Sau khi Lý Hạo rời khỏi điện Trường Xuân, trở về ngự thư phòng. Hắn lục lọi các tài liệu, cổ thư để trau dồi thêm những kiến thức của thời xưa, chủ yếu là những điều cần biết của thời Lý.
Hắn chìm vào dòng sông lịch sử đến quên cả thời gian. Lúc tỉnh lại, mới nhận ra trời đã về chiều. Hắn quyết định đi thăm Đàm thái hậu. Đây là lịch trình của Lý Sảm mỗi ngày. Chiều nào, Lý Sảm cũng đi vấn an mẫu hậu.
Lý Sảm có hai đức tính đáng phục, chính là sự chung thủy và lòng hiếu thuận. Về mối tính son sắt mà hắn dành cho nguyên phi Trần Thị Dung thì mọi người đều biết. Còn tấm lòng hiếu thảo của Lý Sảm đối với Đàm thái hậu, thì hình như không ai nhắc đến. Sử sách chỉ miêu tả về Lý Sảm như một kẻ nhu nhược, một đứa trẻ chỉ biết nghe lời mẹ. Nhưng Lý Hạo biết rằng Lý Sảm rất yêu thương, kính trọng người mẹ của mình.
Lý Hạo đứng bên ngoài cửa phòng Đàm thái hậu. Cung nữ của Đàm thái hậu, thấy hoàng thượng đến, vội vã vào trong phòng báo cho bà. Đợi một lúc, Lý Hạo mới được Đàm thái hậu cho phép vào phòng. Hắn không bất ngờ lắm khi gặp mặt Đàm thái hậu. Trên đường đến cung thái hậu, hắn đã hồi tưởng lại những ký ức của Lý Sảm về người mẹ tiện nghi này. Dù vậy, Lý Hạo vẫn choáng ngợp trước vẻ cao sang, quý phái của vị thái hậu đang ngồi đối diện.
Đàm thái hậu khoảng chừng ba mươi lăm tuổi. Khuôn mặt trái xoan, tuy tuổi đời còn trẻ, nhưng nét phong trần, dạn dày sương gió vẫn được thể hiện khá rõ, qua từng cử chỉ biểu hiện của nàng. Nghĩ cũng thật ủy khuất cho Lý Hạo, phải nhận một người đáng tuổi con mình làm mẫu hậu. Nhưng chịu ảnh hưởng bởi cảm xúc, tình thương của Lý Sảm đối với người mẹ. Cho nên, Lý Hạo luôn cảm thấy kính phục, trân trọng Đàm thái hậu, chứ không có bất cứ cảm giác khinh nhờn nào.
Người ta nói hổ dữ không ăn thịt con. Từ ánh mắt của Đàm thái hậu nhìn Lý Hạo đầy trìu mến, hắn hoàn toàn tin tưởng, nàng sẽ không bao giờ hại hắn. Lý Hạo là một đứa trẻ mồ côi. Hắn được sư phụ nhặt ở trong rừng, khi theo dõi đàn hổ. Nếu không có sư phụ hắn đến kịp thời, có lẽ lúc đó hắn đã thành món tráng miệng ngon lành của đàn hổ. Kể từ khi sống chung với sư phụ, hắn xem ông ấy như người thầy đồng thời là người cha thân thiết nhất trên đời. Còn tình mẫu tử, hắn không hề biết. Hắn khát khao và hắn hận.
Thấy Đàm thái hậu mỉm cười nhìn hắn, Lý Hạo vội bước đến cung kính nói: “Hoàng nhi, vấn an mẫu hậu. Chúc mẫu hậu luôn vui vẻ, khỏe mạnh.”
Đàm thái hậu vui vẻ lên tiếng, giọng của nàng vang vang như tiếng sơn ca đang hót: “Được rồi, hoàng thượng không cần đa lễ, mau ngồi xuống đi.” Nàng chỉ vào chiếc ghế có lưng tựa hình tròn, được đặt phía bên tay trái của nàng.
Ngồi xuống ghế, Lý Hạo thấy trên bàn của Đàm thái hậu có cái áo len màu vàng, mới đan được một nửa, hắn hỏi: “Mẫu hậu đang đan áo hay sao?”
Đàm thái hậu cầm áo len trên tay, ngón tay thon dài như búp măng xiên kim qua lại rất nhanh và thành thục. Đôi mắt nàng đen long lanh, rất sâu và cuốn hút, khiến cho người nào nhìn vào mắt nàng có cảm giác như chìm vào vực sâu không đáy. Vừa đan, nàng vừa nói: “Trời trở lạnh, mẫu hậu sợ hoàng thượng cảm lạnh, mới đan áo cho hoàng thượng mặc để giữ ấm mình.”
Một cảm xúc run rẩy, thổn thức lạ thường dấy lên trong lòng Lý Hạo mà trước nay hắn chưa bao giờ có. Khóe mắt của hắn chợt cay cay, tâm hồn hắn dấy lên từng cơn sóng. Lần đầu tiên Lý Hạo hiểu được tình nghĩa mẹ con là gì. Nó thật đầm ấm biết bao, mênh mông biết mấy. Hắn thầm nghĩ: “Có lẽ ta chịu ảnh hưởng của Lý Sảm. Chiếm cứ cơ thể hắn đã làm cho ta yếu đuối hơn. Giờ đây ta cũng chỉ là một đứa trẻ cần mẹ, cần gì phải kìm nén cảm xúc của bản thân.”
Nghĩ đến đây, hắn nhào tới, quỳ xuống, gác đầu lên đùi Đàm thái hậu, nước mắt tuôn rơi, hắn nấc lên từng hồi: “Mẫu hậu ... người thật tốt với hoàng nhi ... hoàng nhi có thể làm được gì ... để đền đáp công ơn của người?” Diễn xuất của Lý Hạo rất hoàn hảo. Tuy rằng trong đó có bảy phần giả, nhưng ba phần lại chính là nỗi lòng thực sự, tiềm tàng bấy lâu trong con người hắn.
Đàm thái hậu đặt áo len trên bàn, hai tay vỗ về lưng của Lý Hạo, dịu dàng nói: “Hoàng nhi ngoan, chỉ cần mẫu hậu biết hoàng nhi có lòng là mẫu hậu vui vẻ rồi. Đã là vua một nước, rường cột của một quốc gia, sao có thể ủy mị, khóc lóc như thế. Đừng khóc nữa, mau đứng lên đi.”
Lý Hạo nức nở: “Không ... hoàng nhi không muốn làm hoàng đế gì hết ... Hoàng nhi muốn trở lại như xưa ... Vô tư vô lự, sống vui vẻ bên cạnh mẫu hậu ... Hoàng nhi rất chán ghét làm vua ... chán ghét cảnh ngày ngày thượng triều ... đối mặt với lũ cẩu nô tài đó.”
Đàm thái hậu nhẹ nhàng nâng Lý Hạo dậy, đỡ hắn ngồi lên ghế, mỉm cười: “Thôi nào, mẫu hậu biết hoàng nhi chịu nhiều cực khổ, nhưng hoàng nhi là vua một nước, cần phải kiên cường lên, hoàng nhi hiểu không? Hôm nay, hoàng nhi vào điện chầu, đã gặp chuyện gì, kể lại cho mẫu hậu nghe.”
Hắn ngồi ngay ngắn lại trên ghế, hai tay quệt ngang nước mắt, trong lòng thầm nghĩ: “Đến rồi.”
Hàng ngày, mỗi khi Lý Sảm vấn an Đàm thái hậu, nàng đều vặn hỏi cặn kẽ toàn bộ quá trình buổi chầu. Lý Sảm đều thành thành thật thật kể lại chi tiết mọi chuyện diễn ra trên triều. Vì vậy, Lý Hạo đành phải rập khuôn Lý Sảm mà làm y như thế.
Đàm thái hậu chăm chú lắng nghe, nhập tâm suy nghĩ theo từng lời nói của Lý Hạo. Đôi mi mắt cao vút của nàng chốc chốc lại cong lên, có khi cụp xuống. Mỗi động tác nhíu mày, bặm môi của nàng, quả thật có thể làm cho điên đảo chúng sinh, khuynh quốc khuynh thành.
Một người đàn bà tuyệt mĩ, cũng là một người đàn bà đầy tham vọng. Ban đầu Đàm thái hậu chỉ là một nguyên phi, bằng sự khôn ngoan và khéo léo, nàng đã leo lên được chức hoàng hậu đứng đầu hậu cung, mẫu nghi thiên hạ. Căn cơ của nàng càng được củng cố vững chắc hơn, khi sinh ra đứa con trai đầu tiên cho Lý Cao Tông, hoàng thái tử Lý Sảm.
Hắn chìm vào dòng sông lịch sử đến quên cả thời gian. Lúc tỉnh lại, mới nhận ra trời đã về chiều. Hắn quyết định đi thăm Đàm thái hậu. Đây là lịch trình của Lý Sảm mỗi ngày. Chiều nào, Lý Sảm cũng đi vấn an mẫu hậu.
Lý Sảm có hai đức tính đáng phục, chính là sự chung thủy và lòng hiếu thuận. Về mối tính son sắt mà hắn dành cho nguyên phi Trần Thị Dung thì mọi người đều biết. Còn tấm lòng hiếu thảo của Lý Sảm đối với Đàm thái hậu, thì hình như không ai nhắc đến. Sử sách chỉ miêu tả về Lý Sảm như một kẻ nhu nhược, một đứa trẻ chỉ biết nghe lời mẹ. Nhưng Lý Hạo biết rằng Lý Sảm rất yêu thương, kính trọng người mẹ của mình.
Lý Hạo đứng bên ngoài cửa phòng Đàm thái hậu. Cung nữ của Đàm thái hậu, thấy hoàng thượng đến, vội vã vào trong phòng báo cho bà. Đợi một lúc, Lý Hạo mới được Đàm thái hậu cho phép vào phòng. Hắn không bất ngờ lắm khi gặp mặt Đàm thái hậu. Trên đường đến cung thái hậu, hắn đã hồi tưởng lại những ký ức của Lý Sảm về người mẹ tiện nghi này. Dù vậy, Lý Hạo vẫn choáng ngợp trước vẻ cao sang, quý phái của vị thái hậu đang ngồi đối diện.
Đàm thái hậu khoảng chừng ba mươi lăm tuổi. Khuôn mặt trái xoan, tuy tuổi đời còn trẻ, nhưng nét phong trần, dạn dày sương gió vẫn được thể hiện khá rõ, qua từng cử chỉ biểu hiện của nàng. Nghĩ cũng thật ủy khuất cho Lý Hạo, phải nhận một người đáng tuổi con mình làm mẫu hậu. Nhưng chịu ảnh hưởng bởi cảm xúc, tình thương của Lý Sảm đối với người mẹ. Cho nên, Lý Hạo luôn cảm thấy kính phục, trân trọng Đàm thái hậu, chứ không có bất cứ cảm giác khinh nhờn nào.
Người ta nói hổ dữ không ăn thịt con. Từ ánh mắt của Đàm thái hậu nhìn Lý Hạo đầy trìu mến, hắn hoàn toàn tin tưởng, nàng sẽ không bao giờ hại hắn. Lý Hạo là một đứa trẻ mồ côi. Hắn được sư phụ nhặt ở trong rừng, khi theo dõi đàn hổ. Nếu không có sư phụ hắn đến kịp thời, có lẽ lúc đó hắn đã thành món tráng miệng ngon lành của đàn hổ. Kể từ khi sống chung với sư phụ, hắn xem ông ấy như người thầy đồng thời là người cha thân thiết nhất trên đời. Còn tình mẫu tử, hắn không hề biết. Hắn khát khao và hắn hận.
Thấy Đàm thái hậu mỉm cười nhìn hắn, Lý Hạo vội bước đến cung kính nói: “Hoàng nhi, vấn an mẫu hậu. Chúc mẫu hậu luôn vui vẻ, khỏe mạnh.”
Đàm thái hậu vui vẻ lên tiếng, giọng của nàng vang vang như tiếng sơn ca đang hót: “Được rồi, hoàng thượng không cần đa lễ, mau ngồi xuống đi.” Nàng chỉ vào chiếc ghế có lưng tựa hình tròn, được đặt phía bên tay trái của nàng.
Ngồi xuống ghế, Lý Hạo thấy trên bàn của Đàm thái hậu có cái áo len màu vàng, mới đan được một nửa, hắn hỏi: “Mẫu hậu đang đan áo hay sao?”
Đàm thái hậu cầm áo len trên tay, ngón tay thon dài như búp măng xiên kim qua lại rất nhanh và thành thục. Đôi mắt nàng đen long lanh, rất sâu và cuốn hút, khiến cho người nào nhìn vào mắt nàng có cảm giác như chìm vào vực sâu không đáy. Vừa đan, nàng vừa nói: “Trời trở lạnh, mẫu hậu sợ hoàng thượng cảm lạnh, mới đan áo cho hoàng thượng mặc để giữ ấm mình.”
Một cảm xúc run rẩy, thổn thức lạ thường dấy lên trong lòng Lý Hạo mà trước nay hắn chưa bao giờ có. Khóe mắt của hắn chợt cay cay, tâm hồn hắn dấy lên từng cơn sóng. Lần đầu tiên Lý Hạo hiểu được tình nghĩa mẹ con là gì. Nó thật đầm ấm biết bao, mênh mông biết mấy. Hắn thầm nghĩ: “Có lẽ ta chịu ảnh hưởng của Lý Sảm. Chiếm cứ cơ thể hắn đã làm cho ta yếu đuối hơn. Giờ đây ta cũng chỉ là một đứa trẻ cần mẹ, cần gì phải kìm nén cảm xúc của bản thân.”
Nghĩ đến đây, hắn nhào tới, quỳ xuống, gác đầu lên đùi Đàm thái hậu, nước mắt tuôn rơi, hắn nấc lên từng hồi: “Mẫu hậu ... người thật tốt với hoàng nhi ... hoàng nhi có thể làm được gì ... để đền đáp công ơn của người?” Diễn xuất của Lý Hạo rất hoàn hảo. Tuy rằng trong đó có bảy phần giả, nhưng ba phần lại chính là nỗi lòng thực sự, tiềm tàng bấy lâu trong con người hắn.
Đàm thái hậu đặt áo len trên bàn, hai tay vỗ về lưng của Lý Hạo, dịu dàng nói: “Hoàng nhi ngoan, chỉ cần mẫu hậu biết hoàng nhi có lòng là mẫu hậu vui vẻ rồi. Đã là vua một nước, rường cột của một quốc gia, sao có thể ủy mị, khóc lóc như thế. Đừng khóc nữa, mau đứng lên đi.”
Lý Hạo nức nở: “Không ... hoàng nhi không muốn làm hoàng đế gì hết ... Hoàng nhi muốn trở lại như xưa ... Vô tư vô lự, sống vui vẻ bên cạnh mẫu hậu ... Hoàng nhi rất chán ghét làm vua ... chán ghét cảnh ngày ngày thượng triều ... đối mặt với lũ cẩu nô tài đó.”
Đàm thái hậu nhẹ nhàng nâng Lý Hạo dậy, đỡ hắn ngồi lên ghế, mỉm cười: “Thôi nào, mẫu hậu biết hoàng nhi chịu nhiều cực khổ, nhưng hoàng nhi là vua một nước, cần phải kiên cường lên, hoàng nhi hiểu không? Hôm nay, hoàng nhi vào điện chầu, đã gặp chuyện gì, kể lại cho mẫu hậu nghe.”
Hắn ngồi ngay ngắn lại trên ghế, hai tay quệt ngang nước mắt, trong lòng thầm nghĩ: “Đến rồi.”
Hàng ngày, mỗi khi Lý Sảm vấn an Đàm thái hậu, nàng đều vặn hỏi cặn kẽ toàn bộ quá trình buổi chầu. Lý Sảm đều thành thành thật thật kể lại chi tiết mọi chuyện diễn ra trên triều. Vì vậy, Lý Hạo đành phải rập khuôn Lý Sảm mà làm y như thế.
Đàm thái hậu chăm chú lắng nghe, nhập tâm suy nghĩ theo từng lời nói của Lý Hạo. Đôi mi mắt cao vút của nàng chốc chốc lại cong lên, có khi cụp xuống. Mỗi động tác nhíu mày, bặm môi của nàng, quả thật có thể làm cho điên đảo chúng sinh, khuynh quốc khuynh thành.
Một người đàn bà tuyệt mĩ, cũng là một người đàn bà đầy tham vọng. Ban đầu Đàm thái hậu chỉ là một nguyên phi, bằng sự khôn ngoan và khéo léo, nàng đã leo lên được chức hoàng hậu đứng đầu hậu cung, mẫu nghi thiên hạ. Căn cơ của nàng càng được củng cố vững chắc hơn, khi sinh ra đứa con trai đầu tiên cho Lý Cao Tông, hoàng thái tử Lý Sảm.
/100
|