Trường An.
Chiến sự Tống - Yên tạm thời đình trệ, Yên Vương chỉ chiếm được Hà Bắc và đông bắc Sơn Đông, bị mắc kẹt ở giữa Ứng Thiên - Khai Phong. Tình hình này nếu còn kéo dài, người chịu thiệt là Yên Vương, danh mất chính ngôn mất thuận, sĩ khí lung lay, dân ý suy yếu, sớm muộn cũng bị đẩy trở về.
Hơn nữa, lúc Yên Vương mới khởi binh, phần lớn các cánh quân khác đều "ngồi im xem kịch". Hiện tại, nhận thấy Yên Vương khó làm nên trò trống gì, bọn họ bắt đầu gõ trống khua chiêng đòi "cần vương", "diệt trừ phản loạn", lục đục kéo quân lên Sơn Đông lập công lao.
Tháng trước, Thái sư Sái Kinh lại bị phế truất. Chuyện đáng nói nhất, khiến Sái Kinh bị hạ bệ không phải "sao chổi", cũng chả phải áp lực Yên Vương, mà chính là Sái Du con trai lão ta. Sái Kinh có 5 người con, trong đó Tam tử Sái Tiêu là Hàn Lâm Đại học sĩ, lâu nay thay cha lo việc triều chính. Trưởng tử Sái Du tuy làm ở bộ Lễ, nhưng ganh ghét với em trai được cha giao quyền, bèn liên kết với Thái tể Bạch Thời Trung, dâng sớ lên Đạo Quân tâu lão cha gần đây già yếu, công vụ sai lầm, cần "hồi hương dưỡng lão". Cứ thế một lão gian thần được cho là "không thể đánh ngã" đành lủi thủi về quê.
Các vị trí trong triều lục đục thay đổi, Cao Cầu thăng Thái phó, liền gấp rút lên kế hoạch đi sứ nhà Kim kiếm công lao.
Việc đi sứ nhà Kim không phải lần đầu, trong điều khoản "liên minh trên biển" với Kim, Tống sẽ chuyển cống nạp hàng năm cho Liêu thành cho Kim, đổi lại Kim trả 16 châu Yên Vân cho Tống. Vấn đề là người Kim lấy cớ Tống đồng minh đánh đấm quá tệ, dây dưa không trả, thành ra người Tống sau lần đi sứ đầu tiên không thèm đi sứ lần thứ hai.
Hai quốc gia, cứ như hai nữ nhân đang dỗi nhau.
Lần đi sứ này, Đạo Quân Hoàng Đế nghe theo ý của Cao Cầu, đề xuất dùng lượng tiền lớn "mua lại" 16 châu Yên - Vân, cộng thêm điều khoản Kim giúp Tống đánh sau lưng quân Yên. Đề xuất này bị vài nhóm quan lại cho rằng quá "trẻ con", nhưng bọn họ lại không tìm ra được ý kiến nào hay hơn, rút cục đành đồng thuận. Cao Cầu là chính sứ, Lâm Xung và Hồng Lô tự Khanh - Phiền Kiên làm phó sứ, bên dưới còn có Khương Tuấn cũng đi cùng.
Nhắc đến Phiền Kiên Lăng Phong dĩ nhiên chả biết ai, nhưng nếu nói con trai lão Phiền có một con chó tên Đại Hắc, ngày xưa còn thích ra thành Tây phá phách, Lăng Phong sẽ biết ngay.
Nơi này là Chính sảnh, Hồng Lô tự, cơ quan ngoại giao của nhà Tống.
Hôm nay sứ đoàn họp phiên đầu tiên chuẩn bị lên đường.
Trước kia, Tống luôn xem mình là "cường quốc", chỉ có nước khác tới triều cống, không có chuyện Tống đi nộp cống ngược lại, thành ra Hồng Lô tự chỉ lo việc tiếp đón sứ bộ ngoại bang. Mấy chục năm gần đây, hết Liêu đến Kim "ức hiếp", dần dà Hồng Lô tự kiêm luôn việc đi sứ cống nạp cho phương bắc.
Trong lễ vật đi sứ, Phong Vân đoàn phụ trách phần trọng yếu. Một bức tượng Phật cực lớn bằng đá Hán Bạch Ngọc nguyên khối khai thác ở Vĩnh Lạc, kèm theo 20 vạn lượng vàng đúc thành thỏi.
Tỉ giá vàng - bạc thời điểm này ở Tống là 10:1, tính ra 20 vạn lượng vàng khoảng 200 vạn lượng bạc. Đây là chuyến hàng lớn nhất trước nay của cả Tiền trang Phong Vân lẫn Bạch kỳ đội, hơn nữa còn liên quan đến quan phủ, hỏng một cái cả đoàn đi làm thổ phỉ hết. Thủ lĩnh Lăng Phong đang "bận rộn" ở Hà Bắc, Mặc lão cùng Gia Cát Vinh đành thay thế đến bàn giao hàng hóa.
- Các ngươi là người của tiền trang?
- Bẩm đại nhân, là. - Gia Cát Vinh chắp tay.
- Đi theo ta.
Mặc lão cùng Gia Cát Vinh chậm rãi theo vào.
Trong đại sảnh đã đứng hơn chục người, trừ hai người Mặc lão, đám còn lại nhìn vào trang phục đều là quan lại.
Ghế chủ tọa phía trên vẫn chưa ai ngồi, bên dưới đều đang đứng chờ, bàn luận râm ran.
Trong việc "họp hành", phàm vị nào có địa vị quan trọng nhất luôn tới muộn nhất. Thậm chí đến rồi nhưng vẫn ngồi ở đâu đó, khi nào quan khách đông đủ mới bệ vệ đi ra, nói vài câu đại loại "tắc đường" "thân thể không khỏe" gì đó. Thực tế chỉ cốt thị uy quần chúng.
Mặc lão và Gia Cát Vinh trong đây địa vị kém nhất, dân thường không nói, còn là thương nhân, vừa bước vào đã ăn cả chục ánh mắt khinh bỉ. Chẳng qua, Mặc lão tuổi già từng trải, lại luyện qua chiến trường, ánh mắt có thần thân người có khí, không đến nỗi bị "hù dọa". Gia Cát Vinh lại là kẻ biết co biết duỗi, mấy tháng qua lăn lộn quan phủ xin xỏ không ít, tuy uy thế không bằng người, nhưng vẫn giữ được thản nhiên.
Mặc lão vừa vào đã chú ý một người.
Người này là Lâm Xung. Y mặc nguyên khải giáp, một tay kẹp đầu khôi, thân người cao lớn thẳng tắp.
Mặc lão Lâm Xung biết tên nhau, ít nhất là 20 năm trước. Cả hai cùng xuất thân từ Lâm gia, từng theo Lâm Canh lão tướng quân thao luyện. Ngày đó Mặc lão 40 tuổi, là bộ tướng dưới trướng Lâm Canh, còn Lâm Xung mới 15 16, nhưng đã thể hiện tiềm năng làm đại tướng, được Lâm Canh vô cùng yêu thích.
Lần này biết Lâm Xung cũng có mặt, Mặc lão mới cố ý đi cùng Gia Cát Vinh. Trong sảnh đường cũng chỉ có Lâm Xung đứng cô độc một mình, lại gần ghế thủ tọa, Mặc lão chú ý đến, nhìn vào nhớ lại đường nét khi xưa, nhờ vậy nhận ra y.
Lâm gia so với Khương gia hay Dương gia tuy không bằng, nhưng cũng là đại gia tộc ở Tống. Từ sau cái chết của Lâm Canh, Lâm gia dần phân liệt.
Nhánh con cháu của Lâm Canh hiện tại không còn ai có địa vị trong quân đội. Tuy vậy lại có một người "đỡ cả dòng họ", đó là Thái tử Phi Lâm Uyển Vi.
Lâm Uyển Vi thăng Thái tử Phi cách đây 2 năm, thời điểm Lăng Phong đang mò mẫm ở Tô Châu cùng Lăng Hùng. Việc Lâm Uyển Vi có thể làm Thái tử Phi thực ra có "bàn tay" phía sau sắp xếp gì đó, bởi xét về thế lực, Lâm gia đã không còn là Lâm gia thời Lâm lão tướng. Lâm Nghi Anh và Lâm Uyển Vi tính ra là biểu tỷ muội, Lăng Phong hóa ra có một vị "cô cô" là Thái tử Phi. Chẳng qua lúc Lâm Nghi Anh rời nhà ra đi, Lâm Uyển Vi còn chưa sinh ra, tuổi còn kém thua cả Lăng Phong.
Lâm Xung thuộc chi thứ trong Lâm gia, xem Lâm Nghi Anh là đường tỷ. Lâu nay Lâm Xung làm Giáo đầu Võ học chức quan nhỏ bé, trong gia tộc không có tiếng nói. Lần đi sứ Bắc Kim này, Lâm Xung là phó sứ, được thăng lên Tuần án Ngự sử đài kiêm Tả Lang trung Bộ Binh, tương lai rộng mở, nhờ vậy địa vị của y trong Lâm gia cũng dần cao theo.
Lại nói, vị trí phó sứ của Lâm Xung cũng không phải trực tiếp đề bạt, mà do Vương Tiến Đô Giáo đầu Võ học làm phật ý Cao Cầu bị biếm chức quan, Lâm Xung thành người thay thế.
Lâm Nghi Anh bị đuổi khỏi tộc là quyết định của chi trưởng, Lâm Xung lúc đó còn rất trẻ không mấy quan tâm. Vả lại, Lâm gia quá lớn, thi thoảng có con cháu bị phạt tội không phải ai cũng biết, đặc biệt là nữ tử. Nhưng theo Mặc lão còn nhớ, thái độ làm người của Lâm Xung lúc trẻ khá tốt, thẳng thắn cương trực, lần này Mặc lão cố ý muốn gặp, cũng vì chuyện Lâm Nghi Anh.
Mặc lão rảo bước lại gần.
- Lâm tướng quân, lão nô có lễ.
Lâm Xung quay sang nhìn, thấy người kia râu tóc đều bạc trắng nhưng dáng vẻ vẫn rắn chắc, y cũng gật đầu :
- Không biết lão nhân gia là ...
- Lão nô Mặc Dật, không biết Lâm tướng quân còn nhớ?
Lâm Xung nhíu mày lục lọi trí nhớ.
Mặc lão bèn nhắc hộ hắn :
- Còn nhớ năm đó tướng quân cùng lão tướng quân so thương, lão nô ở cạnh ...
Lâm Xung nghĩ thêm một lúc mới vỗ đầu nói :
- Mặc thúc? ... Sao thúc lại ở đây? Còn nữa, mấy năm nay thúc đi đâu?
Mặc lão chỉ biết cười trừ. Cái gì mà "mấy năm"?
Cũng khó trách Lâm Xung, 20 năm đã qua, hai bên cũng không phải thân thích. Còn may ngày trước lão giúp Lâm Xung đôi chút, để lại vài ấn tượng với Lâm Xung.
Lâm Xung tuy nhớ ra, nhưng chỉ im lặng, bởi y cũng không rõ Mặc lão có mục đích gì. Một người không mấy thân thiết, 20 năm sau tìm gặp, chắc chắn không chỉ kể vài chuyện xưa là xong.
Mặc lão nói qua loa vài chuyện, đa phần nhắc đến Lâm Nghi Anh.
Lâm Nghi Anh nằm trên giường không động đậy, tuy da dẻ vẫn hồng hào hơi thở còn đó, nhưng chẳng ai biết lúc nào bà tỉnh lại hay sẽ như vậy mãi. Cái hạn "5 năm" cũng như món "Đoạn Cân Nhẫn" kia chỉ có Lăng Phong và Liễu Thanh Nghi biết với nhau, ngoài ra không còn ai. Mặc lão tuy bận rộn việc Phong Vân đoàn, vẫn luôn tìm người tìm thuốc cho Lâm Nghi Anh, càng tìm càng bí.
Ý tứ của Mặc lão, nếu Lâm Xung có thể giúp Lâm Nghi Anh trở lại Lâm gia, tệ nhất nhờ vào nguồn lực của Lâm gia tìm ra thuốc quý hoặc thầy thuốc trong cung, như vậy biết đâu giúp Lâm Nghi Anh tỉnh lại.
Lâm Xung tuy tốt bụng, nhưng chuyện của Lâm Nghi Anh, nói trắng ra một chút quan hệ với y cũng không có, ngay cả tên vị đường tỷ kia hình như chỉ nghe qua một lần lúc xưa. Lúc này Lâm Xung đang đau đầu chuyện quan trường, chuyện đi sứ, đành nói :
- Chuyện này, ta cũng không tự quyết định được. Trở về tộc nhất định sẽ hỏi thử trưởng lão xem sao, trước mắt ... cũng chỉ được vậy. Thúc thông cảm.
Lâm Xung thấy áy náy, nói tiếp :
- Xong buổi này, ta nhất định đến thăm đường tỷ, cũng coi như ôn lại chuyện cũ.
Mặc lão chỉ gật đầu, lão cũng biết chuyện này đối với Lâm Xung không đáng ưu tiên, cũng không thể vội. 20 năm rồi, Lâm Nghi Anh trở về hay không cũng vậy. Lâm Xung nói "ôn lại chuyện cũ", thực ra làm gì có chuyện nào, chẳng qua y cần xác nhận Lâm Nghi Anh tình hình cụ thể ra sao.
Đúng lúc này, có tiếng thông báo :
- Thái phó Đại nhân đến ...
Chiến sự Tống - Yên tạm thời đình trệ, Yên Vương chỉ chiếm được Hà Bắc và đông bắc Sơn Đông, bị mắc kẹt ở giữa Ứng Thiên - Khai Phong. Tình hình này nếu còn kéo dài, người chịu thiệt là Yên Vương, danh mất chính ngôn mất thuận, sĩ khí lung lay, dân ý suy yếu, sớm muộn cũng bị đẩy trở về.
Hơn nữa, lúc Yên Vương mới khởi binh, phần lớn các cánh quân khác đều "ngồi im xem kịch". Hiện tại, nhận thấy Yên Vương khó làm nên trò trống gì, bọn họ bắt đầu gõ trống khua chiêng đòi "cần vương", "diệt trừ phản loạn", lục đục kéo quân lên Sơn Đông lập công lao.
Tháng trước, Thái sư Sái Kinh lại bị phế truất. Chuyện đáng nói nhất, khiến Sái Kinh bị hạ bệ không phải "sao chổi", cũng chả phải áp lực Yên Vương, mà chính là Sái Du con trai lão ta. Sái Kinh có 5 người con, trong đó Tam tử Sái Tiêu là Hàn Lâm Đại học sĩ, lâu nay thay cha lo việc triều chính. Trưởng tử Sái Du tuy làm ở bộ Lễ, nhưng ganh ghét với em trai được cha giao quyền, bèn liên kết với Thái tể Bạch Thời Trung, dâng sớ lên Đạo Quân tâu lão cha gần đây già yếu, công vụ sai lầm, cần "hồi hương dưỡng lão". Cứ thế một lão gian thần được cho là "không thể đánh ngã" đành lủi thủi về quê.
Các vị trí trong triều lục đục thay đổi, Cao Cầu thăng Thái phó, liền gấp rút lên kế hoạch đi sứ nhà Kim kiếm công lao.
Việc đi sứ nhà Kim không phải lần đầu, trong điều khoản "liên minh trên biển" với Kim, Tống sẽ chuyển cống nạp hàng năm cho Liêu thành cho Kim, đổi lại Kim trả 16 châu Yên Vân cho Tống. Vấn đề là người Kim lấy cớ Tống đồng minh đánh đấm quá tệ, dây dưa không trả, thành ra người Tống sau lần đi sứ đầu tiên không thèm đi sứ lần thứ hai.
Hai quốc gia, cứ như hai nữ nhân đang dỗi nhau.
Lần đi sứ này, Đạo Quân Hoàng Đế nghe theo ý của Cao Cầu, đề xuất dùng lượng tiền lớn "mua lại" 16 châu Yên - Vân, cộng thêm điều khoản Kim giúp Tống đánh sau lưng quân Yên. Đề xuất này bị vài nhóm quan lại cho rằng quá "trẻ con", nhưng bọn họ lại không tìm ra được ý kiến nào hay hơn, rút cục đành đồng thuận. Cao Cầu là chính sứ, Lâm Xung và Hồng Lô tự Khanh - Phiền Kiên làm phó sứ, bên dưới còn có Khương Tuấn cũng đi cùng.
Nhắc đến Phiền Kiên Lăng Phong dĩ nhiên chả biết ai, nhưng nếu nói con trai lão Phiền có một con chó tên Đại Hắc, ngày xưa còn thích ra thành Tây phá phách, Lăng Phong sẽ biết ngay.
Nơi này là Chính sảnh, Hồng Lô tự, cơ quan ngoại giao của nhà Tống.
Hôm nay sứ đoàn họp phiên đầu tiên chuẩn bị lên đường.
Trước kia, Tống luôn xem mình là "cường quốc", chỉ có nước khác tới triều cống, không có chuyện Tống đi nộp cống ngược lại, thành ra Hồng Lô tự chỉ lo việc tiếp đón sứ bộ ngoại bang. Mấy chục năm gần đây, hết Liêu đến Kim "ức hiếp", dần dà Hồng Lô tự kiêm luôn việc đi sứ cống nạp cho phương bắc.
Trong lễ vật đi sứ, Phong Vân đoàn phụ trách phần trọng yếu. Một bức tượng Phật cực lớn bằng đá Hán Bạch Ngọc nguyên khối khai thác ở Vĩnh Lạc, kèm theo 20 vạn lượng vàng đúc thành thỏi.
Tỉ giá vàng - bạc thời điểm này ở Tống là 10:1, tính ra 20 vạn lượng vàng khoảng 200 vạn lượng bạc. Đây là chuyến hàng lớn nhất trước nay của cả Tiền trang Phong Vân lẫn Bạch kỳ đội, hơn nữa còn liên quan đến quan phủ, hỏng một cái cả đoàn đi làm thổ phỉ hết. Thủ lĩnh Lăng Phong đang "bận rộn" ở Hà Bắc, Mặc lão cùng Gia Cát Vinh đành thay thế đến bàn giao hàng hóa.
- Các ngươi là người của tiền trang?
- Bẩm đại nhân, là. - Gia Cát Vinh chắp tay.
- Đi theo ta.
Mặc lão cùng Gia Cát Vinh chậm rãi theo vào.
Trong đại sảnh đã đứng hơn chục người, trừ hai người Mặc lão, đám còn lại nhìn vào trang phục đều là quan lại.
Ghế chủ tọa phía trên vẫn chưa ai ngồi, bên dưới đều đang đứng chờ, bàn luận râm ran.
Trong việc "họp hành", phàm vị nào có địa vị quan trọng nhất luôn tới muộn nhất. Thậm chí đến rồi nhưng vẫn ngồi ở đâu đó, khi nào quan khách đông đủ mới bệ vệ đi ra, nói vài câu đại loại "tắc đường" "thân thể không khỏe" gì đó. Thực tế chỉ cốt thị uy quần chúng.
Mặc lão và Gia Cát Vinh trong đây địa vị kém nhất, dân thường không nói, còn là thương nhân, vừa bước vào đã ăn cả chục ánh mắt khinh bỉ. Chẳng qua, Mặc lão tuổi già từng trải, lại luyện qua chiến trường, ánh mắt có thần thân người có khí, không đến nỗi bị "hù dọa". Gia Cát Vinh lại là kẻ biết co biết duỗi, mấy tháng qua lăn lộn quan phủ xin xỏ không ít, tuy uy thế không bằng người, nhưng vẫn giữ được thản nhiên.
Mặc lão vừa vào đã chú ý một người.
Người này là Lâm Xung. Y mặc nguyên khải giáp, một tay kẹp đầu khôi, thân người cao lớn thẳng tắp.
Mặc lão Lâm Xung biết tên nhau, ít nhất là 20 năm trước. Cả hai cùng xuất thân từ Lâm gia, từng theo Lâm Canh lão tướng quân thao luyện. Ngày đó Mặc lão 40 tuổi, là bộ tướng dưới trướng Lâm Canh, còn Lâm Xung mới 15 16, nhưng đã thể hiện tiềm năng làm đại tướng, được Lâm Canh vô cùng yêu thích.
Lần này biết Lâm Xung cũng có mặt, Mặc lão mới cố ý đi cùng Gia Cát Vinh. Trong sảnh đường cũng chỉ có Lâm Xung đứng cô độc một mình, lại gần ghế thủ tọa, Mặc lão chú ý đến, nhìn vào nhớ lại đường nét khi xưa, nhờ vậy nhận ra y.
Lâm gia so với Khương gia hay Dương gia tuy không bằng, nhưng cũng là đại gia tộc ở Tống. Từ sau cái chết của Lâm Canh, Lâm gia dần phân liệt.
Nhánh con cháu của Lâm Canh hiện tại không còn ai có địa vị trong quân đội. Tuy vậy lại có một người "đỡ cả dòng họ", đó là Thái tử Phi Lâm Uyển Vi.
Lâm Uyển Vi thăng Thái tử Phi cách đây 2 năm, thời điểm Lăng Phong đang mò mẫm ở Tô Châu cùng Lăng Hùng. Việc Lâm Uyển Vi có thể làm Thái tử Phi thực ra có "bàn tay" phía sau sắp xếp gì đó, bởi xét về thế lực, Lâm gia đã không còn là Lâm gia thời Lâm lão tướng. Lâm Nghi Anh và Lâm Uyển Vi tính ra là biểu tỷ muội, Lăng Phong hóa ra có một vị "cô cô" là Thái tử Phi. Chẳng qua lúc Lâm Nghi Anh rời nhà ra đi, Lâm Uyển Vi còn chưa sinh ra, tuổi còn kém thua cả Lăng Phong.
Lâm Xung thuộc chi thứ trong Lâm gia, xem Lâm Nghi Anh là đường tỷ. Lâu nay Lâm Xung làm Giáo đầu Võ học chức quan nhỏ bé, trong gia tộc không có tiếng nói. Lần đi sứ Bắc Kim này, Lâm Xung là phó sứ, được thăng lên Tuần án Ngự sử đài kiêm Tả Lang trung Bộ Binh, tương lai rộng mở, nhờ vậy địa vị của y trong Lâm gia cũng dần cao theo.
Lại nói, vị trí phó sứ của Lâm Xung cũng không phải trực tiếp đề bạt, mà do Vương Tiến Đô Giáo đầu Võ học làm phật ý Cao Cầu bị biếm chức quan, Lâm Xung thành người thay thế.
Lâm Nghi Anh bị đuổi khỏi tộc là quyết định của chi trưởng, Lâm Xung lúc đó còn rất trẻ không mấy quan tâm. Vả lại, Lâm gia quá lớn, thi thoảng có con cháu bị phạt tội không phải ai cũng biết, đặc biệt là nữ tử. Nhưng theo Mặc lão còn nhớ, thái độ làm người của Lâm Xung lúc trẻ khá tốt, thẳng thắn cương trực, lần này Mặc lão cố ý muốn gặp, cũng vì chuyện Lâm Nghi Anh.
Mặc lão rảo bước lại gần.
- Lâm tướng quân, lão nô có lễ.
Lâm Xung quay sang nhìn, thấy người kia râu tóc đều bạc trắng nhưng dáng vẻ vẫn rắn chắc, y cũng gật đầu :
- Không biết lão nhân gia là ...
- Lão nô Mặc Dật, không biết Lâm tướng quân còn nhớ?
Lâm Xung nhíu mày lục lọi trí nhớ.
Mặc lão bèn nhắc hộ hắn :
- Còn nhớ năm đó tướng quân cùng lão tướng quân so thương, lão nô ở cạnh ...
Lâm Xung nghĩ thêm một lúc mới vỗ đầu nói :
- Mặc thúc? ... Sao thúc lại ở đây? Còn nữa, mấy năm nay thúc đi đâu?
Mặc lão chỉ biết cười trừ. Cái gì mà "mấy năm"?
Cũng khó trách Lâm Xung, 20 năm đã qua, hai bên cũng không phải thân thích. Còn may ngày trước lão giúp Lâm Xung đôi chút, để lại vài ấn tượng với Lâm Xung.
Lâm Xung tuy nhớ ra, nhưng chỉ im lặng, bởi y cũng không rõ Mặc lão có mục đích gì. Một người không mấy thân thiết, 20 năm sau tìm gặp, chắc chắn không chỉ kể vài chuyện xưa là xong.
Mặc lão nói qua loa vài chuyện, đa phần nhắc đến Lâm Nghi Anh.
Lâm Nghi Anh nằm trên giường không động đậy, tuy da dẻ vẫn hồng hào hơi thở còn đó, nhưng chẳng ai biết lúc nào bà tỉnh lại hay sẽ như vậy mãi. Cái hạn "5 năm" cũng như món "Đoạn Cân Nhẫn" kia chỉ có Lăng Phong và Liễu Thanh Nghi biết với nhau, ngoài ra không còn ai. Mặc lão tuy bận rộn việc Phong Vân đoàn, vẫn luôn tìm người tìm thuốc cho Lâm Nghi Anh, càng tìm càng bí.
Ý tứ của Mặc lão, nếu Lâm Xung có thể giúp Lâm Nghi Anh trở lại Lâm gia, tệ nhất nhờ vào nguồn lực của Lâm gia tìm ra thuốc quý hoặc thầy thuốc trong cung, như vậy biết đâu giúp Lâm Nghi Anh tỉnh lại.
Lâm Xung tuy tốt bụng, nhưng chuyện của Lâm Nghi Anh, nói trắng ra một chút quan hệ với y cũng không có, ngay cả tên vị đường tỷ kia hình như chỉ nghe qua một lần lúc xưa. Lúc này Lâm Xung đang đau đầu chuyện quan trường, chuyện đi sứ, đành nói :
- Chuyện này, ta cũng không tự quyết định được. Trở về tộc nhất định sẽ hỏi thử trưởng lão xem sao, trước mắt ... cũng chỉ được vậy. Thúc thông cảm.
Lâm Xung thấy áy náy, nói tiếp :
- Xong buổi này, ta nhất định đến thăm đường tỷ, cũng coi như ôn lại chuyện cũ.
Mặc lão chỉ gật đầu, lão cũng biết chuyện này đối với Lâm Xung không đáng ưu tiên, cũng không thể vội. 20 năm rồi, Lâm Nghi Anh trở về hay không cũng vậy. Lâm Xung nói "ôn lại chuyện cũ", thực ra làm gì có chuyện nào, chẳng qua y cần xác nhận Lâm Nghi Anh tình hình cụ thể ra sao.
Đúng lúc này, có tiếng thông báo :
- Thái phó Đại nhân đến ...
/485
|