Hoắc Tuân nói anh đang ở sân bay, một tiếng sau sẽ có mặt tại Hồi Thành.
Nhạc Dư mặc lại bộ quần áo vừa cởi, tóm lấy di động rồi ra khỏi phòng, bỏ luôn cả túi xách.
Dư Tú đang bổ cam trong phòng bếp nghe thấy tiếng động thì nhô đầu ra: Nhạc Nhạc, con đi đâu thế!
Con đi gặp bạn ạ! Âm cuối chìm trong tiếng đóng cửa.
Hồi Thành tuy nhỏ, nhưng sân bay lại rất xa, một chuyến cũng phải mất ít nhất năm mươi phút.
Nhạc Dư ngồi trên xe taxi, tim đập thình thịch, cô nhìn ra ngoài cửa sổ, sắc trời dần tối, thành phố lên đèn, phố phường vẫn đông đúc lạ thường, may mà đường xá khá thông thoáng chứ không kín lối 24/7 như Bắc Hoài.
Có lẽ là vì bận chuyện công việc, cũng có lẽ là vì Nhạc Dư không nói nên Hoắc Tuân không hỏi, Hoắc Tuân chưa bao giờ đến Hồi Thành, đây vẫn là lần đầu tiên, Nhạc Dư căng thẳng như thể nhận được thông báo xuống nông thôn kiểm tra từ lãnh đạo.
Cô sờ ngực, việc này còn bất ngờ hơn chuyện tặng hoa nhiều.
Lúc cô đến sân bay cũng là lúc máy bay của Hoắc Tuân hạ cánh, cô gọi cho anh nhưng không thể kết nối, hẳn là vẫn còn đang ở trên máy bay.
Dư Tú từng bảo gần đây cứ đến xế chiều là trời bắt đầu đổ sương, nhiệt độ giữa ngày và đêm vô cùng chênh lệch, không mặc đủ dày thì rất dễ bị ốm.
Cô dần bình tĩnh lại, cúi đầu nhìn quần áo trên người mình, cảm thấy hơi hối hận, Hoắc Tuân mà thấy cô mặc ít như vậy thì nhất định anh sẽ sầm mặt.
Mười phút sau, di động rung lên, trông thấy dãy số quen thuộc, Nhạc Dư chẳng buồn tiếp tục suy nghĩ, lướt tay nhận cuộc gọi: Anh đến rồi hả?
Anh vừa xuống máy bay. Dường như Hoắc Tuân nghe được tiếng ồn ào từ bên cô: Em đang ở ngoài đường à?
Nhạc Dư ngồi thẳng tắp, ngẩng đầu ưỡn ngực: Đoán xem em đang ở đâu.
Hoắc Tuân yên lặng hồi lâu, Nhạc Dư lặng lẽ thả lỏng người: Hoắc Tuân, bên anh sóng yếu hả?
Ngẩng đầu.
Nhạc Dư vô thức ngước lên, trông thấy người đàn ông mà mình mong nhớ ngày đêm thì lập tức quên đây là chốn công cộng, bổ nhào về phía người nọ không màng hình tượng. Vòng eo bị siết chặt, cô hít sâu một hơi, mùi hương ấm áp trên người anh như ngọn lửa trại bập bùng giữa rừng sâu, thiêu đốt cô trong nháy mắt.
Mặc ít quá đấy.
Anh ôm em một cái là em hết lạnh liền.
Trên có chính sách, dưới có đối sách[1], Nhạc Dư đổi đề tài, hỏi: Anh đến thẳng đây từ công ty à? Trên người anh vẫn còn mặc bộ tây trang.
Ừ. Hoắc Tuân nâng eo cô: Em vui đến vậy cơ à? Lúc trước anh đi công tác lâu như thế mà cũng không được hưởng thụ đãi ngộ này.
Nhạc Dư lắc đầu: Lần này khác.
Trong lòng hai người hiểu là khác ở chỗ nào, nhưng không ai nói ra.
Đương nhiên là khác rồi.
Nhạc Dư ôm trong chốc lát mới nhận ra mình vừa làm gì, cô ngượng chín, vùi mặt vào lòng Hoắc Tuân, không muốn đối mặt với ánh mắt của người lạ: Anh muốn nghỉ ở đâu?
Em muốn anh nghỉ ở đâu?
Qua khách sạn đi.
Sợ Hoắc Tuân hiểu lầm, Nhạc Dư vội nói tiếp: Em chưa báo với bố mẹ là anh tới, nếu đột ngột đưa anh về nhà trong khi mẹ còn chưa chuẩn bị thì nhất định mẹ sẽ mắng em.
Trợ lý Sử đã đặt phòng sẵn rồi. Hoắc Tuân nói.
Nhạc Dư thở phào, đồng thời hít sâu một hơi. Hoắc Tuân không chỉ sớm đoán được câu trả lời của cô, mà còn làm theo suy nghĩ của cô. Nhưng cô thì sao? Vẫn cứ luôn giữ mãi một đáp án.
Chúng ta đi thôi, Hoắc Tuân ôm cô ra ngoài, không để cô nghĩ nhiều, trời sắp mưa rồi.
Khách sạn nơi trợ lý Sử đặt phòng là khách sạn cao cấp nhất Hồi Thành, thân là dân bản xứ nghèo rớt mùng tơi , Nhạc Dư chưa bao giờ nghĩ sẽ có một ngày mình đặt chân đến chân.
Nhờ ơn Hoắc tổng, tôi cũng xem như được thấy một bộ mặt khác của thành phố.
Lại nói bậy rồi, Hoắc Tuân véo mặt cô, cánh tay ôm cô càng siết chặt, Nhạc Nhạc, hôm nay em phải về hả?
Nhạc Dư liếc anh: Sao? Muốn giữ em lại à?
Ừ, muốn giữ em lại. Mắt Hoắc Tuân sáng như đuốc, thiêu đốt tâm trí Nhạc Dư, cô cúi xuống cắn mạnh lên cằm anh, để lại nửa vòng dấu răng.
Không về.
[1] 上有政策, 下有对策 (Trên có chính sách, dưới có đối sách) là thành ngữ chỉ hiện tượng xấu trong bộ máy chính quyền của Trung Quốc: Khi cấp trên ban hành các luật lệ, chính sách thì cấp dưới thường làm trái với những điều đó, và khi lãnh đạo đi thị sát, kiểm tra thì cấp dưới đã sớm có đối sách (được đánh tiếng để chuẩn bị đầy đủ bằng chứng giả, lừa dối lãnh đạo cho qua; hoặc dù chỉ nghe được chút tiếng gió thì cũng có thể đi nịnh nọt cấp trên để diếm chuyện xấu sạch sẽ).
Tui viết dài dòng vầy để giải thích cho bạn nào không hiểu: trong tình huống ở trên, khi Hoắc Tuân lên án Nhạc Dư mặc quá ít quần áo (chính sách), thì Nhạc Dư làm nũng với anh, bảo Anh ôm thì sẽ không lạnh nữa (đối sách), tương ứng với câu thành ngữ tác giả sử dụng.
Nhạc Dư mặc lại bộ quần áo vừa cởi, tóm lấy di động rồi ra khỏi phòng, bỏ luôn cả túi xách.
Dư Tú đang bổ cam trong phòng bếp nghe thấy tiếng động thì nhô đầu ra: Nhạc Nhạc, con đi đâu thế!
Con đi gặp bạn ạ! Âm cuối chìm trong tiếng đóng cửa.
Hồi Thành tuy nhỏ, nhưng sân bay lại rất xa, một chuyến cũng phải mất ít nhất năm mươi phút.
Nhạc Dư ngồi trên xe taxi, tim đập thình thịch, cô nhìn ra ngoài cửa sổ, sắc trời dần tối, thành phố lên đèn, phố phường vẫn đông đúc lạ thường, may mà đường xá khá thông thoáng chứ không kín lối 24/7 như Bắc Hoài.
Có lẽ là vì bận chuyện công việc, cũng có lẽ là vì Nhạc Dư không nói nên Hoắc Tuân không hỏi, Hoắc Tuân chưa bao giờ đến Hồi Thành, đây vẫn là lần đầu tiên, Nhạc Dư căng thẳng như thể nhận được thông báo xuống nông thôn kiểm tra từ lãnh đạo.
Cô sờ ngực, việc này còn bất ngờ hơn chuyện tặng hoa nhiều.
Lúc cô đến sân bay cũng là lúc máy bay của Hoắc Tuân hạ cánh, cô gọi cho anh nhưng không thể kết nối, hẳn là vẫn còn đang ở trên máy bay.
Dư Tú từng bảo gần đây cứ đến xế chiều là trời bắt đầu đổ sương, nhiệt độ giữa ngày và đêm vô cùng chênh lệch, không mặc đủ dày thì rất dễ bị ốm.
Cô dần bình tĩnh lại, cúi đầu nhìn quần áo trên người mình, cảm thấy hơi hối hận, Hoắc Tuân mà thấy cô mặc ít như vậy thì nhất định anh sẽ sầm mặt.
Mười phút sau, di động rung lên, trông thấy dãy số quen thuộc, Nhạc Dư chẳng buồn tiếp tục suy nghĩ, lướt tay nhận cuộc gọi: Anh đến rồi hả?
Anh vừa xuống máy bay. Dường như Hoắc Tuân nghe được tiếng ồn ào từ bên cô: Em đang ở ngoài đường à?
Nhạc Dư ngồi thẳng tắp, ngẩng đầu ưỡn ngực: Đoán xem em đang ở đâu.
Hoắc Tuân yên lặng hồi lâu, Nhạc Dư lặng lẽ thả lỏng người: Hoắc Tuân, bên anh sóng yếu hả?
Ngẩng đầu.
Nhạc Dư vô thức ngước lên, trông thấy người đàn ông mà mình mong nhớ ngày đêm thì lập tức quên đây là chốn công cộng, bổ nhào về phía người nọ không màng hình tượng. Vòng eo bị siết chặt, cô hít sâu một hơi, mùi hương ấm áp trên người anh như ngọn lửa trại bập bùng giữa rừng sâu, thiêu đốt cô trong nháy mắt.
Mặc ít quá đấy.
Anh ôm em một cái là em hết lạnh liền.
Trên có chính sách, dưới có đối sách[1], Nhạc Dư đổi đề tài, hỏi: Anh đến thẳng đây từ công ty à? Trên người anh vẫn còn mặc bộ tây trang.
Ừ. Hoắc Tuân nâng eo cô: Em vui đến vậy cơ à? Lúc trước anh đi công tác lâu như thế mà cũng không được hưởng thụ đãi ngộ này.
Nhạc Dư lắc đầu: Lần này khác.
Trong lòng hai người hiểu là khác ở chỗ nào, nhưng không ai nói ra.
Đương nhiên là khác rồi.
Nhạc Dư ôm trong chốc lát mới nhận ra mình vừa làm gì, cô ngượng chín, vùi mặt vào lòng Hoắc Tuân, không muốn đối mặt với ánh mắt của người lạ: Anh muốn nghỉ ở đâu?
Em muốn anh nghỉ ở đâu?
Qua khách sạn đi.
Sợ Hoắc Tuân hiểu lầm, Nhạc Dư vội nói tiếp: Em chưa báo với bố mẹ là anh tới, nếu đột ngột đưa anh về nhà trong khi mẹ còn chưa chuẩn bị thì nhất định mẹ sẽ mắng em.
Trợ lý Sử đã đặt phòng sẵn rồi. Hoắc Tuân nói.
Nhạc Dư thở phào, đồng thời hít sâu một hơi. Hoắc Tuân không chỉ sớm đoán được câu trả lời của cô, mà còn làm theo suy nghĩ của cô. Nhưng cô thì sao? Vẫn cứ luôn giữ mãi một đáp án.
Chúng ta đi thôi, Hoắc Tuân ôm cô ra ngoài, không để cô nghĩ nhiều, trời sắp mưa rồi.
Khách sạn nơi trợ lý Sử đặt phòng là khách sạn cao cấp nhất Hồi Thành, thân là dân bản xứ nghèo rớt mùng tơi , Nhạc Dư chưa bao giờ nghĩ sẽ có một ngày mình đặt chân đến chân.
Nhờ ơn Hoắc tổng, tôi cũng xem như được thấy một bộ mặt khác của thành phố.
Lại nói bậy rồi, Hoắc Tuân véo mặt cô, cánh tay ôm cô càng siết chặt, Nhạc Nhạc, hôm nay em phải về hả?
Nhạc Dư liếc anh: Sao? Muốn giữ em lại à?
Ừ, muốn giữ em lại. Mắt Hoắc Tuân sáng như đuốc, thiêu đốt tâm trí Nhạc Dư, cô cúi xuống cắn mạnh lên cằm anh, để lại nửa vòng dấu răng.
Không về.
[1] 上有政策, 下有对策 (Trên có chính sách, dưới có đối sách) là thành ngữ chỉ hiện tượng xấu trong bộ máy chính quyền của Trung Quốc: Khi cấp trên ban hành các luật lệ, chính sách thì cấp dưới thường làm trái với những điều đó, và khi lãnh đạo đi thị sát, kiểm tra thì cấp dưới đã sớm có đối sách (được đánh tiếng để chuẩn bị đầy đủ bằng chứng giả, lừa dối lãnh đạo cho qua; hoặc dù chỉ nghe được chút tiếng gió thì cũng có thể đi nịnh nọt cấp trên để diếm chuyện xấu sạch sẽ).
Tui viết dài dòng vầy để giải thích cho bạn nào không hiểu: trong tình huống ở trên, khi Hoắc Tuân lên án Nhạc Dư mặc quá ít quần áo (chính sách), thì Nhạc Dư làm nũng với anh, bảo Anh ôm thì sẽ không lạnh nữa (đối sách), tương ứng với câu thành ngữ tác giả sử dụng.
/108
|