Trận đại hỏa ở bãi Phượng Minh thậm chí không so sánh bằng với Hoàng Hoa Lâm.
Nhưng ảnh hưởng từ trận đại hỏa này, lại không thể đánh đồng với trận Hoàng Hoa Lâm. Đối với người Hồng Trạch mà nói, họa của Khương Hồ, là do Mã Đằng. Mã Đằng tuy rằng hống hách, ngang ngược kiêu ngạo, nhưng dù sao cũng là thói quen của cuộc sống lấy nông canh làm chủ. Mà du mục Khương Hồ, đốt giết cướp bóc căn bản không có chút đạo lí gì, cũng không có bất cứ quy luật nào có thể tìm ra.
Cho dù lúc đám người Hưu Chư đóng quân ở mục nguyên Tây Bắc, uy hiếp của Khương Hồ tạo ra cũng thật to lớn.
Mà nay, ba mươi nghìn quân Khương Hồ, bị Đặng Phạm một trận đánh tan, Đường Đề chật vật trốn chạy, càng làm cho quân Mã gia khốn đốn…
Từ Đậu Lan và các đại nhân bộ lạc đến nô lệ dân chăn nuôi, đều cảm thấy có một áp lực rất lớn.
Quân Hán sắp tới rồi!
Triều đình, lại trở lại!
Căn bản những bộ lạc nhỏ chống cự tổng bộ lạc ở Hồng Trạch bắt đầu rục rịch.
Sau khi tám nghìn hộ di dân đến đại doanh Hồng Thủy, nhóm các đại nhân của các tiểu bộ lạc này tư tưởng càng lung lay. Trận đại hỏa bãi Phượng Minh đã châm lên hi vọng của họ. Cùng với việc quy thuận Hồng Trạch, sao lại không đi quy thuận đại quân triều đình chứ?
Hơn nữa, người Hồng Trạch cũng là hậu duệ của người Hán.
Liên tiếp mấy ngày, khách đến đại doanh Hồng Thủy liên tục.
Những đại nhân của các bộ lạc nhỏ liên tiếp đến đây, thậm chí còn đưa bộ tộc dời khỏi nơi cư trú ban đầu, đến những nơi cách không xa đại doanh Hồng Thủy là mấy. Đậu Lan ngươi không phải rất lợi hại sao? Các ngươi không phải muốn thâu tóm chúng ta ư? Hiện tại, chúng ta muốn nương tựa vào triều đình! Có bản lĩnh thì hãy tới thâu tóm chúng ta, các ngươi hãy xuất binh tới nơi dừng chân của đại doanh Hồng Thủy đi.
Mấy tháng qua, các tiểu bộ lạc bị mười tám bộ lạc ở Hồng Thủy áp chế sắp không thở nổi, rốt cuộc đã đưa ra lựa chọn.
Tào Bằng không tiếp đãi bọn họ, mà giao cho Bàng Lâm và Giả Tinh Phụ trách.
Nguyên nhân thì sao?
Giả Tinh là người Cô Tang, cũng là một phần tử của Lương Châu, có thể nói được tiếng Tây Lương lưu loát.
Mà Bàng Lâm? Ngươi hỏi Bàng Lâm là ai?
Ngươi có biết thắng lợi ở bãi Phượng Minh là do tay ai bày cách?
Đó là mưu chủ dưới trướng của Tào tướng quân, Bàng Thống Bàng Sĩ Nguyên, tên hiệu Phượng Sồ tiên sinh. Bàng Lâm, chính là huynh đệ của Phượng Sồ!
Nếu như nói, trước đây mọi người đều không biết Phượng Sồ là ai, nhưng hiện tại, danh tiếng của Bàng Thống, ai ai cũng biết. Người này thần cơ diệu toán, có khả năng quỷ thần, Đường Đề lợi hại như vậy chẳng phải trong phút chốc cũng bị y khống chế đấy sao?
Cho nên, có Bàng Lâm ra mặt là đủ rồi!
Giả Tinh là mệnh quan triều đình, có đăng ký ở Thượng Thư Phủ.
Người kia là đệ đệ của Phượng Sồ, hai người đều là người uyên bác, biết được lễ nghĩa.
Đặc biệt Giả Tinh có thể hiểu được tâm tư của đại nhân các tiểu bộ lạc, lúc tiếp đãi đã dùng ngôn ngữ Lương Châu để hỏi han, làm những người tới hỏi cảm thấy khá thân thiết. Tuy nhiên, chỉ có thể dừng ở đó, muốn gặp Tào tướng quân? Chỉ sợ không dễ dàng như vậy.
Tào tướng quân đang bận việc công, không rảnh rỗi.
Các ngươi có yêu cầu hay thỉnh cầu gì, nói cho ta biết là được rồi.
Nếu có thể giải quyết ta sẽ giúp ngươi giải quyết, không thể giải quyết, lúc đó ta sẽ thông báo với Tào tướng quân, để ngài quyết định. Tóm lại, người đến đều là khách, chúng ta sẽ nhiệt tình tiếp đãi. Nhưng muốn gặp Tào Bằng, đâu có dễ dàng như vậy.
Bây giờ không giống với trước đây!
Lúc trước khi Tào Bằng tới Hồng Trạch, tất cả mọi người đều tỏ thái độ thù địch.
Nhất là các tiểu bộ lạc, cũng không tôn trọng đại doanh Hồng Thủy, lúc đó mới xuất hiện việc Thạch Khôi tập kích quân Hán.
Hiện tại muốn gậy dựng tình cảm? Muộn rồi…
Tào Bằng đích thực rất bận, bận túi bụi
Tám nghìn hộ di dân tới đại doanh Hồng Thủy, khiến cho đại doanh Hồng Thủy vốn dĩ rộng lớn lập tức trở lên chật chội.
Toàn bộ tụ tập ở nơi này, chỉ sợ không phải là một việc tốt.
Mạnh Kiến cau mày, nhìn bản đồ kết cấu huyện Hồng Thủy, nói với Tào Bằng:
- Tướng quân sở dĩ cần nhiều người Hán như vậy, nói cho cùng cũng là muốn cân bằng tỉ lệ Hồ Hán ở Hà Tây. Nói thật, nếu tám nghìn dân này tập trung ở huyện Hồng Thủy, sẽ tạo thành một vòng tròn khép kín. Kể từ đó, chỉ khiến cho sự đối lập giữa Hồ Hán càng thêm nặng nề. Tướng quân lúc này lấy ý tứ thượng quốc, tiếp nhận bách tính trăm họ. Người Hung Nô cũng được, Khương Hồ cũng tốt, kể cả người Tiên Ti, tại sao không lệnh cho họ cùng chung sống, từ từ dung hợp?
Tào Bằng chun mũi:
- Ý Công Uy thì phải làm thế nào?
- Nay tướng quân thiết lập Liêm Bảo, cũng cần đưa dân chúng vào ở. Mà Sĩ Nguyên đốt cháy Khương Hồ, mục nguyên Tây Bắc thì đã yên ổn, có thể suy xét rằng, mục nguyên Tây Bắc đã ở trong lòng bàn tay. Nghĩ đến thì có thể di chuyển năm trăm hộ dân người Hán tới Liêm Bảo, di chuyển tiếp một nghìn năm trăm hộ người Hán tới bãi Phượng Minh. Kể từ đó, dân số người Hán gia tăng, củng cố thêm quyền hành trong tay tướng quân ở cả hai nơi, rồi sau đó có thể khuếch trương thanh thế sang phía Hồng Trạch.
- Chư Quân, nghĩ sao?
Từ Thứ nói:
- Lời của Công Uy chí phải. Người Hồng Trạch sống yên ổn trăm năm ở Hồng Trạch, chỉ cần có việc gì đó xảy ra sẽ lập tức tứ cố vô thân. Tổ tiên lúc trước ở Hồng Trạch, bọn họ chiếm cứ nơi đây, lại tự mình phong tỏa mình hình thành một quần thể độc lập ở Hà Tây. Kể từ đó, trong lúc vô tình đã đem bọn họ đối đầu với Khương Hồ. Nay tướng quân trấn giữ và bảo vệ Hà Tây, tổ tiên Hồng Trạch không thể tiếp tục giẫm vào vết xe đổ ngày trước…
Đám người Bộ Chất, cũng liên tục gật đầu, tỏ vẻ tán thành.
- Nói về sự quy phục và giáo hóa, ta cho rằng phụ tử Tôn thị ở Giang Đông là làm giỏi nhất. Sau khi Tôn Sách sống yên ở Giang Đông, không ngừng phát động công kích Sơn Việt. Những người thường cho rằng Tôn Sách muốn gia tăng thống trị sáu quận Giang Đông. Nhưng ta cho rằng Tôn Sách làm vậy kỳ thực là muốn Sơn Việt chịu quy phục và giáo hóa, hoàn toàn nắm Giang Đông trong tay. Tôn Quyền y rất khác so với Tôn Sách, Tôn Sách dùng cương còn Tôn Quyền dùng nhu. Chỉ riêng vấn đề hành động ở Sơn Việt thì hai huynh đệ này hành xử đồng nhất. Hơn nữa, sau khi sáu quận Giang Đông thuộc về tay Tôn thị, Sơn Việt tuy nói là càng loạn nhiều hơn, nhưng quy mô của nó thì càng ngày càng nhỏ. Điều này cho thấy, địa vị của Tôn thị ở Giang Đông càng lúc càng được củng cố. Ta nghĩ rằng, công tử thống lĩnh Hà Tây có thể tham khảo cách thức thực hiện của huynh đệ Tôn thị ở Giang Đông.
Đoạt lấy, quy phục và giáo hóa!
Đây là tôn chỉ sách lược của huynh đệ Tôn thị.
Trong lịch sử, đến thời kì cuối Tam Quốc, từng có một người khảo sát.
Nhân khẩuTào Ngụy tới gần mười nghìn hộ, nhân khẩu Giang Đông cũng mười nghìn hộ, Thục Hán chỉ dừng ở con số ba mươi…
Tào Ngụy chiếm cứ phương Bắc, nhân khẩu vô cùng đông, Thục Hán ở thời đầu Tam Quốc, có hơn bốn triệu nhân khẩu, làm người khác cảm thấy thế là đủ...
Ngược lại Giang Đông lúc đầu nhân khẩu cũng không nhiều lắm.
Đến cuối thời Tam Quốc, không ngờ nhân khẩu gần bằng so với Tào Ngụy.
Đây nghiễm nhiên có nhân tố địa thế Giang Đông hiểm yếu, có rãnh trời Trường Giang.
Nhưng Tôn thị ở Giang Đông đoạt lấy nhân khẩu Sơn Việt, cũng là một nhân tố lớn. Thời đầu Tam Quốc, Giang Đông, Sơn Việt nhân khẩu nhiều, toàn bộ Dương Châu thường loạn vì Sơn Việt.
Đến sau này, ít nhất dưới sự cai trị ở Dương Châu, họa Sơn Việt càng ngày càng ít.
Mặc dù thỉnh thoảng có phát sinh, nhưng cũng bị khống chế trong quy mô nhỏ nhất. Đại bộ phận Sơn Việt bị quy phục và giáo hóa bởi Tôn thị, di chuyển tới hướng nam, tiến đến khu vực Giao Châu. Đến Ngụy Tấn Nam Bắc triều, họa Sơn Việt ở Giang Nam rất thưa thớt, chủ yếu tập trung ở vùng duyên hải. Trong đó, công lao của Tôn thị là không nhỏ.
Tào Bằng thật ra nhớ rõ, kiếp trước ở trong một cuộc thảo luận đã nhìn ra một quan điểm.
Nói Gia Cát Lượng ở Tây Xuyên phạm phải một sai lầm lớn, đó là y không chịu quy phục Nam Man ngay lúc đó.
Gia Cát Lượng một lòng muốn bắc phạt, cướp lấy Quan Trung, khôi phục Hán thất.
Nhưng, Thục Hán nhân khẩu tuy rằng đông, nhưng không chịu nổi chinh chiến liên miên nhiều năm liên tục, Nam Man lúc đó vẫn là họa tâm phúc của Thục Hán, cho dù sau này tỏ vẻ thuần phục, nhưng vẫn không ủng hộThục Hán nhiều lắm. Nếu Gia Cát Lượng có thể học tập biện pháp của Tôn thị, cướp lấy nhân khẩu Nam Man, quy phục và giáo hóa họ thì có lẽ đến cuối cùng nhân khẩu Thục Hán sẽ không tiêu hao như vậy. Đánh giặc là để đạt được cái gì? Ở thời Tam Quốc, đánh giặc chính là đánh để đoạt người.
Đám người Từ Thứ, vô cùng tán thành lời nói của Bộ Chất.
Tào Bằng cũng tán thành!
Địa khu Hà Tây, hỗn tạp vô cùng, phải lấy trái tim bao dung để tiếp nhận bách tính khắp nơi.
Nếu đơn thuần quy tụ người Hán, xây thành định cư vớitình hình trước đó của Hồng Trạch thìcũng không khác là mấy.
- Liêm Bảo năm trăm hộ, sợ hơi ít!
Tào Bằng ngẫm nghĩ một chút, tuyệt bút vung lên:
- Dời tám trăm hộ tới định cư ở Liêm Bảo, một nghìn năm trăm hộ tới bãi Phượng Minh, rồi bố trí Phượng Minh Bảo ở bãi Phượng Minh. Tuy nhiên, Sĩ Nguyên không thích hợp tiếp tục ở lại nơi đó, hay là mời Công Uy đảm nhiệm Phượng Minh Trưởng, thế nào?
Tào Bằng dứt lời, quay sang nhìn Mạnh Kiến.
Mạnh Kiến ngẩn người, sau đó không kìm chế nổi sự kích động của nội tâm đứng dậy chắp tay nói:
- Công tử đã coi trọng Mạnh Kiến như vậy, nguyện xin hết lòng quên mình phục vụ công tử.
Cổ nhân có câu: Kẻ sĩ chết vì người tri kỉ.
Mạnh Công Uy chính là kẻ sĩ!
Y được Bàng Thống mời, rời khỏi Kinh Châu, tiến đến Hứa Đô nương tựa Tào Bằng.
Chí khí rất cao!
Nhưng đáng tiếc, lúc ấy Tào Bằng không ở Hứa Đô, thế cho nên Mạnh Kiến sau khi tới Hứa Đô, cảm thấy có chút uất ức.
Mà nay vừa gặp mặt Tào Bằng, Tào Bằng liền giao bãi Phượng Minh cho y.
Tuy nói Phượng Minh Bảo tương lai nhiều nhất cũng chỉ có quy mô dưới một huyện, nhưng trước mắt mà nói không ngờ rằng Tào Bằng lại tín nhiệm Mạnh Kiến đến vậy. Trong nội tâm Mạnh Kiến đã hạ quyết tâm tự nói với bản thân: công tử coi trọng ngươi như thế, ngươi chớ phụ lòng công tử.
Tào Bằng mỉm cười!
Bốn bằng hữu ở Thủy Kính sơn trang, nói thật ra để lại ấn tượng thật sự cho Tào Bằng cũng chỉ có Từ Thứ.
Mạnh Công Uy, Thôi Châu Bình còn có Thạch Thao Thạch Quảng Nguyên trong lịch sự trình độ cao tới mức nào? Tào Bằng không rõ lắm nhưng người nhóm theo loài, vật tụ theo bầy có thể cùng lăn lộn với Từ Thứ, Bàng Thống, Gia Cát Lượng, đâu phải bỗng dưng vô duyên cớ. Cho nên dù không để lại nhiều danh tiếng lớn, nhưng có thể quyết định không phải bọn họ là nhân tài quân sự mà chính là giỏi chính vụ. Sau khi sống lại ở thời Tam Quốc, Tào Bằng gặp rất nhiều người. Bọn họ không tài đánh giặc nhưng có nhiều cống hiến to lớn. Cho nên, Tào Bằng quyết định cho Mạnh Kiến đảm nhiệm thành Phượng Minh, cũng không phải không có lí do.
Không kinh nghiệm thì sao?
Dù sao Phượng Minh Bảo hiện tại vừa nghèo vừa đói.
Vả lại để Mạnh Kiến dựng nghiệp bằng hai bàn tay trắng, vừa kiến thiết, vừa tích lũy kinh nghiệm
Tuy nhiên nếu muốn khuếch chương tới Hồng Trạch, có lẽ không dễ dàng như vậy.
Tào Bằng trầm ngâm một lát, hạ giọng nói:
- Hồng Trạch dù sao tồn tại đã trăm năm, cho dù hiện tại đối mặt với sự sụp đổ cũng cần phải có cái cớ mới có thể xuất chinh. Nếu không, nếu có khuếch trương sang Hồng Trạch thì cũng là vô cớ xuất binh.
Ánh mắt nhìn về hướng Từ Thứ.
Đã thấy Từ Thứ nhíu mày, trầm tư không nói.
Ánh mắt nhìn xuyên qua cửa sổ lều trại, nhìn ra ngoài cửa sổ.
Tào Bằng ngẩn người, nhìn theo ánh mắt của y, đã thấy bên ngoài không biết từ khi nào đã xuất hiện những bông tuyết nhẹ bay.
- Tuyết rơi rồi!
Nhưng ảnh hưởng từ trận đại hỏa này, lại không thể đánh đồng với trận Hoàng Hoa Lâm. Đối với người Hồng Trạch mà nói, họa của Khương Hồ, là do Mã Đằng. Mã Đằng tuy rằng hống hách, ngang ngược kiêu ngạo, nhưng dù sao cũng là thói quen của cuộc sống lấy nông canh làm chủ. Mà du mục Khương Hồ, đốt giết cướp bóc căn bản không có chút đạo lí gì, cũng không có bất cứ quy luật nào có thể tìm ra.
Cho dù lúc đám người Hưu Chư đóng quân ở mục nguyên Tây Bắc, uy hiếp của Khương Hồ tạo ra cũng thật to lớn.
Mà nay, ba mươi nghìn quân Khương Hồ, bị Đặng Phạm một trận đánh tan, Đường Đề chật vật trốn chạy, càng làm cho quân Mã gia khốn đốn…
Từ Đậu Lan và các đại nhân bộ lạc đến nô lệ dân chăn nuôi, đều cảm thấy có một áp lực rất lớn.
Quân Hán sắp tới rồi!
Triều đình, lại trở lại!
Căn bản những bộ lạc nhỏ chống cự tổng bộ lạc ở Hồng Trạch bắt đầu rục rịch.
Sau khi tám nghìn hộ di dân đến đại doanh Hồng Thủy, nhóm các đại nhân của các tiểu bộ lạc này tư tưởng càng lung lay. Trận đại hỏa bãi Phượng Minh đã châm lên hi vọng của họ. Cùng với việc quy thuận Hồng Trạch, sao lại không đi quy thuận đại quân triều đình chứ?
Hơn nữa, người Hồng Trạch cũng là hậu duệ của người Hán.
Liên tiếp mấy ngày, khách đến đại doanh Hồng Thủy liên tục.
Những đại nhân của các bộ lạc nhỏ liên tiếp đến đây, thậm chí còn đưa bộ tộc dời khỏi nơi cư trú ban đầu, đến những nơi cách không xa đại doanh Hồng Thủy là mấy. Đậu Lan ngươi không phải rất lợi hại sao? Các ngươi không phải muốn thâu tóm chúng ta ư? Hiện tại, chúng ta muốn nương tựa vào triều đình! Có bản lĩnh thì hãy tới thâu tóm chúng ta, các ngươi hãy xuất binh tới nơi dừng chân của đại doanh Hồng Thủy đi.
Mấy tháng qua, các tiểu bộ lạc bị mười tám bộ lạc ở Hồng Thủy áp chế sắp không thở nổi, rốt cuộc đã đưa ra lựa chọn.
Tào Bằng không tiếp đãi bọn họ, mà giao cho Bàng Lâm và Giả Tinh Phụ trách.
Nguyên nhân thì sao?
Giả Tinh là người Cô Tang, cũng là một phần tử của Lương Châu, có thể nói được tiếng Tây Lương lưu loát.
Mà Bàng Lâm? Ngươi hỏi Bàng Lâm là ai?
Ngươi có biết thắng lợi ở bãi Phượng Minh là do tay ai bày cách?
Đó là mưu chủ dưới trướng của Tào tướng quân, Bàng Thống Bàng Sĩ Nguyên, tên hiệu Phượng Sồ tiên sinh. Bàng Lâm, chính là huynh đệ của Phượng Sồ!
Nếu như nói, trước đây mọi người đều không biết Phượng Sồ là ai, nhưng hiện tại, danh tiếng của Bàng Thống, ai ai cũng biết. Người này thần cơ diệu toán, có khả năng quỷ thần, Đường Đề lợi hại như vậy chẳng phải trong phút chốc cũng bị y khống chế đấy sao?
Cho nên, có Bàng Lâm ra mặt là đủ rồi!
Giả Tinh là mệnh quan triều đình, có đăng ký ở Thượng Thư Phủ.
Người kia là đệ đệ của Phượng Sồ, hai người đều là người uyên bác, biết được lễ nghĩa.
Đặc biệt Giả Tinh có thể hiểu được tâm tư của đại nhân các tiểu bộ lạc, lúc tiếp đãi đã dùng ngôn ngữ Lương Châu để hỏi han, làm những người tới hỏi cảm thấy khá thân thiết. Tuy nhiên, chỉ có thể dừng ở đó, muốn gặp Tào tướng quân? Chỉ sợ không dễ dàng như vậy.
Tào tướng quân đang bận việc công, không rảnh rỗi.
Các ngươi có yêu cầu hay thỉnh cầu gì, nói cho ta biết là được rồi.
Nếu có thể giải quyết ta sẽ giúp ngươi giải quyết, không thể giải quyết, lúc đó ta sẽ thông báo với Tào tướng quân, để ngài quyết định. Tóm lại, người đến đều là khách, chúng ta sẽ nhiệt tình tiếp đãi. Nhưng muốn gặp Tào Bằng, đâu có dễ dàng như vậy.
Bây giờ không giống với trước đây!
Lúc trước khi Tào Bằng tới Hồng Trạch, tất cả mọi người đều tỏ thái độ thù địch.
Nhất là các tiểu bộ lạc, cũng không tôn trọng đại doanh Hồng Thủy, lúc đó mới xuất hiện việc Thạch Khôi tập kích quân Hán.
Hiện tại muốn gậy dựng tình cảm? Muộn rồi…
Tào Bằng đích thực rất bận, bận túi bụi
Tám nghìn hộ di dân tới đại doanh Hồng Thủy, khiến cho đại doanh Hồng Thủy vốn dĩ rộng lớn lập tức trở lên chật chội.
Toàn bộ tụ tập ở nơi này, chỉ sợ không phải là một việc tốt.
Mạnh Kiến cau mày, nhìn bản đồ kết cấu huyện Hồng Thủy, nói với Tào Bằng:
- Tướng quân sở dĩ cần nhiều người Hán như vậy, nói cho cùng cũng là muốn cân bằng tỉ lệ Hồ Hán ở Hà Tây. Nói thật, nếu tám nghìn dân này tập trung ở huyện Hồng Thủy, sẽ tạo thành một vòng tròn khép kín. Kể từ đó, chỉ khiến cho sự đối lập giữa Hồ Hán càng thêm nặng nề. Tướng quân lúc này lấy ý tứ thượng quốc, tiếp nhận bách tính trăm họ. Người Hung Nô cũng được, Khương Hồ cũng tốt, kể cả người Tiên Ti, tại sao không lệnh cho họ cùng chung sống, từ từ dung hợp?
Tào Bằng chun mũi:
- Ý Công Uy thì phải làm thế nào?
- Nay tướng quân thiết lập Liêm Bảo, cũng cần đưa dân chúng vào ở. Mà Sĩ Nguyên đốt cháy Khương Hồ, mục nguyên Tây Bắc thì đã yên ổn, có thể suy xét rằng, mục nguyên Tây Bắc đã ở trong lòng bàn tay. Nghĩ đến thì có thể di chuyển năm trăm hộ dân người Hán tới Liêm Bảo, di chuyển tiếp một nghìn năm trăm hộ người Hán tới bãi Phượng Minh. Kể từ đó, dân số người Hán gia tăng, củng cố thêm quyền hành trong tay tướng quân ở cả hai nơi, rồi sau đó có thể khuếch trương thanh thế sang phía Hồng Trạch.
- Chư Quân, nghĩ sao?
Từ Thứ nói:
- Lời của Công Uy chí phải. Người Hồng Trạch sống yên ổn trăm năm ở Hồng Trạch, chỉ cần có việc gì đó xảy ra sẽ lập tức tứ cố vô thân. Tổ tiên lúc trước ở Hồng Trạch, bọn họ chiếm cứ nơi đây, lại tự mình phong tỏa mình hình thành một quần thể độc lập ở Hà Tây. Kể từ đó, trong lúc vô tình đã đem bọn họ đối đầu với Khương Hồ. Nay tướng quân trấn giữ và bảo vệ Hà Tây, tổ tiên Hồng Trạch không thể tiếp tục giẫm vào vết xe đổ ngày trước…
Đám người Bộ Chất, cũng liên tục gật đầu, tỏ vẻ tán thành.
- Nói về sự quy phục và giáo hóa, ta cho rằng phụ tử Tôn thị ở Giang Đông là làm giỏi nhất. Sau khi Tôn Sách sống yên ở Giang Đông, không ngừng phát động công kích Sơn Việt. Những người thường cho rằng Tôn Sách muốn gia tăng thống trị sáu quận Giang Đông. Nhưng ta cho rằng Tôn Sách làm vậy kỳ thực là muốn Sơn Việt chịu quy phục và giáo hóa, hoàn toàn nắm Giang Đông trong tay. Tôn Quyền y rất khác so với Tôn Sách, Tôn Sách dùng cương còn Tôn Quyền dùng nhu. Chỉ riêng vấn đề hành động ở Sơn Việt thì hai huynh đệ này hành xử đồng nhất. Hơn nữa, sau khi sáu quận Giang Đông thuộc về tay Tôn thị, Sơn Việt tuy nói là càng loạn nhiều hơn, nhưng quy mô của nó thì càng ngày càng nhỏ. Điều này cho thấy, địa vị của Tôn thị ở Giang Đông càng lúc càng được củng cố. Ta nghĩ rằng, công tử thống lĩnh Hà Tây có thể tham khảo cách thức thực hiện của huynh đệ Tôn thị ở Giang Đông.
Đoạt lấy, quy phục và giáo hóa!
Đây là tôn chỉ sách lược của huynh đệ Tôn thị.
Trong lịch sử, đến thời kì cuối Tam Quốc, từng có một người khảo sát.
Nhân khẩuTào Ngụy tới gần mười nghìn hộ, nhân khẩu Giang Đông cũng mười nghìn hộ, Thục Hán chỉ dừng ở con số ba mươi…
Tào Ngụy chiếm cứ phương Bắc, nhân khẩu vô cùng đông, Thục Hán ở thời đầu Tam Quốc, có hơn bốn triệu nhân khẩu, làm người khác cảm thấy thế là đủ...
Ngược lại Giang Đông lúc đầu nhân khẩu cũng không nhiều lắm.
Đến cuối thời Tam Quốc, không ngờ nhân khẩu gần bằng so với Tào Ngụy.
Đây nghiễm nhiên có nhân tố địa thế Giang Đông hiểm yếu, có rãnh trời Trường Giang.
Nhưng Tôn thị ở Giang Đông đoạt lấy nhân khẩu Sơn Việt, cũng là một nhân tố lớn. Thời đầu Tam Quốc, Giang Đông, Sơn Việt nhân khẩu nhiều, toàn bộ Dương Châu thường loạn vì Sơn Việt.
Đến sau này, ít nhất dưới sự cai trị ở Dương Châu, họa Sơn Việt càng ngày càng ít.
Mặc dù thỉnh thoảng có phát sinh, nhưng cũng bị khống chế trong quy mô nhỏ nhất. Đại bộ phận Sơn Việt bị quy phục và giáo hóa bởi Tôn thị, di chuyển tới hướng nam, tiến đến khu vực Giao Châu. Đến Ngụy Tấn Nam Bắc triều, họa Sơn Việt ở Giang Nam rất thưa thớt, chủ yếu tập trung ở vùng duyên hải. Trong đó, công lao của Tôn thị là không nhỏ.
Tào Bằng thật ra nhớ rõ, kiếp trước ở trong một cuộc thảo luận đã nhìn ra một quan điểm.
Nói Gia Cát Lượng ở Tây Xuyên phạm phải một sai lầm lớn, đó là y không chịu quy phục Nam Man ngay lúc đó.
Gia Cát Lượng một lòng muốn bắc phạt, cướp lấy Quan Trung, khôi phục Hán thất.
Nhưng, Thục Hán nhân khẩu tuy rằng đông, nhưng không chịu nổi chinh chiến liên miên nhiều năm liên tục, Nam Man lúc đó vẫn là họa tâm phúc của Thục Hán, cho dù sau này tỏ vẻ thuần phục, nhưng vẫn không ủng hộThục Hán nhiều lắm. Nếu Gia Cát Lượng có thể học tập biện pháp của Tôn thị, cướp lấy nhân khẩu Nam Man, quy phục và giáo hóa họ thì có lẽ đến cuối cùng nhân khẩu Thục Hán sẽ không tiêu hao như vậy. Đánh giặc là để đạt được cái gì? Ở thời Tam Quốc, đánh giặc chính là đánh để đoạt người.
Đám người Từ Thứ, vô cùng tán thành lời nói của Bộ Chất.
Tào Bằng cũng tán thành!
Địa khu Hà Tây, hỗn tạp vô cùng, phải lấy trái tim bao dung để tiếp nhận bách tính khắp nơi.
Nếu đơn thuần quy tụ người Hán, xây thành định cư vớitình hình trước đó của Hồng Trạch thìcũng không khác là mấy.
- Liêm Bảo năm trăm hộ, sợ hơi ít!
Tào Bằng ngẫm nghĩ một chút, tuyệt bút vung lên:
- Dời tám trăm hộ tới định cư ở Liêm Bảo, một nghìn năm trăm hộ tới bãi Phượng Minh, rồi bố trí Phượng Minh Bảo ở bãi Phượng Minh. Tuy nhiên, Sĩ Nguyên không thích hợp tiếp tục ở lại nơi đó, hay là mời Công Uy đảm nhiệm Phượng Minh Trưởng, thế nào?
Tào Bằng dứt lời, quay sang nhìn Mạnh Kiến.
Mạnh Kiến ngẩn người, sau đó không kìm chế nổi sự kích động của nội tâm đứng dậy chắp tay nói:
- Công tử đã coi trọng Mạnh Kiến như vậy, nguyện xin hết lòng quên mình phục vụ công tử.
Cổ nhân có câu: Kẻ sĩ chết vì người tri kỉ.
Mạnh Công Uy chính là kẻ sĩ!
Y được Bàng Thống mời, rời khỏi Kinh Châu, tiến đến Hứa Đô nương tựa Tào Bằng.
Chí khí rất cao!
Nhưng đáng tiếc, lúc ấy Tào Bằng không ở Hứa Đô, thế cho nên Mạnh Kiến sau khi tới Hứa Đô, cảm thấy có chút uất ức.
Mà nay vừa gặp mặt Tào Bằng, Tào Bằng liền giao bãi Phượng Minh cho y.
Tuy nói Phượng Minh Bảo tương lai nhiều nhất cũng chỉ có quy mô dưới một huyện, nhưng trước mắt mà nói không ngờ rằng Tào Bằng lại tín nhiệm Mạnh Kiến đến vậy. Trong nội tâm Mạnh Kiến đã hạ quyết tâm tự nói với bản thân: công tử coi trọng ngươi như thế, ngươi chớ phụ lòng công tử.
Tào Bằng mỉm cười!
Bốn bằng hữu ở Thủy Kính sơn trang, nói thật ra để lại ấn tượng thật sự cho Tào Bằng cũng chỉ có Từ Thứ.
Mạnh Công Uy, Thôi Châu Bình còn có Thạch Thao Thạch Quảng Nguyên trong lịch sự trình độ cao tới mức nào? Tào Bằng không rõ lắm nhưng người nhóm theo loài, vật tụ theo bầy có thể cùng lăn lộn với Từ Thứ, Bàng Thống, Gia Cát Lượng, đâu phải bỗng dưng vô duyên cớ. Cho nên dù không để lại nhiều danh tiếng lớn, nhưng có thể quyết định không phải bọn họ là nhân tài quân sự mà chính là giỏi chính vụ. Sau khi sống lại ở thời Tam Quốc, Tào Bằng gặp rất nhiều người. Bọn họ không tài đánh giặc nhưng có nhiều cống hiến to lớn. Cho nên, Tào Bằng quyết định cho Mạnh Kiến đảm nhiệm thành Phượng Minh, cũng không phải không có lí do.
Không kinh nghiệm thì sao?
Dù sao Phượng Minh Bảo hiện tại vừa nghèo vừa đói.
Vả lại để Mạnh Kiến dựng nghiệp bằng hai bàn tay trắng, vừa kiến thiết, vừa tích lũy kinh nghiệm
Tuy nhiên nếu muốn khuếch chương tới Hồng Trạch, có lẽ không dễ dàng như vậy.
Tào Bằng trầm ngâm một lát, hạ giọng nói:
- Hồng Trạch dù sao tồn tại đã trăm năm, cho dù hiện tại đối mặt với sự sụp đổ cũng cần phải có cái cớ mới có thể xuất chinh. Nếu không, nếu có khuếch trương sang Hồng Trạch thì cũng là vô cớ xuất binh.
Ánh mắt nhìn về hướng Từ Thứ.
Đã thấy Từ Thứ nhíu mày, trầm tư không nói.
Ánh mắt nhìn xuyên qua cửa sổ lều trại, nhìn ra ngoài cửa sổ.
Tào Bằng ngẩn người, nhìn theo ánh mắt của y, đã thấy bên ngoài không biết từ khi nào đã xuất hiện những bông tuyết nhẹ bay.
- Tuyết rơi rồi!
/731
|