúp Cơ gia, diệt nhà Hạ của Hiên Viên lập nên nhà Chu, Khương gia phất lên thành "Đệ nhất Tướng gia". Tuy vậy, Khương gia đứng vị trí này được vài trăm năm thì lung lay. Loạn Tam Quốc cuối nhà Hán, hậu duệ Tư Mã Tử là Tư Mã Viêm dọn dẹp thiên hạ lập nhà Tấn, chính thức lấy lại vị trí "Đệ nhất Tướng gia" cho Tư Mã gia. Tôn Tử tuy giỏi giang nhưng con cháu biến mất hầu như không thấy đâu. Có kẻ đồn thổi Tôn gia Đông Ngô thời Tam Quốc chính là hậu duệ Tôn Tử, chẳng qua cũng chả có gì đối chứng.
Mãi đến tận lúc nhà Tống lập quốc, hậu duệ Khương gia theo Tống Thái Tổ đoạt thiên hạ thành công, lúc này họ Khương cũng đoạt lại "Đệ nhất Tướng gia".
Khương gia này chính là gia tộc của Khương Vũ Y, người đẹp từng "đá bay" Lăng Phong khi xưa. Có lẽ gia tộc có địa vị siêu việt như vậy, khiến Khương Vũ Y khinh thường Lăng Phong lúc nọ, âu cũng dễ hiểu. Khương gia là công thần của nhà Tống, Vũ Thánh Công ở Võ học có địa vị rất cao, con cháu nhân đó cũng thơm lây.
Có điều, sau khi Khương lão tướng quân qua đời, Khương gia cũng dần kém cỏi. Trong số con cháu hiện tại, nổi nhất có thể kể đến Khương Tuấn, hiện tại làm Phó giáo trường Võ học.
Lúc này ở một khoảng sân rộng, có khoảng ngàn võ sinh ăn mặc chỉnh tề đang tập trung. Khương Tuấn mặc võ phục đứng trên đài, tay cầm thương chống xuống đất, miệng hô lớn :
- Hôm nay là ngày đầu tiên các ngươi nhập học, trước tiên phải làm lễ tế Vũ Thánh ...
- Khương phó giáo, đã bắt đầu rồi sao? - Có tiếng gọi từ sau lưng Khương Tuấn.
- Lâm giáo đầu, Vương giáo đầu. - Khương Tuấn quay lại chắp tay nói.
Đi đến là hai trung niên tuổi xấp xỉ 30 40, đều mặc võ phục cao cấp. Một người thân hình vững chắc cao lớn, khuôn mặt cứng cáp gầy gò, người còn lại mập hơn một chút.
Ở dưới có tiếng xì xào :
- Ai vậy?
- Ngươi không biết sao? Đó là Lâm giáo đầu, võ công rất lợi hại. Nghe nói còn là dòng dõi Lâm gia tướng. Bên cạnh là Vương giáo đầu Vương Tiến.
"Hííí"
Đúng lúc này, ở cổng quảng trường có một nhóm binh lính cưỡi ngựa đến, kẻ đi đầu vẫn ngồi nguyên trên ngựa hô :
- Mấy tên Võ học các ngươi, mau chuẩn bị nghênh tiếp Cao Thái phó.
Lâm giáo đầu đôi mày hơi nhíu, quay sang hỏi Vương Tiến :
- Cao Thái phó nào?
Vương Tiến mặt xẹt qua vẻ khinh thường, nói :
- Đệ còn chưa biết sao? Cao Cầu, vừa thăng chức hôm trước. Đêm qua nghe nói thiết yến tiệc mời quan viên tam phẩm, ồn ào cả kinh thành, chỉ e hôm nay đến lượt chúng ta rồi đấy.
Lâm giáo đầu quay lại, liếc nhìn đám người kia xuống ngựa.
- Ngươi đi đi, nói ta bị bệnh, không ra được.
- Vương huynh, ý huynh là ...? - Lâm giáo đầu hỏi lại.
- Hừ, tên họ Cao kia, ỷ vào nịnh bợ Đạo Quân mà thôi, còn đòi đứng trên đầu chúng ta? Vương Tiến ta không phục, cũng không muốn gặp. - Vương Tiến sẵng giọng.
- Nhưng làm vậy chỉ e phật lòng hắn ...
Lâm giáo đầu còn định nói gì đó, Vương Tiến đã quay lưng đi mất, tên lính đưa tin chạy tới hất hàm nói :
- Ngươi là Lâm Xung? Mau vào chuẩn bị đại sảnh. Thái phó đại nhân đến thấy hỏng chỗ nào, cái chức giáo đầu của ngươi cũng không còn.
Lâm Xung? Nếu Lăng Phong nghe đến cái tên này, chắc chắn bất ngờ. Có lẽ nào "Báo tử đầu" Lâm Xung, giáo đầu 80 vạn Cấm quân Đông Kinh trong Thủy Hử? Lâm Xung này tuy không quản 80 vạn Cấm quân, cũng không ở Đông Kinh phủ Khai Phong, nhưng ít nhất cũng là giáo đầu trường Võ học, cũng không khác mấy.
Nhưng điều đáng nói hơn, Lâm Xung lại là con cháu Lâm lão tướng, cũng là Lâm gia của Lâm Nghi Anh, khả năng là đường huynh đường đệ gì đó với Lâm Nghi Anh cũng nên.
Vậy chẳng phải Lăng Phong gọi Lâm Xung là thúc hay bá gì sao?
Thế giới này, bắt đầu thú vị.
/485
|