Lê Việt Tiến len lén nhìn Lý Hạo, nói: “Bẩm Hoàng thượng, bây giờ phải làm thế nào ạ?”
“Bao giờ mới bắt đầu bữa dạ yến?” Lý Hạo không đáp mà hỏi lại.
“Bẩm Hoàng thượng, là đầu giờ Tuất ạ.” Lê Việt Tiến trả lời.
Lý Hạo đứng phắt dậy, bảo: “Cũng sắp đến rồi, trẫm đi tắm sơ một lượt, rồi đi luôn kẻo không kịp.” Dứt lời, hắn phất áo rời khỏi phòng.
Dạ tiệc trong cung đình hết sức đa dạng và phong phú về đồ ăn thức uống, là tập hợp các món ăn quý tộc cùng với các món ăn dân dã. Phong cách yến tiệc của mỗi triều đại, hoặc mỗi vị vua cũng rất riêng, rất đậm cá tính. Dạ tiệc cung đình là một bộ phận quan trọng, thường trực trong ẩm thực cung đình, mang một dấu ấn đặc sắc của văn hóa Hoàng cung Đại Việt.
Những món ngự thiện để thiết đãi trong buổi dạ yến như nem công, thấu thỏ, liên tử bình ba tiêu, chánh hoài, ý dĩ, phò ma cô lông, liên trà.... Đặc biệt phải kể đến nhóm món ăn cao cấp, quí hiếm như yến sào, hải sâm, bào ngư, hào xi, lộc cân, cửu khổng, tê bì, hùng chưởng. Ngoài ra còn nhiều loại món ăn thủy sản, cầm thú, cơm nếp lam, xôi đỏ, chè... Hay các món tráng miệng như hoa quả, bánh tiễn đôi, bánh uyển cao, mứt bát bửu, tứ linh...
Lúc Lý Hạo tới cung Thái hậu, thì tiếng nhạc du dương êm ái đã cất lên hòa vào không khí vui tươi của buổi dạ tiệc. Nhạc Việt thời Lý chịu ảnh hưởng ít nhiều từ nhạc Chiêm Thành qua những tù binh người Chiêm bị bắt trong các cuộc nam chinh của nhà Lý. Từ năm 1060, Lý Thánh Tông đã cho dịch các khúc nhạc Chiêm Thành và cho nhạc công ca hát. Sau đó, ảnh hưởng của nhạc Trung Quốc tăng dần, các điệu nhạc du nhập từ phương bắc có “Nam thiên nhạc”, “Ngọc lâu xuân”, “Mộng du tiên”, các bài hát có “Trang Chu nằm mộng hóa con bướm”, “Bạch Lạc Thiên mẹ biệt ly con”…
Lý Hạo đi thẳng vào trong, bàn tiệc vừa mới dọn ra, hắn thấy Đàm Thái hậu ngồi ở phía sau bàn, còn Trần Thị Dung ngồi ở phía bên phải bàn. Lý Hạo đến trước bàn tiệc, cung kính vái chào Đàm Thái hậu: “Kính chúc mẫu hậu thọ tỷ nam sơn.”
Đàm thái hậu ngạc nhiên vô cùng trước sự xuất hiện bất ngờ của Lý Hạo, lên tiếng hỏi: “Vì chuyện gì hoàng nhi lại có nhã hứng tới đây? Không phải đêm nay hoàng nhi sẽ đến cung Hoàng hậu đó sao?”
“Thưa mẫu hậu, cả buổi chiều nay hoàng nhi chưa vấn an người. Trên đường đi tới cung Hoàng hậu, hoàng nhi mạo muội ghé thăm người luôn thể. Vào tới nơi, thấy chỉ có mẫu hậu và Nguyên phi đang dự tiệc, chẳng hay có chuyện vui gì không ạ?” Lý Hạo tươi cười đáp.
“Đúng vậy, là chuyện vui! Trước kia, mẫu hậu và Nguyên phi có đôi chút hiểu lầm. Mẫu hậu khai yến nhằm xóa bỏ những khúc mắc giữa hai người. Nãy giờ tâm sự với Nguyên phi, mẫu hậu cảm thấy Nguyên phi là người rất dễ thương, đáng mến. À, nếu hoàng nhi đã đến, thì ngồi xuống cùng ngự yến.”
Lý Hạo ứng tiếng, ngồi phía bên trái bàn ăn. Hắn đưa mắt quan sát các nhạc kỹ đang hợp xướng một nhạc khúc Chiêm Thành. Những người nhạc kỹ có nam, có nữ ngồi trên chiếc chiếu hoa ở hai bên bàn tiệc. Nhạc cụ mà họ sử dụng gồm có trống cơm, tiêu, não, sáo trúc, đàn hồ, đàn cầm, đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn bảy dây, đàn hai dây, đàn bầu…
Âm thanh được các loại nhạc cụ kết hợp với nhau lúc nhanh lúc chậm, quanh quẩn khắp không gian, dội vào mặt nước trên con hồ nhỏ bên cạnh vang trở lại hợp với tiếng nhạc vừa phát ra quyện thành một âm điệu kéo dài, bi thảm khôn cùng. Khi thì bay bổng lên cao tản ra bầu trời đêm bất tận. Khi thì nặng nề như tiếng nỉ non, than khóc.
Tiếng nhạc đang du dương lại chuyển sang điệu khác. Lần này tiếng nhạc nồng nàn, man mác, thấm đượm tình yêu thương. Khúc nhạc như đang tâm sự, đang thuật lại chuyện tình yêu đôi lứa. Lúc thì não nề tựa tiếng lòng của thiếu nữ phòng đơn gối chiếc đang nhớ nhung người thương mến, lúc thì quặn thắt như tiếng khóc than của đôi trai gái yêu nhau bị chia cắt mối tình còn dang dở.
Trần Thị Dung chuyển đôi mày ngài, liếc mắt đưa tình với Lý Hạo, vén tay áo, che miệng cười, nũng nịu: “Thần thiếp thấy Hoàng thượng như có tâm sự nào đó vậy. Hình như người đang bồn chồn, bất an. Có phải người đang mong ngóng đi gặp Hoàng hậu lắm phải không?”
“Trẫm đang lo lắng chuyện quốc gia đại sự mà thôi. Dạo này khắp nơi xảy ra nhiều vấn nạn quá. Ngay cả chốn kinh kỳ cũng phải chịu cảnh hoành hành của nạn trộm cắp, cướp giật.” Lý Hạo bóp trán thở dài. Đầu hắn hơi nghiêng một bên, hắn bắt gặp ánh mắt Đàm thái hậu xẹt qua tia lạnh lẽo khi nghe lời đùa cợt của Trần Thị Dung. Lý Hạo biết lời nói của Trần Nguyên phi đã khiến cho Đàm Thái hậu càng muốn giết nàng hơn. Hắn nhìn toàn bộ xung quanh, vắt óc nghĩ cách giúp Trần Thị Dung vượt qua cửa ải tử thần.
Cơ hội của Đàm Thái hậu đến, khi bà tìm mua được một loại chất độc cực mạnh của một vị thầy cúng trên vùng núi cao hẻo lánh. Đây là chất độc không màu, không mùi, không vị, ngân châm không đổi sắc khi cắm vào bình nước có pha chất độc. Người uống phải chất độc chết đi, giống như là bị lên cơn đau tim mà chết. Đàm Thái hậu sẽ loan báo ra ngoài rằng Trần Nguyên phi mắc bạo bệnh bỏ mình. Dù cho người họ Trần có điều tra, xét nghiệm cả năm cũng không tìm ra nguyên nhân của cái chết.
Trần Thị Dung qua đời là chuyện đã rồi, vua có thể làm gì được Đàm Thái hậu đây? Xưa nay, vua luôn nhu nhược, nghe lời của mẫu hậu, vì thế Đàm Thái hậu không tin vua sẽ làm ra hành động gì quá đáng đối với bà. Đàm Thái hậu tự tin mình đủ khả năng khuyên nhủ, dỗ dành vua chóng quên đi con hồ ly tinh đê tiện ấy.
Đàm Thái hậu có dã tâm quá lớn, bà hòng thao túng toàn bộ chốn hậu cung. Quyết tâm của Đàm Thái hậu là muốn vua toàn tâm toàn ý với một mình Hoàng hậu, người của gia tộc họ Đàm. Nếu giết Trần Thị Dung, sẽ loại bỏ được địch thủ mạnh nhất tranh giành quyền sủng ái của Hoàng đế, khi đó Lý Hạo sẽ dồn toàn bộ tâm tư, tình cảm cho Đàm Ngọc Trúc. Hoàng hậu mà hạ sinh Hoàng tử thì kế hoạch của Đàm Thái hậu thành công mỹ mãn, và gia tộc họ Đàm tiếp tục trường tồn, con cháu họ Đàm không còn lo lắng bị các gia tộc đối địch trả thù. Nếu có thể, Đàm Thái hậu còn muốn thao túng cả triều đình.
“Bao giờ mới bắt đầu bữa dạ yến?” Lý Hạo không đáp mà hỏi lại.
“Bẩm Hoàng thượng, là đầu giờ Tuất ạ.” Lê Việt Tiến trả lời.
Lý Hạo đứng phắt dậy, bảo: “Cũng sắp đến rồi, trẫm đi tắm sơ một lượt, rồi đi luôn kẻo không kịp.” Dứt lời, hắn phất áo rời khỏi phòng.
Dạ tiệc trong cung đình hết sức đa dạng và phong phú về đồ ăn thức uống, là tập hợp các món ăn quý tộc cùng với các món ăn dân dã. Phong cách yến tiệc của mỗi triều đại, hoặc mỗi vị vua cũng rất riêng, rất đậm cá tính. Dạ tiệc cung đình là một bộ phận quan trọng, thường trực trong ẩm thực cung đình, mang một dấu ấn đặc sắc của văn hóa Hoàng cung Đại Việt.
Những món ngự thiện để thiết đãi trong buổi dạ yến như nem công, thấu thỏ, liên tử bình ba tiêu, chánh hoài, ý dĩ, phò ma cô lông, liên trà.... Đặc biệt phải kể đến nhóm món ăn cao cấp, quí hiếm như yến sào, hải sâm, bào ngư, hào xi, lộc cân, cửu khổng, tê bì, hùng chưởng. Ngoài ra còn nhiều loại món ăn thủy sản, cầm thú, cơm nếp lam, xôi đỏ, chè... Hay các món tráng miệng như hoa quả, bánh tiễn đôi, bánh uyển cao, mứt bát bửu, tứ linh...
Lúc Lý Hạo tới cung Thái hậu, thì tiếng nhạc du dương êm ái đã cất lên hòa vào không khí vui tươi của buổi dạ tiệc. Nhạc Việt thời Lý chịu ảnh hưởng ít nhiều từ nhạc Chiêm Thành qua những tù binh người Chiêm bị bắt trong các cuộc nam chinh của nhà Lý. Từ năm 1060, Lý Thánh Tông đã cho dịch các khúc nhạc Chiêm Thành và cho nhạc công ca hát. Sau đó, ảnh hưởng của nhạc Trung Quốc tăng dần, các điệu nhạc du nhập từ phương bắc có “Nam thiên nhạc”, “Ngọc lâu xuân”, “Mộng du tiên”, các bài hát có “Trang Chu nằm mộng hóa con bướm”, “Bạch Lạc Thiên mẹ biệt ly con”…
Lý Hạo đi thẳng vào trong, bàn tiệc vừa mới dọn ra, hắn thấy Đàm Thái hậu ngồi ở phía sau bàn, còn Trần Thị Dung ngồi ở phía bên phải bàn. Lý Hạo đến trước bàn tiệc, cung kính vái chào Đàm Thái hậu: “Kính chúc mẫu hậu thọ tỷ nam sơn.”
Đàm thái hậu ngạc nhiên vô cùng trước sự xuất hiện bất ngờ của Lý Hạo, lên tiếng hỏi: “Vì chuyện gì hoàng nhi lại có nhã hứng tới đây? Không phải đêm nay hoàng nhi sẽ đến cung Hoàng hậu đó sao?”
“Thưa mẫu hậu, cả buổi chiều nay hoàng nhi chưa vấn an người. Trên đường đi tới cung Hoàng hậu, hoàng nhi mạo muội ghé thăm người luôn thể. Vào tới nơi, thấy chỉ có mẫu hậu và Nguyên phi đang dự tiệc, chẳng hay có chuyện vui gì không ạ?” Lý Hạo tươi cười đáp.
“Đúng vậy, là chuyện vui! Trước kia, mẫu hậu và Nguyên phi có đôi chút hiểu lầm. Mẫu hậu khai yến nhằm xóa bỏ những khúc mắc giữa hai người. Nãy giờ tâm sự với Nguyên phi, mẫu hậu cảm thấy Nguyên phi là người rất dễ thương, đáng mến. À, nếu hoàng nhi đã đến, thì ngồi xuống cùng ngự yến.”
Lý Hạo ứng tiếng, ngồi phía bên trái bàn ăn. Hắn đưa mắt quan sát các nhạc kỹ đang hợp xướng một nhạc khúc Chiêm Thành. Những người nhạc kỹ có nam, có nữ ngồi trên chiếc chiếu hoa ở hai bên bàn tiệc. Nhạc cụ mà họ sử dụng gồm có trống cơm, tiêu, não, sáo trúc, đàn hồ, đàn cầm, đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn bảy dây, đàn hai dây, đàn bầu…
Âm thanh được các loại nhạc cụ kết hợp với nhau lúc nhanh lúc chậm, quanh quẩn khắp không gian, dội vào mặt nước trên con hồ nhỏ bên cạnh vang trở lại hợp với tiếng nhạc vừa phát ra quyện thành một âm điệu kéo dài, bi thảm khôn cùng. Khi thì bay bổng lên cao tản ra bầu trời đêm bất tận. Khi thì nặng nề như tiếng nỉ non, than khóc.
Tiếng nhạc đang du dương lại chuyển sang điệu khác. Lần này tiếng nhạc nồng nàn, man mác, thấm đượm tình yêu thương. Khúc nhạc như đang tâm sự, đang thuật lại chuyện tình yêu đôi lứa. Lúc thì não nề tựa tiếng lòng của thiếu nữ phòng đơn gối chiếc đang nhớ nhung người thương mến, lúc thì quặn thắt như tiếng khóc than của đôi trai gái yêu nhau bị chia cắt mối tình còn dang dở.
Trần Thị Dung chuyển đôi mày ngài, liếc mắt đưa tình với Lý Hạo, vén tay áo, che miệng cười, nũng nịu: “Thần thiếp thấy Hoàng thượng như có tâm sự nào đó vậy. Hình như người đang bồn chồn, bất an. Có phải người đang mong ngóng đi gặp Hoàng hậu lắm phải không?”
“Trẫm đang lo lắng chuyện quốc gia đại sự mà thôi. Dạo này khắp nơi xảy ra nhiều vấn nạn quá. Ngay cả chốn kinh kỳ cũng phải chịu cảnh hoành hành của nạn trộm cắp, cướp giật.” Lý Hạo bóp trán thở dài. Đầu hắn hơi nghiêng một bên, hắn bắt gặp ánh mắt Đàm thái hậu xẹt qua tia lạnh lẽo khi nghe lời đùa cợt của Trần Thị Dung. Lý Hạo biết lời nói của Trần Nguyên phi đã khiến cho Đàm Thái hậu càng muốn giết nàng hơn. Hắn nhìn toàn bộ xung quanh, vắt óc nghĩ cách giúp Trần Thị Dung vượt qua cửa ải tử thần.
Cơ hội của Đàm Thái hậu đến, khi bà tìm mua được một loại chất độc cực mạnh của một vị thầy cúng trên vùng núi cao hẻo lánh. Đây là chất độc không màu, không mùi, không vị, ngân châm không đổi sắc khi cắm vào bình nước có pha chất độc. Người uống phải chất độc chết đi, giống như là bị lên cơn đau tim mà chết. Đàm Thái hậu sẽ loan báo ra ngoài rằng Trần Nguyên phi mắc bạo bệnh bỏ mình. Dù cho người họ Trần có điều tra, xét nghiệm cả năm cũng không tìm ra nguyên nhân của cái chết.
Trần Thị Dung qua đời là chuyện đã rồi, vua có thể làm gì được Đàm Thái hậu đây? Xưa nay, vua luôn nhu nhược, nghe lời của mẫu hậu, vì thế Đàm Thái hậu không tin vua sẽ làm ra hành động gì quá đáng đối với bà. Đàm Thái hậu tự tin mình đủ khả năng khuyên nhủ, dỗ dành vua chóng quên đi con hồ ly tinh đê tiện ấy.
Đàm Thái hậu có dã tâm quá lớn, bà hòng thao túng toàn bộ chốn hậu cung. Quyết tâm của Đàm Thái hậu là muốn vua toàn tâm toàn ý với một mình Hoàng hậu, người của gia tộc họ Đàm. Nếu giết Trần Thị Dung, sẽ loại bỏ được địch thủ mạnh nhất tranh giành quyền sủng ái của Hoàng đế, khi đó Lý Hạo sẽ dồn toàn bộ tâm tư, tình cảm cho Đàm Ngọc Trúc. Hoàng hậu mà hạ sinh Hoàng tử thì kế hoạch của Đàm Thái hậu thành công mỹ mãn, và gia tộc họ Đàm tiếp tục trường tồn, con cháu họ Đàm không còn lo lắng bị các gia tộc đối địch trả thù. Nếu có thể, Đàm Thái hậu còn muốn thao túng cả triều đình.
/100
|