Nhưng, Văn Thời nhanh chóng phát hiện sự thật hoàn toàn không phải thế…
Vì con rối trên giường đã chết thật rồi.
Cụ già xốc chăn lên, tay chân bé trai đã biến thành nhánh cây khô héo, vỏ cây màu nâu tro thay thế hơn phân nửa làn da của nó, chỉ có phần bụng trở lên là còn tạm giữ được dáng vẻ con người thôi.
Quá trình này gọi là ‘khô hóa’, có nghĩa là con rối đã chết.
Có vậy mà đã chết rồi à?
Văn Thời khá ngạc nhiên.
Anh nhớ rất rõ là mình không hề đâm thủng ngực của bé trai, không đến nỗi lấy mạng của nó, sao lại đột nhiên khô hóa thế này?
Nhưng trong chớp mắt, anh hiểu ra, cảnh tượng này không phải màn tiếp diễn sau khi mình làm tổn thương đứa nhỏ, mà là chuyện từng xảy ra trong hiện thực.
Chuyện này luôn tồn đọng trong trí nhớ của cụ già, không những thế mà ấn tượng còn rất sâu đậm. Chuyện xảy ra trong lồng khá giống với những gì từng phát sinh ngoài đời thực, vì thế cảnh tượng này mới ùa tới.
Đây không phải là hư ảo, nó là chuyện đã qua.
Bé trai trên giường nhắm hai mắt, vùi người trong đệm chăn, trông không có chút sức sống nào. Dấu vết vỏ cây xù xì còn đang từ từ lan rộng, tựa như một vết mực bị dây ra, phần da ngày càng ít đi.
Sau một lúc, dấu vết khô hóa đã tràn tới trước ngực.
Con dấu trên ngực nó trắng lên như đốm mốc trên nhánh cây, vẫn khó thể nhận ra.
Văn Thời nhìn chằm chằm vào con dấu rối đó, hơi nhíu mày.
Bỗng nhiên nghe có ai đó trầm giọng mở lời, hỏi anh: “Ngẩn người làm gì?”
Anh chợt hoàn hồn, quay đầu thấy Tạ Vấn đã đi tới.
Không gian trong gương lạ lùng lắm, nó đối ứng với những gì ngoài gương, cũng có một chiếc bàn đọc sách, một khung cửa sổ, nhưng tất cả đều rất mơ hồ, tựa như bị bao phủ bởi một lớp sương trắng xoá.
Tạ Vấn đang đứng dựa người lên bàn đọc sách giữa sương mù.
Hắn vẫn còn cầm trong tay nhánh cây từ lúc vào lồng đến giờ, tạm thời không ném đi đâu được, nên luôn bày ra dáng vẻ có nó cũng được, không cũng chẳng sao như một tên nhà giàu lười biếng.
“Anh qua đây làm gì?” Văn Thời nói, giọng trong gương cũng rất khẽ, nếu không lớn tiếng thì không thể truyền ra ngoài.
“Tôi không thể tới đây?” Sự kinh ngạc của Tạ Vấn cũng có vẻ rất nhạt nhòa, một giây sau lại trở về với vẻ mặt bình thường: “Việc gì cũng có thứ tự đến trước tới sau, không thôi chúng ta tính thử ai là người giành địa bàn chiếc gương này trước nhé?”
“…”
Đã bao nhiêu tuổi rồi, ai thèm giành địa bàn với ông chứ?
Văn Thời không thèm để ý đến hắn, liếc một cái rồi đưa mắt về.
Một lát sau, anh bỗng nói: “Anh biết gì về khô hóa không?”
“Hả?” Tạ Vấn đứng thẳng người dậy và đi tới, lia qua bé trai trên giường, lập tức hiểu ra, “À, đương nhiên là biết rồi.”
Văn Thời lại nhìn hắn với một ánh mắt hoài nghi.
“Vẻ mặt gì đây, bộ tôi không nên biết à?” Tạ Vấn nói.
“Không phải.”
Nên biết, nhưng không nên có vẻ mặt này.
Quá trình ‘khô hóa’ của một con rối bình thường luôn xảy ra trong chớp nháy, giây trước còn sống sờ sờ, giây sau đã rơi xuống đất và biến thành một đống cành khô lá úa kèm theo sợi bông trắng.
Kiểu khô hóa chầm chậm như thế này đồng nghĩa với việc kẻ làm rối có trình độ cực cao, cao đến mức hiếm thấy trên đời, chỉ có thể đếm được trên đầu ngón tay.
Đừng nói là người thường, chỉ có vài Phán Quan từng thấy một con rối như thế, nhất là đám Phán Quan đời sau. Thoạt nhìn, người thường sẽ không thể hiểu được đây là quá trình ‘khô hóa’, còn tưởng bé trai có vấn đề gì khác nữa.
Nên khi Tạ Vấn trả lời nhanh chóng bằng giọng điệu bình thản như vậy, anh lại thấy rất kỳ quái.
Nhưng hắn cũng nhanh chóng hiểu được lòng nghi hoặc của Văn Thời, giải thích: “Trương gia có rất nhiều sách chứa, trình độ gà mờ như tôi đây chưa từng nhìn thấy chúng ngoài đời thực, phải xem nhiều trên sách vở để tránh bị mất mặt vì nguồn kiến thức hạn hẹp ——”
Tạ Vấn cười nói: “Tôi dễ tự ái lắm, nhất là trước mặt người nhỏ tuổi hơn mình.”
Văn Thời: “…”
Nếu lời này thốt ra từ miệng một cụ già thì còn nghe lọt tai được tí tẹo.
Vì con rối trên giường đã chết thật rồi.
Cụ già xốc chăn lên, tay chân bé trai đã biến thành nhánh cây khô héo, vỏ cây màu nâu tro thay thế hơn phân nửa làn da của nó, chỉ có phần bụng trở lên là còn tạm giữ được dáng vẻ con người thôi.
Quá trình này gọi là ‘khô hóa’, có nghĩa là con rối đã chết.
Có vậy mà đã chết rồi à?
Văn Thời khá ngạc nhiên.
Anh nhớ rất rõ là mình không hề đâm thủng ngực của bé trai, không đến nỗi lấy mạng của nó, sao lại đột nhiên khô hóa thế này?
Nhưng trong chớp mắt, anh hiểu ra, cảnh tượng này không phải màn tiếp diễn sau khi mình làm tổn thương đứa nhỏ, mà là chuyện từng xảy ra trong hiện thực.
Chuyện này luôn tồn đọng trong trí nhớ của cụ già, không những thế mà ấn tượng còn rất sâu đậm. Chuyện xảy ra trong lồng khá giống với những gì từng phát sinh ngoài đời thực, vì thế cảnh tượng này mới ùa tới.
Đây không phải là hư ảo, nó là chuyện đã qua.
Bé trai trên giường nhắm hai mắt, vùi người trong đệm chăn, trông không có chút sức sống nào. Dấu vết vỏ cây xù xì còn đang từ từ lan rộng, tựa như một vết mực bị dây ra, phần da ngày càng ít đi.
Sau một lúc, dấu vết khô hóa đã tràn tới trước ngực.
Con dấu trên ngực nó trắng lên như đốm mốc trên nhánh cây, vẫn khó thể nhận ra.
Văn Thời nhìn chằm chằm vào con dấu rối đó, hơi nhíu mày.
Bỗng nhiên nghe có ai đó trầm giọng mở lời, hỏi anh: “Ngẩn người làm gì?”
Anh chợt hoàn hồn, quay đầu thấy Tạ Vấn đã đi tới.
Không gian trong gương lạ lùng lắm, nó đối ứng với những gì ngoài gương, cũng có một chiếc bàn đọc sách, một khung cửa sổ, nhưng tất cả đều rất mơ hồ, tựa như bị bao phủ bởi một lớp sương trắng xoá.
Tạ Vấn đang đứng dựa người lên bàn đọc sách giữa sương mù.
Hắn vẫn còn cầm trong tay nhánh cây từ lúc vào lồng đến giờ, tạm thời không ném đi đâu được, nên luôn bày ra dáng vẻ có nó cũng được, không cũng chẳng sao như một tên nhà giàu lười biếng.
“Anh qua đây làm gì?” Văn Thời nói, giọng trong gương cũng rất khẽ, nếu không lớn tiếng thì không thể truyền ra ngoài.
“Tôi không thể tới đây?” Sự kinh ngạc của Tạ Vấn cũng có vẻ rất nhạt nhòa, một giây sau lại trở về với vẻ mặt bình thường: “Việc gì cũng có thứ tự đến trước tới sau, không thôi chúng ta tính thử ai là người giành địa bàn chiếc gương này trước nhé?”
“…”
Đã bao nhiêu tuổi rồi, ai thèm giành địa bàn với ông chứ?
Văn Thời không thèm để ý đến hắn, liếc một cái rồi đưa mắt về.
Một lát sau, anh bỗng nói: “Anh biết gì về khô hóa không?”
“Hả?” Tạ Vấn đứng thẳng người dậy và đi tới, lia qua bé trai trên giường, lập tức hiểu ra, “À, đương nhiên là biết rồi.”
Văn Thời lại nhìn hắn với một ánh mắt hoài nghi.
“Vẻ mặt gì đây, bộ tôi không nên biết à?” Tạ Vấn nói.
“Không phải.”
Nên biết, nhưng không nên có vẻ mặt này.
Quá trình ‘khô hóa’ của một con rối bình thường luôn xảy ra trong chớp nháy, giây trước còn sống sờ sờ, giây sau đã rơi xuống đất và biến thành một đống cành khô lá úa kèm theo sợi bông trắng.
Kiểu khô hóa chầm chậm như thế này đồng nghĩa với việc kẻ làm rối có trình độ cực cao, cao đến mức hiếm thấy trên đời, chỉ có thể đếm được trên đầu ngón tay.
Đừng nói là người thường, chỉ có vài Phán Quan từng thấy một con rối như thế, nhất là đám Phán Quan đời sau. Thoạt nhìn, người thường sẽ không thể hiểu được đây là quá trình ‘khô hóa’, còn tưởng bé trai có vấn đề gì khác nữa.
Nên khi Tạ Vấn trả lời nhanh chóng bằng giọng điệu bình thản như vậy, anh lại thấy rất kỳ quái.
Nhưng hắn cũng nhanh chóng hiểu được lòng nghi hoặc của Văn Thời, giải thích: “Trương gia có rất nhiều sách chứa, trình độ gà mờ như tôi đây chưa từng nhìn thấy chúng ngoài đời thực, phải xem nhiều trên sách vở để tránh bị mất mặt vì nguồn kiến thức hạn hẹp ——”
Tạ Vấn cười nói: “Tôi dễ tự ái lắm, nhất là trước mặt người nhỏ tuổi hơn mình.”
Văn Thời: “…”
Nếu lời này thốt ra từ miệng một cụ già thì còn nghe lọt tai được tí tẹo.