Tên gia hỏa này mặc dù dự vào sức chiến đấu cường hãn của quân Lam Vũ do Dương Túc Phong cấp cho, nhưng hắn không thể không thừa nhận, Tri Thu lựa chọn thời cơ rất tốt, đánh đúng vào chỗ yếu của nước Y Lan, lại đúng vào lúc quân lực Y Lan trống rỗng nhất.
Hiện giờ chuyện đã bày rõ, khi hăn hạ độc thủ với Ngu thành thì Tri Thu cũng hạ độc thủ với sư đoàn 37. HIện giờ Ngu thành còn chưa bị đánh hạ, ngược lại đã thấy khả năng sư đoàn bộ binh 37 toàn quân bị diệt, Tiêu Lan khẳng định không thể chống đỡ được cuộc tiến công hung hãn của hơn 1 vạn quân Lam Vũ.
Không còn cách nào khác,Tiêu Nam chỉ đành hạ lệnh cho Tiêu Lan rút quân, nhường ra con đường chiến lược hiểm yếu Ngu thành.
Ngày 10 tháng 7, sau hai ngày quân Lam Vũ giáp kích trước sau, Tiêu Lan dẫn hơn sáu ngàn binh sĩ còn sót lại rút khỏi chiến trường, trong quá trình rút lui liên tục bị lữ đoàn của Linh Tử Hao công kích, tổn thất thảm trọng.
Quân Lam Vũ truy kích tới tận phụ cận Bí Dương mới chị hậm hực ngừng bước tiến, số kẻ sống sót mà Tiêu Lan dẫn vào Bí Dương đã không còn tới ba ngàn người.
Sau khi kiểm tra nhân số, Tiêu Lan muốn khóc ra nước mắt, lòng đau như dao cắt, đã ngất xỉu ngay tại chỗ, Tiêu Nam cũng vô cùng đau lòng, có thể nói sư đoàn bộ binh 37 là tâm huyết chung của hai người, là chủ lực là hi vọng của quân đội Y Lan.
Hiện giờ binh lực đã tổn thất trên chín phần, có thể nói là toàn quân bị diệt rồi, hai người chúng sao chẳng đau lòng?
Nhưng đau lòng thì đau lòng, bọn chúng cũng có thể làm gì được quân Lam Vũ đây? thế cục hiện giờ đã quá rõ ràng, quân đội Y Lan đã ở vào thế hạ phong rồi. Truyện Tiên Hiệp - TruyệnY-Y.com
Theo cùng quân Y Lan rút lui, quân Lam Vũ tràn lên như thủy triều ập tới xung quanh Ngu thành, đồng thời thuận thế tấn công luôn hai khu Phủ Điền, Lũng Hải.
Quân Y Lan trú ở nơi đó sớm đã là chim sợ cành cong rồi, còn chưa nhìn thấy quân Lam Vũ đã cuống cuồng lui về Bí Dương, làm cho Tiêu Nam giữa ban ngày hạ lệnh cho vệ binh chém chết hơn 10 tên quan quân, nhưng vẫn không thể ngăn cản được thế binh bại như núi lở.
Tới ngày 11 tháng 7, quân Lam Vũ ở hành lang Á Sâm đã hoàn toàn khống chế quyền chủ động, chẳng những kiểm soát Ngu thành, Phủ Điền, Lũng Hải, mà còn tiến sâu vào Nam Tĩnh ở phía đông nam Quảng Xuyên đạo.
Quân Y Lan trú ở Nam Tĩnh sợ oai Tiêu Nam không dám bỏ thành chạy, chỉ đành liều mạng đối kháng với quân Lam Vũ mấy tiếng, kết quả chưa tới ba tiếng đã bị quân Lam Vũ phá cổng thành, mấy tiếng sau thế lực của quân Y Lan trong thành đã bị quét sạch, quân Lam Vũ tuyên bố khống chế Nam Tĩnh.
Cùng ngày, lữ đoàn 403 lục quân Lam Vũ tiến vào Ngu thành, hội với trung đoàn 5 hải quân lục chiến đội, đồng thời giao ban nhiệm vụ phòng ngự.
Trong ngày đầu tiên đả thông con đường trên đất liền, quân Lam Vũ ra sức rút cư dân ra khỏi Ngu thành, trong hôm đó đã rút đi được 3 vạn người, hai hôm sau lại rút đi 5 vạn người, số cư dân này đều được hộ tống tới Y Lôi Nạp an bài.
Sau đó Lý Lập Sơn lập tức tăng cường công sự của Ngu thành, đồng thời triển khai công tác phòng ôn dịch toàn diện, vì không có gánh nặng của người dân, công việc này làm rất nhẹ nhàng, huống chi đường đã được đả thông, quân Lam Vũ cũng không cần kiêng kị gì nữa.
Không có người dân làm vướng víu, công việc của quân Lam Vũ nhẹ nhàng hơn rất nhiều, nhà cửa trong Ngu thành bị rỡ đi không thương tiếc, tất cả xà rường kèo cột đều bị dùng để gia cố công sự.
Theo an bài của quân Lam Vũ, cư dân Ngu thành hẳn là không còn cơ hội về đây cư ngụ rồi, công tác bồi thường cho bọn họ đã có quan viên khác phụ trách, kỳ thực bọn họ cũng chẳng cần bồi thường gì, có thể thoát khỏi nơi chiến tranh mù mịt này đối với họ mà nói đã là vui sướng lắm rồi.
Các hạng mục công tác trong Ngu thành hiển nhiên lục quân làm tốt hơn hải quân lục chiến nhiều, trang bị của bọn họ cũng thuận tiện cho việc phòng thủ hơn.
Khi hải quân lục chiến rời đi, đã mang theo vô số trang bị tới Y Lôi Nạp, đương nhiên những khẩu súng máy hạng nặng Mã Khắc Thẩm kia thì tuyệt đối không thể mang đi được.
Có thứ hung khí giết người đó ở lại, quân Lam Vũ ít nhất có thể giảm bớt một nửa binh lực thủ thành, thậm chí còn có thể phái binh lực tới ngoại vi Bí Dương.
Lý Lập Sơn xuât thân quê kệch, tính khí nóng nảy, bộ hạ đều có chút sợ hắn, kết quả dưới sự quát tháo của hắn, công tác gia cố tường thành vốn phải cần 3 ngày mới có thể hoàn thành, thì chưa tới 2 ngày đã làm xong.
Tường của Ngu thành vốn chưa tới 6 mét đã cao tới 8 mét, độ dốc bên ngoài đã được tăng lên, như vậy trong cuộc chiến sau này cũng có thể tăng nhân số thương vong của quân Y Lan.
Hải quân lục chiến rút khỏi Ngu thành tạm thời tới Y Lôi Nạp nghỉ ngơi chỉnh đốn, đồng thời nhận nhiệm vụ duy trì ổn định ở Y Lôi Nạp.
Trước đó vì chiến sự khẩn trương, quân Lam Vũ không đảm đương nhiệm vụ này, làm cho Dương Túc Phong bị báo chí nước ngoài chửi rủa rất lâu, ngay cả báo chí trong nước cũng mập mờ phê bình mấy tháng.
Mặc dù Dương Túc Phong chẳng để ý, nhưng nội chiến trong nước Yến Kinh càng kịch liệt, ai đó trong bộ tổng tham mưu quân Lam Vũ lại nhìn thấy một số hi vọng đáng cân nhắc.
Hà Vị Thần đã âm thầm mưu tính kế hoạch vượt qua nước Long Kinh và Ngọc Kinh bao vây nước Y Lan, mặc dù kế hoạch này nhìn qua vô cùng khổng lồ, nhưng tính khả thi tương đối lớn, chỉ cần hải quân Lam Vũ giải quyết được hải tặc Ca Âu ở quần đảo Đại Mã Cáp. Tiêu trừ hoàn toàn uy hiếp của hải tặc Ca Âu ở đó thì lục quân Lam Vũ có thể đổ bộ lên nước Ngọc kinh và Long Kinh, dùng thế sét đánh không kịp bưng tai khống chế hai khu vực trên, từ đó mang tới bất ngờ nho nhỏ cho quân Y Lan.
Vì kế hoạch của Hà Vị Thần, sự chú ý của Dương Túc Phong lại bắt đầu quay về nước Long Kinh và Ngọc kinh. Hai nơi này vốn không nằm trong phạm vi công kích trong thời gian gần của quân Lam Vũ, dù sao hai nước này cũng khác với vùng nhỏ tí là Y Lôi Nạp và Y Lai Nạp, đất đai của bọn họ tương đối rộng, nhân khẩu đông đúc, cần số lượng binh lực khá lớn mới khống chế được.
Với binh lực trước mắt của quân Lam Vũ, khẳng định là không làm được điều này, bất quá hiện giờ chưa làm được không có nghĩa sau này không làm được, chỉ cần nội chiến ở nước Yến Kinh không dừng lại, quân Lam Vũ tiến vào nơi này, có thể bớt được rất nhiều sức lực.
Mức độ kịch liệt của cuộc nội chiến nước Yến Kinh so với chiến sự ở hành lang Á Sâm thì không thua kém gì, chỉ là nhân số tham chiến ít hơn mà thôi.
Tần gia và Xuân gia triển khai giằng co kịch liệt, làm nhiều thành thị thôn trấn của nước Yến Kinh trở thành đống đổ nát.
Vì tận lực tước bớt lực lượng của đối phương, bọn chúng không ngại đồ sát người dân trong nước, chuyện thôn trấn bị giết sạch xảy ra như cơm bữa, thêm vào đó là quân đội của nước Long Kinh thừa lúc cháy nhà hôi của, khiên cho trong biên cảnh nước Yến Kinh cực kì hỗn loạn.
Vô số nạn dân nước Yến Kinh tràn vào Y Lôi Nạp, mang tới áp lực cực lớn cho quốc gia nhỏ bé này, trị an trong nước Y Lôi Nạp cũng vì thế mà xấu đi nghiêm trọng, ngay cả thủ phủ Ô Nhã Tô Thai cũng bị nạn dân công kích mãnh liệt, nguy trong sớm tối.
Cho tới khi bộ đội tiên phong của hải quân lục chiến quân Lam Vũ tới Ô Nhã Tô Thai, đám nạn dân đó mới hậm hực rời đi, khi quốc vương Y Lôi Nạp hoan nghênh quân Lam Vũ tới, thì quân Lam Vũ tiện thể tuyên bố tiếp quản nhiệm vụ quốc phòng và ngoại giao của Y Lôi Nạp.
Giờ thì Dương Túc Phong cũng hiểu ra vì sao quân đội của nước Long Kinh gấp gáp xen vào cuộc nội loạn ở nước Yến Kinh, thì ra đơn thuần là thừa nước đục thả câu, đối với lòng tham của nước Long Kinh, Dương Túc Phong cũng tự thẹn không bằng.
Quân đội của nước Long Kinh ở trong biên cảnh Yến Kinh hoàn toàn là một đám thổ phỉ, mục tiêu công kích toàn là những vùng giàu có của nước Yến Kinh, bọn chúng không những cướp bóc vật tư, thậm chí còn cướp đoạt nữ nhân.
Căn cứ vào thống kê chưa đầy đủ, chỉ trong nửa tháng ngắn ngủi, đã có hơn 30 vạn nữ tử Yến Kinh bị quân Long Kinh tổ chức cướp đi, sau đó phân chia bán cho thanh lâu kỹ viện trong nước, đúng là biết cách làm ăn.
Khi ánh mắt của Dương Túc Phong đã rời khỏi hành lang Á Sâm thì Tiêu Nam vân khổ nhọc suy nghĩ cho tương lai của quân Y Lan ở nơi này.
Đối với biến hóa thế cục ở hành lang Á Sâm, Tiêu Nam tất nhiên hiểu rõ, nhưng ngoài hận tới ngứa ngáy răng lợi ra thì không có cách nào khác, chỉ đành bấm bụng mà nhịn.
Trước kia khi quân Lam Vũ đồn trú ở Ngu thành tương đối yếu, bọn chúng không có năng lực công chiếm Ngu thành, hiện giờ đã đổi sang quân đấy sinh lực, bọn chúng càng không có cơ hội nữa.
Hiện giờ đừng nói là chủ động đánh Ngu thành, bọn chúng còn phải đề phòng quân Lam Vũ ở Ngu thành tiến đánh Bí Dương.
Ngoài ra, càng làm Tiêu Lan khổ não là con đường thông tới Ngu thành được mở ra, vô số vật tư quân dụng của quân Lam Vũ có thể thông qua đường bộ vận chuyển tới, vô số phi dĩnh bắt đầu được rảnh tay, tiến hành oanh tạc và quấy nhiễu quân đội Y Lan.
Chủ lực của quân đoàn Bạch Lộ trên đường hành quân không ngừng bị phi dĩnh oanh tạc, mỗi ngày không đi nổi 10km, so với ốc sên chẳng khá hơn là bao, muốn bọn chúng tới được Bí Dương không biết là tới ngay tháng năm nào.
Dưới sự quấy nhiễu của phi dĩnh, vận chuyển hậu cần của quân đội Y Lan tổn thất vô số xe ngựa, không giống như binh sĩ thông thường có thể mau chóng ẩn nấp, xe ngựa một khi bị phi dĩnh quân Lam Vũ phát hiện cơ bản là không có cơ hội chạy thoát.
Sau mỗi lần bị oanh tạc kịch liệt, quân đội Y Lan đều tổn thất vô số vật tư, đôi khi thậm chí có đoàn xe ngựa bi thiêu cháy dài mấy km, tiếng chiến mã hí lên đau đớn, thảm thiết vô cùng.
Mục tiêu oanh kích trọng điểm của phi dĩnh cũng là pháo binh của quân Y Lan, đó là mục tiêu rất rõ ràng, khi hành quân chúng không có cách nào ẩn náu được, một khi bị phát hiện là đi cả lũ.
Liên tục 5,6 ngày oanh kích, đã có hơn 60 khẩu pháo bị phá hủy làm cho Tiêu Nam đau lòng không thôi, bóp tay kêu răng rắc.
Phải biết rằng nước Y Lan và đế quốc Ngả Phỉ Ni xa xôi nghìn trùng, giữa đó còn cách hải dương vạn dặm, thuyền vận chuyển qua lại cần ba bốn tháng, cho dù quân Y Lan có tiền, cũng không thể bổ sung nhiều đại pháo trong thời gian ngắn như vậy.
Rất nhiều chiếc cầu qua sông Á Sâm bị phi dĩnh phá hủy, những chiếc cầu này đại bộ phận là cầu đá hình vòm không thể chịu nổi tạc đạn của quân Lam Vũ, thường chỉ cần 3,4 quả tạc đạn rơi xuống là có thể phá sập hoàn toàn cây cầu.
Ở trong địa phận Cung Xuyên đạo có tổng cộng 13 cây cầu vắt ngang qua sông Á Sâm, kết quả bị quân Lam Vũ hủy mất chín cây, còn lại bốn cây không biêt vì lí do gì mà quân Lam Vũ không phá hủy.
Có điều quân Y Lan cũng không dám đi qua, sợ rằng đó là cái bẫy tinh vi của quân Lam Vũ bày ra.
Phi dĩnh oanh tạc khiến cho tính cơ động của quân Y Lan sụt giảm nghiêm trọng, vốn theo tính toán của Tiêu Nam, chủ lực của quân đoàn Bạch Lộ có thể tới được Quảng Xuyên đạo của hành lang Á Sâm trong vòng một tháng.
Nhưng 1 tháng đã qua, mà đại bộ phận của quân đoàn Bạch Lộ vẫn còn ở Kim Đon thuộc Cung Xuyên đạo, đang ì ạch tiến quân.
Vì sơ ban ngày bị oanh tạc, quân Y Lan chỉ có thể hành quân ban đêm, nhưng cho dù là thế, đôi khi vẫn bị phi dĩnh tập kích, khổ không kể xiết.
không bột chẳng gột nên hồ, trong tay không có đủ binh lực, Tiêu Nam cũng chẳng thể làm gì, uy lực của phi dĩnh quân Lam Vũ tuyệt đối không phải thứ quân Y Lan có thể kháng cự.
Thậm chí ngay cả BÍ Dương cũng bắt đầu bị phi dĩnh oanh tạc, bởi vì Bí Dương là mục tiêu cố định, nên phi dĩnh đôi khi cực kỳ âm hiểm, ban đêm mới lén lút xuất kích
Để đề phòng bị phi dĩnh oanh tạc, Tiêu Nam chỉ đành đưa ra biện pháp ứng phó khẩn cấp, thực hành phương pháp quản chế nghiêm ngặt, khiến cho mỗi buổi tối Bí Dương cứ như một tòa thành chết.
Kỳ thực ban ngày có cũng chẳng khác gì một tòa thành chết vì cơ bản cư dân không dám ra đường.
Vì Ngu thành bị khống chế trong tay quân Lam Vũ, vốn kế hoạch trận địa phòng ngự theo một dải hoàn mỹ Bí Dương, Vân Tiêu của TIêu Nam bị phá vỡ, hơn nữa còn uy hiếp tới phía tây CUng Xuyên đạo.
Quân Lam Vũ xuất phát từ Ngu thành bất kỳ lúc nào cũng có thể tấn công trực tiếp Thẩm Dương, Vũ Đô, thậm chí là cứ điểm chiến lược Bối Ninh Phủ của mặt tây hành lang Á Sâm.
Đủ các loại tình huống khiến cho Tiêu Nam không thể không cân nhắc lại kế hoạch của mình.
Dưới tình huống quân Lam Vũ không chế Ngu thành, quân Y Lan giữ rịt lấy Bí Dương đúng là thành gân gà, bỏ đi thì tiếc, ăn thì vô vị.
Nhưng nếu vứt bỏ Bí Dương, cũng bằng với vứt bỏ Quảng Xuyên đạo, như thế thì non nửa hàng lang Á Sâm đã rơi vào tay quân Lam Vũ, đây là điều cao tầng nước Y Lan dứt khoát không thể chấp nhận, cho dù là Tiêu Nam cũng không dám đưa ra yêu cầu này.
Bất quá bất kể chuyện gì cũng có cách giải quyết, thời cơ xoay chuyển xảy ra vào đêm 13-7, một ngày trước lễ hội ma theo truyền thống.
Đêm ngày hôm đó xảy ra một chuyện khá là quỷ dị, trong cái đêm mà truyền thuyết nói ác quỷ xuất hiện đó, Tiêu Nam bị thích khác không rõ lai lịch tập kích, căn cứ vào kết quả tuyên bố sau này, Tiêu Nam bị trọng thương, thiếu chút nữa thì mất mạng.
Trong quá trình chiến đấu với thích khách, Tiêu Nam ỷ vào võ công hơn người đả thương thích khách nhưng lại không bắt được thích khách, làm BÍ Dương, thậm chí là cả nước Y Lan nổi lên đủ loại suy đoán.
Đương nhiên, tuyệt đại đa số có liên quan tới quân Lam Vũ, nhiều người cho rằng hung thủ khẳng định do quân Lam Vũ phái tới, hơn nữa rất có khả năng là người của Nghi Hoa Cung hoặc Thiên Hải Phật Quốc.
Hiện giờ người toàn đại lục đều biết Dương Túc Phong có liên hệ mật thiết với hai nơi này, thậm chí nữ đệ tử của Nghi Hoa Cung là Tiêu Tử Phong và Cung Tử Yên đều là hậu phi của y, Úc Thủ Lan Nhược của Hải Thiên Phật Quốc cũng có quan hệ mờ ám đối với y, thường xuyên xuất hiện trong Vị Ương cung.
Nếu như Dương Túc Phong phái người của hai môn phái này đi ám sát Tiêu Nam thì cũng là chuyện vô cùng bình thường, dù sao trước kia Tiêu Quân Lâm cũng dã ám sát y, chỉ là cuối cùng không thành công mà thôi, có qua có lại chuyện hết sức bình thường.
Bất quá cũng có người đầy hoài nghi cuộc ám sát này, cho rằng khả năng hung thủ là quân Lam VŨ quá thấp, vì Dương Túc Phong xưa nay không có thói quen phái thích khách đi giải quyết đối thủ.
Y căn bản không cần phải phái thích khách để đạt được mục đích, sức chiến đấu của quân Lam Vũ thế nào ai cũng thấy, quân Y Lan không phải là đối thủ của quân Lam Vũ, bọn họ có thể giải quyết dễ dàng TIêu Nam trên chiến trường, cần gì phải dùng sở đoản của mình đi đáng sở trường của đối phương?
Tới ngay cả hoàng đế Tiêu Bang cũng phủ nhận suy đoán thích khách tới từ quân Lam Vũ, mà bắt đầu điều tra từ thế lực ở trong nước, trong thời gian ngắn làm lòng người khủng hoảng, nơm nớp lo sợ.
Thế nhưng cho dù thế nào, bất kể thích khách là ai phái đến, Tiêu Nam sau khi bị trọng thương, không thể không rời khỏi tiền tuyến, hộ tống về Bối Ninh phủ dưỡng thương.
Vì quân đội Y Lan không có nhân tuyển thích hợp làm quan chỉ huy tiền tuyến, hoàng đế Tiêu Bang đành hạ lệnh cho quân đội Y Lan tạm thời rút khỏi BÍ Dương, rút về phía tây Tri Giang và Kim Đôn xây dựng lại phòng tuyến.
Điều này có nghĩa là quân đội Y Lan phải chủ động vứt bỏ phia đông bắc hành lang Á Sâm, hai nơi sản xuất lúa nước Quảng Xuyên đạo và Ngô Xuyên đạo rơi vào tay quân Lam Vũ.
Ngày 19 tháng 7, lữ đoàn bộ binh 215 quân Lam Vũ từ Y Lai Nạp tiến vào hành lang Á Sâm đã tới được BÍ Dương, vô số hải quân lục chiến cũng tràn vào nơi này, theo trình tự bắt đầu bố trí phòng ngự.
Tiếp đó không lâu, Tri Thu chuyển bộ chỉ huy của mình từ thành Trầm Hương tới Bí Dương, thời gian hắn tiến vào BÍ Dương và thời gian TIêu Nam rời khỏi Bí Dương vừa vặn cách nhau một tháng.
Khi Tiêu Nam rời khỏi Bí Dương, cũng chính là Tiêu Bá Nạp khốn đốn trở về quân đội nước Y Lan, theo thông lệ là lúc người của tòa án quân sự tới tìm lão gây phiền phức, nhưng mau chóng bị Tiêu Đường phải người bí mật đón lão đi.
Tiếp đó trong một thời gian dài không có tin tức của TIêu Bá Nạp, ngược là Phất Lan Đà không biết vì sao bị Tiêu Dường kiến nghị phụ trách thu thập cựu bộ phận của quân đoàn Ngân Thứu, đền nghị này của hắn được Tiêu Nam đồng ý, cuối cùng được TIêu Bá Nạp phê chuẩn.
Từ đó trở đi Phất Lan Đà trở thành quân đoàn trưởng mới của quân đoàn Ngân Thứu, cho dù cái quân đoàn này đã rách nát lắm rồi.
Tới đây cuộc hội chiến đầu tiên ở hành lang Á Sâm chính thức kết thúc, quân Lam Vũ không chế phía đông bắc hàng lang Á Sâm, quân Y Lan tiếp tục khống chế phía tây,nam hành Lang Á Sâm.
Thế nhưng đó còn xa mới là kết thúc của chiến tranh, trong thời gian yên bình ngắn ngủi, hai bên sẽ tích trữ sức lực tối đa chuẩn bị phát động cuộc hội chiến thứ hai.
Tri Thu ở Bí Dương, Tiêu Nam ở Bối Ninh, đều nhìn trừng trừng vào đối phương, bất kể lúc nào cũng bùng phát cuộc chiến dữ dội hơn.
/769
|