Tuần này đúng là xui xẻo, xui xẻo, xui xẻo kinh khủng!
Mẹ kiếp, tôi nghiến răng ngồi im nghe giảng, trong người cảm thấy khó chịu bứt dứt không thể tả.
-Hoàng, con đang làm gì đấy?
Tôi thở dài, ngao ngán nhìn thằng Hoàng ngồi bên cạnh cũng đang có vẻ mặt như mình, nhẫn nại gập vở Toán cho vào ngăn bàn.
Bây giờ đang là giờ Anh. Và chúng tôi đang ngồi bàn đầu, lại còn ở cái bàn đối diện với bàn giáo viên.
Mấy hôm trước, lớp tôi bị giáo viên bộ môn phản ánh với cô chủ nhiệm là quá mất trật tự, đặc biệt là cái ổ toàn con trai ngồi ở hai cái tổ bên kia. Cụ thể là chỗ thằng Trung Kiên, Duy Kiên, Vũ, Xuân Tùng, Dương Minh,… Vì bọn nó ngồi toàn bàn cuối, hoặc gần cuối, nên cô nói ba bàn đầu đổi cho ba bàn cuối. Nếu chỉ có bọn đấy thôi thì không nói, nhưng lại là cả lớp. Cả lớp đấy! Tức là có tôi. Tôi ngồi ở bàn 4, nếu đổi như trên thì tức là bàn 4 lên bàn đầu, bàn 5 lên bàn 2, bàn 6 lên bàn 3… Thằng Hoàng ngồi tổ kế bên, ngang bàn với tôi cũng chịu chung số phận. Hai cái tổ của bọn tôi lại rất gần, rất gần bàn giáo viên.
Nếu ngồi bàn đầu thì sao?
Thứ nhất: Không thể ngủ gật, nhất là tiết của cô chủ nhiệm (mặc dù trước kia tôi ngủ như đúng rồi nhờ tấm lưng không mấy to lớn của thằng Bốp che chắn)
Thứ hai: Không thể ngồi tranh thủ làm bài mấy tiết khác trong giờ này. Thằng Hoàng cứ đến giờ Sử, Địa, GDCD,… là vứt sách vở sang một bên, ngồi làm Toán. Và cái đoạn trên chính là một ví dụ. Mấy chuyện đó bây giờ chẳng thể làm gì rồi.
Thứ ba: Không thể quay bài *cười*
Thứ tư: Không thể đọc truyện dưới ngăn bàn nếu tiết học quá chán.
Thứ năm: … Tôi chưa nghĩ ra.
Tóm lại là chẳng tốt đẹp gì.
Đã bị chuyển lên bàn một thì chớ, lại còn ngồi một mình. Thằng N a m thần thánh “được” chuyển xuống ngồi bàn cuối với thằng Bốp. Huhu, “Dàn đồng ca Remix” bị chia rẽ rồi. Còn đâu những tiết học chúng tôi cùng ngồi nghêu ngao hát nữa? Tôi cắn răng, hi vọng cô sẽ đổi chỗ.
Thằng Hoàng cũng chẳng khá hơn gì tôi. Thỉnh thoảng vài tiết, cái bàn của nó trống không. Vì nó chuyển sang ngồi cạnh tôi, còn cái Mai thì chuyển sang tổ khác, tranh thủ đổi chỗ cho “dễ thở”.
-Sao cái mặt anh buồn thế oppa? – con My hỏi tôi, nó ngồi bàn đầu, và bây giờ được chuyển xuống bàn 4
-Còn sao nữa, đương nhiên là vì… - tôi chưa nói hết câu, đã nghe thấy thằng Hoàng chửi um lên.
-ĐM, tao ghét ngồi bàn đầu vãi.
-…. – Anh em chung hoàn cảnh.
Tôi và thằng Hoàng tinh thần vô cùng kém, đều có chung suy nghĩ tại sao bọn kia gây “án” mà bọn này cũng phải “chịu trận” cùng? Thật bất công. Tôi thở dài. Nhưng mà ngồi đâu trong lớp đều là do quyết định của giáo viên hết, chúng tôi không có tư cách lên tiếng phản đối. Bây giờ chỉ mong có phép mầu xảy ra thôi.
Con My vỗ vai tôi và thằng Hoàng, an ủi: “Thôi mà, lúc đầu tao cũng không quen. Nhưng mà ngồi lâu cũng sẽ quen thôi!”
Tôi ngồi với N a m và Bốp cũng quen lắm mà, tại sao? Tôi gào thét trong lòng.
Kỳ thi thử vào lớp 10 môn Văn của trường tôi vừa diễn ra. Lần này, tôi quyết tâm giành điểm cao. Suốt một tuần trước ngày thi, tối nào tôi cũng ôn tập. Tính tôi hay lười, ngại, nên có thể hôm nào cũng ôn tập như vậy quả là một kỳ tích. Thằng Hoàng cũng giống tôi, nhưng nó còn vất vả hơn tôi. Vì nó còn phải học toán.
Trước giờ thi một tiếng rưỡi, tức là hai tiết học, chúng tôi được ngồi ôn tập. Nếu như là bình thường, chắc chắn tôi sẽ đeo tai nghe mà úp mặt xuống bàn ngủ. Nhưng lần này thì không. Tôi và thằng Hoàng im lặng ôm vở lẩm nhẩm học bài, học, học, cho đến khi đến giờ thi. Học Văn đối với học sinh mà nói, học chẳng bao giờ hết.
Giờ thi diễn ra suôn sẻ, đề cũng không khó lắm. Khi tôi làm xong bài thì vẫn còn dư nửa tiếng. Ngó nghiêng xung quanh xem tình hình phòng thi, tôi ngám ngẩm thở dài. Mấy đứa lớp thường (H, I, E), hình như…méo học gì thì phải, cũng chẳng biết viết gì hay sao? Cũng phải nói thêm là cái phòng thi số 10 của tôi số học sinh lớp thường cũng kha khá, mà học kém thường đi kèm với ý thức kém. Chẳng phải lần đầu thi, vì tên của tôi bắt bằng chữ T, chia phòng theo tên nên cố định từ đầu năm. Vẫn là mấy khuôn mặt đó, tôi thầm coi thường trong lòng.
Nhìn sang bàn bên cạnh, tôi thấy con Quỳnh và thằng Sơn – hai đứa cùng lớp duy nhất chung phòng với tôi đang thì thầm gì đó. Ha, thật may là ba đứa bọn tôi ngồi kề nhau, khá dễ trao đổi (mặc dù Văn tôi cũng thấy không cần thiết lắm). Bất chợt, Sơn quay sang nhìn tôi, miệng lẩm nhẩm: “Khởi ngữ là gì?”
Tôi phải nghe đến mấy lần, nghiêng cả người sang nghe, trong khi mắt láo liên nhìn giám thị thì mới nghe thấy nó hỏi cái gì.
Tôi trả lời: “Đối với cháu” (đây là đáp án)
Sau đó tôi lấy bút phác họa khung cảnh phòng thi vào mặt sau của tờ đề, chuyên tâm vẽ vời cho đến khi thu bài.
Tốc độ chấm bài của mấy cô giáo nhanh thật đấy, bốn hôm sau đã có kết quả. Nghe nói sau khi ghép phách xong là lớp tôi nhận được bài luôn. Giờ Sinh, trước tiết Văn, thằng Minh ngồi sau lưng tôi với Minh Anh ngồi lấy Iphone ra nghịch. Tôi quay người ra sau, nhìn nó:
-Này, làm gì thế?
-Em đang hỏi điểm Văn oppa ạ.
-Có rồi à? Mày hỏi ai đấy?
-À mẹ em. Bà ý bong gân nằm ở nhà rảnh quá ý mà.
Cái thằng...! Minh là con trai của cô Nguyệt dạy Văn-Sử trong trường, học khá Toán. Cô Nguyệt rất vui tính, được nhiều học sinh yêu quý bởi tính cách vui vẻ, “nhí nhảnh”. Vì vậy tôi rất hâm mộ tình “mẹ con” của thằng Minh với cô,cách giao tiếp nói chuyện rất thoải mái. Thậm chí nó kể bây giờ thi thoảng vẫn thơm vào má mẹ vài cái khi vui. Wow!
Hôm trước, khi thằng Minh đang ngồi học ở lớp thì có giáo viên gọi nó ra bế mẹ vào bệnh viện thì phải, nghe nói cô Nguyệt bị ngã cầu thang hay tai nạn gì đó. May mà không quá nghiêm trọng.
-Em nhắn tin hỏi mẹ ý, đằng nào mấy cô giáo cũng gửi bảng điểm về cho mẹ em rồi.
-Rồi sao? Như nào?
-Em được 7.5, may vãi. Để em hỏi cho mấy đứa.
-Này, hỏi nhiều vậy có làm phiền mẹ mày không?
-Không có phiền đâu, nhưng mà mấy đứa nhớ đưa 500 đồng tiền tin nhắn.
-....
Nhắn qua nhắn lại, cuối cùng cũng có kết quả...
Mẹ kiếp, tôi nghiến răng ngồi im nghe giảng, trong người cảm thấy khó chịu bứt dứt không thể tả.
-Hoàng, con đang làm gì đấy?
Tôi thở dài, ngao ngán nhìn thằng Hoàng ngồi bên cạnh cũng đang có vẻ mặt như mình, nhẫn nại gập vở Toán cho vào ngăn bàn.
Bây giờ đang là giờ Anh. Và chúng tôi đang ngồi bàn đầu, lại còn ở cái bàn đối diện với bàn giáo viên.
Mấy hôm trước, lớp tôi bị giáo viên bộ môn phản ánh với cô chủ nhiệm là quá mất trật tự, đặc biệt là cái ổ toàn con trai ngồi ở hai cái tổ bên kia. Cụ thể là chỗ thằng Trung Kiên, Duy Kiên, Vũ, Xuân Tùng, Dương Minh,… Vì bọn nó ngồi toàn bàn cuối, hoặc gần cuối, nên cô nói ba bàn đầu đổi cho ba bàn cuối. Nếu chỉ có bọn đấy thôi thì không nói, nhưng lại là cả lớp. Cả lớp đấy! Tức là có tôi. Tôi ngồi ở bàn 4, nếu đổi như trên thì tức là bàn 4 lên bàn đầu, bàn 5 lên bàn 2, bàn 6 lên bàn 3… Thằng Hoàng ngồi tổ kế bên, ngang bàn với tôi cũng chịu chung số phận. Hai cái tổ của bọn tôi lại rất gần, rất gần bàn giáo viên.
Nếu ngồi bàn đầu thì sao?
Thứ nhất: Không thể ngủ gật, nhất là tiết của cô chủ nhiệm (mặc dù trước kia tôi ngủ như đúng rồi nhờ tấm lưng không mấy to lớn của thằng Bốp che chắn)
Thứ hai: Không thể ngồi tranh thủ làm bài mấy tiết khác trong giờ này. Thằng Hoàng cứ đến giờ Sử, Địa, GDCD,… là vứt sách vở sang một bên, ngồi làm Toán. Và cái đoạn trên chính là một ví dụ. Mấy chuyện đó bây giờ chẳng thể làm gì rồi.
Thứ ba: Không thể quay bài *cười*
Thứ tư: Không thể đọc truyện dưới ngăn bàn nếu tiết học quá chán.
Thứ năm: … Tôi chưa nghĩ ra.
Tóm lại là chẳng tốt đẹp gì.
Đã bị chuyển lên bàn một thì chớ, lại còn ngồi một mình. Thằng N a m thần thánh “được” chuyển xuống ngồi bàn cuối với thằng Bốp. Huhu, “Dàn đồng ca Remix” bị chia rẽ rồi. Còn đâu những tiết học chúng tôi cùng ngồi nghêu ngao hát nữa? Tôi cắn răng, hi vọng cô sẽ đổi chỗ.
Thằng Hoàng cũng chẳng khá hơn gì tôi. Thỉnh thoảng vài tiết, cái bàn của nó trống không. Vì nó chuyển sang ngồi cạnh tôi, còn cái Mai thì chuyển sang tổ khác, tranh thủ đổi chỗ cho “dễ thở”.
-Sao cái mặt anh buồn thế oppa? – con My hỏi tôi, nó ngồi bàn đầu, và bây giờ được chuyển xuống bàn 4
-Còn sao nữa, đương nhiên là vì… - tôi chưa nói hết câu, đã nghe thấy thằng Hoàng chửi um lên.
-ĐM, tao ghét ngồi bàn đầu vãi.
-…. – Anh em chung hoàn cảnh.
Tôi và thằng Hoàng tinh thần vô cùng kém, đều có chung suy nghĩ tại sao bọn kia gây “án” mà bọn này cũng phải “chịu trận” cùng? Thật bất công. Tôi thở dài. Nhưng mà ngồi đâu trong lớp đều là do quyết định của giáo viên hết, chúng tôi không có tư cách lên tiếng phản đối. Bây giờ chỉ mong có phép mầu xảy ra thôi.
Con My vỗ vai tôi và thằng Hoàng, an ủi: “Thôi mà, lúc đầu tao cũng không quen. Nhưng mà ngồi lâu cũng sẽ quen thôi!”
Tôi ngồi với N a m và Bốp cũng quen lắm mà, tại sao? Tôi gào thét trong lòng.
Kỳ thi thử vào lớp 10 môn Văn của trường tôi vừa diễn ra. Lần này, tôi quyết tâm giành điểm cao. Suốt một tuần trước ngày thi, tối nào tôi cũng ôn tập. Tính tôi hay lười, ngại, nên có thể hôm nào cũng ôn tập như vậy quả là một kỳ tích. Thằng Hoàng cũng giống tôi, nhưng nó còn vất vả hơn tôi. Vì nó còn phải học toán.
Trước giờ thi một tiếng rưỡi, tức là hai tiết học, chúng tôi được ngồi ôn tập. Nếu như là bình thường, chắc chắn tôi sẽ đeo tai nghe mà úp mặt xuống bàn ngủ. Nhưng lần này thì không. Tôi và thằng Hoàng im lặng ôm vở lẩm nhẩm học bài, học, học, cho đến khi đến giờ thi. Học Văn đối với học sinh mà nói, học chẳng bao giờ hết.
Giờ thi diễn ra suôn sẻ, đề cũng không khó lắm. Khi tôi làm xong bài thì vẫn còn dư nửa tiếng. Ngó nghiêng xung quanh xem tình hình phòng thi, tôi ngám ngẩm thở dài. Mấy đứa lớp thường (H, I, E), hình như…méo học gì thì phải, cũng chẳng biết viết gì hay sao? Cũng phải nói thêm là cái phòng thi số 10 của tôi số học sinh lớp thường cũng kha khá, mà học kém thường đi kèm với ý thức kém. Chẳng phải lần đầu thi, vì tên của tôi bắt bằng chữ T, chia phòng theo tên nên cố định từ đầu năm. Vẫn là mấy khuôn mặt đó, tôi thầm coi thường trong lòng.
Nhìn sang bàn bên cạnh, tôi thấy con Quỳnh và thằng Sơn – hai đứa cùng lớp duy nhất chung phòng với tôi đang thì thầm gì đó. Ha, thật may là ba đứa bọn tôi ngồi kề nhau, khá dễ trao đổi (mặc dù Văn tôi cũng thấy không cần thiết lắm). Bất chợt, Sơn quay sang nhìn tôi, miệng lẩm nhẩm: “Khởi ngữ là gì?”
Tôi phải nghe đến mấy lần, nghiêng cả người sang nghe, trong khi mắt láo liên nhìn giám thị thì mới nghe thấy nó hỏi cái gì.
Tôi trả lời: “Đối với cháu” (đây là đáp án)
Sau đó tôi lấy bút phác họa khung cảnh phòng thi vào mặt sau của tờ đề, chuyên tâm vẽ vời cho đến khi thu bài.
Tốc độ chấm bài của mấy cô giáo nhanh thật đấy, bốn hôm sau đã có kết quả. Nghe nói sau khi ghép phách xong là lớp tôi nhận được bài luôn. Giờ Sinh, trước tiết Văn, thằng Minh ngồi sau lưng tôi với Minh Anh ngồi lấy Iphone ra nghịch. Tôi quay người ra sau, nhìn nó:
-Này, làm gì thế?
-Em đang hỏi điểm Văn oppa ạ.
-Có rồi à? Mày hỏi ai đấy?
-À mẹ em. Bà ý bong gân nằm ở nhà rảnh quá ý mà.
Cái thằng...! Minh là con trai của cô Nguyệt dạy Văn-Sử trong trường, học khá Toán. Cô Nguyệt rất vui tính, được nhiều học sinh yêu quý bởi tính cách vui vẻ, “nhí nhảnh”. Vì vậy tôi rất hâm mộ tình “mẹ con” của thằng Minh với cô,cách giao tiếp nói chuyện rất thoải mái. Thậm chí nó kể bây giờ thi thoảng vẫn thơm vào má mẹ vài cái khi vui. Wow!
Hôm trước, khi thằng Minh đang ngồi học ở lớp thì có giáo viên gọi nó ra bế mẹ vào bệnh viện thì phải, nghe nói cô Nguyệt bị ngã cầu thang hay tai nạn gì đó. May mà không quá nghiêm trọng.
-Em nhắn tin hỏi mẹ ý, đằng nào mấy cô giáo cũng gửi bảng điểm về cho mẹ em rồi.
-Rồi sao? Như nào?
-Em được 7.5, may vãi. Để em hỏi cho mấy đứa.
-Này, hỏi nhiều vậy có làm phiền mẹ mày không?
-Không có phiền đâu, nhưng mà mấy đứa nhớ đưa 500 đồng tiền tin nhắn.
-....
Nhắn qua nhắn lại, cuối cùng cũng có kết quả...
/46
|