Đáp án này khép lại suy đoán của Văn Thời. Dù sao chăng nữa, hồi đầu anh cũng đuổi theo tung tích của Trương Uyển để tới Thiên Tân mà.
Chủ ý ban đầu của anh là tìm hiểu về chuyện của Tạ Vấn thông qua dòng họ của Trương Uyển, không ngờ vòng đi vòng lại cuối cùng lại trông thấy dấu vết mà đối phương để lại ở đây.
Phản ứng đầu tiên của anh là khéo thế, nhưng sau đó nhanh chóng nhận ra cũng chả phải trùng hợp gì. Anh và cả Tạ Vấn đều chỉ men theo đường dây khác nhau và tình cờ tụ lại một chỗ thôi.
Văn Thời chưa gặp Trương Uyển bao giờ, chỉ nghe được vài điều vụn vặt từ trong miệng của Chu Húc. Anh chỉ biết rằng bà có tư chất xuất sắc, chuyên tu quẻ thuật và trận pháp. Về sau, bà chấm dứt quan hệ với Trương gia vì một vài vấn đề và sửa cả tên, trăn trở suốt một quãng đường mới dừng chân ở Thiên Tân này.
Trương Uyển từng viết thư từ qua lại với Trương Bích Linh, Chu Húc đề cập đến vài câu trong thư, Văn Thời có ấn tượng rất sâu sắc với hai câu trong đó.
Bà bảo “chỗ này là đất lành của chị,” rằng “trần duyên mấy đời nối tiếp nhau phải đi đến hồi kết rồi.”
Nhưng vì sao bà lại nói nơi này là đất lành?
Còn trần duyên mấy đời nối tiếp nhau là sao nữa?
Trương Nhã Lâm phủi đi bụi bặm trên ống quần rồi đứng dậy, mặt mày như thể mới nuốt phân.
Trước mặt nhiều người như vậy, hắn cũng không thể nói gì với chị, chỉ liếc Trương Lam một cái, nuốt ngược sự xem thường vào bụng.
Ai dè hắn phát hiện Trương Lam đang nhìn chằm chằm vào mấy thứ mà Trương Uyển để lại kia, vẻ mặt như đang suy tư, không biết cô đang nghĩ gì.
Theo hiểu biết của Trương Nhã Lâm về cô, bà cô này chắc đã để ý thấy chút manh mối hoặc nhớ ra tin đồn tương ứng gì rồi.
Hắn rất tò mò về cả hai vế.
Nếu là trước đây, hai chị em họ có hàng chục nghìn cách để thảo luận với nhau mà không bị ai chú ý. Nhưng lúc này, cách nào cũng vô dụng thôi.
Dù sao trước mặt toàn là tổ tiên, hàng chục nghìn cách kia rất có thể được chính đám người này để lại. Nếu họ mà dùng, hiệu quả chẳng khác gì đang cầm loa bự chạy khắp phố.
Thà là khiêm tốn đàng hoàng và lặng lẽ theo dõi sự thay đổi.
So với họ, các vị tổ tiên thẳng thắn hơn nhiều.
Văn Thời đi tới mép giường, giơ ngón tay vén rìa vải lên để ngắm nghía, sau đó anh hỏi Tạ Vấn: “Ông có dính líu với bà ấy?”
Tạ Vấn nhìn miếng vải, ít lâu sau ngước mắt lên nói: “Thực ra con cũng từng gặp bà ấy rồi.”
Hắn vừa nói thế, vẻ kinh ngạc hiện lên trên mặt Văn Thời: “Tôi?”
Tạ Vấn gật đầu một cái.
Văn Thời nhíu mày nghĩ lại, song vẫn chẳng nhớ ra điều gì: “Hồi nào?”
Tạ Vấn: “Con còn nhớ một nơi tên là thôn Liễu không?”
“Thôn Liễu…” Văn Thời thầm lặp lại, cảm thấy hình như đúng là hơi quen. Dù sao anh cũng đã trôi nổi trên thế gian này suốt quá nhiều năm, gặp phải quá nhiều chuyện, ký ức ngổn ngang tùm lum, nhất thời chưa hiểu nổi.
Cuối cùng, Bốc Ninh vẫn “à” khẽ một tiếng và thốt lên: “Thôn Liễu.”
Văn Thời nhìn về phía hắn.
Ký ức của Bốc Ninh dừng lại ở một nghìn năm trước, bởi thế không khó lắm khi phải tìm lại những chuyện cũ năm xưa. Hắn nhắc cho anh nhớ: “Đệ còn nhớ cái năm trước khi chúng ta xuống núi ấy, có một lần ở bệ luyện công trên sườn núi, không biết sao huynh và Chung Tư lại cãi cọ, sau đó huynh bảo là sẽ có một tai họa khủng khiếp ập xuống vào sáu ngày sau không…”
Văn Thời khá sửng sốt và cuối cùng cũng ngộ ra.
Đương nhiên là anh nhớ rõ hôm đó.
Lúc đó anh mười chín tuổi, đánh dấu lần đầu tiên mơ thấy bản thân đong đầy dục vọng thế tục như thế này như thế nọ với Trần Bất Đáo.
Giấc mơ nọ quá đáng sợ, chiếm lấy toàn bộ tâm trí của anh. Thế nên anh suýt chút nữa quên béng rằng thực ra có rất nhiều điều vặt vãnh xảy ra vào hôm đó, có lớn có bé, một trong số đó là ‘tai họa khủng khiếp ập xuống vào sáu ngày sau’ mà Bốc Ninh thuận mồm nói kia.
Bốc Ninh chẳng nói mấy lời tương tự như thế nhiều lắm, nhưng cũng tuyệt đối không ít, phần lớn chỉ theo bản năng, ngay cả hắn cũng không phản ứng kịp.
Sau khi nói xong, hắn thường ngớ ra rồi xua tay bổ sung: “Miệng nói đại vậy thôi chứ đệ cũng không rõ nữa. Các huynh khỏi nhọc lòng quá cỡ về nó, mấy ngày tới cứ để ý thêm một chút là được.”
Sự thật chứng minh, đa số điều Bốc Ninh nói luôn chính xác. Chẳng qua là có vài chuyện, mặc dù có chú ý thì cũng khó lòng đề phòng, như thể một cái hố mà bản thân không thể thoát khỏi.
Thoạt đầu, bọn Văn Thời còn bóp cổ tay đầy chán nản. Sau đó, họ dần phát hiện, dù không thể leo ra những cái hố đó, đợi đến lúc thực sự đã vượt qua, nó sẽ không được tính là một chuyện to tát gì.
Riết rồi sau khi gặp phải nhiều cảnh hơn, mấy lời Bốc Ninh nói này không còn dọa họ sợ nữa.
Như hôm đó hắn bảo: “Sẽ có một tai họa khủng khiếp ập xuống vào sáu ngày sau.”
Chủ ý ban đầu của anh là tìm hiểu về chuyện của Tạ Vấn thông qua dòng họ của Trương Uyển, không ngờ vòng đi vòng lại cuối cùng lại trông thấy dấu vết mà đối phương để lại ở đây.
Phản ứng đầu tiên của anh là khéo thế, nhưng sau đó nhanh chóng nhận ra cũng chả phải trùng hợp gì. Anh và cả Tạ Vấn đều chỉ men theo đường dây khác nhau và tình cờ tụ lại một chỗ thôi.
Văn Thời chưa gặp Trương Uyển bao giờ, chỉ nghe được vài điều vụn vặt từ trong miệng của Chu Húc. Anh chỉ biết rằng bà có tư chất xuất sắc, chuyên tu quẻ thuật và trận pháp. Về sau, bà chấm dứt quan hệ với Trương gia vì một vài vấn đề và sửa cả tên, trăn trở suốt một quãng đường mới dừng chân ở Thiên Tân này.
Trương Uyển từng viết thư từ qua lại với Trương Bích Linh, Chu Húc đề cập đến vài câu trong thư, Văn Thời có ấn tượng rất sâu sắc với hai câu trong đó.
Bà bảo “chỗ này là đất lành của chị,” rằng “trần duyên mấy đời nối tiếp nhau phải đi đến hồi kết rồi.”
Nhưng vì sao bà lại nói nơi này là đất lành?
Còn trần duyên mấy đời nối tiếp nhau là sao nữa?
Trương Nhã Lâm phủi đi bụi bặm trên ống quần rồi đứng dậy, mặt mày như thể mới nuốt phân.
Trước mặt nhiều người như vậy, hắn cũng không thể nói gì với chị, chỉ liếc Trương Lam một cái, nuốt ngược sự xem thường vào bụng.
Ai dè hắn phát hiện Trương Lam đang nhìn chằm chằm vào mấy thứ mà Trương Uyển để lại kia, vẻ mặt như đang suy tư, không biết cô đang nghĩ gì.
Theo hiểu biết của Trương Nhã Lâm về cô, bà cô này chắc đã để ý thấy chút manh mối hoặc nhớ ra tin đồn tương ứng gì rồi.
Hắn rất tò mò về cả hai vế.
Nếu là trước đây, hai chị em họ có hàng chục nghìn cách để thảo luận với nhau mà không bị ai chú ý. Nhưng lúc này, cách nào cũng vô dụng thôi.
Dù sao trước mặt toàn là tổ tiên, hàng chục nghìn cách kia rất có thể được chính đám người này để lại. Nếu họ mà dùng, hiệu quả chẳng khác gì đang cầm loa bự chạy khắp phố.
Thà là khiêm tốn đàng hoàng và lặng lẽ theo dõi sự thay đổi.
So với họ, các vị tổ tiên thẳng thắn hơn nhiều.
Văn Thời đi tới mép giường, giơ ngón tay vén rìa vải lên để ngắm nghía, sau đó anh hỏi Tạ Vấn: “Ông có dính líu với bà ấy?”
Tạ Vấn nhìn miếng vải, ít lâu sau ngước mắt lên nói: “Thực ra con cũng từng gặp bà ấy rồi.”
Hắn vừa nói thế, vẻ kinh ngạc hiện lên trên mặt Văn Thời: “Tôi?”
Tạ Vấn gật đầu một cái.
Văn Thời nhíu mày nghĩ lại, song vẫn chẳng nhớ ra điều gì: “Hồi nào?”
Tạ Vấn: “Con còn nhớ một nơi tên là thôn Liễu không?”
“Thôn Liễu…” Văn Thời thầm lặp lại, cảm thấy hình như đúng là hơi quen. Dù sao anh cũng đã trôi nổi trên thế gian này suốt quá nhiều năm, gặp phải quá nhiều chuyện, ký ức ngổn ngang tùm lum, nhất thời chưa hiểu nổi.
Cuối cùng, Bốc Ninh vẫn “à” khẽ một tiếng và thốt lên: “Thôn Liễu.”
Văn Thời nhìn về phía hắn.
Ký ức của Bốc Ninh dừng lại ở một nghìn năm trước, bởi thế không khó lắm khi phải tìm lại những chuyện cũ năm xưa. Hắn nhắc cho anh nhớ: “Đệ còn nhớ cái năm trước khi chúng ta xuống núi ấy, có một lần ở bệ luyện công trên sườn núi, không biết sao huynh và Chung Tư lại cãi cọ, sau đó huynh bảo là sẽ có một tai họa khủng khiếp ập xuống vào sáu ngày sau không…”
Văn Thời khá sửng sốt và cuối cùng cũng ngộ ra.
Đương nhiên là anh nhớ rõ hôm đó.
Lúc đó anh mười chín tuổi, đánh dấu lần đầu tiên mơ thấy bản thân đong đầy dục vọng thế tục như thế này như thế nọ với Trần Bất Đáo.
Giấc mơ nọ quá đáng sợ, chiếm lấy toàn bộ tâm trí của anh. Thế nên anh suýt chút nữa quên béng rằng thực ra có rất nhiều điều vặt vãnh xảy ra vào hôm đó, có lớn có bé, một trong số đó là ‘tai họa khủng khiếp ập xuống vào sáu ngày sau’ mà Bốc Ninh thuận mồm nói kia.
Bốc Ninh chẳng nói mấy lời tương tự như thế nhiều lắm, nhưng cũng tuyệt đối không ít, phần lớn chỉ theo bản năng, ngay cả hắn cũng không phản ứng kịp.
Sau khi nói xong, hắn thường ngớ ra rồi xua tay bổ sung: “Miệng nói đại vậy thôi chứ đệ cũng không rõ nữa. Các huynh khỏi nhọc lòng quá cỡ về nó, mấy ngày tới cứ để ý thêm một chút là được.”
Sự thật chứng minh, đa số điều Bốc Ninh nói luôn chính xác. Chẳng qua là có vài chuyện, mặc dù có chú ý thì cũng khó lòng đề phòng, như thể một cái hố mà bản thân không thể thoát khỏi.
Thoạt đầu, bọn Văn Thời còn bóp cổ tay đầy chán nản. Sau đó, họ dần phát hiện, dù không thể leo ra những cái hố đó, đợi đến lúc thực sự đã vượt qua, nó sẽ không được tính là một chuyện to tát gì.
Riết rồi sau khi gặp phải nhiều cảnh hơn, mấy lời Bốc Ninh nói này không còn dọa họ sợ nữa.
Như hôm đó hắn bảo: “Sẽ có một tai họa khủng khiếp ập xuống vào sáu ngày sau.”