Buổi tối ở cái thôn vắng này chưa từng yên ả.
Lục Văn Quyên kể rằng khách khứa vào nhầm chỗ này trước đó chỉ ngớ ra mấy hôm rồi ngày càng trở nên kỳ lạ hơn: xúc động, dễ giận, cáu kỉnh và hờn tủi, như thể tất cả mọi thứ ẩn sâu trong nội tâm đều bị mảnh đất này khơi ra.
Bọn Văn Thời cũng không quá bất ngờ về điều này. Dù sao thì huệ cô có thể bò khắp thôn ở đây phiền phức hơn lồng xoáy nhiều.
Lục Văn Quyên còn bảo rằng đa số khách đều gặp bất trắc vào ban đêm. Dì ta từng thấy một người phụ nữ lao ra khỏi nhà giữa trời mưa to tối sầm như bị trúng tà, chẳng ai cản nổi cô ấy cả.
“Kết quả thì sao?”
“Mấy cậu đã thấy ngoài cửa trông ra sao rồi phải không?” Lục Văn Quyên nói, “Khi trời đổ mưa, mấy thứ kia sẽ bò lên liên tục, ngoài cửa còn trở nên hệt như mặt gương. Kết quả là cô ấy xông ra ngoài và không trở về nữa.”
Hệt như mặt gương vì ngoài cửa là chỗ chết. Về phần vì sao lại lao ra như bị trúng tà, e rằng không thể không dính líu tới tâm ma.
Bởi thế từ đó về sau, Lục Văn Quyên cho mỗi người vào nhầm nơi này uống canh sủi cảo. Dì bỏ thêm chút thuốc vô đó hòng khiến người ta ngủ như chết.
“Nhưng như thế vẫn tốt hơn so với việc chết không toàn thây, biến mất khỏi cuộc đời một cách không rõ rệt.” Lục Văn Quyên nói.
Dự tính ban đầu của dì tốt lắm. Tiếc là canh sủi cảo mà dì đã chuẩn bị tỉ mỉ không có tác dụng đối với bọn Văn Thời, nên họ tỉnh vẫn hoàn tỉnh, phải sa vào tâm ma thì vẫn sa vào tâm ma.
Vì vậy khi màn đêm buông xuống, đám người trong ngôi nhà này lại bắt đầu rầu rỉ ——
Chia phòng chính là vấn đề.
Nhà của Lục Văn Quyên có tất cả bốn phòng trên lầu. Bà cô họ Trương tất nhiên độc chiếm một phòng, chẳng ai dám tranh phòng với cô cả. Chu Húc rất có thể sẽ bị trưởng thôn mang đi làm đồ cúng tế. Với tư cách là trưởng bối, Trương Nhã Lâm tất nhiên sẽ trông coi nó, bởi thế hai người họ một phòng.
Vốn dĩ cũng rất dễ chia bốn người còn lại. ‘Hai anh em’ Văn Thời và Hạ Tiều một phòng, Tạ Vấn và Lão Mao một phòng, đó là điều đương nhiên.
Ngặt nỗi Hạ Tiều lại đi ngược dòng vào thời khắc mấu chốt và bảo mình muốn ngủ chung với Lão Mao.
Văn Thời nhìn chằm chằm vào cậu, thốt ra hai chữ: “Lý do.”
Hạ Tiều sợ hãi đến nỗi nói đâu ra đó rất hợp lý: “Anh thừa biết mà, em dễ sa vào tâm ma lắm. Dựa theo kinh nghiệm đêm trước, tâm ma còn toàn dính dáng tới anh không nữa. Lỡ đâu em vừa mở mắt ra đã thấy vài anh nằm kế bên…”
Cậu thử tưởng tượng cảnh xác chết vùng dậy kia, nghiêm túc nói tiếp: “Có lẽ em sẽ qua đời ngay tại chỗ luôn đó anh.”
Văn Thời: “…”
Hạ Tiều: “Dù không qua đời, em cũng có thể làm bất cứ chuyện gì nếu bị dọa điên hết anh ơi. Vả lại em còn chơi cái màn nhìn một thành hai nữa. Em không biết có khi nào mình sẽ đấm đá thứ gì hay không. Nếu không phân rõ ai là ai, thế thì càng dễ chết hơn nữa.”
Đúng là làm thế rất dễ chết.
Vì biện pháp tốt nhất để xử lý thứ gọi là tâm ma này là lập tức hóa tan khi nó vừa xuất hiện. Chỉ cần hơi do dự hoặc mềm lòng, người rất có khả năng sẽ không thể thoát khỏi, kéo dài càng lâu càng khó thể phân rõ đâu là ảo mộng, đâu là hiện thực.
Vụ này không có quan hệ gì đến việc mạnh yếu. Ngay cả một người như Văn Thời cũng sẽ khá sợ thứ này.
Dù sao đi chăng nữa, điều khó kiểm soát nhất chính là lòng người, cũng đâu có ai muốn biến thành kẻ điên.
Thế nên Văn Thời không thể phản bác lý do Hạ Tiều đưa ra, nhưng điều này không có nghĩa là anh không muốn đập cậu.
Ai dè thằng ngốc này lại nói: “Mà cũng may là anh không có tâm ma, không cần tránh né gì cả. Em thấy ông chủ Tạ hình như cũng chẳng sao hết, vừa khéo hai anh ở một phòng đi.”
Văn Thời: “…”
Thời gian trong lồng vẫn chợt nhanh chợt chậm, chỉ mới chớp mắt mà đã tới nửa đêm sâu thẳm.
Ngoài trời mưa rơi ào ào, người ở các phòng khác đều đã ngủ từ lúc nào không hay. Ngay cả Chu Húc, người có duyên với thần núi, cũng đang khò khè đều đều, không biết do hiệu quả của chén canh sủi cảo Lục Văn Quyên cho uống hay là hiệu ứng buổi tối đen kịt của cái thôn này nữa.
Ai cũng đang nằm mơ…
Ngoại trừ Văn Thời và Tạ Vấn.
Họ ở trong cùng một căn phòng nằm trong góc chót trên lầu hai, một người đứng bên cửa sổ khắc hoa cũ kỹ, một kẻ khoanh tay nghiêng người dựa lên khung giường và đang… tham thiền.
Trong phòng im ắng không thể lên tiếng, tựa như một sự giằng co lặng lẽ.
Nước mưa rơi xéo lên cửa sổ bằng kính lờ mờ, mùi đất len lỏi vào từ khe hở trên khung gỗ. Văn Thời nhìn ra ngoài cửa sổ nhưng lại thấy được bóng dáng trong phòng.
Lục Văn Quyên kể rằng khách khứa vào nhầm chỗ này trước đó chỉ ngớ ra mấy hôm rồi ngày càng trở nên kỳ lạ hơn: xúc động, dễ giận, cáu kỉnh và hờn tủi, như thể tất cả mọi thứ ẩn sâu trong nội tâm đều bị mảnh đất này khơi ra.
Bọn Văn Thời cũng không quá bất ngờ về điều này. Dù sao thì huệ cô có thể bò khắp thôn ở đây phiền phức hơn lồng xoáy nhiều.
Lục Văn Quyên còn bảo rằng đa số khách đều gặp bất trắc vào ban đêm. Dì ta từng thấy một người phụ nữ lao ra khỏi nhà giữa trời mưa to tối sầm như bị trúng tà, chẳng ai cản nổi cô ấy cả.
“Kết quả thì sao?”
“Mấy cậu đã thấy ngoài cửa trông ra sao rồi phải không?” Lục Văn Quyên nói, “Khi trời đổ mưa, mấy thứ kia sẽ bò lên liên tục, ngoài cửa còn trở nên hệt như mặt gương. Kết quả là cô ấy xông ra ngoài và không trở về nữa.”
Hệt như mặt gương vì ngoài cửa là chỗ chết. Về phần vì sao lại lao ra như bị trúng tà, e rằng không thể không dính líu tới tâm ma.
Bởi thế từ đó về sau, Lục Văn Quyên cho mỗi người vào nhầm nơi này uống canh sủi cảo. Dì bỏ thêm chút thuốc vô đó hòng khiến người ta ngủ như chết.
“Nhưng như thế vẫn tốt hơn so với việc chết không toàn thây, biến mất khỏi cuộc đời một cách không rõ rệt.” Lục Văn Quyên nói.
Dự tính ban đầu của dì tốt lắm. Tiếc là canh sủi cảo mà dì đã chuẩn bị tỉ mỉ không có tác dụng đối với bọn Văn Thời, nên họ tỉnh vẫn hoàn tỉnh, phải sa vào tâm ma thì vẫn sa vào tâm ma.
Vì vậy khi màn đêm buông xuống, đám người trong ngôi nhà này lại bắt đầu rầu rỉ ——
Chia phòng chính là vấn đề.
Nhà của Lục Văn Quyên có tất cả bốn phòng trên lầu. Bà cô họ Trương tất nhiên độc chiếm một phòng, chẳng ai dám tranh phòng với cô cả. Chu Húc rất có thể sẽ bị trưởng thôn mang đi làm đồ cúng tế. Với tư cách là trưởng bối, Trương Nhã Lâm tất nhiên sẽ trông coi nó, bởi thế hai người họ một phòng.
Vốn dĩ cũng rất dễ chia bốn người còn lại. ‘Hai anh em’ Văn Thời và Hạ Tiều một phòng, Tạ Vấn và Lão Mao một phòng, đó là điều đương nhiên.
Ngặt nỗi Hạ Tiều lại đi ngược dòng vào thời khắc mấu chốt và bảo mình muốn ngủ chung với Lão Mao.
Văn Thời nhìn chằm chằm vào cậu, thốt ra hai chữ: “Lý do.”
Hạ Tiều sợ hãi đến nỗi nói đâu ra đó rất hợp lý: “Anh thừa biết mà, em dễ sa vào tâm ma lắm. Dựa theo kinh nghiệm đêm trước, tâm ma còn toàn dính dáng tới anh không nữa. Lỡ đâu em vừa mở mắt ra đã thấy vài anh nằm kế bên…”
Cậu thử tưởng tượng cảnh xác chết vùng dậy kia, nghiêm túc nói tiếp: “Có lẽ em sẽ qua đời ngay tại chỗ luôn đó anh.”
Văn Thời: “…”
Hạ Tiều: “Dù không qua đời, em cũng có thể làm bất cứ chuyện gì nếu bị dọa điên hết anh ơi. Vả lại em còn chơi cái màn nhìn một thành hai nữa. Em không biết có khi nào mình sẽ đấm đá thứ gì hay không. Nếu không phân rõ ai là ai, thế thì càng dễ chết hơn nữa.”
Đúng là làm thế rất dễ chết.
Vì biện pháp tốt nhất để xử lý thứ gọi là tâm ma này là lập tức hóa tan khi nó vừa xuất hiện. Chỉ cần hơi do dự hoặc mềm lòng, người rất có khả năng sẽ không thể thoát khỏi, kéo dài càng lâu càng khó thể phân rõ đâu là ảo mộng, đâu là hiện thực.
Vụ này không có quan hệ gì đến việc mạnh yếu. Ngay cả một người như Văn Thời cũng sẽ khá sợ thứ này.
Dù sao đi chăng nữa, điều khó kiểm soát nhất chính là lòng người, cũng đâu có ai muốn biến thành kẻ điên.
Thế nên Văn Thời không thể phản bác lý do Hạ Tiều đưa ra, nhưng điều này không có nghĩa là anh không muốn đập cậu.
Ai dè thằng ngốc này lại nói: “Mà cũng may là anh không có tâm ma, không cần tránh né gì cả. Em thấy ông chủ Tạ hình như cũng chẳng sao hết, vừa khéo hai anh ở một phòng đi.”
Văn Thời: “…”
Thời gian trong lồng vẫn chợt nhanh chợt chậm, chỉ mới chớp mắt mà đã tới nửa đêm sâu thẳm.
Ngoài trời mưa rơi ào ào, người ở các phòng khác đều đã ngủ từ lúc nào không hay. Ngay cả Chu Húc, người có duyên với thần núi, cũng đang khò khè đều đều, không biết do hiệu quả của chén canh sủi cảo Lục Văn Quyên cho uống hay là hiệu ứng buổi tối đen kịt của cái thôn này nữa.
Ai cũng đang nằm mơ…
Ngoại trừ Văn Thời và Tạ Vấn.
Họ ở trong cùng một căn phòng nằm trong góc chót trên lầu hai, một người đứng bên cửa sổ khắc hoa cũ kỹ, một kẻ khoanh tay nghiêng người dựa lên khung giường và đang… tham thiền.
Trong phòng im ắng không thể lên tiếng, tựa như một sự giằng co lặng lẽ.
Nước mưa rơi xéo lên cửa sổ bằng kính lờ mờ, mùi đất len lỏi vào từ khe hở trên khung gỗ. Văn Thời nhìn ra ngoài cửa sổ nhưng lại thấy được bóng dáng trong phòng.