Chương 25: Tra đầu mối
Hứa Ngạn Khanh nhìn theo bóng lưng tinh tế của cô lóe lên rồi biến mất, chỉ để lại bức mành va vào nhau lạch cạch, khóe miệng chợt giương lên, ý cười trong mắt càng sâu thêm.
"Nhị gia..." Chưởng quầy Lý tay bưng sổ sách, vẻ mặt căng thẳng.
Hứa Ngạn Khanh trầm giọng "Ừ" một tiếng, nhận lấy sổ sạch, ngồi vào bàn lật xem, chợt nói: "Chiếc vòng tay bị gãy trên bàn, dùng bạc nối lại, điêu khắc hoa quế."
Lại thêm một câu: "Là vật gia truyền, ông nhẹ tay vào."
Chưởng quầy Lý luôn miệng dạ vâng, cẩn thận cầm chiếc vòng lên quan sát. Ngọc đẹp phải có ngũ đức: cứng chắc, bóng bẩy, sắc màu rực rỡ tươi đẹp, tiếng trong trẻo vang xa, chất ngọc dầy và trong suốt (1).
Vật báu gia truyền... Có vẻ như ngũ đức thì cũng có nhưng cũng chẳng tới đâu, hàng giá rẻ thô tục, không thể là xuất xứ từ nơi thanh nhã. Nhị gia là tay xem ngọc lành nghề, so với ông ấy chắc chắn phải hiểu biết rõ hơn nhiều.
Ông ấy nâng ống tay áo lên lau mồ hôi rịn ra trên trán, ngẩng đầu lên liều mạng hỏi: "Nhị gia... Nối ngọc có chạm trổ mất năm mươi đồng bạc trắng, chỗ này hình như hơi ít."
"Thiếu thì ghi nợ chỗ tôi." Hứa Ngạn Khanh lật qua một trang sổ, chân mày hơi nhíu lại, giương mắt hỏi ông ấy: "Tam phòng mang trang sức đến bán mấy lần?"
Chưởng quầy Lý thành thật đáp: "Nửa năm nay lẻ tẻ đến đâu tầm năm lần, trước đó dì ba đã đến hai lần, sau đó đều là cô Tú Cầm đến, theo giá thị trường đổi ra bạc trắng, chịu chênh lệch hàng nghìn tệ.”
Hứa Ngạn Khanh trầm ngâm suy nghĩ, tiền phát cho phụ nữ mỗi phòng, bình thường cũng đã chi tiêu dư thừa... Vì sao lại phải đi cầm đồ lấy tiền gấp gáp như thế.
"Cô ta không sợ ta biết sao?" Dù sao cửa tiệm vàng bạc trang sức này cũng là anh mở.
Chưởng quầy Lý có vẻ đắc ý: "Dì ba có hỏi qua tôi, tôi bảo rằng Nhị gia cả ngày bận rộn, cửa tiệm cũng có hàng trăm cái, cũng chỉ đến xem lợi nhuận, còn chi tiết không quan tâm."
Nhìn thấy vẻ mặt Hứa Ngạn Khanh hờ hững, không nhìn ra vui hay buồn, ông ta lại hơi thấp thỏm: "Hôm trước cô Tú Cầm đến, bảo Dì ba có cặp cốc mã não quai chạm trổ Li (2) muốn bán, hỏi xem có thể cho được giá tốt không."
Ông ấy hơi dừng lại: "Nếu Nhị gia không muốn thu, tôi nói lại với cô ấy."
"Không cần, ông không mua cô ta cũng đi đến tiệm khác thôi." Hứa Ngạn Khanh lắc đầu, cầm chén trà lên chậm rãi hớp một ngụm, trầm giọng nói: "Cho cô ta thêm 30% giá để theo dõi hành tung, đừng để lộ ra rằng ta biết chuyện. Đồ mỗi lần đến bán thì để riêng ra, cũng lập cả danh sách để sau này ta kiểm tra."
Chưởng quầy Lý gật đầu đáp ứng, rồi lại nói thêm chút chuyện khác, cũng không đề cập thêm về việc này nữa.
Đến ngày hôm đó, thời tiết rất tốt. Hứa phu nhân cùng với con dâu cả, ba và năm, cùng với cô sáu gái già chưa gả Hứa Yên, ngồi trong phòng tán gẫu. Hứa Tuyển sai người đến bẩm báo: "Các phu nhân cũng bắt đầu lục tục đến, xin ý là trực tiếp dẫn vào phòng khách hay bà lớn muốn đích thân đến cửa đón tiếp. Nếu cần, lại mang kiệu đến ngay."
Mẹ Hứa suy nghĩ một chút rồi nói: "Chúng ta đi đến phòng khách thôi!" Bà gọi má Tiêu đến nhờ chải tóc, lại xem mấy cô con dâu, bởi vì chuẩn bị cho buổi tiếp khách hôm nay mà đã sớm ăn vận thỏa đáng.
Bà kêu Hứa Yên đến, lấy từ trong bàn trang điểm ra một cây trâm nạm đá quý, cài lên tóc cho cô ấy, một mặt lại cau mày quở trách: "Con cũng ăn mặc quá đơn điệu rồi. Con gái hai mươi tuổi mà cứ như ba mươi vậy. Tuy là tổ chức vì tìm vợ lẽ cho Hứa Nhị, nhưng người đến cũng đều là có mặt có mũi, hẳn tám nhà quyền quý đến đây, nhìn thấy con đoan trang tiết hạnh, nói không chừng lại tìm được mối gả đi."
Gò má Hứa Yên đỏ ửng, giẫm chân nũng nịu rồi vén rèm bỏ đi trước.
-----------------------
(1) Ngũ đức: Ngọc được xem là quý khi hội đủ phẩm chất như trên, được xem là biểu tượng cho sự trong trắng, đẹp đẽ, thiện lương, cao quý và vinh hoa. Vì thế Khổng tử ví "Quân tử tỷ đức ư ngọc" (Đức tính của người quân tử, bao gồm: nhân, nghĩa, trí, dũng, khiết, có thể sánh với "ngũ đức" của ngọc)
((2) 螭: Li: rồng không sừng trong truyền thuyết cổ đại Trung Quốc, thường dùng để chạm trổ, điêu khắc.
/168
|