Mùa đông năm nay đến rất đột ngột, nhiệt độ giảm xuống mà không hề báo trước, như thể chỉ trong vòng một đêm, tất cả mọi nơi đều lạnh ngắt.
Mặt nước của lắm con sông trong vùng Thường Dương kết thành một lớp băng mỏng vào sáng tinh mơ khi mà khí lạnh dày nhất.
Có rất ít người đi đường dạo ngang bờ sông, họ chỉ cần há miệng là có thể phà ra một làn khói trắng. Vỉ hấp của những quầy hàng bán đồ ăn sáng bốc hơi hầm hập, lác đác vài ánh đèn le lói.
Bây giờ còn quá sớm, thành phố vẫn chưa thức giấc, khu dân cư rất là yên ắng.
Thỉnh thoảng có người vừa làm xong ca đêm, đậu xe đạp điện bé xinh trong ga-ra, hà hơi vội vàng băng qua, lúc đi ngang tòa nhà số 9, họ sẽ xoay đầu nhìn một phát.
Trước tòa nhà ấy có dựng một cái rạp đám ma, có người không thể sống qua nổi mùa đông lạnh giá này.
Người già chiếm số đông trong cư xá này, mấy chuyện như vầy thường sẽ xảy ra vào những ngày lạnh nhất và nóng nhất. Vài người mắc bệnh cấp tính, vài người lại là chết già.
Bất kể là kiểu nào cũng không thể tránh được việc sẽ có người bi ai và sẽ có người thổn thức.
Người trong rạp vẫn chưa ra, trên vách còn treo tang phục đay trắng và mũ đay trắng được cởi ra đêm qua, kèm theo túi này nối liền túi nọ, dán họ và tên được ghi vội. Có gia quyến, có hàng xóm, còn có một tờ trống trơn, như là đang chờ ai đó đến điền.
Tang lễ này tiếp diễn rất nhiều ngày và đã kết thúc vào tối hôm qua.
Cổng chào còn sót lại hôm nay sẽ bị dỡ bỏ, về sau cũng không để lại bất cứ dấu vết nào cả. Tờ giấy trống ấy sẽ dấy lên một đợt gió lạnh sáng sớm rồi bị vứt vào chậu lửa cuối cùng chung với cái túi.
Nếu có hỏi người quen với gia đình này rằng tờ giấy trống đó vốn nên thuộc về ai, họ sẽ trả lời đó là một người không đuổi kịp tang lễ này tên là ‘Lan Lan’, cháu ngoại mà bà cụ này một tay nuôi nấng nên người. Bà cụ đặt tên mụ này cho cô cũng vì loài hoa mà bà thích nhất là hành lan.
(*) hành lan: phong huệ trắng.
Có một tảng lớn trong bồn hoa trước tòa nhà số 9 đều được trồng bởi bà cụ khi còn sống. Ngặt nỗi vừa khéo lỡ mất thời kỳ ra hoa, chẳng có đóa nào nở cả.
Giống như cô gái tên ‘Lan Lan’ ấy không thể chạy kịp tới tang lễ ——
Không phải do mâu thuẫn gì, chỉ là trời xui đất khiến bị kéo chân. Thế là cô đã bỏ lỡ lần cuối để nhìn mặt bà cụ, không thể nói một lời tạm biệt đàng hoàng.
Và dường như nhiều chuyện tương tự trên đời này… cũng luôn gắn liền với nỗi tiếc nuối đó.
Nhưng người ngoài nào biết, thực ra Lan Lan có quay về. Khi đến nhà vào lúc rạng sáng, cô trông thấy miếng vải đen ghi một chữ ‘cúng’ tại cửa ra vào, khóc gọi một tiếng “bà ngoại ơi mở cửa cho con với” rồi tức thì chìm vào một giấc mộng.
—— Cô đã vào lồng.
Không biết là vì cô tan nát cõi lòng không buông bỏ được, hay là vì bà ngoại vẫn luôn đợi cô về.
Có lẽ là cả hai.
Nói cho cùng, vui buồn hợp tan cũng luôn đến từ hai chiều.
Đây là cái lồng thứ 9 mà bọn Văn Thời tiến vào, không đặc biệt mà cũng không phức tạp, giống như vô số cái lồng mà họ từng vào trước đó.
Ngay cả lý do thành lồng cũng rất cỏn con. Nếu người không biết chuyện mà nghe được, thậm chí còn chẳng hiểu tại sao điều này lại tạo nên cái lồng. Nhưng Văn Thời và Trần Bất Đáo lại hiểu.
Bởi vì đây mới là tình trạng thông thường của thế gian.
Vui vì một chuyện rất nhỏ, đau lòng vì một chuyện bé xíu, không thể buông bỏ một ai đó vì một chuyện không đáng kể, bịn rịn không thôi vì một chuyện tí hon.
Giống như sáng nay khi trời còn chưa sáng, trong cái lồng mà người thường không nhìn thấy. Trần Bất Đáo buông tay xuống, Văn Thời thu lại dây rối, cả hai đứng lặng ở một chỗ cách đó hơi xa, chờ bà cụ ấy nắm chặt tay Lan Lan, vừa vuốt nhẹ vừa tạm biệt.
Bà nhìn cô gái trẻ rơi lệ không dứt, muốn móc từ trong túi ra chiếc khăn tay vừa mang theo, song lại phát hiện quần áo đã đổi thành áo liệm từ lúc nào nên không có túi, cũng chẳng có khăn tay.
Thế là bà chỉ có thể lau đi nước mắt bằng lòng bàn tay và mu bàn tay, dỗ dành rằng: “Thôi nào con đừng có khóc, đừng khóc mà con.”
“Bà ngoại luôn đợi con mà. Không gặp được con, sao bà ngoại lại cam lòng được chứ?”
“Con được bà nuôi lớn, từ một cục bé xíu nuôi đến cao như vậy, đùng một phát trở thành một thiếu nữ. Năm nay lạnh đến thế, một mình con sống ở chốn xa như vậy, bà ngoại lo lắm con à.”
“Bà đã kêu cha mẹ con đừng có báo tin cho con biết, chẳng phải gần đây con đang tìm việc à? Còn bảo là cầm được khoản tiền lương đầu tiên thì sẽ dẫn bà ngoại đi ăn món ngon đồ nữa, bà nghĩ ấy… ráng chịu tí nữa biết đâu lại có sức mạnh, để có thể ra ngoài đường cùng con.”
Chóp mũi của cô gái đỏ bừng, tay nắm chặt bàn tay của bà ngoại, mắt thì híp lại, nghẹn ngào đến không thể thốt câu nào nên lời, cuối cùng nói hòa theo tiếng khóc: “Vậy bà đợi con thêm chút nữa đi bà.”
“Con tìm được rồi bà ơi, đợi mấy bữa nữa thì sẽ có thể có khoản tiền lương đầu tiên, sao bà lại không đợi con thêm chút nữa vậy…”
“Chẳng phải bà đang đợi rồi đây hả?” Bà cụ nói, “Thực ra bà còn đi đâu được nữa đâu con ơi, bà chỉ muốn nhìn con thêm một chút thôi. Đêm đó, bọn họ đều tụ họp trong phòng bà rồi khóc tùm lum tà la, thực ra bà biết rõ, chỉ là không mở mắt ra được thôi…”
“Lúc đó bà nghĩ, làm sao đây ta ơi, Lan Lan còn chưa dàn xếp ổn thỏa, bà còn chẳng biết sau này cục cưng của bà sẽ ở đâu nữa mà.”
Bà cụ ôm mặt cô gái và nói: “Bà ngoại của con ấy, sẽ không nhận ra nhà con sau này đâu.”
“Ở Quảng Viên…” Cô gái nghe câu này thì khóc không thành tiếng, thút tha thút thít báo địa chỉ: “Tòa nhà số 2 chung cư số 3… căn hộ số 504, con… mới thuê xong, con sẽ không đổi nhà đâu. Bồn hoa dưới lầu cũng… cũng có trồng cây ngọc lan giống dưới lầu nhà mình, một khóm bự chảng luôn bà ơi.”
“Ừm con.” Bà cụ gật đầu.
“Con còn mua rất nhiều chậu hoa, lúc về con sẽ đi mua hành lan ngay.” Cô gái nói, “Con sẽ… sẽ đặt chúng trên ban công, dàn một hàng luôn, bà chỉ nhìn là sẽ nhận ra thôi.”
“Ừm con.” Bà cụ cười: “Hành lan phải không, bà ngoại sẽ ghi nhớ.”
Cô gái tên ‘Lan Lan’ đó khóc rất lâu, khóc đến không còn hơi sức, lảo đảo sắp ngã. Mà bà cụ kia vẫn ôm lấy mặt cô, phủ lên tay cô rồi kéo cô vào lòng như biết bao cụ già khác cũng thích làm.
Giây cuối của phút cuối, bà cụ sờ đầu cô, chầm chậm rằng: “Đợi được con nên bà ngoại đã cảm thấy thỏa mãn, cũng nên đi rồi…”
Bà ngẩng đầu nhìn về phía Văn Thời và Trần Bất Đáo, gật đầu dịu dàng rồi nói: “Cảm ơn nhé.”
Văn Thời cũng gật đầu với bà một cái, sau đó đảo mắt nhìn về phía Hạ Tiều đang ngồi xổm ở một bên. Có lẽ cậu cũng nhớ lại ông cụ nào đó trước đây và đã khóc theo chẳng biết bao lâu.
Văn Thời lẳng lặng một hồi rồi đưa tay đẩy lưng cậu một cái không nhẹ không nặng: “Lần này cậu làm đi.”
Lúc xoay lại, anh đối diện với ánh mắt trầm ấm của Trần Bất Đáo.
Đây là cái lồng đầu tiên mà Hạ Tiều tự tay giải.
Khi cậu đắp ngón tay lên vai bà cụ, từng sợi sương đen men theo đầu ngón tay tràn vào trong cơ thể của cậu, giống như vô số lần mà Văn Thời và Trần Bất Đáo từng làm.
Nhiều người chẳng hiểu sẽ cảm thấy cái thứ sương đen pha lẫn và đậm đặc này rất là ‘bẩn’, nhưng đối với họ, thứ này được gọi là ‘trần duyên’, là nỗi lo của người phàm trần.
Cậu có thể nếm được tất cả mùi vị từ đó.
Đó là cả đời của một ai đó, cũng là khoảnh khắc mà cái lồng tan rã.
Bức danh phả in tên các vị Phán Quan đã đứng hình rất lâu cuối cùng cũng có thêm một cái tên, nằm ngay phía sau Thẩm Kiều.
***
Lúc Hạ Tiều chú ý tới sự biến đổi trên bức danh phả thì đã là hai ngày sau.
Hôm đó họ thu dọn hành lý chuẩn bị rời Tây An về Ninh Châu. Trước khi đi, Văn Thời dẫn cậu đến thăm nơi Thẩm Kiều từng ở tại Tây An.
Chỗ ấy sớm đã đổi thay triệt để, vùng giải phóng cũ trước đây biến thành một khu thương mại, trời đông giá lạnh mà cũng vô cùng đông đúc, không nhìn thấy bóng hình của quá khứ.
Mặt nước của lắm con sông trong vùng Thường Dương kết thành một lớp băng mỏng vào sáng tinh mơ khi mà khí lạnh dày nhất.
Có rất ít người đi đường dạo ngang bờ sông, họ chỉ cần há miệng là có thể phà ra một làn khói trắng. Vỉ hấp của những quầy hàng bán đồ ăn sáng bốc hơi hầm hập, lác đác vài ánh đèn le lói.
Bây giờ còn quá sớm, thành phố vẫn chưa thức giấc, khu dân cư rất là yên ắng.
Thỉnh thoảng có người vừa làm xong ca đêm, đậu xe đạp điện bé xinh trong ga-ra, hà hơi vội vàng băng qua, lúc đi ngang tòa nhà số 9, họ sẽ xoay đầu nhìn một phát.
Trước tòa nhà ấy có dựng một cái rạp đám ma, có người không thể sống qua nổi mùa đông lạnh giá này.
Người già chiếm số đông trong cư xá này, mấy chuyện như vầy thường sẽ xảy ra vào những ngày lạnh nhất và nóng nhất. Vài người mắc bệnh cấp tính, vài người lại là chết già.
Bất kể là kiểu nào cũng không thể tránh được việc sẽ có người bi ai và sẽ có người thổn thức.
Người trong rạp vẫn chưa ra, trên vách còn treo tang phục đay trắng và mũ đay trắng được cởi ra đêm qua, kèm theo túi này nối liền túi nọ, dán họ và tên được ghi vội. Có gia quyến, có hàng xóm, còn có một tờ trống trơn, như là đang chờ ai đó đến điền.
Tang lễ này tiếp diễn rất nhiều ngày và đã kết thúc vào tối hôm qua.
Cổng chào còn sót lại hôm nay sẽ bị dỡ bỏ, về sau cũng không để lại bất cứ dấu vết nào cả. Tờ giấy trống ấy sẽ dấy lên một đợt gió lạnh sáng sớm rồi bị vứt vào chậu lửa cuối cùng chung với cái túi.
Nếu có hỏi người quen với gia đình này rằng tờ giấy trống đó vốn nên thuộc về ai, họ sẽ trả lời đó là một người không đuổi kịp tang lễ này tên là ‘Lan Lan’, cháu ngoại mà bà cụ này một tay nuôi nấng nên người. Bà cụ đặt tên mụ này cho cô cũng vì loài hoa mà bà thích nhất là hành lan.
(*) hành lan: phong huệ trắng.
Có một tảng lớn trong bồn hoa trước tòa nhà số 9 đều được trồng bởi bà cụ khi còn sống. Ngặt nỗi vừa khéo lỡ mất thời kỳ ra hoa, chẳng có đóa nào nở cả.
Giống như cô gái tên ‘Lan Lan’ ấy không thể chạy kịp tới tang lễ ——
Không phải do mâu thuẫn gì, chỉ là trời xui đất khiến bị kéo chân. Thế là cô đã bỏ lỡ lần cuối để nhìn mặt bà cụ, không thể nói một lời tạm biệt đàng hoàng.
Và dường như nhiều chuyện tương tự trên đời này… cũng luôn gắn liền với nỗi tiếc nuối đó.
Nhưng người ngoài nào biết, thực ra Lan Lan có quay về. Khi đến nhà vào lúc rạng sáng, cô trông thấy miếng vải đen ghi một chữ ‘cúng’ tại cửa ra vào, khóc gọi một tiếng “bà ngoại ơi mở cửa cho con với” rồi tức thì chìm vào một giấc mộng.
—— Cô đã vào lồng.
Không biết là vì cô tan nát cõi lòng không buông bỏ được, hay là vì bà ngoại vẫn luôn đợi cô về.
Có lẽ là cả hai.
Nói cho cùng, vui buồn hợp tan cũng luôn đến từ hai chiều.
Đây là cái lồng thứ 9 mà bọn Văn Thời tiến vào, không đặc biệt mà cũng không phức tạp, giống như vô số cái lồng mà họ từng vào trước đó.
Ngay cả lý do thành lồng cũng rất cỏn con. Nếu người không biết chuyện mà nghe được, thậm chí còn chẳng hiểu tại sao điều này lại tạo nên cái lồng. Nhưng Văn Thời và Trần Bất Đáo lại hiểu.
Bởi vì đây mới là tình trạng thông thường của thế gian.
Vui vì một chuyện rất nhỏ, đau lòng vì một chuyện bé xíu, không thể buông bỏ một ai đó vì một chuyện không đáng kể, bịn rịn không thôi vì một chuyện tí hon.
Giống như sáng nay khi trời còn chưa sáng, trong cái lồng mà người thường không nhìn thấy. Trần Bất Đáo buông tay xuống, Văn Thời thu lại dây rối, cả hai đứng lặng ở một chỗ cách đó hơi xa, chờ bà cụ ấy nắm chặt tay Lan Lan, vừa vuốt nhẹ vừa tạm biệt.
Bà nhìn cô gái trẻ rơi lệ không dứt, muốn móc từ trong túi ra chiếc khăn tay vừa mang theo, song lại phát hiện quần áo đã đổi thành áo liệm từ lúc nào nên không có túi, cũng chẳng có khăn tay.
Thế là bà chỉ có thể lau đi nước mắt bằng lòng bàn tay và mu bàn tay, dỗ dành rằng: “Thôi nào con đừng có khóc, đừng khóc mà con.”
“Bà ngoại luôn đợi con mà. Không gặp được con, sao bà ngoại lại cam lòng được chứ?”
“Con được bà nuôi lớn, từ một cục bé xíu nuôi đến cao như vậy, đùng một phát trở thành một thiếu nữ. Năm nay lạnh đến thế, một mình con sống ở chốn xa như vậy, bà ngoại lo lắm con à.”
“Bà đã kêu cha mẹ con đừng có báo tin cho con biết, chẳng phải gần đây con đang tìm việc à? Còn bảo là cầm được khoản tiền lương đầu tiên thì sẽ dẫn bà ngoại đi ăn món ngon đồ nữa, bà nghĩ ấy… ráng chịu tí nữa biết đâu lại có sức mạnh, để có thể ra ngoài đường cùng con.”
Chóp mũi của cô gái đỏ bừng, tay nắm chặt bàn tay của bà ngoại, mắt thì híp lại, nghẹn ngào đến không thể thốt câu nào nên lời, cuối cùng nói hòa theo tiếng khóc: “Vậy bà đợi con thêm chút nữa đi bà.”
“Con tìm được rồi bà ơi, đợi mấy bữa nữa thì sẽ có thể có khoản tiền lương đầu tiên, sao bà lại không đợi con thêm chút nữa vậy…”
“Chẳng phải bà đang đợi rồi đây hả?” Bà cụ nói, “Thực ra bà còn đi đâu được nữa đâu con ơi, bà chỉ muốn nhìn con thêm một chút thôi. Đêm đó, bọn họ đều tụ họp trong phòng bà rồi khóc tùm lum tà la, thực ra bà biết rõ, chỉ là không mở mắt ra được thôi…”
“Lúc đó bà nghĩ, làm sao đây ta ơi, Lan Lan còn chưa dàn xếp ổn thỏa, bà còn chẳng biết sau này cục cưng của bà sẽ ở đâu nữa mà.”
Bà cụ ôm mặt cô gái và nói: “Bà ngoại của con ấy, sẽ không nhận ra nhà con sau này đâu.”
“Ở Quảng Viên…” Cô gái nghe câu này thì khóc không thành tiếng, thút tha thút thít báo địa chỉ: “Tòa nhà số 2 chung cư số 3… căn hộ số 504, con… mới thuê xong, con sẽ không đổi nhà đâu. Bồn hoa dưới lầu cũng… cũng có trồng cây ngọc lan giống dưới lầu nhà mình, một khóm bự chảng luôn bà ơi.”
“Ừm con.” Bà cụ gật đầu.
“Con còn mua rất nhiều chậu hoa, lúc về con sẽ đi mua hành lan ngay.” Cô gái nói, “Con sẽ… sẽ đặt chúng trên ban công, dàn một hàng luôn, bà chỉ nhìn là sẽ nhận ra thôi.”
“Ừm con.” Bà cụ cười: “Hành lan phải không, bà ngoại sẽ ghi nhớ.”
Cô gái tên ‘Lan Lan’ đó khóc rất lâu, khóc đến không còn hơi sức, lảo đảo sắp ngã. Mà bà cụ kia vẫn ôm lấy mặt cô, phủ lên tay cô rồi kéo cô vào lòng như biết bao cụ già khác cũng thích làm.
Giây cuối của phút cuối, bà cụ sờ đầu cô, chầm chậm rằng: “Đợi được con nên bà ngoại đã cảm thấy thỏa mãn, cũng nên đi rồi…”
Bà ngẩng đầu nhìn về phía Văn Thời và Trần Bất Đáo, gật đầu dịu dàng rồi nói: “Cảm ơn nhé.”
Văn Thời cũng gật đầu với bà một cái, sau đó đảo mắt nhìn về phía Hạ Tiều đang ngồi xổm ở một bên. Có lẽ cậu cũng nhớ lại ông cụ nào đó trước đây và đã khóc theo chẳng biết bao lâu.
Văn Thời lẳng lặng một hồi rồi đưa tay đẩy lưng cậu một cái không nhẹ không nặng: “Lần này cậu làm đi.”
Lúc xoay lại, anh đối diện với ánh mắt trầm ấm của Trần Bất Đáo.
Đây là cái lồng đầu tiên mà Hạ Tiều tự tay giải.
Khi cậu đắp ngón tay lên vai bà cụ, từng sợi sương đen men theo đầu ngón tay tràn vào trong cơ thể của cậu, giống như vô số lần mà Văn Thời và Trần Bất Đáo từng làm.
Nhiều người chẳng hiểu sẽ cảm thấy cái thứ sương đen pha lẫn và đậm đặc này rất là ‘bẩn’, nhưng đối với họ, thứ này được gọi là ‘trần duyên’, là nỗi lo của người phàm trần.
Cậu có thể nếm được tất cả mùi vị từ đó.
Đó là cả đời của một ai đó, cũng là khoảnh khắc mà cái lồng tan rã.
Bức danh phả in tên các vị Phán Quan đã đứng hình rất lâu cuối cùng cũng có thêm một cái tên, nằm ngay phía sau Thẩm Kiều.
***
Lúc Hạ Tiều chú ý tới sự biến đổi trên bức danh phả thì đã là hai ngày sau.
Hôm đó họ thu dọn hành lý chuẩn bị rời Tây An về Ninh Châu. Trước khi đi, Văn Thời dẫn cậu đến thăm nơi Thẩm Kiều từng ở tại Tây An.
Chỗ ấy sớm đã đổi thay triệt để, vùng giải phóng cũ trước đây biến thành một khu thương mại, trời đông giá lạnh mà cũng vô cùng đông đúc, không nhìn thấy bóng hình của quá khứ.