Chiều đông tuy lạnh nhưng có hai thiếu nữ tinh nghịch, xinh xắn ríu rít bên tai, đã xua đi phần nào cái lạnh giá cuối đông. Hai nàng cung nữ Xuân Lan, Thu Nguyệt đi hai bên Lý Hạo, cứ như hai con chim sẻ chỉ trỏ những cảnh vật, nhà cửa trên đường phố mà họ đi qua. Phải rồi, bởi vì họ đang vô cùng hạnh phúc cơ mà. Họ rất bất ngờ khi giữa buổi chiều, hoàng thượng đã về cung sớm, dẫn họ xuất cung.
Hai nàng chưa từng nghĩ tới bản thân có thể rời hoàng cung, lại còn được chính hoàng đế tự mình đưa đi. Hơn thế nữa, nơi họ tới chính là tòa nhà của cha mẹ hai nàng. Lý Hạo là người rất có trách nhiệm với phụ nữ, đặc biệt là với những người phụ nữ mà hắn yêu thương. Khi hắn trở về thời cổ đại, hai người thiếu nữ đầu tiên mà hắn thân mật là hai chị em song sinh Bùi Xuân Lan và Bùi Thu Nguyệt. Một tay hắn đã biến hai nàng thành phụ nữ nên hắn cực kỳ nhớ tới công ơn người đã đem hai nàng đến với cuộc sống tươi đẹp này.
Chứ sao? Không có cha mẹ hai nàng, thì làm gì mà hắn có được hai thiếu nữ song sinh tuyệt vời nhường ấy để mà ôm mà ấp cơ chứ. Cho nên sau khi hắn trở về quá khứ, đã yêu cầu Lê Việt Công cho người đưa cha mẹ hai nàng từ dưới quê lên kinh thành, tìm một tòa nhà gần hoàng cung để hai người tá túc, thêm nữa lại cấp cho người hầu kẻ hạ phụng dưỡng hai ông bà.
Nhân buổi chiều hôm nay không có việc gì làm, Lý Hạo quyết định đưa hai nàng đi thăm hỏi sức khỏe cha mẹ. Lý Hạo từng đề nghị phong cho hai nàng lên làm Phu Nhân, nhưng hai nàng nhất quyết không chịu, khóc lóc cầu xin hắn giữ nguyên hai nàng làm cung nữ, bảo rằng chỉ có như thế mới luôn có cơ hội hầu hạ hoàng thượng.
Mặc dù không đưa hai nàng lên làm vợ chính thức, nhưng trong mắt Lý Hạo đã xem họ như vợ của mình. Vì thế khi gặp cha mẹ Xuân Lan và Thu Nguyệt, hắn chuẩn bị đủ thứ quà cáp để hiếu kính, luôn tỏ vẻ ân cần với hai người, khiến cho cha mẹ hai nàng lâm vào tình trạng bối rối, khó xử. Dưới sự yêu cầu lẫn khuyên nhủ của vị hoàng đế Đại Việt, mãi lúc lâu sau cha mẹ vợ mới có thể xử sự bình thường lại đôi chút. Dần dần, một nhà năm người đã trò chuyện với nhau rất vui vẻ cả buổi chiều, Lý Hạo còn nán lại ăn bữa cơm đạm bạc trong bầu không khí gia đình hạnh phúc.
Cơm nước xong xuôi, đoàn người Lý Hạo được cha mẹ vợ ra tận cửa tiễn đưa, cúi đầu quỳ lạy. Có thời nào như thời này không, con rể tới nhà, mà cha mẹ vợ phải quỳ lạy như tế sao, thế có chết không cơ chứ? Cực chẳng đã, Lý Hạo phải nhanh nhảu ba chân bốn cẳng dẫn cả đám tùy tùng cuốn gói càng nhanh càng tốt.
Trên đường về, ngắm nhìn gương mặt rạng ngời xuân sắc của hai thiếu nữ, khiến Lý Hạo cũng vui lây. Làm cho những người đàn bà của mình hạnh phúc chính là công việc mà hắn ưa thích. Thu Nguyệt chỉ tay về hướng lề đường trước mặt ngạc nhiên nói: “Hoàng thượng nhìn xem, ở bên kia đường có một người đang treo biển bán thân kìa. Tội nghiệp người đó quá.”
Thời xưa, những người gặp gia cảnh khó khăn, không thể tìm được việc làm nuôi sống bản thân, hoặc nhà gặp tai biến cần một số tiền gấp để trang trải, họ thường phải chấp nhận bán thân để lo chi trả đủ số tiền. Có người chấp nhận bán thân một thời gian, có người phải bán thân cả đời, vĩnh viễn sống kiếp gia nô cho những nhà quyền quý.
“Hà, xã hội loạn lạc, thời buổi loạn lạc. Đâu đâu cũng có những cảnh này xảy ra. Nghèo thì hèn, yếu thì nhục, vua bạc nhược khiến dân lầm than, hôn quân hại dân hại nước.” Lý Hạo thở dài.
Xuân Lan thấy thế, vội nói: “Hoàng thượng, chuyện này đâu phải tại người. Người đâu cần phải buồn lo như vậy.”
Lý Hạo vươn tay vuốt nhẹ lên má Xuân Lan, kéo tay luồn qua mái tóc dài sau gáy, vuốt ngược lên, vén hết mái tóc óng ả của nàng sang phía vai bên kia, đùa cợt: “Có lẽ nàng đúng, trẫm không phải thần, không thể lo cho tất cả dân chúng được. Bỏ đi, có tiểu hồ ly nàng là trẫm vui lắm rồi. Lúc nãy hai nàng đã hứa sẽ thưởng cho trẫm cái gì vậy hả, nhanh nhanh về để trẫm còn nhận phần thưởng.”
Trêu ghẹo con gái giữa thanh thiên bạch nhật, giữa đường giữa xá vào thời này, ngoại trừ cường hào ác bá, chắc có lẽ chỉ có Hoàng đế Lý Hạo mới dám làm chuyện ấy nhưng với phong thái đầy tính nghệ thuật tới vậy. Một vài nho sinh đi đường thấy hành động bất nhã của hắn đã nhíu mày, tuy nhiên thấy đi sau lưng hắn có vài tên lưng hùm vai gấu theo sau nên cắm đầu đi thẳng. Mấy cụ già ngồi bán hàng quán thì nguýt dài, quạt mạnh tay như đuổi ruồi, ngán ngẩm tỏ vẻ khinh thường, ai oán cho cái đạo đức của đám trai gái ngày nay càng ngày càng xuống cấp, càng lúc càng suy đồi.
Đám người Lý Hạo đi ngang qua vị trí người đang treo biển bán thân, cảm giác kỳ lạ đột ngột dấy lên trong lòng hắn. Lý Hạo nhìn kỹ tấm biển mà người đó đang đeo, thì ra không phải là bán thân mà bán món đồ đang đặt trước mặt người đó, món đồ kia là một cái nỏ cực kỳ tinh xảo, kết cấu lại phức tạp. Lý Hạo ngầm lục lại trí nhớ, từ trước đến giờ hắn chưa từng nhìn thấy cái nỏ nào kỳ lạ như thế.
Thấy Lý Hạo dừng lại chăm chú nhìn người đang quỳ gối ở bên kia vệ đường, đoàn người cũng ngừng bước, tò mò quan sát. Lý Hạo đang trầm tư nhíu mày quan sát cái nỏ thì có tiếng nói vang lên cắt đứt dòng suy nghĩ của hắn.
“Ê, cái nỏ này xem ra được đó, ta đang tìm món đồ chơi thích hợp để chiều mai đi săn thú. Đồ chơi này rất hợp ý ta. Phan Toàn, lại lấy nó cho ta.”
Một gã thanh niên béo ú, mặt mày tay chân nung núc những thịt là thịt, đôi mắt ti hí như hai mắt lươn, miệng rộng tới tận mang tai, chỉ tay về chiếc nỏ. Mười gã đi theo sau hắn mặc áo gia đinh, có vẻ là tùy tùng trong nhà. Dường như bạo lực ở kinh thành gia tăng, khiến cho những phú gia công tử ra đường đều nơm nớp lo sợ, phải mang theo nhiều người để bảo hộ tính mạng.
Người quỳ gối bên vệ đường ngước đầu nhìn lên, lộ ra khuôn mặt chữ điền, mặt góc cạnh, má hõm sâu vì đói, hàng lông mày đen sậm và dày, trong đôi mắt đầy cương nghị thoáng qua nét lo âu, hắn nói: “Thưa công tử, xin công tử rủ lòng thương, cho kẻ hèn 500 đồng, cái nỏ này sẽ thuộc về công tử.”
Tên béo phì cười: “500 đồng? Mày ăn cướp à? Cái nỏ vụn này mà đòi bằng đó tiền? Khinh tao không biết nhìn hàng à?”
Hai nàng chưa từng nghĩ tới bản thân có thể rời hoàng cung, lại còn được chính hoàng đế tự mình đưa đi. Hơn thế nữa, nơi họ tới chính là tòa nhà của cha mẹ hai nàng. Lý Hạo là người rất có trách nhiệm với phụ nữ, đặc biệt là với những người phụ nữ mà hắn yêu thương. Khi hắn trở về thời cổ đại, hai người thiếu nữ đầu tiên mà hắn thân mật là hai chị em song sinh Bùi Xuân Lan và Bùi Thu Nguyệt. Một tay hắn đã biến hai nàng thành phụ nữ nên hắn cực kỳ nhớ tới công ơn người đã đem hai nàng đến với cuộc sống tươi đẹp này.
Chứ sao? Không có cha mẹ hai nàng, thì làm gì mà hắn có được hai thiếu nữ song sinh tuyệt vời nhường ấy để mà ôm mà ấp cơ chứ. Cho nên sau khi hắn trở về quá khứ, đã yêu cầu Lê Việt Công cho người đưa cha mẹ hai nàng từ dưới quê lên kinh thành, tìm một tòa nhà gần hoàng cung để hai người tá túc, thêm nữa lại cấp cho người hầu kẻ hạ phụng dưỡng hai ông bà.
Nhân buổi chiều hôm nay không có việc gì làm, Lý Hạo quyết định đưa hai nàng đi thăm hỏi sức khỏe cha mẹ. Lý Hạo từng đề nghị phong cho hai nàng lên làm Phu Nhân, nhưng hai nàng nhất quyết không chịu, khóc lóc cầu xin hắn giữ nguyên hai nàng làm cung nữ, bảo rằng chỉ có như thế mới luôn có cơ hội hầu hạ hoàng thượng.
Mặc dù không đưa hai nàng lên làm vợ chính thức, nhưng trong mắt Lý Hạo đã xem họ như vợ của mình. Vì thế khi gặp cha mẹ Xuân Lan và Thu Nguyệt, hắn chuẩn bị đủ thứ quà cáp để hiếu kính, luôn tỏ vẻ ân cần với hai người, khiến cho cha mẹ hai nàng lâm vào tình trạng bối rối, khó xử. Dưới sự yêu cầu lẫn khuyên nhủ của vị hoàng đế Đại Việt, mãi lúc lâu sau cha mẹ vợ mới có thể xử sự bình thường lại đôi chút. Dần dần, một nhà năm người đã trò chuyện với nhau rất vui vẻ cả buổi chiều, Lý Hạo còn nán lại ăn bữa cơm đạm bạc trong bầu không khí gia đình hạnh phúc.
Cơm nước xong xuôi, đoàn người Lý Hạo được cha mẹ vợ ra tận cửa tiễn đưa, cúi đầu quỳ lạy. Có thời nào như thời này không, con rể tới nhà, mà cha mẹ vợ phải quỳ lạy như tế sao, thế có chết không cơ chứ? Cực chẳng đã, Lý Hạo phải nhanh nhảu ba chân bốn cẳng dẫn cả đám tùy tùng cuốn gói càng nhanh càng tốt.
Trên đường về, ngắm nhìn gương mặt rạng ngời xuân sắc của hai thiếu nữ, khiến Lý Hạo cũng vui lây. Làm cho những người đàn bà của mình hạnh phúc chính là công việc mà hắn ưa thích. Thu Nguyệt chỉ tay về hướng lề đường trước mặt ngạc nhiên nói: “Hoàng thượng nhìn xem, ở bên kia đường có một người đang treo biển bán thân kìa. Tội nghiệp người đó quá.”
Thời xưa, những người gặp gia cảnh khó khăn, không thể tìm được việc làm nuôi sống bản thân, hoặc nhà gặp tai biến cần một số tiền gấp để trang trải, họ thường phải chấp nhận bán thân để lo chi trả đủ số tiền. Có người chấp nhận bán thân một thời gian, có người phải bán thân cả đời, vĩnh viễn sống kiếp gia nô cho những nhà quyền quý.
“Hà, xã hội loạn lạc, thời buổi loạn lạc. Đâu đâu cũng có những cảnh này xảy ra. Nghèo thì hèn, yếu thì nhục, vua bạc nhược khiến dân lầm than, hôn quân hại dân hại nước.” Lý Hạo thở dài.
Xuân Lan thấy thế, vội nói: “Hoàng thượng, chuyện này đâu phải tại người. Người đâu cần phải buồn lo như vậy.”
Lý Hạo vươn tay vuốt nhẹ lên má Xuân Lan, kéo tay luồn qua mái tóc dài sau gáy, vuốt ngược lên, vén hết mái tóc óng ả của nàng sang phía vai bên kia, đùa cợt: “Có lẽ nàng đúng, trẫm không phải thần, không thể lo cho tất cả dân chúng được. Bỏ đi, có tiểu hồ ly nàng là trẫm vui lắm rồi. Lúc nãy hai nàng đã hứa sẽ thưởng cho trẫm cái gì vậy hả, nhanh nhanh về để trẫm còn nhận phần thưởng.”
Trêu ghẹo con gái giữa thanh thiên bạch nhật, giữa đường giữa xá vào thời này, ngoại trừ cường hào ác bá, chắc có lẽ chỉ có Hoàng đế Lý Hạo mới dám làm chuyện ấy nhưng với phong thái đầy tính nghệ thuật tới vậy. Một vài nho sinh đi đường thấy hành động bất nhã của hắn đã nhíu mày, tuy nhiên thấy đi sau lưng hắn có vài tên lưng hùm vai gấu theo sau nên cắm đầu đi thẳng. Mấy cụ già ngồi bán hàng quán thì nguýt dài, quạt mạnh tay như đuổi ruồi, ngán ngẩm tỏ vẻ khinh thường, ai oán cho cái đạo đức của đám trai gái ngày nay càng ngày càng xuống cấp, càng lúc càng suy đồi.
Đám người Lý Hạo đi ngang qua vị trí người đang treo biển bán thân, cảm giác kỳ lạ đột ngột dấy lên trong lòng hắn. Lý Hạo nhìn kỹ tấm biển mà người đó đang đeo, thì ra không phải là bán thân mà bán món đồ đang đặt trước mặt người đó, món đồ kia là một cái nỏ cực kỳ tinh xảo, kết cấu lại phức tạp. Lý Hạo ngầm lục lại trí nhớ, từ trước đến giờ hắn chưa từng nhìn thấy cái nỏ nào kỳ lạ như thế.
Thấy Lý Hạo dừng lại chăm chú nhìn người đang quỳ gối ở bên kia vệ đường, đoàn người cũng ngừng bước, tò mò quan sát. Lý Hạo đang trầm tư nhíu mày quan sát cái nỏ thì có tiếng nói vang lên cắt đứt dòng suy nghĩ của hắn.
“Ê, cái nỏ này xem ra được đó, ta đang tìm món đồ chơi thích hợp để chiều mai đi săn thú. Đồ chơi này rất hợp ý ta. Phan Toàn, lại lấy nó cho ta.”
Một gã thanh niên béo ú, mặt mày tay chân nung núc những thịt là thịt, đôi mắt ti hí như hai mắt lươn, miệng rộng tới tận mang tai, chỉ tay về chiếc nỏ. Mười gã đi theo sau hắn mặc áo gia đinh, có vẻ là tùy tùng trong nhà. Dường như bạo lực ở kinh thành gia tăng, khiến cho những phú gia công tử ra đường đều nơm nớp lo sợ, phải mang theo nhiều người để bảo hộ tính mạng.
Người quỳ gối bên vệ đường ngước đầu nhìn lên, lộ ra khuôn mặt chữ điền, mặt góc cạnh, má hõm sâu vì đói, hàng lông mày đen sậm và dày, trong đôi mắt đầy cương nghị thoáng qua nét lo âu, hắn nói: “Thưa công tử, xin công tử rủ lòng thương, cho kẻ hèn 500 đồng, cái nỏ này sẽ thuộc về công tử.”
Tên béo phì cười: “500 đồng? Mày ăn cướp à? Cái nỏ vụn này mà đòi bằng đó tiền? Khinh tao không biết nhìn hàng à?”
/100
|