Mùa đông ở kinh thành Thăng Long se se gió lạnh, người người vẫn tấp nập xô bồ với công việc hàng ngày của họ. Trong kinh thành có một dãy phố chuyên nhuộm và bán các loại vải nhuộm đỏ, màu hồng, màu hoa đào và rất nhiều các màu khác. Ngoài ra, ở con phố này còn chuyên nghề nhuộm tơ lụa từ thời xa xưa đã rất sầm uất, nhộn nhịp.
Khách vãng lai thường hay lui tới con phố này nhất, một phần vì những mặt hàng tơ lụa, gấm vóc nổi tiếng ở đây. Một phần là họ muốn được ngắm cái đẹp, cái đẹp của phố phường, cái đẹp của những mặt hàng vải vóc được bày biện và cái đẹp của con người. Chẳng hiểu tại sao mà những thiếu nữ sinh ra và lớn lên ở nơi ấy lại đẹp đến vẹn toàn. Khi nào họ cũng mặt hoa da phấn, ăn mặc chải chuốt, đoan trang ngồi bán hàng và mỗi lời nói của các cô khiến khách hàng không dễ bỏ đi… Cách nói chuyện của các nàng thì ngọt ngào biết mấy, các nàng ăn nói cực kỳ nhẹ nhàng, uyển chuyển, khéo léo không làm mất lòng khách bao giờ.
“A, khách quý, khách quý tới rồi. Thảo nào lúc sáng sớm tinh sương, chị cứ nghe tiếng chim khách hót mãi. Mời Hương vào. Hôm nay, em muốn mua loại nào, vải lụa, hay tơ tằm. Chỗ chị mới có mặt hàng mới đẹp lắm đấy em ạ.” Cô chủ hàng vải vừa nhận ra vị khách quen thuộc của cửa tiệm đã chạy nhanh ra, tất tả kéo tay vào.
“Thật là, chị vẫn cứ như thế. Có phải ai xa lạ gì đâu mà cứ phải khách sáo quá thể. Đâu? Chị mang loại vải mới ra cho em xem nào.” Người khách mới vào là một thiếu nữ đôi mươi. Thiếu nữ ấy có thân phận hơi đặc biệt. Tuy chỉ là phận a hoàn, nhưng nàng là thiếp thân a hoàn của đệ nhị phu nhân của Trần Thừa.
Do vẫn còn sớm, khách khứa chưa đông, nên cô chủ quán vẫn không bận rộn gì nhiều. Thế là hai chị em chủ khách bắt đầu hành trình buôn dưa lê, bán dưa muối không có điểm dừng. Lúc hai người đang rôm rả trò chuyện vui vẻ thì một giọng nói chanh chua cất lên xen ngang câu chuyện của họ.
“Tấm vải kia tôi muốn mua.” Một phụ nữ trung niên có gương mặt đầy tàn nhang, cộng thêm thân hình béo ục ịch tạo thành một tổng thể kém mỹ quan đến thương cảm. Chỉ thấy bà cô ấy trỏ ngón tay núc ních thịt của mình vào tấm vải lụa hồng đang nằm trên tay của cô bé a hoàn kia.
“Xin chào cô, chẳng hay cô muốn mua loại vải gì? Ở cửa tiệm chúng tôi có rất nhiều loại vải, khắp đông tây nam bắc đều được tiêu thụ ở cửa tiệm chúng tôi. Mời cô vào xem ạ.” Cô chủ quán tươi cười, chạy ra đón khách lộ ra hàm răng trắng đều tăm tắp.
Bà cô mặt tàn nhang một tay chống nạnh, một tay trỏ vào xấp vải óng mượt đang nằm trên tay cô bé a hoàn. Đứng sau lưng mụ có hơn chục gã thanh niên mặc trang phục kiểu gia đinh, mắt mũi để trên trời đang dáo dác ngó nghiêng khắp quán. Mụ vênh mặt nói: “Không cần, tôi muốn mua tấm vải con bé kia đang cầm.”
“Xin lỗi cô, tấm vải ấy, cửa tiệm chúng tôi đã bán rồi, không thể lấy lại được. Cô có thể đổi món hàng khác được hay chăng?” Cô chủ quán cười hòa nhã.
“Không được, phu nhân nhà chúng tôi thích loại vải đó, đã tìm lâu lắm rồi. Giờ tôi mới may mắn thấy được, chủ quán hãy bán lại cho chúng tôi đi, trả giá gấp đôi.” Bà cô mặt tàn nhang dần dần lớn tiếng.
“Các vị khách quan, có lẽ các vị không biết đây là ai? Tôi nói nhỏ cho các vị biết kẻo đắc tội họ thì người chịu thiệt chính là các vị đấy. Cô bé đó là a hoàn tâm phúc của đệ nhị phu nhân của Trần Thừa Trần đại nhân. Các vị nhường nhịn đi thôi.” Cô chủ quán tiến lại gần bà cô chanh chua kia nhỏ giọng nhắc nhở một cách thật lòng.
“Người của Trần phủ sao? Hừ, nhà Trần có gì đáng sợ hả? Có sánh bằng lão gia nhà chúng tôi hay không? Tôi nói cho các người biết, tôi là gia nhân trong Tô phủ đây. Không lằng nhằng nữa, tôi còn có việc gấp, nhanh đưa tấm vải ấy đây.” Cô chủ quán xanh mặt khi nghe hai chữ “Tô phủ” từ trong miệng người đàn bà béo. Đắc ý nhìn biểu hiện sợ hãi của cô chủ quán, bà cô mặt tàn nhang đẩy mạnh cô chủ quán ật ngửa sang một bên, từ từ tiến về phía cô bé.
Cô bé a hoàn nãy giờ nín lặng không nói tiếng nào, giờ đây đã không thể nhịn được nữa, lớn tiếng nói: “ Này bà già, bà đừng quá bá đạo. Người của Tô phủ tưởng hay ho lắm sao? Dân chúng kinh thành đang phỉ nhổ các người kìa, vểnh tai lên mà nghe họ chửi các người đi, đúng là không biết nhục nhã. Tôi khuyên mấy người làm người cần phải biết khiêm tốn một chút, sau này còn chừa đường nhìn mặt nhau. Này này, bà đừng có lại đây. Nếu bà quá đáng, sẽ không có kết quả tốt đâu.”
“Á à, bá đạo thì sao hả? Tao cứ thích bá đạo đấy. Cái ngữ ranh con như mày cũng dám lên mặt với tao hả?” Bà cô béo ú mặt tàn nhang nhảy sổ tới như quả cầu lăn lông lốc, giật tấm vải trên tay cô bé mảnh mai yếu ớt, mụ còn tiện tay tát thêm cho cô bé một cú trời giáng.
Làm sao mà cô bé có thể chịu nổi đòn ra tay nặng như thế, cô bé ngã dúi dụi vào góc tường, một bên má đỏ ửng lên, òa khóc nức nở. Mụ béo được thể lại tru tréo: “Ai dà, bẩn hết bộ quần áo đẹp của bà rồi. Cái tiệm vải chết tiệt, làm mất hứng của bà. Bọn mày còn đứng đó làm gì, đập nát cái tiệm vải này cho bà.”
Đám gia đinh nhà họ Tô không khác gì đám lưu manh đầu đường xó chợ, vớ được cái gì là đập cái nấy. Người nhà của quán chạy ra can ngăn cũng bị vạ lây đánh cho túi bụi. Một số người biểu hiện chống cự thì càng thê thảm hơn nữa, bị bọn chúng hè nhau đánh hội đồng cho toàn thân tê dại, tới không mở miệng rên rỉ được mới thôi.
Người dân đi đường thấy ầm ĩ, vội vã chạy lại xem. Một số nguời hỏi han nhau sự tình mới biết là người của Tô phủ gây chuyện, liền lắc đầu ngao ngán. Hung danh của Tô phủ quá lớn, khiến ai ai cũng phải e sợ bảy phần. Sau một lúc lâu tàn phá chán chê, cả bọn lũ lượt kéo nhau rời đi, bỏ lại cảnh tượng tan hoang tiêu điều ở sau lưng bọn chúng.
Đi được một lát, bà cô mặt tàn nhang thẩy cho đám gia đinh một túi tiền dày cộm, dặn dò gì đó rồi cho bọn chúng đi trước. Mụ ngó nghiêng xung quanh, lẳng lặng đi vào con hẻm nhỏ. Ở đó, có một người đàn ông trung niêng đứng đợi sẵn. Vẻ hách dịch lúc ở cửa tiệm vải biến mất, mụ khom người nghiêm túc nghe người trung niên nói liến thoắng rất nhanh. Sau đó cả hai người phân ra hai ngả, hòa mình vào đám đông rồi biến mất.
Khách vãng lai thường hay lui tới con phố này nhất, một phần vì những mặt hàng tơ lụa, gấm vóc nổi tiếng ở đây. Một phần là họ muốn được ngắm cái đẹp, cái đẹp của phố phường, cái đẹp của những mặt hàng vải vóc được bày biện và cái đẹp của con người. Chẳng hiểu tại sao mà những thiếu nữ sinh ra và lớn lên ở nơi ấy lại đẹp đến vẹn toàn. Khi nào họ cũng mặt hoa da phấn, ăn mặc chải chuốt, đoan trang ngồi bán hàng và mỗi lời nói của các cô khiến khách hàng không dễ bỏ đi… Cách nói chuyện của các nàng thì ngọt ngào biết mấy, các nàng ăn nói cực kỳ nhẹ nhàng, uyển chuyển, khéo léo không làm mất lòng khách bao giờ.
“A, khách quý, khách quý tới rồi. Thảo nào lúc sáng sớm tinh sương, chị cứ nghe tiếng chim khách hót mãi. Mời Hương vào. Hôm nay, em muốn mua loại nào, vải lụa, hay tơ tằm. Chỗ chị mới có mặt hàng mới đẹp lắm đấy em ạ.” Cô chủ hàng vải vừa nhận ra vị khách quen thuộc của cửa tiệm đã chạy nhanh ra, tất tả kéo tay vào.
“Thật là, chị vẫn cứ như thế. Có phải ai xa lạ gì đâu mà cứ phải khách sáo quá thể. Đâu? Chị mang loại vải mới ra cho em xem nào.” Người khách mới vào là một thiếu nữ đôi mươi. Thiếu nữ ấy có thân phận hơi đặc biệt. Tuy chỉ là phận a hoàn, nhưng nàng là thiếp thân a hoàn của đệ nhị phu nhân của Trần Thừa.
Do vẫn còn sớm, khách khứa chưa đông, nên cô chủ quán vẫn không bận rộn gì nhiều. Thế là hai chị em chủ khách bắt đầu hành trình buôn dưa lê, bán dưa muối không có điểm dừng. Lúc hai người đang rôm rả trò chuyện vui vẻ thì một giọng nói chanh chua cất lên xen ngang câu chuyện của họ.
“Tấm vải kia tôi muốn mua.” Một phụ nữ trung niên có gương mặt đầy tàn nhang, cộng thêm thân hình béo ục ịch tạo thành một tổng thể kém mỹ quan đến thương cảm. Chỉ thấy bà cô ấy trỏ ngón tay núc ních thịt của mình vào tấm vải lụa hồng đang nằm trên tay của cô bé a hoàn kia.
“Xin chào cô, chẳng hay cô muốn mua loại vải gì? Ở cửa tiệm chúng tôi có rất nhiều loại vải, khắp đông tây nam bắc đều được tiêu thụ ở cửa tiệm chúng tôi. Mời cô vào xem ạ.” Cô chủ quán tươi cười, chạy ra đón khách lộ ra hàm răng trắng đều tăm tắp.
Bà cô mặt tàn nhang một tay chống nạnh, một tay trỏ vào xấp vải óng mượt đang nằm trên tay cô bé a hoàn. Đứng sau lưng mụ có hơn chục gã thanh niên mặc trang phục kiểu gia đinh, mắt mũi để trên trời đang dáo dác ngó nghiêng khắp quán. Mụ vênh mặt nói: “Không cần, tôi muốn mua tấm vải con bé kia đang cầm.”
“Xin lỗi cô, tấm vải ấy, cửa tiệm chúng tôi đã bán rồi, không thể lấy lại được. Cô có thể đổi món hàng khác được hay chăng?” Cô chủ quán cười hòa nhã.
“Không được, phu nhân nhà chúng tôi thích loại vải đó, đã tìm lâu lắm rồi. Giờ tôi mới may mắn thấy được, chủ quán hãy bán lại cho chúng tôi đi, trả giá gấp đôi.” Bà cô mặt tàn nhang dần dần lớn tiếng.
“Các vị khách quan, có lẽ các vị không biết đây là ai? Tôi nói nhỏ cho các vị biết kẻo đắc tội họ thì người chịu thiệt chính là các vị đấy. Cô bé đó là a hoàn tâm phúc của đệ nhị phu nhân của Trần Thừa Trần đại nhân. Các vị nhường nhịn đi thôi.” Cô chủ quán tiến lại gần bà cô chanh chua kia nhỏ giọng nhắc nhở một cách thật lòng.
“Người của Trần phủ sao? Hừ, nhà Trần có gì đáng sợ hả? Có sánh bằng lão gia nhà chúng tôi hay không? Tôi nói cho các người biết, tôi là gia nhân trong Tô phủ đây. Không lằng nhằng nữa, tôi còn có việc gấp, nhanh đưa tấm vải ấy đây.” Cô chủ quán xanh mặt khi nghe hai chữ “Tô phủ” từ trong miệng người đàn bà béo. Đắc ý nhìn biểu hiện sợ hãi của cô chủ quán, bà cô mặt tàn nhang đẩy mạnh cô chủ quán ật ngửa sang một bên, từ từ tiến về phía cô bé.
Cô bé a hoàn nãy giờ nín lặng không nói tiếng nào, giờ đây đã không thể nhịn được nữa, lớn tiếng nói: “ Này bà già, bà đừng quá bá đạo. Người của Tô phủ tưởng hay ho lắm sao? Dân chúng kinh thành đang phỉ nhổ các người kìa, vểnh tai lên mà nghe họ chửi các người đi, đúng là không biết nhục nhã. Tôi khuyên mấy người làm người cần phải biết khiêm tốn một chút, sau này còn chừa đường nhìn mặt nhau. Này này, bà đừng có lại đây. Nếu bà quá đáng, sẽ không có kết quả tốt đâu.”
“Á à, bá đạo thì sao hả? Tao cứ thích bá đạo đấy. Cái ngữ ranh con như mày cũng dám lên mặt với tao hả?” Bà cô béo ú mặt tàn nhang nhảy sổ tới như quả cầu lăn lông lốc, giật tấm vải trên tay cô bé mảnh mai yếu ớt, mụ còn tiện tay tát thêm cho cô bé một cú trời giáng.
Làm sao mà cô bé có thể chịu nổi đòn ra tay nặng như thế, cô bé ngã dúi dụi vào góc tường, một bên má đỏ ửng lên, òa khóc nức nở. Mụ béo được thể lại tru tréo: “Ai dà, bẩn hết bộ quần áo đẹp của bà rồi. Cái tiệm vải chết tiệt, làm mất hứng của bà. Bọn mày còn đứng đó làm gì, đập nát cái tiệm vải này cho bà.”
Đám gia đinh nhà họ Tô không khác gì đám lưu manh đầu đường xó chợ, vớ được cái gì là đập cái nấy. Người nhà của quán chạy ra can ngăn cũng bị vạ lây đánh cho túi bụi. Một số người biểu hiện chống cự thì càng thê thảm hơn nữa, bị bọn chúng hè nhau đánh hội đồng cho toàn thân tê dại, tới không mở miệng rên rỉ được mới thôi.
Người dân đi đường thấy ầm ĩ, vội vã chạy lại xem. Một số nguời hỏi han nhau sự tình mới biết là người của Tô phủ gây chuyện, liền lắc đầu ngao ngán. Hung danh của Tô phủ quá lớn, khiến ai ai cũng phải e sợ bảy phần. Sau một lúc lâu tàn phá chán chê, cả bọn lũ lượt kéo nhau rời đi, bỏ lại cảnh tượng tan hoang tiêu điều ở sau lưng bọn chúng.
Đi được một lát, bà cô mặt tàn nhang thẩy cho đám gia đinh một túi tiền dày cộm, dặn dò gì đó rồi cho bọn chúng đi trước. Mụ ngó nghiêng xung quanh, lẳng lặng đi vào con hẻm nhỏ. Ở đó, có một người đàn ông trung niêng đứng đợi sẵn. Vẻ hách dịch lúc ở cửa tiệm vải biến mất, mụ khom người nghiêm túc nghe người trung niên nói liến thoắng rất nhanh. Sau đó cả hai người phân ra hai ngả, hòa mình vào đám đông rồi biến mất.
/100
|