Lúc này, người dẫn đường đã nhóm được lửa, bảo chúng tôi đi qua sưởi ấm rồi chuẩn bị ăn cơm. Anh ta chia cho chúng tôi mỗi người một ít lương khô, sau đó lấy một bình nước nhỏ ra, đun cho mọi người ít nước nóng, dù sao ăn đồ khô như vậy cũng cần phải có nước.
Nói thật, tôi cực kỳ không thích ăn mấy thứ như lương khô, khô khốc thì không nói, lại còn rất dính răng. Cũng may Đinh Nhất đổ cho tôi ít nước ấm để thuận họng, bằng không chắc tôi cũng chết nghẹn ở nơi 5248m này mất.
Sau khi miễn cưỡng nuốt được miếng lương khô và nước nóng vào bụng, tôi cảm thấy dạ dày không thoải mái lắm, xem ra cơ thể tên nhóc tôi đúng là không hợp để đến những nơi mạo hiểm thế này.
Sau khi ăn cơm xong, người dẫn đường nói với mọi người: “Hôm nay đến đây thôi, mọi người về lều ngủ đi, nhiệt độ ngoài trời bây giờ rất thấp, buổi tối đi ngủ phải chú ý giữ ấm. Những người quanh năm ở đồng bằng như các anh, đến Tây Tạng tuyệt đối không được bị cảm, biết chưa?”
Chúng tôi gật đầu liên tục, đáp đã biết.
Vì tổng cộng có năm người, nên ba chúng tôi chui vào một lều lớn, chen chúc nhau ngủ như thế cũng ấm áp hơn chút.
Tôi dùng khăn tay ẩm lau mặt, sau đó chui vào túi ngủ của mình. Nhiệt độ bên ngoài bây giờ không tính là lạnh, chúng tôi mặc rất mỏng, quần áo leo núi chuyên nghiệp vẫn còn để trong xe, bây giờ chưa cần dùng đến.
Ba chúng tôi nằm trong lều vải, cũng không ngủ được ngay. Tôi bèn hỏi nhỏ chú Lê rằng có thấy Hoắc Trường Lâm là lạ ở đâu không?
Chú Lê ngây ra hỏi: “Lạ ở đâu?”
Tôi thấy chú Lê không có cảm giác như mình, cũng không nói ra được cụ thể là lạ ở chỗ nào, nhưng khi nhìn thấy anh ta, tôi chỉ cảm thấy rất kỳ.
Chú Lê thấy tôi không nói gì, bèn day trán hỏi: “Cháu cảm thấy thế nào? Đinh Nhất thì chú không cần lo, nhưng cháu, chú rất sợ cháu sẽ có phản ứng cao nguyên gì đó!”
Thật ra lần này xuất phát, chúng tôi còn đem theo mấy bình dưỡng khí nhỏ, chỉ sợ nếu mà bị phản ứng cao nguyên gì thật, thì còn có thứ mà ứng phó gấp. Nhưng tôi bây giờ cũng không thể nói rằng mình có bị hay không, trừ hơi khó thở và dạ dày khó chịu ra, nhưng cá nhân tôi cảm thấy đó là do ăn miếng lương khô kia mà ra.
Cái cơ thể này của tôi, nếu ở nhà còn đỡ, chỉ sợ nhất là ra ngoài, lạnh không được, nóng không được, không chịu đói được, cố nhịn cũng không được!
Ngủ đến nửa đêm, tôi buồn đi vệ sinh nên tỉnh lại. Sau khi ra khỏi lều, tôi lập tức cảm thấy lạnh đến phát run, có lẽ nhiệt độ ngoài trời cũng phải âm mấy độ.
Tôi vội vàng giải quyết nhu cầu, sau đó vội chui về lều, kết quả là lại thoáng thấy một bóng người đứng cạnh xe.
Tôi dụi dụi mắt, muốn nhìn rõ xem bóng người đó là ai, nhưng vì quá tối nên không thấy rõ gì cả. Vì thế tôi định đến gần hơn, nhưng chưa đi được mấy bước đã có người bịt chặt miệng lại. Tôi kinh hãi định quay lại kêu lên, thì chợt nghe thấy một giọng nói quen thuộc thì thầm: “Suỵt, đừng lên tiếng, là tôi, từ từ lui ra sau với tôi…”
Tôi nghe thấy là giọng người dẫn đường thì bớt cảnh giác hơn, lui theo anh ta từng chút một về cạnh lều. Anh ta thấy tôi yên tĩnh lại thì cũng không giải thích gì, cầm hộp quẹt lên nhóm một đống lửa.
Mãi đến khi lửa được nhóm lên, chiếu sáng chỗ chúng tôi, anh ta mới an tâm ngồi xuống.
Lúc này tôi lại nhìn về phía cạnh xe, mới ngạc nhiên vì bên đó đâu còn bóng người nào nữa! Tôi sợ hãi, hỏi người dẫn đường: “Người vừa rồi là ai thế?”
Người dẫn đường lấy một bình rượu nhỏ mang bên người ra, vặn nắp uống một hớp nhỏ, rồi đưa cho tôi nói: “Uống một hớp ấm người không?”
Tôi xấu hổ nói: “Tửu lượng của tôi thấp, nhanh say lắm.”
Người dẫn đường cười ha hả: “Thứ vừa rồi không phải là người…”
Tôi thầm cả kinh: “Không phải người… là có ý gì? Chẳng lẽ lại là người tuyết.”
Lúc nhỏ tôi từng nghe kể về truyền thuyết người tuyết núi Himalaya nên mới tò mò hỏi người dẫn đường.
Người dẫn đường của chúng tôi tên Đa Cát, là kiểu đàn ông điển hình của tộc Tạng. Bình thường anh ta rất ít nói, nhưng lúc này chẳng hiểu sao lại kể cho một người ngoài như tôi nghe về truyền thuyết ở nơi này.
Anh ta kể rằng, trên con đường lên núi này chẳng biết đã có bao nhiêu người chết, rất nhiều người tìm được xác, còn lại vĩnh viễn đều không tìm thấy được. Nơi này của họ có một truyền thuyết đáng sợ, rằng những người bỏ mạng khi leo núi ấy sẽ quanh quẩn trên đoạn đường đó sau khi chết. Lúc họ gặp được những khách lữ hành có mục đích giống mình, thì sẽ dẫn dắt những người đó lạc lối, cuối cùng rơi vào kết cục như vậy.
Nhưng thứ đó sợ lửa, người dẫn đường của tộc Tạng đều biết, chỉ cần nhóm một đống lửa gần lều là sẽ tránh được nạn, vì thế vừa rồi việc đầu tiên anh ta làm chính là nhóm lại đống lửa đã tàn.
Tôi hốt hoảng, vừa rồi tôi thật sự tin rằng đó là người, nếu lúc ấy tôi đi qua thật, kết quả lại thấy người kia xoay một bộ mặt nát lại, chắc tôi sẽ bị dọa cho ngất luôn mất.
Lúc này, Đinh Nhất thấy tôi đi mãi không về thì ra khỏi lều tìm. Thấy tôi đang nói chuyện với Đa Cát, anh ta đi đến: “Cậu đi vệ sinh lâu thật đấy nhỉ? Ở bên ngoài không lạnh à?”
Tôi cười ha ha nói: “Giờ không lạnh nữa, lúc nãy mới ra ngoài thì hơi lạnh.”
Đa Cát nhìn chúng tôi: “Mau quay về ngủ đi, ngày mai còn phải đi đường.”
Trở lại trong lều, Đinh Nhất tức giận nói: “Sau này muốn đi đâu thì phải nói với tôi một tiếng, cậu biết bên ngoài có cái gì không hả? Nếu để sói ngậm rồi tha đi rồi, đến lúc đó xem cậu làm thế nào?”
Tôi cười hì hì nói: “Được được được, lần sau tôi đi xi xi chắc chắn sẽ gọi anh mà.”
Chú Lê bị hai chúng tôi đánh thức, trở mình nói: “Mau ngủ đi, đường ngày mai chẳng biết khó đi chừng nào đâu?”
Sáng sớm hôm sau, lúc tôi tỉnh lại thì cảm thấy cả người đau buốt, như thể bị tàu hỏa chèn qua, tuy đầu không đau nhưng lại choáng váng. Đa Cát thấy thế thì cho tôi thở bình dưỡng khí một chút, quả nhiên thấy đỡ hơn nhiều.
Ăn sáng qua loa xong, xe tiếp tục lên đường. Chẳng bao lâu, xe chúng tôi đã ra khỏi con đường bằng phẳng, chạy trên một con đường đất đá gồ ghề. Tôi nhìn phong cảnh hoang vu ngoài cửa sổ, không hề có lấy chút màu xanh lá nào.
Đá hai bên đường trông dữ tợn đáng sợ, chẳng có chút sức sống. Con đường bắt đầu dốc, xe chúng tôi đi đường phải bò lên. Tôi nhìn đồng hồ, độ cao bây giờ đã lên đến 5100m so với mực nước biển rồi.
Nói thật, tôi cực kỳ không thích ăn mấy thứ như lương khô, khô khốc thì không nói, lại còn rất dính răng. Cũng may Đinh Nhất đổ cho tôi ít nước ấm để thuận họng, bằng không chắc tôi cũng chết nghẹn ở nơi 5248m này mất.
Sau khi miễn cưỡng nuốt được miếng lương khô và nước nóng vào bụng, tôi cảm thấy dạ dày không thoải mái lắm, xem ra cơ thể tên nhóc tôi đúng là không hợp để đến những nơi mạo hiểm thế này.
Sau khi ăn cơm xong, người dẫn đường nói với mọi người: “Hôm nay đến đây thôi, mọi người về lều ngủ đi, nhiệt độ ngoài trời bây giờ rất thấp, buổi tối đi ngủ phải chú ý giữ ấm. Những người quanh năm ở đồng bằng như các anh, đến Tây Tạng tuyệt đối không được bị cảm, biết chưa?”
Chúng tôi gật đầu liên tục, đáp đã biết.
Vì tổng cộng có năm người, nên ba chúng tôi chui vào một lều lớn, chen chúc nhau ngủ như thế cũng ấm áp hơn chút.
Tôi dùng khăn tay ẩm lau mặt, sau đó chui vào túi ngủ của mình. Nhiệt độ bên ngoài bây giờ không tính là lạnh, chúng tôi mặc rất mỏng, quần áo leo núi chuyên nghiệp vẫn còn để trong xe, bây giờ chưa cần dùng đến.
Ba chúng tôi nằm trong lều vải, cũng không ngủ được ngay. Tôi bèn hỏi nhỏ chú Lê rằng có thấy Hoắc Trường Lâm là lạ ở đâu không?
Chú Lê ngây ra hỏi: “Lạ ở đâu?”
Tôi thấy chú Lê không có cảm giác như mình, cũng không nói ra được cụ thể là lạ ở chỗ nào, nhưng khi nhìn thấy anh ta, tôi chỉ cảm thấy rất kỳ.
Chú Lê thấy tôi không nói gì, bèn day trán hỏi: “Cháu cảm thấy thế nào? Đinh Nhất thì chú không cần lo, nhưng cháu, chú rất sợ cháu sẽ có phản ứng cao nguyên gì đó!”
Thật ra lần này xuất phát, chúng tôi còn đem theo mấy bình dưỡng khí nhỏ, chỉ sợ nếu mà bị phản ứng cao nguyên gì thật, thì còn có thứ mà ứng phó gấp. Nhưng tôi bây giờ cũng không thể nói rằng mình có bị hay không, trừ hơi khó thở và dạ dày khó chịu ra, nhưng cá nhân tôi cảm thấy đó là do ăn miếng lương khô kia mà ra.
Cái cơ thể này của tôi, nếu ở nhà còn đỡ, chỉ sợ nhất là ra ngoài, lạnh không được, nóng không được, không chịu đói được, cố nhịn cũng không được!
Ngủ đến nửa đêm, tôi buồn đi vệ sinh nên tỉnh lại. Sau khi ra khỏi lều, tôi lập tức cảm thấy lạnh đến phát run, có lẽ nhiệt độ ngoài trời cũng phải âm mấy độ.
Tôi vội vàng giải quyết nhu cầu, sau đó vội chui về lều, kết quả là lại thoáng thấy một bóng người đứng cạnh xe.
Tôi dụi dụi mắt, muốn nhìn rõ xem bóng người đó là ai, nhưng vì quá tối nên không thấy rõ gì cả. Vì thế tôi định đến gần hơn, nhưng chưa đi được mấy bước đã có người bịt chặt miệng lại. Tôi kinh hãi định quay lại kêu lên, thì chợt nghe thấy một giọng nói quen thuộc thì thầm: “Suỵt, đừng lên tiếng, là tôi, từ từ lui ra sau với tôi…”
Tôi nghe thấy là giọng người dẫn đường thì bớt cảnh giác hơn, lui theo anh ta từng chút một về cạnh lều. Anh ta thấy tôi yên tĩnh lại thì cũng không giải thích gì, cầm hộp quẹt lên nhóm một đống lửa.
Mãi đến khi lửa được nhóm lên, chiếu sáng chỗ chúng tôi, anh ta mới an tâm ngồi xuống.
Lúc này tôi lại nhìn về phía cạnh xe, mới ngạc nhiên vì bên đó đâu còn bóng người nào nữa! Tôi sợ hãi, hỏi người dẫn đường: “Người vừa rồi là ai thế?”
Người dẫn đường lấy một bình rượu nhỏ mang bên người ra, vặn nắp uống một hớp nhỏ, rồi đưa cho tôi nói: “Uống một hớp ấm người không?”
Tôi xấu hổ nói: “Tửu lượng của tôi thấp, nhanh say lắm.”
Người dẫn đường cười ha hả: “Thứ vừa rồi không phải là người…”
Tôi thầm cả kinh: “Không phải người… là có ý gì? Chẳng lẽ lại là người tuyết.”
Lúc nhỏ tôi từng nghe kể về truyền thuyết người tuyết núi Himalaya nên mới tò mò hỏi người dẫn đường.
Người dẫn đường của chúng tôi tên Đa Cát, là kiểu đàn ông điển hình của tộc Tạng. Bình thường anh ta rất ít nói, nhưng lúc này chẳng hiểu sao lại kể cho một người ngoài như tôi nghe về truyền thuyết ở nơi này.
Anh ta kể rằng, trên con đường lên núi này chẳng biết đã có bao nhiêu người chết, rất nhiều người tìm được xác, còn lại vĩnh viễn đều không tìm thấy được. Nơi này của họ có một truyền thuyết đáng sợ, rằng những người bỏ mạng khi leo núi ấy sẽ quanh quẩn trên đoạn đường đó sau khi chết. Lúc họ gặp được những khách lữ hành có mục đích giống mình, thì sẽ dẫn dắt những người đó lạc lối, cuối cùng rơi vào kết cục như vậy.
Nhưng thứ đó sợ lửa, người dẫn đường của tộc Tạng đều biết, chỉ cần nhóm một đống lửa gần lều là sẽ tránh được nạn, vì thế vừa rồi việc đầu tiên anh ta làm chính là nhóm lại đống lửa đã tàn.
Tôi hốt hoảng, vừa rồi tôi thật sự tin rằng đó là người, nếu lúc ấy tôi đi qua thật, kết quả lại thấy người kia xoay một bộ mặt nát lại, chắc tôi sẽ bị dọa cho ngất luôn mất.
Lúc này, Đinh Nhất thấy tôi đi mãi không về thì ra khỏi lều tìm. Thấy tôi đang nói chuyện với Đa Cát, anh ta đi đến: “Cậu đi vệ sinh lâu thật đấy nhỉ? Ở bên ngoài không lạnh à?”
Tôi cười ha ha nói: “Giờ không lạnh nữa, lúc nãy mới ra ngoài thì hơi lạnh.”
Đa Cát nhìn chúng tôi: “Mau quay về ngủ đi, ngày mai còn phải đi đường.”
Trở lại trong lều, Đinh Nhất tức giận nói: “Sau này muốn đi đâu thì phải nói với tôi một tiếng, cậu biết bên ngoài có cái gì không hả? Nếu để sói ngậm rồi tha đi rồi, đến lúc đó xem cậu làm thế nào?”
Tôi cười hì hì nói: “Được được được, lần sau tôi đi xi xi chắc chắn sẽ gọi anh mà.”
Chú Lê bị hai chúng tôi đánh thức, trở mình nói: “Mau ngủ đi, đường ngày mai chẳng biết khó đi chừng nào đâu?”
Sáng sớm hôm sau, lúc tôi tỉnh lại thì cảm thấy cả người đau buốt, như thể bị tàu hỏa chèn qua, tuy đầu không đau nhưng lại choáng váng. Đa Cát thấy thế thì cho tôi thở bình dưỡng khí một chút, quả nhiên thấy đỡ hơn nhiều.
Ăn sáng qua loa xong, xe tiếp tục lên đường. Chẳng bao lâu, xe chúng tôi đã ra khỏi con đường bằng phẳng, chạy trên một con đường đất đá gồ ghề. Tôi nhìn phong cảnh hoang vu ngoài cửa sổ, không hề có lấy chút màu xanh lá nào.
Đá hai bên đường trông dữ tợn đáng sợ, chẳng có chút sức sống. Con đường bắt đầu dốc, xe chúng tôi đi đường phải bò lên. Tôi nhìn đồng hồ, độ cao bây giờ đã lên đến 5100m so với mực nước biển rồi.
/1940
|