Lên đến cầu thang thứ ba thì Tarzan ngoái cổ nhìn xuống cầu thang cuốn, về phía gian bán hàng đồ dùng gia đình của nhà hàng Wuhlworr. Bỗng hắn thấy một sự việc khiến hắn như ngộp hơi, tức thở.
Sao lại như thế được? Sao gã dám liều lĩnh vậy? Hay gã là một tên ăn cắp bệnh hoạn?
Gaby đang ngắm cái gì đó đằng sau hắn và nói:
- Không, nó không hợp với mình.
Karl đẩy cặp kính lên, khẳng định:
- Không, nó rất hợp với bạn.
Kloesen mồm đầy sô-cô-la, chỉ rít ư ử, chẳng ai biết nó nói gì.
Trazan không quay đầu lại, hắn cố nhoài ra phía trước, tay bấu chặt bờ tường để nhìn xuống. Nếu phải người khác, ngó thế ắt ngã gãy cổ.
Một kẻ ăn cắp vừa thủ cái chảo rán vào trong áo khoác mùa hè thùng thình. Gã cao lớn, gầy gò, khoảng gần 30 tuổi. Nhìn trên xuống chỉ thấy mái tóc lởm chởm.
Gaby dỗi:
- Này ông Carsten, ông có quan tâm đến cái mũ bơi của tôi không đó?
Tarzan nghiêm nghị đáp:
- Tất nhiên là tôi quan tâm, nhưng bà xem kìa, tên kẻ cắp đang nhét thêm cái khuôn bánh, hộp đựng bơ vào áo khoác. Thế này thì cửa hàng ông Wuhlworr đến phá sản mất thôi.
Ở dưới quầy mọi người chen chúc mua hàng. Chẳng có ai biết chuyện gì đã xảy ra. Tên trộm đã ra khỏi tầm nhìn của Tarzan. Không thấy nhân viên bảo vệ đâu cả. Còn mấy cái máy theo dõi thì không hoạt động.
Tròn Vo nuốt vội sô-cô-la, sốt ruột nói:
- Bám dính tên lưu manh đó đi đại ca.
- Ừ, nhưng chúng ta chỉ ra tay khi gã đi qua chỗ trả tiền, bằng không gã sẽ cãi phăng đó.
Tứ quái trôi theo cầu thang cuốn xuống tầng dưới. Tầng thứ hai của cửa hàng bố trí theo kiểu siêu thị. Những người đã mua hàng nếu muốn rời khu vực này phải đi qua bốn quầy thu tiền. Hiện giờ chỉ ba quầy có người phục vụ. Các cô thu ngân bận tới tấp. Tarzan dự kiến tên ăn cắp sẽ đi qua quầy thu tiền số 3. Mà đúng vậy, gã là người thứ sáu xếp hàng với chiếc xe đẩy hầu như rỗng tuếch. Trong xe chỉ vẻn vẹn một túi ni-lông đượng một tá cặp quần áo và một cây xương rồng cảnh. Quả tuyệt vời cho một sự ngụy trang. Cô thu tiền quầy số 3, ngoài 20 tuổi có bộ tóc vàng óng, mặt nhọn hoắt như mặt chuột không ngừng ấn nút máy tính tiền và nói giá tiền cho khách một cách uể oải.
Sau người phụ nữ thứ năm thì tới phiên tên trộm. Gã mau lẹ để cái túi ni-lông lên bàn, cầm chậu xương rồng tí hon như cầm một cốc kem.
Cô bán hàng hất hàm:
- 10 mark 50 xu.
Tên trộm móc tiền trả. Gã đẩy chiếc xe không về vị trí quy định và bước vội ra phía cửa. Xui cho gã, Tarzan hét toáng lên:
- Đứng lại, ông anh. Sao ông tài quên thế?
Tên trộm chớp cặp mắt xanh có vẻ rất ngây thơ, hỏi lại:
- Gì hả?
Kloesen phùng mang:
- Cho gã một chưởng cho hết lôi thôi.
Tarzan can:
- Khoan đã, chưa nên dùng vũ lực. Nào ông anh, ông còn quên một lô thứ hàng chưa trả tiền trong các túi áo khoác. Bỏ ra đi, đồ ăn cắp.
Tên trôm làu bàu:
- Tiếc thật, thế là hỏng cả.
Bấy giờ cô thu ngân mới vội vàng:
- Để… tôi kêu ông Blohm, ông… giám đốc Blohm.
Ngài giám đốc cửa hàng, như có giác quan thứ sáu, bỗng lù lù bên cạnh:
- Hàng năm số hàng hóa bị lấy cắp lên tới bạc triệu. Mà luật pháp đối với bọn trộm còn quá nhẹ. Cô đã phát hiện ra tên trộm à, cô Frey?
Cô mặt chuột lúng túng. Kloesen chen vào:
- Chính tụi tôi đã bắt được gã, thưa ông.
- À ra thế. Thôi được, cô Frey, cô hãy khóa két lại và đi theo tôi.
Giám đốc Blohm quay lại tên trộm ra lệnh:
- Cả anh nữa. Lên văn phòng. Còn các cháu, mời các cháu đi cùng. Nếu các nhân viên của bác ai cũng có tinh thần cảnh giác cao như các cháu thì tốt biết bao.
Blohm nói xong là rảo bước. Tên trộm đi thứ hai rồi đến Tarzan, cô Frey và ba quái. Tội nghiệp cô Frey, cô bước thất thểu như một kẻ tử tù ra pháp trường.
*
Phòng làm việc của giám đốc không có cửa sổ và rất đơn sơ. Trên bàn có mỗi một túi kẹo và những phiếu giao hàng. Ông Blohm ngồi vào vị trí rất oai vệ chẳng khác gì hoàng đế Napoleon lúc ra lệnh tấn công nước Nga. Giọng ông ta thật hữu nghị:
- Ê, anh bạn hãy bỏ các thứ trong túi ra đi chớ.
Tên trộm không có vẻ gì là hốt hoảng. Coi, gã khoan khoái là khác. Gã đắc chí bỏ lần lượt lên bàn cái chảo rán, năm thanh sô-cô-la, mấy thỏi kẹo cao su, một chậu hoa và cả một gói phân hỗn hợp dành cho cây cảnh.
- Chỉ có thế thôi à?
- Như thế còn chưa đủ hay sao?
Thật là một câu hỏi láo xược. Tên trộm gầy tọp hẳn đi. Trông y gầy chẳng khác gì Karl. Có điều y tỏ vẻ phấn khởi lắm.
Thái độ huênh hoang của tên trộm làm Tứ quái ngơ ngác. Chúng lại còn ngạc nhiên hơn nữa khi thấy ông Blohm đứng bật dậy. Ông ta bắt tay… tên trộm vui vẻ:
- Tốt lắm, anh bạn Pfannenschmidt.
Kloesen làu bàu:
- Rõ rồi, chúng nó cấu kết với nhau. Phải tẩn cho chúng nó một trận.
Tarzan vội vàng giữ nó lại:
- Hừm, từ từ đã mập. Hãy nghe ông Blohm nói kìa.
Đúng vậy, Blohm quay sang cô thu ngân lạnh lùng nói:
- Ông Pfannenschmidt đây không phải là kẻ cắp mà là một tên trộm thử có đăng kí do chúng tôi yêu cầu. Ông ấy chỉ thực hiện nhiệm vụ khi các chủ cửa hàng đề nghị. Làm như thế để các nhân viên bán hàng thấy rằng họ đã lơ là mất cảnh giác đến thế nào. Cô hiểu chớ, cửa hàng không thể thuê hàng trăm nhân viên bảo vệ để theo dõi từng người khách và cũng không thể đặt máy theo dõi từng mặt hàng được. Qau sự kiện ông Pfannenschmidt vừa rồi, ban giám đốc chúng tôi muốn mọi nhân viên trong cửa hàng phải luôn luôn cảnh giác cao độ, đề phòng bọn trộm cắp. Cô Frey, cô đã làm được điều đó chưa?
Cô thu ngân đứng đờ ra. Môi cô run run. Ông Blohm hướng về phía đám trẻ nói:
- Các cháu thông cảm cuộc thí nghiệm của tôi chớ. Các cô bán hàng chỉ suốt ngày lo giũa móng chân, móng tay mong cho hết giờ làm việc. Họ có mắt cũng như mù. Những người như ông Pfannenschmidt đây cực kì cần thiết, ông ấy sẽ tha mọi thứ đồ ra khỏi cửa và cuối giờ làm việc nộp lại hết cho tôi. E… hèm, cô Frey. Cô đã phạm sai lầm quá lớn. Cô thấy giá trị những món đồ bị mất đó, đâu phải ít ỏi...
Frey mặt cúi gằm. Cô ấp úng:
- Tôi rất tiếc… Tôi xin hứa từ nay sẽ kiểm tra chặt chẽ.
Ông Blohm lắc đầu và nói:
- Tôi bỏ qua cho cô lần này. Dù sao cũng không ai nỡ đuổi cô vì cô còn một con nhỏ phải nuôi. Thôi, cô về quầy đi.
Cô thủ quỹ vừa biến mất là mặt mày ông giám đốc tươi rói. Ông ta oang oang:
- Các cháu đều đáng được thưởng. Mỗi cháu được tặng một phiếu mua hàng trị giá 20 mark có giá trị từ bây giờ cho đến cuối năm.
*
Trời nóng nực, đường nhựa trước cửa hàng nhão nhoét. Bốn quái không khác gì khách bộ hành, mồ hôi cứ nhễ nhại nhưng trong lòng bao cảm giác lâng lâng. Mà không lâng lâng sao được, thấm thoát lại đến kì nghỉ hè. Các kế hoạch đi xa đã vạch xong. Chuyến đầu tiên sẽ tới thành phố cảng nổi tiếng Isoputavabella của Italia.
Đây không phải chỉ là cảng biển mà còn là nơi nghỉ dưỡng bệnh tuyệt vời với nhiều khách sạn sang trọng. Bờ biển cát trắng, phẳng lì và dài hàng dặm.
Má của đại ca, bà Susane Carsten đã đề nghị bốn gia đình của chúng chọn địa điểm này. Lúc đầu ai cũng hồ hởi, sau mới thấy việc thu xếp cho ngần ấy người đi nghỉ một lúc không phải là đơn giản. Thanh tra Glockner không thể vắng mặt tại Tổng nha. Giáo sư Vierstein, bố của Karl nhận lời đi dự hội thảo ở Hoa Kì. Mà ông dù đi bất cứ đâu cũng phải có bà vợ bên cạnh để giúp công việc và chăm sóc. Ông bà giám đốc hãng sô-cô-la Sauerlich lúc đầu định đi với cả hội, sau đó phải đi dự lễ khai trương chi nhánh nhà máy sô-cô-la ở Thụy Sĩ. Cuối cùng còn lại bà Margot Glockner và bà Susane Carsten.
Vậy là chỉ trông vào sự tự lập của Tứ quái.
Kloesen nói:
- Nhờ có sự cảnh giác mà mỗi người có thêm 20 mark, phải sử dụng món quà thưởng như thế nào hả?
Nó lo là phải, vì trong túi chỉ còn nửa phong sô-cô-la.
Tarzan nhíu mày:
- Chắc chắc là không dùng cái phiếu mua hàng đó để mua sô-cô-la, rõ chưa. Chúng ta phải xem còn cần mua gì cho chuyến đi nữa.
Gaby đề xuất:
- Bọn mình gộp các phiếu mua hàng này lại để mua hai món quà tặng cho hai bà giám thị Margot và Susane, đúng không đại ca?
- Gaby định đút lót à?
- Theo mình đây là những món quà vô tư.
- Nếu không ai phản đối thì chúng ta phải lựa quà gì nào?
Tròn Vo la lớn:
- Mua cho hai “cụ” hai bộ đồ tắm.
- Ngốc quá Kloesen ạ. Mỗi mẹ 40 mark có thể sắm được vài thứ gì đó. A, hay là mình mua mấy chiếc khăn tắm?
Kloesen gật gù:
- Phải đó, mua màu xám ấy cho đỡ lộ các vết bẩn.
Công Chúa nheo cặp mắt xanh:
- Khăn xám chỉ hợp với những kẻ ở bẩn như bạn.
Tròn Vo lè lưỡi:
- Vậy thì miễn bàn. Mình đành chờ tới ngày được nằm trên bãi biển, ngắm cuộc đời qua màu nâu sô-cô-la vậy.
Cả bọn mơ màng nghĩ tới bãi biển tuyệt vời ở Địa Trung Hải. Gaby hi vọng sẽ có nước da nâu bóng và sẽ có dịp trưng mấy chiếc áo tắm loại hai mảnh và liền mảnh mới sắm. Karl thì nghĩ tới việc mang theo hai quyển sách dày cộp và mỗi ngày chí ít cũng đọc được sáu tiếng liền.
Tarzan nói:
- Hi vọng chuyến đi sẽ không buồn tẻ, chán phèo đến nỗi cuối cùng chúng ta phải xin lỗi hai bà má. Chắc chắn ở đó có người và dứt khoát sẽ có những bọn xấu, vậy thì sẽ có đụng độ, va chạm và có mạo hiểm, phiêu lưu…
Rõ ràng Tarzan có lí. Vì tất cả mọi người đều không ai có thể tưởng tượng được những gì sẽ xảy ra.
*
Cửa hàng bách hóa Wuhlworr, nơi Jutta Frey, cô gái mặt chuột làm việc không nhập loại kẹo “Lời chào ngọt ngào”.
Jutta tự dưng nghĩ đến chuyện đó khi đang tẩm thuốc độc vào kẹo.
Trời tối, oi bức và mưa mỗi lúc một nặng hạt.
Jutta và cô con gái sáu tuổi Nicole sống trong một căn hộ nhỏ bé, xoàng xĩnh. Bây giờ có thêm bà nội Carina từ Italia sang thăm nên căn phòng có vẻ chật. Giờ thì cả hai bà cháu đều đang ngủ.
Jutta ngồi trong bếp và dùng xi-lanh tiêm thuốc trừ sâu vào các viên nuga, kẹo tẩm hạt dẻ. Cô không có ý định giết người, mà chỉ có ý đồ dùng kẹo này để tống tiền hoặc gây sức ép với ai đó.
Jutta Frey thở dài khi liếc vào giường trong. Căn nhà nghèo nhỏ xíu nên tiếng ngáy của bà lão Carina Tegati nghe rõ mồn một. Bà năm nay 58 tuổi quê ở vùng Isoputavabella, chính tại vùng quê xa lạ đó bà đã sinh cho Jutta một người đàn ông tuyệt vời. Con trai bà, Gianni Tegati, bố của bé Nicole. Cô nhắm mắt:
- Đáng lẽ mình đã theo anh Gianni sang đất Italia, nếu…
Chỉ một chữ “nếu” làm thay đổi tất cả. Hồi đó Jutta đã có mang bé Nicole. Nhưng cuộc đời thật tàn nhẫn. Chàng trai người Italia này là đệ tử của xe mô-tô phân khối lớn, mỗi lần mông chạm yên là phóng như điên như khùng. Tám tuần trước ngày cưới, Gianni tông xe vào tường một nhà máy. Chiếc “xế nổ” bốc cháy, Gianni qua đời sau hai ngày nằm viện.
Ngày ấy, cô đã bị tuyệt vọng, nhưn người mất hồn, trong khi mẹ Gianni, bà Carina hóa đá vì đau khổ. Có điều nghị lực bà già thực phi thường, khi cháu nội Nicole ra đời, bà đã đáp máy bay sang Đức mừng cháu với… 20 chai rượu vang. Nhưng Jutta không thích rượu vang, thế là bà uống một mình. Hai mẹ con cũng thường hục hặc với nhau.
Cái hôm đặt tên khai sinh cho bé Nicole, hai người đàn bà đã cãi nhau kịch liệt. Bà đề nghị đặt tên cháu là Anna Maria Sophia Carina. Jutta không chịu được cái tên dài dằng dặc ấy và đặt tên con gái là Nicole. Bà Carina rất giận Jutta về chuyện này. Nhưng giận gì thì giận, Nicole luôn luôn là gạch nối giữa mẹ chồng và nàng dâu. Bà Carina coi cháu như một thiên thần. Cả con bé Nicole cũng như biết thế, nó rất thương bà nội. Mỗi năm bà qua Đức vài lần, cho quà cháu và cho Jutta tiền.
Bà Carina sống góa bụa ngay khi còn trẻ. Ông nội cũng không có gì để lại nhưng lúc nào bà cũng gọn gàng, diêm dúa và nữ trang đầy người. Thứ hai, bà cực kì nhiều tiền. Còn tiền từ đâu thì… cô nàng Jutta có cậy răng cũng chỉ nhận được một cái nhún vai.
Vậy đó, Jutta chẳng biết gì nhiều về mẹ chồng. Còn mẹ chồng thì bỏ ngoài tai những câu hỏi tò mò của con dâu. Vì thế, Jutta cũng chẳng mấy khi hỏi han bà.
Jutta thở dài khi tiêm thuốc độc vô viên sô-cô-la tẩm rượu cô-nhắc cuối cùng. Xong. Cô ta xếp những viên kẹo nguy hiểm vừa sáng chế cho vào hộp và bọc giấy bạc như cũ. Trông mấy hộp kẹo này hoàn toàn giống như những hộp kẹo “Lời chào ngọt ngào” khác.
*
Mãi tới gần nửa đêm, Jutta mới cho các hộp kẹo vô xách tay và nhẹ nhàng đẩy cửa buồng bé Nicole. Bé ôm chú gấu bông ngủ, miệng mỉm cười. Jutta hi vọng rằng món tiền cô kiếm được bằng cách tống tiền sẽ được khoảng 300.000 mark. Một khoản tiền đủ đảm bảo cho tương lai của Nicole.
Ba trăm ngàn đồng, đúng như vậy. Jutta đã nuôi ước mơ đó khi bắt tay vào phi vụ động trời này. Coi, đồng lương thủ quỹ chết đói cách gì mà “thiên thần” chắp cánh bay cao nổi?
Jutta khoái trá nghĩ tới lúc lão Blohm nhận được “tối hậu thư” vào sáng mai và lão sẽ bật ngửa.Thế là một công hai việc. Vừa moi được tiền chuộc sự im lặng vừa trả đũa sự phách lối của lão. Lão thường tự cho mình hơn người. Lão ấy chỉ hơn mọi người ở cái bụng phệ và cái đầu hói.
Đêm hôm đó cô trằn trọc ngủ không yên. Lần đầu tiên trong đời cô đánh cuộc đời mình vào một ván bài may rủi. Năm ăn năm thua, nhất chín nhì bù. Cô sẽ là “kẻ phạm tội vô danh” tống tiền chính ông chủ mình chớ còn phải hỏi.
Buổi sáng bà Carina đã dậy sớm lục tục pha cà phê trong bếp. Bà già có vẻ ngạc nhiên khi thấy con dâu mặt mũi bơ phờ.
- Chào mẹ - Jutta hôn phớt má bà. Cô biết bà thích thế.
Bà Carina có dáng người xương xẩu với cái mũi nhọn như dao và con mắt tinh ranh như cáo. “Giống hệt dân Di-gan”. Jutta nghĩ thầm. Bà hay đeo những đôi bông tai rất to lúc bằng vàng, khi bằng bạc hoặc bằng đá quý, chưa kể đến những xâu chuỗi nặng vài lượng trang trí nơi cổ.
Jutta dịu dàng nói với bà – cô vốn có tài phân biệt rạch ròi cuộc sống riêng tư với nghề nghiệp:
- Mẹ này, lát nữa con sẽ đưa cháu Nicole đến trường rồi mới ghé cửa hàng. Mười một giờ mẹ đón cháu giùm con nghe mẹ.
- Tất nhiên là được. - Bà Carina trả lời bằng tiếng Đức rất thành thạo. Bà còn sành cả Anh lẫn Pháp ngữ – Nhưng nè, trước khi đón cháu nội, tao sẽ tạt ngang cửa hàng của mày mua vài món.
- Vâng, mời mẹ.
Bà Carina gật đầu khiến đôi bông tai và xâu chuỗi đeo ở cổ bà kêu leng keng. Bà tiếp tục:
- Tao chưa khoái thành phố này, bởi vì chưa khoái nên tao sẽ xem xét nó. Thành phố này ồn ào quá. Bên xứ tao đẹp hơn nhiều. Ánh sáng bên ấy luôn rực rỡ, cho dù thành phố cảng Isoputavabella chưa được hiện đại như ở đây.
Jutta thở dài:
- Có lẽ con cũng thích sống bên đó hơn.
Bà Carina vội vã nói dường như đề phòng:
- Tiếc là bên tao không có công việc cho mày làm. Mà thật vậy đó con ạ, nếu mày không thuộc loại gia đình thế lực thì sẽ làm nô tì hoặc cu li mà thôi.
Jutta tủm tỉm cười:
- Vất vả như mẹ là cùng chứ gì?
Bà già không một chút nao núng:
- Đương nhiên. Vô cùng vất vả và bất chấp tất cả. Có thể nói là tàn bạo cũng được. Mày không hiểu được đâu.
Carina phán xong là vớ tờ báo. Jutta hiểu quá rõ. Điều đó có nghĩa là thôi, chấm dứt câu chuyện.
*
Cô thu ngân Jutta đứng dậy đánh thức Nicole. Con bé vô cùng xinh đẹp với đôi mắt đen nhánh, hệt như mắt bố.
Đưa con đến trường rồi Jutta mới theo tàu điện ngầm tới quảng trường tòa Thị chính. Từ đây cô chỉ đi dăm bước là tới cửa hàng.
Hôm nay Jutta đến cửa hàng sớm hơn ai hết. Cô lầm lũi đi vào nơi làm việc theo cửa nội bộ. Vài phút sau khi mở cửa, cô vội vàng đặt hộp kẹo vào giá hàng thuộc khu vực bán bánh kẹo. Cô thừa kinh nghiệm để né các máy theo dõi. Cô cũng không sợ các đồng nghiệp phát giác vì họ giờ này còn tân trang nhan sắc trong phòng dành cho nhân viên. Điểm lợi thế khác nữa là đây thuộc tầng hai, các quầy ở đây là quầy tự chọn, nơi ít bảo vệ nào bén mảng. Cho đến mười một giờ, Jutta là nhân viên duy nhất ở đây.
Cô ngồi xuống chỗ của mình. Mặt cô lại cắm cảu, giọng cứ rít lên the thé. Hộp kẹo tẩm thuốc độc được giấu kín đáo sau các gói kẹo để khách hàng khó quan tâm tới. Cô không muốn ai đó lâm vào cảnh bất hạnh. Riêng bức thư tống tiền thì cô đã gửi đi từ hôm trước. Cô là người cuối cùng đi về qua văn phòng lão Blohm và nhanh tay bỏ lá thư vô hộp thư của lão.
Jutta gục đầu vào hai bàn tay thổn thức. Nếu có 300.000 mark thì cô sẽ không cần sự tiếp viện kinh tế của bà già Carina bí hiểm ấy nữa. Cô sẽ tự xoay sở để lo cho mình và bé Nicole đến mãn đời.
Trong bức thư, Jutta viết rằng: “Nếu cửa hàng không giao 300.000 mark thì những mặt hàng thực phẩm ở các quầy sẽ bị tẩm thuốc độc như… hộp kẹo “Lời chào ngọt ngào” vậy”. Trời ạ, còn nếu lão Blohm chịu giao tiền thì sao? Cô chỉ nhắn trong thư là sẽ gọi điện thoại sau khi lão đồng ý. Nhưng lão gật đầu thì chuyện nhận tiền sẽ tiến hành như thế nào đây? Jutta cũng chưa hề tính đến.
Sao lại như thế được? Sao gã dám liều lĩnh vậy? Hay gã là một tên ăn cắp bệnh hoạn?
Gaby đang ngắm cái gì đó đằng sau hắn và nói:
- Không, nó không hợp với mình.
Karl đẩy cặp kính lên, khẳng định:
- Không, nó rất hợp với bạn.
Kloesen mồm đầy sô-cô-la, chỉ rít ư ử, chẳng ai biết nó nói gì.
Trazan không quay đầu lại, hắn cố nhoài ra phía trước, tay bấu chặt bờ tường để nhìn xuống. Nếu phải người khác, ngó thế ắt ngã gãy cổ.
Một kẻ ăn cắp vừa thủ cái chảo rán vào trong áo khoác mùa hè thùng thình. Gã cao lớn, gầy gò, khoảng gần 30 tuổi. Nhìn trên xuống chỉ thấy mái tóc lởm chởm.
Gaby dỗi:
- Này ông Carsten, ông có quan tâm đến cái mũ bơi của tôi không đó?
Tarzan nghiêm nghị đáp:
- Tất nhiên là tôi quan tâm, nhưng bà xem kìa, tên kẻ cắp đang nhét thêm cái khuôn bánh, hộp đựng bơ vào áo khoác. Thế này thì cửa hàng ông Wuhlworr đến phá sản mất thôi.
Ở dưới quầy mọi người chen chúc mua hàng. Chẳng có ai biết chuyện gì đã xảy ra. Tên trộm đã ra khỏi tầm nhìn của Tarzan. Không thấy nhân viên bảo vệ đâu cả. Còn mấy cái máy theo dõi thì không hoạt động.
Tròn Vo nuốt vội sô-cô-la, sốt ruột nói:
- Bám dính tên lưu manh đó đi đại ca.
- Ừ, nhưng chúng ta chỉ ra tay khi gã đi qua chỗ trả tiền, bằng không gã sẽ cãi phăng đó.
Tứ quái trôi theo cầu thang cuốn xuống tầng dưới. Tầng thứ hai của cửa hàng bố trí theo kiểu siêu thị. Những người đã mua hàng nếu muốn rời khu vực này phải đi qua bốn quầy thu tiền. Hiện giờ chỉ ba quầy có người phục vụ. Các cô thu ngân bận tới tấp. Tarzan dự kiến tên ăn cắp sẽ đi qua quầy thu tiền số 3. Mà đúng vậy, gã là người thứ sáu xếp hàng với chiếc xe đẩy hầu như rỗng tuếch. Trong xe chỉ vẻn vẹn một túi ni-lông đượng một tá cặp quần áo và một cây xương rồng cảnh. Quả tuyệt vời cho một sự ngụy trang. Cô thu tiền quầy số 3, ngoài 20 tuổi có bộ tóc vàng óng, mặt nhọn hoắt như mặt chuột không ngừng ấn nút máy tính tiền và nói giá tiền cho khách một cách uể oải.
Sau người phụ nữ thứ năm thì tới phiên tên trộm. Gã mau lẹ để cái túi ni-lông lên bàn, cầm chậu xương rồng tí hon như cầm một cốc kem.
Cô bán hàng hất hàm:
- 10 mark 50 xu.
Tên trộm móc tiền trả. Gã đẩy chiếc xe không về vị trí quy định và bước vội ra phía cửa. Xui cho gã, Tarzan hét toáng lên:
- Đứng lại, ông anh. Sao ông tài quên thế?
Tên trộm chớp cặp mắt xanh có vẻ rất ngây thơ, hỏi lại:
- Gì hả?
Kloesen phùng mang:
- Cho gã một chưởng cho hết lôi thôi.
Tarzan can:
- Khoan đã, chưa nên dùng vũ lực. Nào ông anh, ông còn quên một lô thứ hàng chưa trả tiền trong các túi áo khoác. Bỏ ra đi, đồ ăn cắp.
Tên trôm làu bàu:
- Tiếc thật, thế là hỏng cả.
Bấy giờ cô thu ngân mới vội vàng:
- Để… tôi kêu ông Blohm, ông… giám đốc Blohm.
Ngài giám đốc cửa hàng, như có giác quan thứ sáu, bỗng lù lù bên cạnh:
- Hàng năm số hàng hóa bị lấy cắp lên tới bạc triệu. Mà luật pháp đối với bọn trộm còn quá nhẹ. Cô đã phát hiện ra tên trộm à, cô Frey?
Cô mặt chuột lúng túng. Kloesen chen vào:
- Chính tụi tôi đã bắt được gã, thưa ông.
- À ra thế. Thôi được, cô Frey, cô hãy khóa két lại và đi theo tôi.
Giám đốc Blohm quay lại tên trộm ra lệnh:
- Cả anh nữa. Lên văn phòng. Còn các cháu, mời các cháu đi cùng. Nếu các nhân viên của bác ai cũng có tinh thần cảnh giác cao như các cháu thì tốt biết bao.
Blohm nói xong là rảo bước. Tên trộm đi thứ hai rồi đến Tarzan, cô Frey và ba quái. Tội nghiệp cô Frey, cô bước thất thểu như một kẻ tử tù ra pháp trường.
*
Phòng làm việc của giám đốc không có cửa sổ và rất đơn sơ. Trên bàn có mỗi một túi kẹo và những phiếu giao hàng. Ông Blohm ngồi vào vị trí rất oai vệ chẳng khác gì hoàng đế Napoleon lúc ra lệnh tấn công nước Nga. Giọng ông ta thật hữu nghị:
- Ê, anh bạn hãy bỏ các thứ trong túi ra đi chớ.
Tên trộm không có vẻ gì là hốt hoảng. Coi, gã khoan khoái là khác. Gã đắc chí bỏ lần lượt lên bàn cái chảo rán, năm thanh sô-cô-la, mấy thỏi kẹo cao su, một chậu hoa và cả một gói phân hỗn hợp dành cho cây cảnh.
- Chỉ có thế thôi à?
- Như thế còn chưa đủ hay sao?
Thật là một câu hỏi láo xược. Tên trộm gầy tọp hẳn đi. Trông y gầy chẳng khác gì Karl. Có điều y tỏ vẻ phấn khởi lắm.
Thái độ huênh hoang của tên trộm làm Tứ quái ngơ ngác. Chúng lại còn ngạc nhiên hơn nữa khi thấy ông Blohm đứng bật dậy. Ông ta bắt tay… tên trộm vui vẻ:
- Tốt lắm, anh bạn Pfannenschmidt.
Kloesen làu bàu:
- Rõ rồi, chúng nó cấu kết với nhau. Phải tẩn cho chúng nó một trận.
Tarzan vội vàng giữ nó lại:
- Hừm, từ từ đã mập. Hãy nghe ông Blohm nói kìa.
Đúng vậy, Blohm quay sang cô thu ngân lạnh lùng nói:
- Ông Pfannenschmidt đây không phải là kẻ cắp mà là một tên trộm thử có đăng kí do chúng tôi yêu cầu. Ông ấy chỉ thực hiện nhiệm vụ khi các chủ cửa hàng đề nghị. Làm như thế để các nhân viên bán hàng thấy rằng họ đã lơ là mất cảnh giác đến thế nào. Cô hiểu chớ, cửa hàng không thể thuê hàng trăm nhân viên bảo vệ để theo dõi từng người khách và cũng không thể đặt máy theo dõi từng mặt hàng được. Qau sự kiện ông Pfannenschmidt vừa rồi, ban giám đốc chúng tôi muốn mọi nhân viên trong cửa hàng phải luôn luôn cảnh giác cao độ, đề phòng bọn trộm cắp. Cô Frey, cô đã làm được điều đó chưa?
Cô thu ngân đứng đờ ra. Môi cô run run. Ông Blohm hướng về phía đám trẻ nói:
- Các cháu thông cảm cuộc thí nghiệm của tôi chớ. Các cô bán hàng chỉ suốt ngày lo giũa móng chân, móng tay mong cho hết giờ làm việc. Họ có mắt cũng như mù. Những người như ông Pfannenschmidt đây cực kì cần thiết, ông ấy sẽ tha mọi thứ đồ ra khỏi cửa và cuối giờ làm việc nộp lại hết cho tôi. E… hèm, cô Frey. Cô đã phạm sai lầm quá lớn. Cô thấy giá trị những món đồ bị mất đó, đâu phải ít ỏi...
Frey mặt cúi gằm. Cô ấp úng:
- Tôi rất tiếc… Tôi xin hứa từ nay sẽ kiểm tra chặt chẽ.
Ông Blohm lắc đầu và nói:
- Tôi bỏ qua cho cô lần này. Dù sao cũng không ai nỡ đuổi cô vì cô còn một con nhỏ phải nuôi. Thôi, cô về quầy đi.
Cô thủ quỹ vừa biến mất là mặt mày ông giám đốc tươi rói. Ông ta oang oang:
- Các cháu đều đáng được thưởng. Mỗi cháu được tặng một phiếu mua hàng trị giá 20 mark có giá trị từ bây giờ cho đến cuối năm.
*
Trời nóng nực, đường nhựa trước cửa hàng nhão nhoét. Bốn quái không khác gì khách bộ hành, mồ hôi cứ nhễ nhại nhưng trong lòng bao cảm giác lâng lâng. Mà không lâng lâng sao được, thấm thoát lại đến kì nghỉ hè. Các kế hoạch đi xa đã vạch xong. Chuyến đầu tiên sẽ tới thành phố cảng nổi tiếng Isoputavabella của Italia.
Đây không phải chỉ là cảng biển mà còn là nơi nghỉ dưỡng bệnh tuyệt vời với nhiều khách sạn sang trọng. Bờ biển cát trắng, phẳng lì và dài hàng dặm.
Má của đại ca, bà Susane Carsten đã đề nghị bốn gia đình của chúng chọn địa điểm này. Lúc đầu ai cũng hồ hởi, sau mới thấy việc thu xếp cho ngần ấy người đi nghỉ một lúc không phải là đơn giản. Thanh tra Glockner không thể vắng mặt tại Tổng nha. Giáo sư Vierstein, bố của Karl nhận lời đi dự hội thảo ở Hoa Kì. Mà ông dù đi bất cứ đâu cũng phải có bà vợ bên cạnh để giúp công việc và chăm sóc. Ông bà giám đốc hãng sô-cô-la Sauerlich lúc đầu định đi với cả hội, sau đó phải đi dự lễ khai trương chi nhánh nhà máy sô-cô-la ở Thụy Sĩ. Cuối cùng còn lại bà Margot Glockner và bà Susane Carsten.
Vậy là chỉ trông vào sự tự lập của Tứ quái.
Kloesen nói:
- Nhờ có sự cảnh giác mà mỗi người có thêm 20 mark, phải sử dụng món quà thưởng như thế nào hả?
Nó lo là phải, vì trong túi chỉ còn nửa phong sô-cô-la.
Tarzan nhíu mày:
- Chắc chắc là không dùng cái phiếu mua hàng đó để mua sô-cô-la, rõ chưa. Chúng ta phải xem còn cần mua gì cho chuyến đi nữa.
Gaby đề xuất:
- Bọn mình gộp các phiếu mua hàng này lại để mua hai món quà tặng cho hai bà giám thị Margot và Susane, đúng không đại ca?
- Gaby định đút lót à?
- Theo mình đây là những món quà vô tư.
- Nếu không ai phản đối thì chúng ta phải lựa quà gì nào?
Tròn Vo la lớn:
- Mua cho hai “cụ” hai bộ đồ tắm.
- Ngốc quá Kloesen ạ. Mỗi mẹ 40 mark có thể sắm được vài thứ gì đó. A, hay là mình mua mấy chiếc khăn tắm?
Kloesen gật gù:
- Phải đó, mua màu xám ấy cho đỡ lộ các vết bẩn.
Công Chúa nheo cặp mắt xanh:
- Khăn xám chỉ hợp với những kẻ ở bẩn như bạn.
Tròn Vo lè lưỡi:
- Vậy thì miễn bàn. Mình đành chờ tới ngày được nằm trên bãi biển, ngắm cuộc đời qua màu nâu sô-cô-la vậy.
Cả bọn mơ màng nghĩ tới bãi biển tuyệt vời ở Địa Trung Hải. Gaby hi vọng sẽ có nước da nâu bóng và sẽ có dịp trưng mấy chiếc áo tắm loại hai mảnh và liền mảnh mới sắm. Karl thì nghĩ tới việc mang theo hai quyển sách dày cộp và mỗi ngày chí ít cũng đọc được sáu tiếng liền.
Tarzan nói:
- Hi vọng chuyến đi sẽ không buồn tẻ, chán phèo đến nỗi cuối cùng chúng ta phải xin lỗi hai bà má. Chắc chắn ở đó có người và dứt khoát sẽ có những bọn xấu, vậy thì sẽ có đụng độ, va chạm và có mạo hiểm, phiêu lưu…
Rõ ràng Tarzan có lí. Vì tất cả mọi người đều không ai có thể tưởng tượng được những gì sẽ xảy ra.
*
Cửa hàng bách hóa Wuhlworr, nơi Jutta Frey, cô gái mặt chuột làm việc không nhập loại kẹo “Lời chào ngọt ngào”.
Jutta tự dưng nghĩ đến chuyện đó khi đang tẩm thuốc độc vào kẹo.
Trời tối, oi bức và mưa mỗi lúc một nặng hạt.
Jutta và cô con gái sáu tuổi Nicole sống trong một căn hộ nhỏ bé, xoàng xĩnh. Bây giờ có thêm bà nội Carina từ Italia sang thăm nên căn phòng có vẻ chật. Giờ thì cả hai bà cháu đều đang ngủ.
Jutta ngồi trong bếp và dùng xi-lanh tiêm thuốc trừ sâu vào các viên nuga, kẹo tẩm hạt dẻ. Cô không có ý định giết người, mà chỉ có ý đồ dùng kẹo này để tống tiền hoặc gây sức ép với ai đó.
Jutta Frey thở dài khi liếc vào giường trong. Căn nhà nghèo nhỏ xíu nên tiếng ngáy của bà lão Carina Tegati nghe rõ mồn một. Bà năm nay 58 tuổi quê ở vùng Isoputavabella, chính tại vùng quê xa lạ đó bà đã sinh cho Jutta một người đàn ông tuyệt vời. Con trai bà, Gianni Tegati, bố của bé Nicole. Cô nhắm mắt:
- Đáng lẽ mình đã theo anh Gianni sang đất Italia, nếu…
Chỉ một chữ “nếu” làm thay đổi tất cả. Hồi đó Jutta đã có mang bé Nicole. Nhưng cuộc đời thật tàn nhẫn. Chàng trai người Italia này là đệ tử của xe mô-tô phân khối lớn, mỗi lần mông chạm yên là phóng như điên như khùng. Tám tuần trước ngày cưới, Gianni tông xe vào tường một nhà máy. Chiếc “xế nổ” bốc cháy, Gianni qua đời sau hai ngày nằm viện.
Ngày ấy, cô đã bị tuyệt vọng, nhưn người mất hồn, trong khi mẹ Gianni, bà Carina hóa đá vì đau khổ. Có điều nghị lực bà già thực phi thường, khi cháu nội Nicole ra đời, bà đã đáp máy bay sang Đức mừng cháu với… 20 chai rượu vang. Nhưng Jutta không thích rượu vang, thế là bà uống một mình. Hai mẹ con cũng thường hục hặc với nhau.
Cái hôm đặt tên khai sinh cho bé Nicole, hai người đàn bà đã cãi nhau kịch liệt. Bà đề nghị đặt tên cháu là Anna Maria Sophia Carina. Jutta không chịu được cái tên dài dằng dặc ấy và đặt tên con gái là Nicole. Bà Carina rất giận Jutta về chuyện này. Nhưng giận gì thì giận, Nicole luôn luôn là gạch nối giữa mẹ chồng và nàng dâu. Bà Carina coi cháu như một thiên thần. Cả con bé Nicole cũng như biết thế, nó rất thương bà nội. Mỗi năm bà qua Đức vài lần, cho quà cháu và cho Jutta tiền.
Bà Carina sống góa bụa ngay khi còn trẻ. Ông nội cũng không có gì để lại nhưng lúc nào bà cũng gọn gàng, diêm dúa và nữ trang đầy người. Thứ hai, bà cực kì nhiều tiền. Còn tiền từ đâu thì… cô nàng Jutta có cậy răng cũng chỉ nhận được một cái nhún vai.
Vậy đó, Jutta chẳng biết gì nhiều về mẹ chồng. Còn mẹ chồng thì bỏ ngoài tai những câu hỏi tò mò của con dâu. Vì thế, Jutta cũng chẳng mấy khi hỏi han bà.
Jutta thở dài khi tiêm thuốc độc vô viên sô-cô-la tẩm rượu cô-nhắc cuối cùng. Xong. Cô ta xếp những viên kẹo nguy hiểm vừa sáng chế cho vào hộp và bọc giấy bạc như cũ. Trông mấy hộp kẹo này hoàn toàn giống như những hộp kẹo “Lời chào ngọt ngào” khác.
*
Mãi tới gần nửa đêm, Jutta mới cho các hộp kẹo vô xách tay và nhẹ nhàng đẩy cửa buồng bé Nicole. Bé ôm chú gấu bông ngủ, miệng mỉm cười. Jutta hi vọng rằng món tiền cô kiếm được bằng cách tống tiền sẽ được khoảng 300.000 mark. Một khoản tiền đủ đảm bảo cho tương lai của Nicole.
Ba trăm ngàn đồng, đúng như vậy. Jutta đã nuôi ước mơ đó khi bắt tay vào phi vụ động trời này. Coi, đồng lương thủ quỹ chết đói cách gì mà “thiên thần” chắp cánh bay cao nổi?
Jutta khoái trá nghĩ tới lúc lão Blohm nhận được “tối hậu thư” vào sáng mai và lão sẽ bật ngửa.Thế là một công hai việc. Vừa moi được tiền chuộc sự im lặng vừa trả đũa sự phách lối của lão. Lão thường tự cho mình hơn người. Lão ấy chỉ hơn mọi người ở cái bụng phệ và cái đầu hói.
Đêm hôm đó cô trằn trọc ngủ không yên. Lần đầu tiên trong đời cô đánh cuộc đời mình vào một ván bài may rủi. Năm ăn năm thua, nhất chín nhì bù. Cô sẽ là “kẻ phạm tội vô danh” tống tiền chính ông chủ mình chớ còn phải hỏi.
Buổi sáng bà Carina đã dậy sớm lục tục pha cà phê trong bếp. Bà già có vẻ ngạc nhiên khi thấy con dâu mặt mũi bơ phờ.
- Chào mẹ - Jutta hôn phớt má bà. Cô biết bà thích thế.
Bà Carina có dáng người xương xẩu với cái mũi nhọn như dao và con mắt tinh ranh như cáo. “Giống hệt dân Di-gan”. Jutta nghĩ thầm. Bà hay đeo những đôi bông tai rất to lúc bằng vàng, khi bằng bạc hoặc bằng đá quý, chưa kể đến những xâu chuỗi nặng vài lượng trang trí nơi cổ.
Jutta dịu dàng nói với bà – cô vốn có tài phân biệt rạch ròi cuộc sống riêng tư với nghề nghiệp:
- Mẹ này, lát nữa con sẽ đưa cháu Nicole đến trường rồi mới ghé cửa hàng. Mười một giờ mẹ đón cháu giùm con nghe mẹ.
- Tất nhiên là được. - Bà Carina trả lời bằng tiếng Đức rất thành thạo. Bà còn sành cả Anh lẫn Pháp ngữ – Nhưng nè, trước khi đón cháu nội, tao sẽ tạt ngang cửa hàng của mày mua vài món.
- Vâng, mời mẹ.
Bà Carina gật đầu khiến đôi bông tai và xâu chuỗi đeo ở cổ bà kêu leng keng. Bà tiếp tục:
- Tao chưa khoái thành phố này, bởi vì chưa khoái nên tao sẽ xem xét nó. Thành phố này ồn ào quá. Bên xứ tao đẹp hơn nhiều. Ánh sáng bên ấy luôn rực rỡ, cho dù thành phố cảng Isoputavabella chưa được hiện đại như ở đây.
Jutta thở dài:
- Có lẽ con cũng thích sống bên đó hơn.
Bà Carina vội vã nói dường như đề phòng:
- Tiếc là bên tao không có công việc cho mày làm. Mà thật vậy đó con ạ, nếu mày không thuộc loại gia đình thế lực thì sẽ làm nô tì hoặc cu li mà thôi.
Jutta tủm tỉm cười:
- Vất vả như mẹ là cùng chứ gì?
Bà già không một chút nao núng:
- Đương nhiên. Vô cùng vất vả và bất chấp tất cả. Có thể nói là tàn bạo cũng được. Mày không hiểu được đâu.
Carina phán xong là vớ tờ báo. Jutta hiểu quá rõ. Điều đó có nghĩa là thôi, chấm dứt câu chuyện.
*
Cô thu ngân Jutta đứng dậy đánh thức Nicole. Con bé vô cùng xinh đẹp với đôi mắt đen nhánh, hệt như mắt bố.
Đưa con đến trường rồi Jutta mới theo tàu điện ngầm tới quảng trường tòa Thị chính. Từ đây cô chỉ đi dăm bước là tới cửa hàng.
Hôm nay Jutta đến cửa hàng sớm hơn ai hết. Cô lầm lũi đi vào nơi làm việc theo cửa nội bộ. Vài phút sau khi mở cửa, cô vội vàng đặt hộp kẹo vào giá hàng thuộc khu vực bán bánh kẹo. Cô thừa kinh nghiệm để né các máy theo dõi. Cô cũng không sợ các đồng nghiệp phát giác vì họ giờ này còn tân trang nhan sắc trong phòng dành cho nhân viên. Điểm lợi thế khác nữa là đây thuộc tầng hai, các quầy ở đây là quầy tự chọn, nơi ít bảo vệ nào bén mảng. Cho đến mười một giờ, Jutta là nhân viên duy nhất ở đây.
Cô ngồi xuống chỗ của mình. Mặt cô lại cắm cảu, giọng cứ rít lên the thé. Hộp kẹo tẩm thuốc độc được giấu kín đáo sau các gói kẹo để khách hàng khó quan tâm tới. Cô không muốn ai đó lâm vào cảnh bất hạnh. Riêng bức thư tống tiền thì cô đã gửi đi từ hôm trước. Cô là người cuối cùng đi về qua văn phòng lão Blohm và nhanh tay bỏ lá thư vô hộp thư của lão.
Jutta gục đầu vào hai bàn tay thổn thức. Nếu có 300.000 mark thì cô sẽ không cần sự tiếp viện kinh tế của bà già Carina bí hiểm ấy nữa. Cô sẽ tự xoay sở để lo cho mình và bé Nicole đến mãn đời.
Trong bức thư, Jutta viết rằng: “Nếu cửa hàng không giao 300.000 mark thì những mặt hàng thực phẩm ở các quầy sẽ bị tẩm thuốc độc như… hộp kẹo “Lời chào ngọt ngào” vậy”. Trời ạ, còn nếu lão Blohm chịu giao tiền thì sao? Cô chỉ nhắn trong thư là sẽ gọi điện thoại sau khi lão đồng ý. Nhưng lão gật đầu thì chuyện nhận tiền sẽ tiến hành như thế nào đây? Jutta cũng chưa hề tính đến.
/703
|