Người ta thường nói khi người trần bất thình lình mắc bệnh nặng, thiên tai hoặc tử vong, linh tướng sẽ bất ổn, ưu tư thì nặng trĩu, những chấp niệm trộn lẫn với nỗi đau buồn chợt kéo tới, tất cả điều đó sẽ khiến con người ta tự bó chân mình vào một phạm vi hoạt động nhất định và nhốt mình luôn trong đó, phạm vi này được gọi là lồng.
Người ta thường nói khi người trong lồng ôm ấp một giấc mơ mà bản thân không thể buông bỏ, đánh thức họ khỏi cơn mộng đôi lúc sẽ khó như lên trời, cũng như đau không nói nổi, bởi vậy đây mới được xem như một việc cực nhọc.
Người ta thường nói có lẽ khoảnh khắc chủ lồng tỉnh ngộ là quá trình sởn gai ốc nhất và thống khổ nhất trên đời này.
…
Những điều như thế chỉ được ghi lác đác vài câu trong sách, chẳng chiếm bao nhiêu trang. Chúng là đạo lý đơn giản nhất mà mỗi Phán Quan đời sau đều có thể đọc làu làu.
Người học cảm thấy đạo lý trời sinh đã như vậy, rằng đó là đương nhiên, song họ chưa từng nghĩ rằng, vào thuở ban sơ, có người đã ngồi viết nên từng câu từng chữ này.
Đời đó, Trương Uyển trơ mắt nhìn chàng công tử cao quý, nhã nhặn mà lại sung sức nhà mình biến thành lồng. Mỗi ngày bà đứng giữa tiếng ồn ào của Tạ phủ, nhìn người trong phủ đến rồi lại đi, còn mình thì chìm vào một giấc mộng đẹp và dài lâu.
Sau đó, bà lại trơ mắt nhìn hắn ‘đánh thức’ bản thân và tự tay phá giấc mộng kia thành mảnh vụn.
Lúc lồng bị giải…
Tất cả vẻ phồn hoa và hưng thịnh đều rút khỏi người Tạ Vấn tựa như thủy triều.
Hành lang uốn khúc sơn đỏ từ trạng thái tươi đẹp biến thành vẻ u ám, loang lổ mơ hồ rồi cuối cùng có vài tiếng kẽo kẹt vang lên, khúc gỗ lăn xuống đất và dấy lên bụi mù dày đặc.
Những bóng người mỉm cười tới lui dần xa, tan biến trong gió tựa như sương khói rồi trở về với cõi tĩnh mịch.
Tạ Vấn lại đứng giữa cõi tĩnh mịch kia, lẳng lặng nhìn xung quanh một vòng…
Từ đó, hắn lẻ loi.
Cảnh tượng kia thực sự rất buồn, Trương Uyển từng cho rằng mình sẽ nhớ nó mãi mãi. Nhưng trên thực tế, lồng vừa giải, bà đã tan trong gió theo tiếng người cười nói và mất thật rồi.
Đợi đến lúc bà đi một chuyến trong vòng luân hồi để trở về nhân thế, bốn mùa không biết đã luân phiên nhau qua bao nhiêu năm. Sau khi thoát khỏi vòng sinh tử, không còn ai sẽ nhớ rõ quá khứ.
Bà từng sống rất nhiều kiếp, có khi tốt, có khi xấu. Đôi lúc vui vẻ bình an, giàu có sống lâu, đôi lúc cả đời không vui, nếm hết gian khổ. Bà cũng từng gặp biết bao người, một vài kẻ thì không hợp ý, có đôi người thì mới quen đã thân. Bà không biết ngọn nguồn trong đó nên cứ quy mọi thứ vào duyên phận như phần lớn người trên thế gian.
Bà đã quên mất tên họ của mình là gì, nhà nằm ở đâu, từng trải qua cuộc sống như thế nào vào đời trước, đời trước trước và sớm hơn thế nữa.
Bà cũng hoàn toàn không nhớ rõ mình đã từng quanh quẩn một lúc lâu để nhìn chằm chằm vào một người tên là ‘Tạ Vấn’.
Bà càng không biết rằng người nọ đã tự tay tiễn đưa bản thân hắn bước vào một con đường khác. Từ đây, trên thế gian không còn người tên Tạ Vấn nữa, chỉ có Trần Bất Đáo mà thôi.
Lúc bà nhớ rõ mọi chuyện, các mùa đã thay phiên nhau qua hơn một nghìn năm.
…
Trương Uyển nhìn Tạ Vấn thật lâu, cười khá xúc động: “Rõ ràng là phải để lại thư cho con, song tự dưng mẹ lại không biết nên nói gì.”
Họ từng là người nhà. Nhưng sau khi xa cách một nghìn năm, họ lại trở thành người lạ chưa thực sự gặp nhau lần nào.
Bởi thế nên có quá nhiều lời muốn nói mà lại không biết nên bắt đầu từ đâu.
Tạ Vấn thấy đôi mắt đỏ hoen của bà, ngừng một hồi mới nói: “Vậy người kể con nghe vì sao người lại xuất hiện ở đây đi.”
Hắn dịu dàng mở lời, Trương Uyển bảo: “Mẹ lần theo vài dấu vết riêng để tìm tới.”
Tạ Vấn: “Người tìm tới đây để làm gì?”
Trương Uyển thở dài nói: “Đến vì còn một nguyện vọng.”
“Nguyện vọng của ai?”
“Mẹ.” Trương Uyển nhìn về phía Tạ Vấn, “Có một đời, mẹ sinh ra ở một thôn nhỏ giữa rừng núi. Đa số người trong thôn đều có quan hệ họ hàng nên ai cũng họ Liễu, vì vậy mới gọi là thôn Liễu. Sau này gặp phải một trận thiên tai, ngọn núi mà thôn tựa vào bị sạt lở, chôn sống hơn cả trăm hộ, mẹ cũng là một trong số đó, còn biến thành một cái lồng nữa…”
Bà lại đưa mắt về phía Văn Thời, gật đầu cười một cái với anh: “Các con đã vào và giải lồng giúp mẹ.”
Văn Thời hơi ngẩn ra, sau đó cũng gật đầu với bà một cái.
“Ta nhớ như in con từng hỏi ta vài câu lúc đưa ta đi.” Trương Uyển nói với Văn Thời.
Văn Thời đã không còn nhớ rõ nội dung cụ thể. Trong ấn tượng của anh, dường như anh chỉ hỏi vài câu về chuyện trước khi trận thiên tai ập xuống, vì muốn xem thử là có dấu hiệu hoặc điều lạ lùng nào hay không.
“Con sợ đó không phải thiên tai mà là do người làm.” Văn Thời ngừng lại một chút rồi nói thẳng ra như lúc anh kể với Trần Bất Đáo năm mình mười chín tuổi ấy: “Trước khi việc đó xảy ra, chúng con từng tính ra trước một trận thiên tai, quẻ tượng cho thấy nó sẽ xuất hiện ở núi Tùng Vân, thế nên chúng con mới bày trận để củng cố cho ngọn núi ——”
“Hèn gì…” Trương Uyển nói: “Hèn gì con lại hỏi ta mấy lời này đó. Con sợ thiên tai xảy đến với thôn Liễu là do các con làm phải không?”
Văn Thời “vâng” một tiếng.
“Con đúng là không biết kìm nén.” Trương Uyển lắc đầu bảo, “Nếu có băn khoăn như thế, có lẽ người khác sẽ không hỏi những câu đó đâu, làm thế chẳng phải là con đang tự gánh tội luôn đấy à?”
Dứt lời, bà nói với Tạ Vấn: “Hơn một nghìn năm trôi qua, thằng bé vẫn như vậy.”
Tạ Vấn nhìn Văn Thời một cái rồi cười cười: “Vâng.”
“Năm đó thực ra mẹ cũng hiểu ý của nó, vì vậy…” Trương Uyển hơi khựng lại, “Vì vậy mẹ đã giấu đi đôi lời và lảng tránh vài chuyện. Mẹ nói với các con là không có dấu hiệu gì đặc biệt cả, trời chỉ mưa rất lâu, núi đá lại có vết nứt từ sớm nên quả thực rất dễ bị sụp.”
Văn Thời nhíu mày khi nghe bà nói thế.
Nếu bà nói mình giấu đi đôi lời, cũng như lảng tránh vài chuyện, điều đó chứng minh rằng tình huống thực sự không phải là thế.
“Vậy thực tế là sao?”
“Thực tế là…” Trương Uyển rũ mắt nói: “Chuyện núi thôn Liễu bị sụp là do người gây nên.”
Văn Thời khá sửng sốt, vẻ mặt đã thay đổi.
Anh nhìn sang Tạ Vấn, sau đó lại nhìn về phía Trương Uyển, đang định mở miệng thì đã nghe đối phương nói: “Nhưng không có liên quan tới các con.”
“Ý người là sao? Sao người lại biết?” Văn Thời hỏi.
“Đúng là ta có biết.” Trương Uyển có phần xuất thần, nói khẽ: “Ta từng nhìn thấy.”
Tạ Vấn: “Vì sao lúc ấy người không nói?”
Trương Uyển: “Vì mẹ hơi lo…”
Thực ra số phận của bà đời đó không được tốt lắm, vừa sinh ra thì mẹ đã mất, ba tuổi thì cha qua đời. Bà ôm cánh tay của xác chết ở trong nhà suốt một ngày một đêm rồi mới bị nhà kế bên phát hiện và ôm ra ngoài.
Nhưng bà cũng may mắn. Trong thôn có một người phụ nữ câm, con trai mới chào đời chưa được bao lâu đã bị ai đó trộm đi, khổ sở tìm kiếm nhưng không có kết quả nên cũng không còn hy vọng, thấy bà lẻ loi hiu quạnh, người nọ tốt lòng nhận bà làm con gái rồi nuôi dưỡng.
Người phụ nữ câm là một người dịu dàng, chăm sóc cho bà rất tốt, dạy bà thêu dệt và đan bện, cũng như không bao giờ để bà làm những việc thô nặng. Người khác trong thôn cũng nhiệt tình và hiền lành, biết hai mẹ con bà sống khó khăn nên luôn giúp đỡ đôi chút.
Đời đó, thể chất của Trương Uyển khác hẳn người thường, trời sinh đã có chút linh khiếu, còn trẻ măng đã có thể xem phong thủy cho các nhà trong thôn và bấm tay thiên thời.
Có đôi lần bà tỉnh lại ngay nửa đêm và thấy người phụ nữ câm lặng lẽ gạt lệ trước một chiếc giày nhỏ, biết đối phương vẫn nhớ mong đứa con bị thất lạc, vì thế bà lén tính thử một chút.
Kết quả được tính ra kỳ quái lắm, luôn cho thấy con trai của người phụ nữ câm ở ngay trong thôn.
Đây đúng là chuyện ma của hồi đó, ai nghe thấy cũng bị dọa giật mình và suy đoán lung tung những điều có hoặc không có thật.
Nhưng Trương Uyển đời ấy có tính cách khá trầm lặng, tính ra kết quả này nhưng cũng không dám kể bậy bạ cho người phụ nữ câm nghe.
Bà nhớ rõ người phụ nữ câm từng nói sau ót con trai có một cái bớt to bằng ngón cái, thế là hôm nào bà cũng nhìn chăm chú mấy người thuộc độ tuổi thích hợp trong thôn. Lúc đi ra ruộng, bà cũng thường hay chú ý, sợ mình sẽ đào ra được vài chuyện vào một hôm nào đó.
Thôn Liễu chỉ lớn có bấy nhiêu, bà theo dõi suốt mấy hôm cũng không có kết quả, thế nên vừa thất vọng vừa thở phào một hơi. Bà nghĩ tới nghĩ lui rồi quy vấn đề lên việc năng lực của mình có hạn, kết quả được tính ra không chính xác mà thôi.
Thiên hạ to lớn, đứa con trai mà người phụ nữ câm luôn nghĩ về đang lớn lên khỏe mạnh ở một nơi nào đó mà bà không biết.
“Khi đó, mẹ thường có vài giấc mơ ly kỳ mà quái đản, thỉnh thoảng sẽ có vài điều báo trước.” Trương Uyển nói, “Những dự đoán đó giúp mẹ tránh được khá nhiều chuyện.”
Người ta thường nói khi người trong lồng ôm ấp một giấc mơ mà bản thân không thể buông bỏ, đánh thức họ khỏi cơn mộng đôi lúc sẽ khó như lên trời, cũng như đau không nói nổi, bởi vậy đây mới được xem như một việc cực nhọc.
Người ta thường nói có lẽ khoảnh khắc chủ lồng tỉnh ngộ là quá trình sởn gai ốc nhất và thống khổ nhất trên đời này.
…
Những điều như thế chỉ được ghi lác đác vài câu trong sách, chẳng chiếm bao nhiêu trang. Chúng là đạo lý đơn giản nhất mà mỗi Phán Quan đời sau đều có thể đọc làu làu.
Người học cảm thấy đạo lý trời sinh đã như vậy, rằng đó là đương nhiên, song họ chưa từng nghĩ rằng, vào thuở ban sơ, có người đã ngồi viết nên từng câu từng chữ này.
Đời đó, Trương Uyển trơ mắt nhìn chàng công tử cao quý, nhã nhặn mà lại sung sức nhà mình biến thành lồng. Mỗi ngày bà đứng giữa tiếng ồn ào của Tạ phủ, nhìn người trong phủ đến rồi lại đi, còn mình thì chìm vào một giấc mộng đẹp và dài lâu.
Sau đó, bà lại trơ mắt nhìn hắn ‘đánh thức’ bản thân và tự tay phá giấc mộng kia thành mảnh vụn.
Lúc lồng bị giải…
Tất cả vẻ phồn hoa và hưng thịnh đều rút khỏi người Tạ Vấn tựa như thủy triều.
Hành lang uốn khúc sơn đỏ từ trạng thái tươi đẹp biến thành vẻ u ám, loang lổ mơ hồ rồi cuối cùng có vài tiếng kẽo kẹt vang lên, khúc gỗ lăn xuống đất và dấy lên bụi mù dày đặc.
Những bóng người mỉm cười tới lui dần xa, tan biến trong gió tựa như sương khói rồi trở về với cõi tĩnh mịch.
Tạ Vấn lại đứng giữa cõi tĩnh mịch kia, lẳng lặng nhìn xung quanh một vòng…
Từ đó, hắn lẻ loi.
Cảnh tượng kia thực sự rất buồn, Trương Uyển từng cho rằng mình sẽ nhớ nó mãi mãi. Nhưng trên thực tế, lồng vừa giải, bà đã tan trong gió theo tiếng người cười nói và mất thật rồi.
Đợi đến lúc bà đi một chuyến trong vòng luân hồi để trở về nhân thế, bốn mùa không biết đã luân phiên nhau qua bao nhiêu năm. Sau khi thoát khỏi vòng sinh tử, không còn ai sẽ nhớ rõ quá khứ.
Bà từng sống rất nhiều kiếp, có khi tốt, có khi xấu. Đôi lúc vui vẻ bình an, giàu có sống lâu, đôi lúc cả đời không vui, nếm hết gian khổ. Bà cũng từng gặp biết bao người, một vài kẻ thì không hợp ý, có đôi người thì mới quen đã thân. Bà không biết ngọn nguồn trong đó nên cứ quy mọi thứ vào duyên phận như phần lớn người trên thế gian.
Bà đã quên mất tên họ của mình là gì, nhà nằm ở đâu, từng trải qua cuộc sống như thế nào vào đời trước, đời trước trước và sớm hơn thế nữa.
Bà cũng hoàn toàn không nhớ rõ mình đã từng quanh quẩn một lúc lâu để nhìn chằm chằm vào một người tên là ‘Tạ Vấn’.
Bà càng không biết rằng người nọ đã tự tay tiễn đưa bản thân hắn bước vào một con đường khác. Từ đây, trên thế gian không còn người tên Tạ Vấn nữa, chỉ có Trần Bất Đáo mà thôi.
Lúc bà nhớ rõ mọi chuyện, các mùa đã thay phiên nhau qua hơn một nghìn năm.
…
Trương Uyển nhìn Tạ Vấn thật lâu, cười khá xúc động: “Rõ ràng là phải để lại thư cho con, song tự dưng mẹ lại không biết nên nói gì.”
Họ từng là người nhà. Nhưng sau khi xa cách một nghìn năm, họ lại trở thành người lạ chưa thực sự gặp nhau lần nào.
Bởi thế nên có quá nhiều lời muốn nói mà lại không biết nên bắt đầu từ đâu.
Tạ Vấn thấy đôi mắt đỏ hoen của bà, ngừng một hồi mới nói: “Vậy người kể con nghe vì sao người lại xuất hiện ở đây đi.”
Hắn dịu dàng mở lời, Trương Uyển bảo: “Mẹ lần theo vài dấu vết riêng để tìm tới.”
Tạ Vấn: “Người tìm tới đây để làm gì?”
Trương Uyển thở dài nói: “Đến vì còn một nguyện vọng.”
“Nguyện vọng của ai?”
“Mẹ.” Trương Uyển nhìn về phía Tạ Vấn, “Có một đời, mẹ sinh ra ở một thôn nhỏ giữa rừng núi. Đa số người trong thôn đều có quan hệ họ hàng nên ai cũng họ Liễu, vì vậy mới gọi là thôn Liễu. Sau này gặp phải một trận thiên tai, ngọn núi mà thôn tựa vào bị sạt lở, chôn sống hơn cả trăm hộ, mẹ cũng là một trong số đó, còn biến thành một cái lồng nữa…”
Bà lại đưa mắt về phía Văn Thời, gật đầu cười một cái với anh: “Các con đã vào và giải lồng giúp mẹ.”
Văn Thời hơi ngẩn ra, sau đó cũng gật đầu với bà một cái.
“Ta nhớ như in con từng hỏi ta vài câu lúc đưa ta đi.” Trương Uyển nói với Văn Thời.
Văn Thời đã không còn nhớ rõ nội dung cụ thể. Trong ấn tượng của anh, dường như anh chỉ hỏi vài câu về chuyện trước khi trận thiên tai ập xuống, vì muốn xem thử là có dấu hiệu hoặc điều lạ lùng nào hay không.
“Con sợ đó không phải thiên tai mà là do người làm.” Văn Thời ngừng lại một chút rồi nói thẳng ra như lúc anh kể với Trần Bất Đáo năm mình mười chín tuổi ấy: “Trước khi việc đó xảy ra, chúng con từng tính ra trước một trận thiên tai, quẻ tượng cho thấy nó sẽ xuất hiện ở núi Tùng Vân, thế nên chúng con mới bày trận để củng cố cho ngọn núi ——”
“Hèn gì…” Trương Uyển nói: “Hèn gì con lại hỏi ta mấy lời này đó. Con sợ thiên tai xảy đến với thôn Liễu là do các con làm phải không?”
Văn Thời “vâng” một tiếng.
“Con đúng là không biết kìm nén.” Trương Uyển lắc đầu bảo, “Nếu có băn khoăn như thế, có lẽ người khác sẽ không hỏi những câu đó đâu, làm thế chẳng phải là con đang tự gánh tội luôn đấy à?”
Dứt lời, bà nói với Tạ Vấn: “Hơn một nghìn năm trôi qua, thằng bé vẫn như vậy.”
Tạ Vấn nhìn Văn Thời một cái rồi cười cười: “Vâng.”
“Năm đó thực ra mẹ cũng hiểu ý của nó, vì vậy…” Trương Uyển hơi khựng lại, “Vì vậy mẹ đã giấu đi đôi lời và lảng tránh vài chuyện. Mẹ nói với các con là không có dấu hiệu gì đặc biệt cả, trời chỉ mưa rất lâu, núi đá lại có vết nứt từ sớm nên quả thực rất dễ bị sụp.”
Văn Thời nhíu mày khi nghe bà nói thế.
Nếu bà nói mình giấu đi đôi lời, cũng như lảng tránh vài chuyện, điều đó chứng minh rằng tình huống thực sự không phải là thế.
“Vậy thực tế là sao?”
“Thực tế là…” Trương Uyển rũ mắt nói: “Chuyện núi thôn Liễu bị sụp là do người gây nên.”
Văn Thời khá sửng sốt, vẻ mặt đã thay đổi.
Anh nhìn sang Tạ Vấn, sau đó lại nhìn về phía Trương Uyển, đang định mở miệng thì đã nghe đối phương nói: “Nhưng không có liên quan tới các con.”
“Ý người là sao? Sao người lại biết?” Văn Thời hỏi.
“Đúng là ta có biết.” Trương Uyển có phần xuất thần, nói khẽ: “Ta từng nhìn thấy.”
Tạ Vấn: “Vì sao lúc ấy người không nói?”
Trương Uyển: “Vì mẹ hơi lo…”
Thực ra số phận của bà đời đó không được tốt lắm, vừa sinh ra thì mẹ đã mất, ba tuổi thì cha qua đời. Bà ôm cánh tay của xác chết ở trong nhà suốt một ngày một đêm rồi mới bị nhà kế bên phát hiện và ôm ra ngoài.
Nhưng bà cũng may mắn. Trong thôn có một người phụ nữ câm, con trai mới chào đời chưa được bao lâu đã bị ai đó trộm đi, khổ sở tìm kiếm nhưng không có kết quả nên cũng không còn hy vọng, thấy bà lẻ loi hiu quạnh, người nọ tốt lòng nhận bà làm con gái rồi nuôi dưỡng.
Người phụ nữ câm là một người dịu dàng, chăm sóc cho bà rất tốt, dạy bà thêu dệt và đan bện, cũng như không bao giờ để bà làm những việc thô nặng. Người khác trong thôn cũng nhiệt tình và hiền lành, biết hai mẹ con bà sống khó khăn nên luôn giúp đỡ đôi chút.
Đời đó, thể chất của Trương Uyển khác hẳn người thường, trời sinh đã có chút linh khiếu, còn trẻ măng đã có thể xem phong thủy cho các nhà trong thôn và bấm tay thiên thời.
Có đôi lần bà tỉnh lại ngay nửa đêm và thấy người phụ nữ câm lặng lẽ gạt lệ trước một chiếc giày nhỏ, biết đối phương vẫn nhớ mong đứa con bị thất lạc, vì thế bà lén tính thử một chút.
Kết quả được tính ra kỳ quái lắm, luôn cho thấy con trai của người phụ nữ câm ở ngay trong thôn.
Đây đúng là chuyện ma của hồi đó, ai nghe thấy cũng bị dọa giật mình và suy đoán lung tung những điều có hoặc không có thật.
Nhưng Trương Uyển đời ấy có tính cách khá trầm lặng, tính ra kết quả này nhưng cũng không dám kể bậy bạ cho người phụ nữ câm nghe.
Bà nhớ rõ người phụ nữ câm từng nói sau ót con trai có một cái bớt to bằng ngón cái, thế là hôm nào bà cũng nhìn chăm chú mấy người thuộc độ tuổi thích hợp trong thôn. Lúc đi ra ruộng, bà cũng thường hay chú ý, sợ mình sẽ đào ra được vài chuyện vào một hôm nào đó.
Thôn Liễu chỉ lớn có bấy nhiêu, bà theo dõi suốt mấy hôm cũng không có kết quả, thế nên vừa thất vọng vừa thở phào một hơi. Bà nghĩ tới nghĩ lui rồi quy vấn đề lên việc năng lực của mình có hạn, kết quả được tính ra không chính xác mà thôi.
Thiên hạ to lớn, đứa con trai mà người phụ nữ câm luôn nghĩ về đang lớn lên khỏe mạnh ở một nơi nào đó mà bà không biết.
“Khi đó, mẹ thường có vài giấc mơ ly kỳ mà quái đản, thỉnh thoảng sẽ có vài điều báo trước.” Trương Uyển nói, “Những dự đoán đó giúp mẹ tránh được khá nhiều chuyện.”