-Này, mày làm sao thế? Mấy điểm?
My B vỗ vỗ vai tôi, quan tâm hỏi han. Vâng, sau khi biết điểm tôi đã đập mặt xuống bàn, than trời trách phận.
10 phút trước
Thằng Minh lầm bầm nhắn tin trả lời mẹ nó. Minh Anh ngồi bên cạnh chỉ cười, trêu nó một câu:
-Cuối cùng vẫn là mày bét dí, Minh à!
-Đệt, tại sao? Tại sao? Em vẫn thua điểm con My oppa ơi. Huhu!
Tôi ngớ người, tò mò hỏi:
-My mấy?
-My A 8,75, My B 8.5.
Thật là…quá cao! Đối với điểm Văn mà nói thì đấy quả là số điểm tốt, giống như 9 10 với môn Toán vậy. Sau phút ngỡ ngàng, tôi lại rơi vào trạng thái căng thẳng. Chết rồi, “mang tiếng” là học sinh tuyển Văn mà không vượt qua mốc điểm này thì có phải…cảm giác rất khó chịu không? Được rồi, tôi thừa nhận lòng ganh đua của mình lại bùng lên rồi.
-À, để em hỏi điểm cho oppa! Mẹ em nhắn lại rồi này.
Tôi và Minh Anh cùng nhìn vào màn hình Iphone của Minh, đọc được tin nhắn của cô Nguyệt: “Haha, vẫn là con bét dí.:))”
-... – ôi trời, cô giáo thật là dễ thương. Ai có thể giải thích cho tôi vì sao cô Nguyệt nói y chang Minh Anh được không?
-Hoàng mấy?
-9.
Tôi lại toát mồ hôi. Chơi thân với nó, cũng biết nó học hành trâu bò, Văn cũng hay mà Toán cũng tốt, nhưng mà lần nào thi cũng thua điểm nó, nhất là Văn khiến tôi chỉ biết nhìn nó mà hằm hè. Hoàng ơi, tụt điểm xuống đê!
-Oppa, anh được 8,75. Con mẹ nó, cao vãi! – Minh hét toáng lên.
Hở?
Gánh nặng trong lòng tôi hạ thấp xuống một chút. Thôi cũng được, đã đạt được mục tiêu đề ra 8,5 lúc đầu. Có điều,...tôi không thể ngờ tôi mất 0,25 vì sai kiến thức Tiếng Việt – một điều mà tôi ít ngờ tới. AAAAAA, 9 điểm của tôi.
Tại sao?
Tại sao?
0,25 của tôi! Thế mới biết khoảng cách từ 9 và 8,75 rất xa.
Thằng Hoàng sau khi biết điểm khá bình thản, vì nó cũng được 9 điểm Văn không phải lần đầu. Nó quay xuống nhìn tôi, hỏi tôi được bao nhiêu điểm. Tôi không ngừng trách mình ngu ngốc trong đầu, đáp lời nó.
-Chờ đấy, chỉ là 0.25 thôi. Lần sau tao sẽ phục thù. Đừng có vênh nhấ! – Tôi dõng dạc tuyên bố với nó.
-Ờ hớ. – Nó nhìn tôi cười nham nhở.
Chuyện thi thử lần đầu kết thúc ở đây với điểm cao nhất thuộc về thằng Hoàng, tôi và My A đứng thứ. Nhưng điều khiến tôi vui nhất là vì tôi đã đạt được mục tiêu mà mình đề ra, và nhóm tôi không có ai điểm kém. 5 đứa thì có ba đứa trên 8. Hà hà, có chút tự hào! Mặt khác, lần này tập thể lớp B đã thua lớp A thê thảm về mặt bằng chung điểm số. Đây quả là một sự “xúc phạm” không hề nhẹ. Hãy chờ đấy, thi học kỳ lớp tôi sẽ phục thù.
Việc học của tôi từ lớp 1 đến bây giờ chưa bao giờ gây phiền hà gì cho bố mẹ. Tiểu học là một thời huy hoàng của tôi với sức học rất tốt, dù bây giờ tôi chỉ ở mức trung bình – khá, điểm đủ đạt. Nhưng tôi không hay để bố mẹ phải thúc ép, mắng mỏ nhiều hay bắt đi học thêm để tu dưỡng kiến thức.
Có điều, tôi thì vậy. Nhưng không có nghĩa là thằng em “yêu quý” của tôi cũng như vậy.
Thằng em tôi tư chất từ lúc đi học chữ đến giờ không bằng tôi và thằng em họ tên Thanh kia. Từ thời tôi đi học viết lúc 5 tuổi, đến tận bây giờ, ba chị em tôi đều học chung một chỗ khởi đầu của tuổi học sinh. Nếu như tôi và thằng Thanh học trơn tru tiểu học, thì đối với em tôi mà nói quả là một sự vất vả không hề nhẹ. Thằng Thanh rất thông minh, học Toán tốt, lớp 2 đã giành không ít giải về nhà; tôi thì không có nhiều giải, nhưng Văn chương và tiếng Anh cũng coi như thế mạnh của tôi. Còn em tôi...quả thực chẳng có gì.
Em tôi tên Đăng, hay gọi là Bi, năm nay đã lớp 4 rồi. Thực ra tôi chẳng bao giờ gọi nó bằng tên thật. Cái tên Trần Minh Đăng của nó chỉ được gọi ở lớp, còn ở nhà, họ hàng nội ngoại hay bố mẹ, chẳng bao giờ quen gọi. Gọi Bi quen miệng rồi mà!
Càng lớn, nó càng lười biếng, nghịch ngợm. Mẹ tôi nói thằng Bi ăn nhiều, phải gấp đôi tôi, nhưng ăn vào thì hấp thụ hết vào tay chân nên nghịch như quỷ, còn đầu óc thì chẳng có gì. Xem kìa, bao nhiêu lần tôi trêu nó như vậy, nhưng nó lại vỗ ngực tự hào nói: “Sau này em sẽ làm cảnh sát, giỏi võ là được rồi!”
Ủa, thế không dùng mưu sao bắt được tội phạm?
Hành trình biết đọc của nó vô cùng gian nan. Tôi và thằng Thanh học tiểu học dễ như ăn cháo, thì thằng Bi chậm hơn nhiều. Nó không thạo đọc, nên lây sang tập viết cũng hay sai, chữ xấu; làm toán cũng rất chậm. Kết quả năm học đầu tiên của nó là Học sinh tiên tiến, học kỳ I năm lớp 2 còn là học sinh trung bình. Lại thêm cái tính không tự giác, không ai thúc ép trông coi thì không biết tự học, nên nó đã kém lại còn kém hơn. Là chị đương nhiên phải kèm em. Bố tôi giao nhiệm vụ cao cả này cho tôi.
Kết quả gần đây nó bị bố phát hiện ra hổng kiến thức quá lớn. Và đương nhiên tôi cũng bị chịu trách nhiệm.
Vậy là thay vì học với tôi, mỗi tối bố sẽ đích thân kèm nó học toán. Thằng Bi chỉ sợ bố, nó không sợ tôi. Tôi hối hận vì đã không tạo được cái uy trước khi nó nhận thức được. Haizz!
Kỳ thi giữa kỳ vừa rồi, nó bị điểm kém. Bố tôi mắng nó xối xả, nói sao chiều qua tao vừa cho mày làm bài này mà hôm nay còn làm sai? Sai toàn cái vớ vẩn, không đáng mất điểm.
Tôi chẳng biết làm gì. Đấy, không phải thằng Bi kém, mà là nó chẳng tập trung làm cho tử tế. Chữ nó không xấu, nhưng chẳng thể đẹp nổi với cái kiểu ngoáy cho xong của nó. Còn cảm giác khi làm bài thì đâu thể phụ thuộc vào ai khác ngoài nó – người trực tiếp làm bài. Tôi cũng là học sinh, quá rõ cái cảm giác đó mà.
Nói vậy thôi, chứ cũng chẳng còn gì để nói.
Tạm biệt!
My B vỗ vỗ vai tôi, quan tâm hỏi han. Vâng, sau khi biết điểm tôi đã đập mặt xuống bàn, than trời trách phận.
10 phút trước
Thằng Minh lầm bầm nhắn tin trả lời mẹ nó. Minh Anh ngồi bên cạnh chỉ cười, trêu nó một câu:
-Cuối cùng vẫn là mày bét dí, Minh à!
-Đệt, tại sao? Tại sao? Em vẫn thua điểm con My oppa ơi. Huhu!
Tôi ngớ người, tò mò hỏi:
-My mấy?
-My A 8,75, My B 8.5.
Thật là…quá cao! Đối với điểm Văn mà nói thì đấy quả là số điểm tốt, giống như 9 10 với môn Toán vậy. Sau phút ngỡ ngàng, tôi lại rơi vào trạng thái căng thẳng. Chết rồi, “mang tiếng” là học sinh tuyển Văn mà không vượt qua mốc điểm này thì có phải…cảm giác rất khó chịu không? Được rồi, tôi thừa nhận lòng ganh đua của mình lại bùng lên rồi.
-À, để em hỏi điểm cho oppa! Mẹ em nhắn lại rồi này.
Tôi và Minh Anh cùng nhìn vào màn hình Iphone của Minh, đọc được tin nhắn của cô Nguyệt: “Haha, vẫn là con bét dí.:))”
-... – ôi trời, cô giáo thật là dễ thương. Ai có thể giải thích cho tôi vì sao cô Nguyệt nói y chang Minh Anh được không?
-Hoàng mấy?
-9.
Tôi lại toát mồ hôi. Chơi thân với nó, cũng biết nó học hành trâu bò, Văn cũng hay mà Toán cũng tốt, nhưng mà lần nào thi cũng thua điểm nó, nhất là Văn khiến tôi chỉ biết nhìn nó mà hằm hè. Hoàng ơi, tụt điểm xuống đê!
-Oppa, anh được 8,75. Con mẹ nó, cao vãi! – Minh hét toáng lên.
Hở?
Gánh nặng trong lòng tôi hạ thấp xuống một chút. Thôi cũng được, đã đạt được mục tiêu đề ra 8,5 lúc đầu. Có điều,...tôi không thể ngờ tôi mất 0,25 vì sai kiến thức Tiếng Việt – một điều mà tôi ít ngờ tới. AAAAAA, 9 điểm của tôi.
Tại sao?
Tại sao?
0,25 của tôi! Thế mới biết khoảng cách từ 9 và 8,75 rất xa.
Thằng Hoàng sau khi biết điểm khá bình thản, vì nó cũng được 9 điểm Văn không phải lần đầu. Nó quay xuống nhìn tôi, hỏi tôi được bao nhiêu điểm. Tôi không ngừng trách mình ngu ngốc trong đầu, đáp lời nó.
-Chờ đấy, chỉ là 0.25 thôi. Lần sau tao sẽ phục thù. Đừng có vênh nhấ! – Tôi dõng dạc tuyên bố với nó.
-Ờ hớ. – Nó nhìn tôi cười nham nhở.
Chuyện thi thử lần đầu kết thúc ở đây với điểm cao nhất thuộc về thằng Hoàng, tôi và My A đứng thứ. Nhưng điều khiến tôi vui nhất là vì tôi đã đạt được mục tiêu mà mình đề ra, và nhóm tôi không có ai điểm kém. 5 đứa thì có ba đứa trên 8. Hà hà, có chút tự hào! Mặt khác, lần này tập thể lớp B đã thua lớp A thê thảm về mặt bằng chung điểm số. Đây quả là một sự “xúc phạm” không hề nhẹ. Hãy chờ đấy, thi học kỳ lớp tôi sẽ phục thù.
Việc học của tôi từ lớp 1 đến bây giờ chưa bao giờ gây phiền hà gì cho bố mẹ. Tiểu học là một thời huy hoàng của tôi với sức học rất tốt, dù bây giờ tôi chỉ ở mức trung bình – khá, điểm đủ đạt. Nhưng tôi không hay để bố mẹ phải thúc ép, mắng mỏ nhiều hay bắt đi học thêm để tu dưỡng kiến thức.
Có điều, tôi thì vậy. Nhưng không có nghĩa là thằng em “yêu quý” của tôi cũng như vậy.
Thằng em tôi tư chất từ lúc đi học chữ đến giờ không bằng tôi và thằng em họ tên Thanh kia. Từ thời tôi đi học viết lúc 5 tuổi, đến tận bây giờ, ba chị em tôi đều học chung một chỗ khởi đầu của tuổi học sinh. Nếu như tôi và thằng Thanh học trơn tru tiểu học, thì đối với em tôi mà nói quả là một sự vất vả không hề nhẹ. Thằng Thanh rất thông minh, học Toán tốt, lớp 2 đã giành không ít giải về nhà; tôi thì không có nhiều giải, nhưng Văn chương và tiếng Anh cũng coi như thế mạnh của tôi. Còn em tôi...quả thực chẳng có gì.
Em tôi tên Đăng, hay gọi là Bi, năm nay đã lớp 4 rồi. Thực ra tôi chẳng bao giờ gọi nó bằng tên thật. Cái tên Trần Minh Đăng của nó chỉ được gọi ở lớp, còn ở nhà, họ hàng nội ngoại hay bố mẹ, chẳng bao giờ quen gọi. Gọi Bi quen miệng rồi mà!
Càng lớn, nó càng lười biếng, nghịch ngợm. Mẹ tôi nói thằng Bi ăn nhiều, phải gấp đôi tôi, nhưng ăn vào thì hấp thụ hết vào tay chân nên nghịch như quỷ, còn đầu óc thì chẳng có gì. Xem kìa, bao nhiêu lần tôi trêu nó như vậy, nhưng nó lại vỗ ngực tự hào nói: “Sau này em sẽ làm cảnh sát, giỏi võ là được rồi!”
Ủa, thế không dùng mưu sao bắt được tội phạm?
Hành trình biết đọc của nó vô cùng gian nan. Tôi và thằng Thanh học tiểu học dễ như ăn cháo, thì thằng Bi chậm hơn nhiều. Nó không thạo đọc, nên lây sang tập viết cũng hay sai, chữ xấu; làm toán cũng rất chậm. Kết quả năm học đầu tiên của nó là Học sinh tiên tiến, học kỳ I năm lớp 2 còn là học sinh trung bình. Lại thêm cái tính không tự giác, không ai thúc ép trông coi thì không biết tự học, nên nó đã kém lại còn kém hơn. Là chị đương nhiên phải kèm em. Bố tôi giao nhiệm vụ cao cả này cho tôi.
Kết quả gần đây nó bị bố phát hiện ra hổng kiến thức quá lớn. Và đương nhiên tôi cũng bị chịu trách nhiệm.
Vậy là thay vì học với tôi, mỗi tối bố sẽ đích thân kèm nó học toán. Thằng Bi chỉ sợ bố, nó không sợ tôi. Tôi hối hận vì đã không tạo được cái uy trước khi nó nhận thức được. Haizz!
Kỳ thi giữa kỳ vừa rồi, nó bị điểm kém. Bố tôi mắng nó xối xả, nói sao chiều qua tao vừa cho mày làm bài này mà hôm nay còn làm sai? Sai toàn cái vớ vẩn, không đáng mất điểm.
Tôi chẳng biết làm gì. Đấy, không phải thằng Bi kém, mà là nó chẳng tập trung làm cho tử tế. Chữ nó không xấu, nhưng chẳng thể đẹp nổi với cái kiểu ngoáy cho xong của nó. Còn cảm giác khi làm bài thì đâu thể phụ thuộc vào ai khác ngoài nó – người trực tiếp làm bài. Tôi cũng là học sinh, quá rõ cái cảm giác đó mà.
Nói vậy thôi, chứ cũng chẳng còn gì để nói.
Tạm biệt!
/46
|