Đêm tháng năm lác đác vài giọt mưa, Karl Máy Tính gò lưng trên xe đạp phóng như bay làm nước từ dưới bánh xe văng lên tung tóe. Đoạn đường tối om này không thể đạp chậm được, quân sư nghĩ thầm. Thử thách trước khi về tới nhà luôn luôn nằm ở đoạn đường này, nơi khoảng cách giữa hai cột đèn đường xa hơn ở các nơi khác tới ngoài 30 mét.
Trong đầu Karl hiện lên cuốn phim trinh thám mà Tứ quái vừa coi xong ở rạp xi-nê. Có điều bây giờ đâu phải là… phim. Bây giờ là sự thực rành rành. Coi, một chiếc mô-tô phân khối lớn bất ngờ từ một đường nhánh lao ra làm Karl thắng cháy bánh. Nó buột miệng rủa: “Khốn kiếp!”.
Hai thằng thanh niên mặc đồ da ngồi chễm chệ trên xe, mặt mày cứ bơ bơ trong tấm nhựa dẻo của mũ bảo hiểm. Chúng bất chấp những giọt nước mưa quất vào mũ lộp bộp, cứ thản nhiên bám theo Karl rồi đảo vòng vòng theo kiểu lắc võng trước đầu con ngựa sắt của Máy Tính. Rõ ràng bọn chúng muốn sinh sự.
Y chang cảnh tượng trong bộ phim găngxtơ hồi nãy. Karl lầm bầm. Ánh đèn hắt xuống biển số chiếc mô-tô: hai con số cuối cùng là… 33! Chiếc xe Harikari màu đỏ ớt! Trời đất, phải chăng đây là bọn nhặng?
Karl bỗng nhiên toát mồ hôi hột. Mình tiêu rồi. Hai thằng “nhặng” này là kẻ thù không cùng chung đất sống với Tứ quái TKKG. Một thằng là Oswald Krenk tự Ossi, 20 tuổi; một thằng là Johannes von Unken tự Jo, 19 tuổi. Chúng đã tuyên chiến với Tarzan sau một vụ va chạm.
“Chắc chắn chúng sẽ dằn mặt mình”. Karl nghĩ trong bụng. Chúng phải rửa hận sau cái lần thằng Ossi chòng ghẹo một cô bé làm cô ta sợ chết khiếp và bị Tarzan hạ đo đài chứ sao. Hôm đó có mặt cả Karl, Gaby và Kloesen. Ba quái khoanh tay nhìn Tarzan dồn Ossi vào một góc. Thằng lưu manh 20 tuổi ấy đã giở đủ trò từ dao bấm, ủng da đóng đinh, dây xích bằng thép nhưng vẫn thất bại thảm hại. Gã được đưa vào bịnh viện trong tình trạng bất tỉnh. Cũng từ đó hai nhóm sống trong tình trạng chiến tranh.
Karl không quan tâm lắm đến thằng nhặng thứ hai tên Jo. Thằng này thuộc hệ phả quý tộc nhưng lại thích lòn cúi hạ tiện, chỉ đáng mặt làm tay sai cho thằng Ossi khi thằng đàn anh chỉ đâu đánh đấy. Tóm tắt lại, thằng Jo thiếu… cái đầu.
Đúng là hai thằng kia cũng nhận ra Karl. Cầu trời phù hộ cho Máy Tính!
Đây là vùng ngoại ô với những ngôi nhà nhỏ và vườn cây xinh xắn. Muốn về đến nhà ở đại lộ Sân Bồ Đề Karl còn phải guồng chân đạp hai cây số nữa.
Chiếc mô-tô của bọn nhặng đột ngột tăng ga. Rõ ràng hai con nhặng kia định phục kích Karl ở ngã rẽ đằng trước, bằng chứng là chiếc xe gắn máy phân khối lớn đã biến mất tăm. Trong vài giây Karl chợt nhớ các bạn mình lạ lùng. Cả đám sau khi tan xi-nê đã cùng hộ tống Gaby về nhà để rồi bây giờ một mình Karl đóng vai chính trong bộ phim trinh thám. Tarzan và Tròn Vo thì đã về trường nội trú.
Máy Tính đã đạp xe gần tới khúc cua vào đại lộ Sân Bồ Đề. Phía bên kia đường tối om, không còn nhà nào có ánh đèn. Mải nghĩ suýt nữa Karl đạp qua ngã rẽ. Cu cậu phải thắng gấp.
Chậc, hai con nhặng trốn ở chỗ nào vậy kìa?
Trong trường hợp này Karl hiểu rằng mình phải xuống xe để đề phòng bị đối thủ phục kích. Nó ẩn phía sau cột quảng cáo và giương cái nhìn thông minh sau cặp kính cận ngó trước ngó sau. Coi, cách chỗ nó đứng chừng bốn trăm mét là một thùng rác rất lớn với đống phế phẩm chồng lên tận ngọn, chẳng lẽ chúng chui vô thùng rác ư?
Ồ không, Karl nhếch mép. Tụi nhặng khốn kiếp đã tính toán sai lầm. Chúng đợi “con mồi” ở ngã rẽ, ai dè Karl khôn khéo lách xe đạp vào một hẻm nhỏ trước khi tới ngã rẽ. Ha ha, tụi nhặng bị hớ rồi. Chúng còn không biết từ chỗ Karl đang núp con hẻm chạy tới tận vườn hoa còn có lối đi tắt để về nhà nữa.
Karl mím môi phóng lên xe đạp lao vút vào con hẻm len lỏi giữa những bụi cây rậm rạp. Một lát sau nó đã đến vườn hoa. Con chiến mã lướt qua một pho tượng và cuối cùng tiến vào một bãi cỏ ẩm ướt. Trước mắt quân sư lúc này là một hàng rào bằng lưới sắt bao quanh một khu nhà khá lớn nằm ngay góc đại lộ Sân Bồ Đề. Đến cuối khu nhà là nó có thể yên tâm. Sẽ ra được phố chính và từ đó về nhà Karl chỉ còn vài bước chân.
Karl bình tĩnh nhấc xe đạp qua hàng rào. Khu nhà lớn mênh mông này thuộc quyền sở hữu của ông bà Fiedler. Hai ông bà hiện đi nghỉ hè bốn tuần ở Malorca, ở đó họ có một nhà nghỉ ven biển tuyệt đẹp. Karl biết được điều đó nhờ bà Fiedler và mẹ nó chơi rất thân với nhau. Thân đến mức trước khi đi nghỉ hè, bà Fiedler đã nhờ thân mẫu quân sư lo giùm thức ăn cho lũ bò sát nuôi trong ba cái chuồng trong nhà. Tất nhiên cho vàng, bà mẹ Karl cũng không dám nhận lời. Chỉ cần nhìn thấy mấy con giun bà cũng đã sợ chết khiếp nói gì đến chuyện đút thức ăn cho đám rắn của gia đình bà bạn có máu… lạnh.
Cũng may chuyến nghỉ hè của hai ông bà Fiedler không bị gián đoạn nhờ vào phút cuối cùng, một ông bạn khác của ông bà Fiedler đã nhận lời nuôi đám “gia súc” chết người kia.
Ý nghĩ của Karl bị tắt ngang xương bởi một tiếng động khá rõ ở phía cổng ra vào. Trời đất. Có kẻ đột nhập ư? Karl vuốt những giọt nước mưa trên mặt nhìn chăm chăm về phía đó. Hình như có tiếng lạo xạo, tiếng kim loại cọ vào nhau ken két. Karl hoảng hồn đặt chiếc xe đạp xuống. Lại có trộm nữa chăng? Đêm nay thật là một đêm lạ lùng. Tối om om, phim thì li kì xem rợn cả người, rồi hai tên côn đồ rình rập, bây giờ lại còn thêm chuyện này nữa…
Karl, chọn một bụi cây rậm rạp rúc vào. Sau lưng nó là con đường nhỏ dẫn vào ga-ra ô-tô. Lối vô biệt thự ở phía bên kia. Nó bỗng tập trung nhãn lực ngó cánh cổng phụ bằng sắt rất kiên cố nằm cạnh chỗ để xe hơi. Lạy Chúa, một giọng đàn ông lạ hoắc cất lên trầm trầm:
- Mày phải siết cứng, Dieter ạ.
Một giọng khác, đương nhiên là của Dieter, trả lời khá to:
- Tao chưa bắt chặt được đinh vít.
Karl vạch đám lá để nhìn. Chúng định tháo cánh cửa ư? Mưa càng lúc càng nặng hạt, qua màn mưa, Máy Tính thấy hai bóng đen lồ lộ trên nền tường quét vôi màu da cam. Một cái bóng cao lớn còn một cái bóng thấp hơn, vuông vức. Cả hai tên đều mặc măng-tô và đội mũ kín mặt. Chúng loay hoay với tuốc-nơ-vít, kìm và các dụng cụ linh tinh khác. Rõ ràng chúng hoàn toàn yên trí ngoài chúng ra, ở đây không có ai.
Karl ngạc nhiên thực sự. Ăn trộm hay là thợ đây? Tại sao chúng lại gỡ cái thùng thư cũ xinh xắn của ông bà Fiedler và liệng một cách không thương tiếc vậy?
Mắt nó lúc này đã quen với bóng đêm. Ê, hai “tên thợ” đang siết đinh vít một thùng thư to tướng, bự hơn cái thùng thư của ông bà Fiedler đến năm lần.
Karl tự chất vấn mình: không hiểu ông bà Fiedler có khùng không mà lắp cái thùng thư tổ bố thế này trong khi nhiệm vụ của một thùng thư chỉ là để nhận thư từ. Các gói hàng gửi qua bưu điện thì đã có người đem tới tận nhà rồi.
Nó còn đang ú ớ thì một tiếng “suỵt” vang lên. Gã đàn ông cao lớn thì thào:
- Cái gì thế?
- Đếch biết. Tao nghĩ có người theo dõi.
- Yên nào Charles, mày yếu bóng vía đấy.
Và cả hai gã đều nhìn ra phía đường vắng vẻ, chỉ có tiếng mưa rơi trên mặt đường lát đá.
Karl chột dạ rúc đầu vào. Rõ ràng đám nửa thầy nửa thợ gian phi này đang giở trò hắc ám gì đây nên mới đề phòng cẩn thận như thế. Chúng có quyền gì mà đổi một thùng thư khác lúc gia chủ đi vắng chứ?
Tiếng gã Charles ồm ồm:
- Có lẽ tao nhầm đó. Thôi, xong rồi.
Gã thu xếp đồ nghề còn thằng Dieter cao lớn cúi xuống bê cái thùng thư cũ. Karl thấy gã vung tay thật mạnh, sau đó là tiếng vèo trên đầu nó. Trời ạ, gã liệng thùng thư cũ của ông bà Fiedler bay vô bụi rậm sau lưng quân sư.
Dieter cười hề hề:
- Nay mai cái lão Fiedler này phải quyết định xem lão dùng cái thùng của tụi mình hay kiếm lại cái thùng cũ. Nhưng lúc đó tụi mình đã vù tới bốn phương trời, túi ních chặt tiền rồi.
Charles phản đối:
- Mày chỉ nói vớ vẩn. Vù cái chó gì. Vố này chỉ tạo điều kiện cho chúng ta có vốn làm ăn. Đâu nhiều nhặn chi mà đã lo ca bài tẩu mã. Cho tới lúc Irene xong công việc còn tốn nhiều thời gian. Sau đó, tụi mình sẽ giàu sụ và mới có thể lặn được.
- Ờ há.
Bóng của hai tên thợ dổm mỗi lúc một xa dần. Ít phút sau Karl nghe động cơ xe hơi nổ rền rĩ. Nó bước ra khỏi đám lá vươn vai làm vài động tác thể dục và trở lại chỗ giấu xe đạp. Nào, bây giờ thì tha hồ ngắm nghía cái thùng thư quái chiêu. Ê, phía trước thùng thư làm bằng tôn, có cửa nhỏ bằng nhựa, dán một tờ giấy hoặc tờ bìa có chữ nhưng nó không tài nào đọc nổi. Nó chép miệng:
- Không có ai ở đây. Mình có thể bật đèn ở cổng để nhìn xem chúng gửi thông điệp gì.
Đèn sáng. Karl ngớ người khi nhìn thấy trên tờ giấy là địa chỉ một hãng lạ hoắc: “Công ti trách nhiệm hữu hạn HEVER - Tiến sĩ GALMBERG”. Hừ, công ti HEVER là cái thớ gì mà dám mượn địa chỉ của nhà người ta một cách khả nghi vậy chớ?
Karl đem theo nỗi băn khoăn về đến tận nhà. Nó lẩm bẩm:
- Thế nào cũng phải cho đại ca hay mới được.
*
Cả hai đứa vẫn đứng sau mấy cái thùng rác. Chiếc xe máy dựng cạnh đó. Trời mưa nhưng chúng vẫn cảm thấy nóng bức, bực tức đến điên người và chỉ muốn đập phá thứ gì đó cho hả giận.
Ossi bỏ mũ bảo hiểm ra lấy tay bưng đầu. Gã vò rối tung mớ tóc vàng lởm chởm, suýt nữa thì giật phăng chiếc khuyên đeo ở vành tai trái. Cơn tức tối của gã được đàn em thông cảm cấp kì. Coi, Jo lẹ làng nhét một điều thuốc lá vô mõm gã đàn anh và bật quẹt ga lên lẹ lẹ.
Ossi hít một hơi dài và phà khói. Khói phun thẳng vô mặt Jo khiến tên nhặng tép riu này lùi lại vì sắp sặc. Con nhặng Jo này cao và ốm hơn đàn anh Ossi. Thậm chí Jo “lão hóa” nhanh hơn vì cái lưng muốn còng trước tuổi. Cơ lưng của gã có vấn đề do di truyền của dòng họ. Theo gia phả thì đã có mười thế hệ trong họ nhà gã khốn khổ vì cố tật này, đến phiên đấng thân sinh ra Jo cũng không thoát nổi định mệnh. Cha đẻ của gã cũng bị cố tật nặng ở xương sống. Ông ta đã tiêu tán hết cả gia tài cha ông để lại. Ông và bà vợ đều tử nạn lúc thằng Jo mới bốn tuổi, vì tai nạn giao thông.
Jo từ lúc đó ở với bà nội. Bà rất nuông chiều thương yêu nó theo kiểu của một người hoàn toàn không có chút kiến thức nào về nuôi dạy trẻ. Mười lăm năm sau, thằng Jo trở thành một con người ích kỉ, nhu nhược và rất cục cằn. Bà nội biết điều đó mà đành bó tay. Bà già sọp đi nhanh chóng chỉ vì bị thằng cháu hành hạ. Khi thì nó cãi nhau với người ở trong nhà, lúc lại bị cảnh sát triệu lên đồn vì hành hung người… mười chín tuổi, thành tích duy nhất để Jo gõ cửa xã hội đen là: hễ bà nội hở ra cái gì là gã ăn cắp cái đó.
Lúc này, Jo chợt phát hiện ra là hai thằng đợi đã quá lâu. Gã lảm nhảm với đàn anh Ossi:
- Nó trốn mất rồi.
- Cái gì?
- Con “rắn đeo kính” trong băng Tứ quái thoát rồi.
- Tại sao nó lại thoát được nhỉ?
- Nó nhận ra chúng ta.
- Nhưng cách gì nó cũng phải đi qua đây kia mà.
- Chắc gì. Nó có thể đi vòng qua các lối khác mà không cần phải đi qua đây.
- Tao điên lên mất.
- Ờ, lẽ ra tụi mình đã có thể cho nó một trận nhừ đòn.
- Nhất định tụi mình phải rình cơ hội cho đám TKKG một trận để tụi nó nhớ đời.
- Tao thù nhất cái thằng Tarzan kia.
- Rồi tụi mình sẽ tóm được chúng, lũ chó, tao thề với mày đó Jo!
Jo im lặng. Gã hiểu cơn thịnh nộ của đàn anh và gã cũng hiểu điều gì sẽ xảy ra với mình nếu đụng độ với Tarzan. Gã hít một hơi dài khiến phần ngực đã lồi, phần lưng đã gù lại còn lồi ra thêm thật thảm hại. Gã bắt đầu lải nhải:
- Ê Ossi. Mày đã nghe tao kể về chuyện con bé Gaby Glockner quen biết với bà nội tao chưa nhỉ?
- Gaby là đứa nào?
- Là con bé trong băng Tứ quái ấy. Bà lão khen con bé đến mức tao muốn điếc ráy. Tao đoán rằng có ngày bà lão lẩm cẩm đó sẽ mời bốn đứa đến nhà tao cho mà xem.
- Mời đến làm gì?
- Bà mời chúng tới uống trà. Đó là tục lệ nhà tao cả trăm năm nay.
- Vậy hả. Tao thì phải có bia tao mới quá bộ tới. Này Jo, có ai đang đi đến đây đấy.
Đúng là có hai cái bóng một cao một thấp đang vòng ra đại lộ Sân Bồ Đề. Coi, hai gã đàn ông tướng còn “ngầu” hơn bọn nhặng nữa. Họ vừa đi vừa nói chuyện, tạt qua đường và lên chiếc ô-tô VW màu đen.
Chiếc xe hơi rồ máy phóng ngang qua thùng rác hôi hám có hai con nhặng. Hai gã đàn ông trên xe có vẻ phát hoảng thấy rõ vì tưởng bọn nhặng choai choai đang theo dõi mình.
Ossi chửi thề. Gã chụp mũ bảo hiểm lên đầu:
- Mẹ kiếp, coi như con rắn đeo kính về hang rồi. Khởi chờ nữa. Tao với mày đi thu vén mấy thùng thư kiếm chác đỡ ít bạc lẻ vậy.
Hai thằng tót lên mô-tô cấp tốc. Tiếng máy nổ bình bịch. Sức mạnh của chiếc xe hình như cũng truyền sang hai kẻ đang cỡi xe. Ngay cả thằng Jo cũng cố rướn cái lưng gù cho oai vệ hơn. Xe phóng qua đại lộ Sân Bồ Đề, qua luôn ngôi biệt thự của gia đình Vierstein và dừng phắt bên cạnh thùng thư công cộng của bưu điện. Hai con nhặng làm sao biết kẻ mà chúng phục kích hụt nãy giờ đang ngồi đọc một cuốn sách về gien di truyền và uống sữa nóng như nó dự tính từ lúc đang trốn tránh chúng.
Ossi nhảy xuống xe trước với chùm chìa khóa vạn năng trên tay. Gã nhẹ nhàng mở thùng thư, gạt phăng những bì thư mỏng dính chứa đựng những lời tỏ tình để lựa những bì thư dày cộm. Trong các phong bì “nặng” này thường có chút ít tiền. Gã chọn một số bưu ảnh và vài chục lá thư nhét vào túi áo.
- Xong rồi Jo. Bữa nay sao mà từ xui đến rủi. Chẳng có phong bì nào nặng đến mức phải khui ra tại chỗ cả.
- Mày thử khui luôn thùng bên cạnh coi.
- Thôi. Mẹ kiếp, tao đang tức điên lên đây, chỉ muốn phá thứ gì đó. Chắc phải kiếm một chiếc ô-tô cà trớn nào đốt cho đỡ ngứa mắt quá.
- Nhất trí.
Hai thằng nhặng khỏi cần tìm kiếm lâu. Ngay trong con hẻm gần đó, một chiếc Trabi đậu sờ sờ.
Ossi ngửa mặt lên trời cười gằn:
- Ma quỷ “độ” mình rồi. Có chiếc xe trình độ kĩ thuật vào thời kì đồ đá này để phóng hỏa thì… tuyệt, tuyệt.
- Ừ, nó lăng mạ và xúc phạm những con đường tối tân của chúng ta. Mày làm đi.
Ossi làm dễ ợt. Gã lồng ống hút qua miệng thùng xăng và hút để xăng chảy tràn xuống mặt đường ngay dưới gầm xe. Sau đó là một que diêm được bật lên.
- Lên xe đi, Ossi.
- Ô-kê!
Chiếc mô-tô ác ôn rồ máy phóng vun vút. Sau lưng hai thằng nhặng, ngọn lửa bùng lên dữ dội và bình xăng nổ tung rền trời. Hai con mắt xám của Jo trông thật khác thường. Gã rú rít:
- Nổ cứ như bom ấy, hả!
- Mẹ, vậy mới đã chớ. Tuyệt vời!
- Tao tự nhiên nảy ra sáng kiến, Ossi.
- Nói lẹ đi mày.
- Tụi mình phải đánh một mẻ thật lớn. Gom sạch ngọc ngà châu báu.
- Hả? Phi vụ ngon cơm ấy ở đâu mà có?
- Có đó. Bà nội tao có một số đồ trang sức cực xịn. Bà lão định bán và dùng tiền thu được cho trại trẻ mồ côi. Đúng là đồ dại dột. Tiền ấy mà rớt vào tay tụi mình thì hết sảy.
Ossi hớn hở. Gã vỗ vào mũ bảo hiểm đồm độp:
- Trời đất. Sao bây giờ mày mới nói?
- Nhưng mà khó nhằn đấy. Cần có một kế hoạch “đánh” thật chu đáo. Không được để bà lão nhận ra tao, và cả mày nữa. Bà lão dư biết tao thường hay đi với mày. Ừ… ừm, để tao tính.
- Nào, tụi mình sẽ bàn bạc trong quán bia. Vạch kế hoạch bên vại bia bao giờ cũng sáng suốt nhất.
Hai đứa ủi xe vào một quán rượu quen thuộc, chúng nhanh chóng gia nhập vô hàng ngũ những con sâu rượu, nói năng đã líu cả lưỡi đang bu quanh quầy rượu.
*
Ánh nắng mặt trời rọi qua rèm cửa phòng ngủ kí túc xá. Tarzan chồm dậy mở rèm cửa cho những tia nắng ấm áp tràn vào phòng. Hắn chạy ra sân thể thao, làm vài vòng quanh sân rồi mới chịu vô tắm rửa. Bữa ăn sáng được kết thúc chớp nhoáng. Ấy vậy mà lúc hắn quành lên “Tổ đại bàng”, con mắt Tròn Vo vẫn khít rịt triền miên.
- Dậy mập!
Tarzan hất tung tấm mềm mà thằng “ông nội” cố thủ. Mất vũ khí tự vệ, Tròn Vo buộc phải cựa mình. Nó ngáp thấy mà ghét.
- Mày làm gì bất lịch sự vậy hả?
- Đến giờ hẹn rồi, mày không nhớ sao?
- Cái gì? Hẹn ai?
- Hẹn với bà cụ Unken chớ gì nữa. Bà “bạn già” của Công Chúa ấy.
Tròn Vo tỉnh như sáo liền. Thất tín với ai thì được, chớ “cuội” với Gaby thì chỉ có nước… tiêu đời. Chứ sao, Công Chúa sẽ véo bằng thích, mà thịt da của Ông Địa lại mát rượi, thật thuận tiện cho những cú véo thê lương.
Nó bật dậy chạy cuống cuồng đi rửa mặt. Một lát sau, cu cậu bắt đầu lúi húi xỏ giày. Tarzan ngao ngán:
- Mày làm ăn lâu lắc quá. Năm phút trôi qua mà giày xỏ chưa xong.
- Khổ quá. Bàn chân mập ú của tao khiến dây cột bị đứt hết. Mỗi lần nối là mỗi lần đứt.
- Ủa, mày có tới sáu đôi cơ mà.
- Bảy đôi chớ. Nhưng đôi nào cũng có vấn đề.
Tarzan thở dài. Hắn lẳng lặng mở ngăn kéo quăng cuộn dây gai về phía Tròn Vo. Thằng mập trợn mắt:
- Sao? Dùng dây gai? Không lẽ tao lại ăn vận như một thằng bụi sao?
- Thường thì ngó mày còn tệ hơn một thằng bụi kìa. Thôi, lẹ lên. Có dây gai còn hơn không. Đến nhà cụ Unken nào.
- Mày phải nói là cụ von Unken chứ.
- Tao biết. Cụ có tước hiệu bá tước. Nhưng cụ đâu có bao giờ thèm cái danh hão ấy như mày.
- Vậy hả? Vậy để tao giả dạng thường dân bằng mớ dây gai của mày vậy.
Tròn Vo đã hoàn thành tác phẩm của mình. Nó cắt một đoạn dây gai cực dài để thắt một loạt nơ cho sợi dây ngắn lại.
Tarzan bí xị:
- Kính chào moden mới: giày có thắt nơ.
- Chuyện nhỏ. Tao còn phải lo một chuyện lớn khác đây: hà hà, phải thủ theo vài phong sô-cô-la để nhấm nhấp, hả?
Kí túc xá lúc này im ắng lạ thường. Hai quái đi như chạy xuống cầu thang, băng qua sân trường để đến dãy nhà chứa xe đạp. Tròn Vo đột ngột kêu lên:
- Chết tao rồi.
Tarzan dừng lại:
- Có chuyện gì vậy? Đứt dây giày à?
- Tao quên chưa ăn sáng.
- Tưởng gì. Ngủ béo mát rồi thì thôi ăn chớ sao.
- Nhưng ăn ngủ đầy đủ thì tao mới có thể làm một “vệ sĩ” hùng dũng được.
- Không ăn sáng mày vẫn khỏe chán. Lại còn có sô-cô-la dự trữ nữa.
- Ờ há. Tao phải chén ngay mới được.
Hai thằng lấy xe đạp. Cỏ trên sân cũng như ở hai bên vệ đường đẫm sương mai. Chim chóc ở những hàng cây ven đường hót ríu ran, lảnh lót. Tarzan hào hứng:
- Tự nhiên tao với mày biến thành hai vệ sĩ bất đắc dĩ Tròn Vo hả?
- Ờ ờ… mày hay lộn xộn lúc tao đang ăn quá. Trời đánh tránh bữa ăn cơ mà.
Tarzan im lặng. Dại gì tốn thì giờ tranh cãi với thằng mập. Thôi thì mặc cho nó ngồm ngoàm sô-cô-la vậy, trong khi Tarzan không thể không nghĩ tới đề nghị của Gaby. Chứ sao, chính Gaby đã đề nghị hắn và Kloesen tham gia cuộc chơi… vệ sĩ này. Cô bé còn dọa rằng nếu hắn và Tròn Vo không giúp đỡ bà Unken, sẽ nghỉ chơi luôn.
Thực ra Gaby khỏi cần hăm he như vậy. Chuyện nghĩa hiệp vốn là chủ trương của TKKG kia mà, huống gì bà Unken chỉ một thân một mình lủi thủi trong căn nhà phố Maisrain với thằng cháu nội đi về thất thường, ăn cắp ăn trộm như ranh. Tarzan chẳng hề xa lạ với thằng cháu bất lương của bà cụ. Nó chính là Johannes tự Jo, đồ đệ của thằng Ossi thuộc băng lưu manh “Nhặng”.
Bà cụ Unken sợ thằng cháu là phải. Jo mất dạy và hư đốn đến mức độ đáng đề phòng. Bà cụ hết còn tin tưởng thằng cháu mồ côi cha mẹ này nữa. Nó đã chôm đồ nhà bán ra chợ trời nhiều thứ của cải đáng giá. Cũng may là bà còn giấu được một mớ nữ trang gia bảo. Và bà quyết định sẽ bán số trang sức gia bảo quý giá đó lấy tiền hiến cho một trại trẻ mồ côi vì thằng cháu trai của bà không xứng đáng thừa kế những báu vật đó. Nhưng để làm được việc đó, bà cần được giúp đỡ, đề phòng thằng Jo có thể ngăn cản hoặc chiếm đoạt số nữ trang.
Trong lúc tuyệt vọng chưa biết xử trí thế nào thì bà cụ gặp Gaby. Cô bé đã gỡ mối lo cho bà cụ bằng cách hứa sẽ bổ sung cho bà hai vệ sĩ. Một võ nghệ siêu quần và một ăn uống như hạm. Thì đại ca Tarzan và Ông Địa Kloesen chớ ai.
Ấy thế là sáng hôm nay hai vệ sĩ lên đường. Hai quái có nghĩa vụ vừa bảo vệ số trang sức của bà Unken vừa ra tay trấn áp những con nhặng nếu thằng Jo cả gan nhờ đồng bọn đánh úp.
Tiếng thở hào hển của Tròn Vo khiến Tarzan bừng tỉnh khỏi cuốn phim câm. Hắn chép miệng:
- Tội nghiệp cụ Unken quá.
- Hảảả?
- Bà cụ sợ thằng Jo mà không dám nhờ cảnh sát can thiệp. Dù sao cụ cũng muốn tránh tai tiếng cho thằng cháu quý tộc của mình. Cụ chỉ còn biết trông cậy vào Gaby và chúng ta.
- Tao… biết rồi. Nói hoài. Ê, sao lâu tới nơi quá vậy?
- Thì mình đang đạp xe trên phố Maisrain đây rồi. Hãy dòm số nhà 99 coi mập.
Phố Maisrain không có các văn phòng, cửa hàng, quán ăn cũng không có cây xăng hoặc siêu thị. Dọc hai bên đường toàn những ngôi nhà nho nhỏ kiểu biệt thự, nhà nào cũng có vườn cây bao bọc dễ thương. Trong tất cả các ngôi nhà ở đây thì ngôi nhà số 99 có hình thù ngộ nghĩnh nhất. Bởi trên thực tế, tuy hộ số 99 mang tiếng là nhà nhưng thoạt nhìn vô người ta chỉ thấy có nửa căn. Nửa bên phải đã bị đập tan tành sau một vụ nổ ống dẫn ga. Cũng may nửa kia chỉ bị hư hỏng nhẹ và khi xảy ra vụ nổ thì những người trong nhà đã đi lễ nhà thờ nên không ai việc gì.
Chuyện xảy ra cách đây năm năm và bà cụ Unken không cho xây dựng lại trên phần đất bình địa mà sử dụng phần đổ nát ấy trồng đủ chủng loại rau thơm và hoa trái. Sáng kiến của bà ít ra cũng làm tối thiểu một vị khách bụm miệng cười. Vị khách ấy chính là Tròn Vo. Cu cậu tủm tỉm:
- Ngó ngôi nhà thật tức cười. Cứ như bị một nhát rìu chẻ đôi ra. Lẽ ra bà cụ nên trồng nho để che những bức tường chỉ còn trơ gạch kia đi.
Tarzan chưa kịp bấm chuông thì cánh cửa bật mở. Và Jo xồng xộc xông ra, suýt nữa húc trúng hắn.
Hai bên trừng mắt nhìn nhau.
Thằng cháu bà Unken chụp cái mũ bảo hiểm lên đầu. Bộ đồ da đi mô-tô của gã làm Tarzan ngứa mắt. Hắn nói ngay:
- Tụi này không tới gặp anh bạn đâu.
- Vậy hả. Còn tao cũng chẳng muốn để cho tụi bay vào nhà. Rõ chớ?
Tròn Vo đứng sau lưng Tarzan đáp liền:
- Cho hay nha: Tụi này mà đã muốn thì chỗ nào cũng vào được, khỏi cần biết cho hay không cho.
- Câm mồm đi, thằng béo. Nếu mày đi một mình thì…
Đúng lúc đó tiếng bà Unken từ bên trong vọng ra:
- Ai kiếm bà thế hở Jo?
Tarzan không để cho cái mồm thiếu tinh khiết của Jo xía vào, hắn đáp liền:
- Thưa bà, tụi cháu đây ạ.
- Ồ, tuyệt quá. Bà chờ các cháu nãy giờ.
Tròn Vo hất cằm khi bước qua mặt Jo:
- Mày đập cánh đi nhặng. Con nhặng chúa Ossi đang chờ mày trên mô-tô đó.
Khỏi phải nói mặt tên lưu manh xám chàm đến cỡ nào. Nhưng gã chỉ ném cái nhìn căm hận về phía hai quái rồi đi thẳng. Ossi chắc hẳn sắp phóng xe tới đón gã và hai thằng chắc sẽ lại lòng vòng chọc ghẹo bọn con gái ở ngoài đường.
Bên trong nhà phảng phất mùi nước hoa Lavendel. Bà Unken vui vẻ bắt tay hai quái. Tarzan vồn vã:
- Chúng cháu chào bà. Bà có khỏe không ạ?
- Cảm ơn các cháu. Nếu không có các cháu đến chắc bà buồn lắm. Thằng Jo vừa hỗn với bà.
Tarzan đưa tay khép cửa lại:
- Sao thế hả bà?
- Thì bà nói rằng các cháu sắp đến, thế là nó nổi khùng lên. Nó quen các cháu từ trước à? Tất nhiên, bà chẳng dại gì mà kể với nó dự định của bà.
- Dạ, tụi cháu chỉ biết nhau qua loa thôi ạ.
Cố nhiên, Tarzan đủ khôn ngoan để không làm bà Unken buồn lòng thêm về Jo. Bà Unken đưa hai quái tham quan… nửa ngôi nhà. Trong phòng có bộ bàn ghế cổ xưa quá lớn so với diện tích 28 mét vuông. Nó có vẻ thích hợp với một tòa lâu đài hơn là ngự tại nơi đây.
Ngay từ phút đầu gặp gỡ, Tarzan đã có ấn tượng tốt về bà cụ. Hình như bà cụ là nhân vật có cái lưng thẳng hơn cả trong dòng họ “gù” quý tộc này. Hai con mắt bà đen nháy và rất tinh anh, rồi hai cái khuyên bạc nạm đá quý nơi vành tai nữa. Ở bà, từ trang sức đến dáng vẻ, đi đứng đều toát ra vẻ quyền quý, lịch thiệp.
Ấy thế mà bà cụ lại phải cưu mang một đứa cháu hạ cấp. Đáng tiếc!
Bà hỏi nhẹ nhàng:
- Các cháu ăn sáng chưa? Hay các cháu uống trà với bà nhé?
Câu trả lời đương nhiên là “Ăn sáng rồi!”. Ngay cả Tròn Vo cũng gật đầu phụ họa mới lạ chứ.
Bà Unken thở dài:
- Bà đã nhiều đêm suy nghĩ trước khi đi tới quyết định hôm nay. Phải xa lìa những di sản quý của dòng họ von Unken mới đầu bà cũng đau lòng lắm chứ. Nhưng bà lại không thể để số trang sức gia bảo này lọt vào tay một người không xứng đáng như Jo. Bà sợ rằng sau khi bà mất đi, thằng Jo cháu bà sẽ phung phí tài sản cha ông trong các mục đích bất hảo. Vì thế, chẳng thà ngay từ hôm nay bà bán những đồ trang sức lấy tiền giúp những người tàn tật và các cháu mồ côi còn có ý nghĩa hơn.
Tarzan còn biết nói gì hơn:
- Bà có những ý nghĩ thật cao quý, thưa bà.
Tròn Vo cũng ngứa miệng:
- Và vô tư nữa ạ. Gặp phải cháu có khi cháu lại xài mớ tiền bán được cho việc ăn uống sơn hào hải vị thì hỏng bét. Cháu thì mập ú thêm còn trẻ con mồ côi thì ốm o gày mòn…
Tarzan hết ý kiến. Hắn mặc kệ thằng mập nói năng lộn xộn, mà quan tâm tới khía cạnh thực tế hơn:
- Thưa bà, có phải bà sẽ bán khoản châu báu đó cho một tiệm kim hoàn?
- Đúng vậy cháu ạ. Bà đã có địa chỉ cửa hàng vàng bạc Irene Lobitz. Đây là một cửa hàng đáng tin cậy.
- Đã ngã giá chưa ạ?
- Thế này cháu ạ. Bà Irene sẽ đánh giá sơ bộ giá trị số đồ trang sức của bà, và sau đó sẽ mách mối tiêu thụ.
Tarzan chưa hiểu:
- Vậy là sao ạ?
- Bà Irene sẽ đứng ra bán và hưởng hoa hồng.
- Giá bà Irene mua tất cả luôn thì gọn hơn, bà nhỉ.
Bà Unken cười tươi:
- Bà Irene giải thích thế này: Nếu bà bán tất cho người buôn thì tiền thu được sẽ thấp hơn nhiều. Còn nếu bà Irene tìm được khách thì bà chỉ phải trả cho bà ấy một khoản hoa hồng nhỏ thôi.
Tarzan nghĩ chuyện này thực ra chẳng can dự gì đến tụi hắn. Mà cũng chẳng việc gì phải vội vàng. Cho tới nay bọn trẻ mồ côi vẫn sống được dù chưa có khoản tài trợ này kia mà.
Hắn chỉ hỏi lại:
- Nhưng thưa bà, bà không kể gì về dự kiến này cho Jo chứ ạ?
- Bà không kể, nhưng lúc bà gọi điện cho bà Irene, bà thấy nó lấp ló cạnh cửa sổ. Hình như nó nghe trộm thì phải. Bữa đó bà chỉ không tiết lộ việc hôm nay bà đến chỗ Irene thôi. Sau cuộc nói chuyện trên, Jo luôn luôn nhìn bà bằng con mắt hằn học, tức tối.
- Điều đó chứng tỏ Jo đã nắm nội dung cuộc điện đàm.
- Bà chẳng lo việc ấy lắm.
- Cũng đáng lo đấy, thưa bà. Nếu anh ta biết được chỗ giấu những món đồ trang sức thì…
- Cháu yên trí. Bà đã cất trong két sắt.
- Tại đây?
- Không, không hẳn là ở đây đâu.
Tarzan đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Rõ ràng bà cụ đã có kế hoạch chuẩn bị kĩ lưỡng nhằm đối phó với thằng cháu chôm chỉa như ranh. Tiếng cười khỏe khoắn của bà cụ vang lên:
- Nào, chúng ta đi ra vườn. Bà sẽ chỉ cho các cháu xem.
Trong đầu Karl hiện lên cuốn phim trinh thám mà Tứ quái vừa coi xong ở rạp xi-nê. Có điều bây giờ đâu phải là… phim. Bây giờ là sự thực rành rành. Coi, một chiếc mô-tô phân khối lớn bất ngờ từ một đường nhánh lao ra làm Karl thắng cháy bánh. Nó buột miệng rủa: “Khốn kiếp!”.
Hai thằng thanh niên mặc đồ da ngồi chễm chệ trên xe, mặt mày cứ bơ bơ trong tấm nhựa dẻo của mũ bảo hiểm. Chúng bất chấp những giọt nước mưa quất vào mũ lộp bộp, cứ thản nhiên bám theo Karl rồi đảo vòng vòng theo kiểu lắc võng trước đầu con ngựa sắt của Máy Tính. Rõ ràng bọn chúng muốn sinh sự.
Y chang cảnh tượng trong bộ phim găngxtơ hồi nãy. Karl lầm bầm. Ánh đèn hắt xuống biển số chiếc mô-tô: hai con số cuối cùng là… 33! Chiếc xe Harikari màu đỏ ớt! Trời đất, phải chăng đây là bọn nhặng?
Karl bỗng nhiên toát mồ hôi hột. Mình tiêu rồi. Hai thằng “nhặng” này là kẻ thù không cùng chung đất sống với Tứ quái TKKG. Một thằng là Oswald Krenk tự Ossi, 20 tuổi; một thằng là Johannes von Unken tự Jo, 19 tuổi. Chúng đã tuyên chiến với Tarzan sau một vụ va chạm.
“Chắc chắn chúng sẽ dằn mặt mình”. Karl nghĩ trong bụng. Chúng phải rửa hận sau cái lần thằng Ossi chòng ghẹo một cô bé làm cô ta sợ chết khiếp và bị Tarzan hạ đo đài chứ sao. Hôm đó có mặt cả Karl, Gaby và Kloesen. Ba quái khoanh tay nhìn Tarzan dồn Ossi vào một góc. Thằng lưu manh 20 tuổi ấy đã giở đủ trò từ dao bấm, ủng da đóng đinh, dây xích bằng thép nhưng vẫn thất bại thảm hại. Gã được đưa vào bịnh viện trong tình trạng bất tỉnh. Cũng từ đó hai nhóm sống trong tình trạng chiến tranh.
Karl không quan tâm lắm đến thằng nhặng thứ hai tên Jo. Thằng này thuộc hệ phả quý tộc nhưng lại thích lòn cúi hạ tiện, chỉ đáng mặt làm tay sai cho thằng Ossi khi thằng đàn anh chỉ đâu đánh đấy. Tóm tắt lại, thằng Jo thiếu… cái đầu.
Đúng là hai thằng kia cũng nhận ra Karl. Cầu trời phù hộ cho Máy Tính!
Đây là vùng ngoại ô với những ngôi nhà nhỏ và vườn cây xinh xắn. Muốn về đến nhà ở đại lộ Sân Bồ Đề Karl còn phải guồng chân đạp hai cây số nữa.
Chiếc mô-tô của bọn nhặng đột ngột tăng ga. Rõ ràng hai con nhặng kia định phục kích Karl ở ngã rẽ đằng trước, bằng chứng là chiếc xe gắn máy phân khối lớn đã biến mất tăm. Trong vài giây Karl chợt nhớ các bạn mình lạ lùng. Cả đám sau khi tan xi-nê đã cùng hộ tống Gaby về nhà để rồi bây giờ một mình Karl đóng vai chính trong bộ phim trinh thám. Tarzan và Tròn Vo thì đã về trường nội trú.
Máy Tính đã đạp xe gần tới khúc cua vào đại lộ Sân Bồ Đề. Phía bên kia đường tối om, không còn nhà nào có ánh đèn. Mải nghĩ suýt nữa Karl đạp qua ngã rẽ. Cu cậu phải thắng gấp.
Chậc, hai con nhặng trốn ở chỗ nào vậy kìa?
Trong trường hợp này Karl hiểu rằng mình phải xuống xe để đề phòng bị đối thủ phục kích. Nó ẩn phía sau cột quảng cáo và giương cái nhìn thông minh sau cặp kính cận ngó trước ngó sau. Coi, cách chỗ nó đứng chừng bốn trăm mét là một thùng rác rất lớn với đống phế phẩm chồng lên tận ngọn, chẳng lẽ chúng chui vô thùng rác ư?
Ồ không, Karl nhếch mép. Tụi nhặng khốn kiếp đã tính toán sai lầm. Chúng đợi “con mồi” ở ngã rẽ, ai dè Karl khôn khéo lách xe đạp vào một hẻm nhỏ trước khi tới ngã rẽ. Ha ha, tụi nhặng bị hớ rồi. Chúng còn không biết từ chỗ Karl đang núp con hẻm chạy tới tận vườn hoa còn có lối đi tắt để về nhà nữa.
Karl mím môi phóng lên xe đạp lao vút vào con hẻm len lỏi giữa những bụi cây rậm rạp. Một lát sau nó đã đến vườn hoa. Con chiến mã lướt qua một pho tượng và cuối cùng tiến vào một bãi cỏ ẩm ướt. Trước mắt quân sư lúc này là một hàng rào bằng lưới sắt bao quanh một khu nhà khá lớn nằm ngay góc đại lộ Sân Bồ Đề. Đến cuối khu nhà là nó có thể yên tâm. Sẽ ra được phố chính và từ đó về nhà Karl chỉ còn vài bước chân.
Karl bình tĩnh nhấc xe đạp qua hàng rào. Khu nhà lớn mênh mông này thuộc quyền sở hữu của ông bà Fiedler. Hai ông bà hiện đi nghỉ hè bốn tuần ở Malorca, ở đó họ có một nhà nghỉ ven biển tuyệt đẹp. Karl biết được điều đó nhờ bà Fiedler và mẹ nó chơi rất thân với nhau. Thân đến mức trước khi đi nghỉ hè, bà Fiedler đã nhờ thân mẫu quân sư lo giùm thức ăn cho lũ bò sát nuôi trong ba cái chuồng trong nhà. Tất nhiên cho vàng, bà mẹ Karl cũng không dám nhận lời. Chỉ cần nhìn thấy mấy con giun bà cũng đã sợ chết khiếp nói gì đến chuyện đút thức ăn cho đám rắn của gia đình bà bạn có máu… lạnh.
Cũng may chuyến nghỉ hè của hai ông bà Fiedler không bị gián đoạn nhờ vào phút cuối cùng, một ông bạn khác của ông bà Fiedler đã nhận lời nuôi đám “gia súc” chết người kia.
Ý nghĩ của Karl bị tắt ngang xương bởi một tiếng động khá rõ ở phía cổng ra vào. Trời đất. Có kẻ đột nhập ư? Karl vuốt những giọt nước mưa trên mặt nhìn chăm chăm về phía đó. Hình như có tiếng lạo xạo, tiếng kim loại cọ vào nhau ken két. Karl hoảng hồn đặt chiếc xe đạp xuống. Lại có trộm nữa chăng? Đêm nay thật là một đêm lạ lùng. Tối om om, phim thì li kì xem rợn cả người, rồi hai tên côn đồ rình rập, bây giờ lại còn thêm chuyện này nữa…
Karl, chọn một bụi cây rậm rạp rúc vào. Sau lưng nó là con đường nhỏ dẫn vào ga-ra ô-tô. Lối vô biệt thự ở phía bên kia. Nó bỗng tập trung nhãn lực ngó cánh cổng phụ bằng sắt rất kiên cố nằm cạnh chỗ để xe hơi. Lạy Chúa, một giọng đàn ông lạ hoắc cất lên trầm trầm:
- Mày phải siết cứng, Dieter ạ.
Một giọng khác, đương nhiên là của Dieter, trả lời khá to:
- Tao chưa bắt chặt được đinh vít.
Karl vạch đám lá để nhìn. Chúng định tháo cánh cửa ư? Mưa càng lúc càng nặng hạt, qua màn mưa, Máy Tính thấy hai bóng đen lồ lộ trên nền tường quét vôi màu da cam. Một cái bóng cao lớn còn một cái bóng thấp hơn, vuông vức. Cả hai tên đều mặc măng-tô và đội mũ kín mặt. Chúng loay hoay với tuốc-nơ-vít, kìm và các dụng cụ linh tinh khác. Rõ ràng chúng hoàn toàn yên trí ngoài chúng ra, ở đây không có ai.
Karl ngạc nhiên thực sự. Ăn trộm hay là thợ đây? Tại sao chúng lại gỡ cái thùng thư cũ xinh xắn của ông bà Fiedler và liệng một cách không thương tiếc vậy?
Mắt nó lúc này đã quen với bóng đêm. Ê, hai “tên thợ” đang siết đinh vít một thùng thư to tướng, bự hơn cái thùng thư của ông bà Fiedler đến năm lần.
Karl tự chất vấn mình: không hiểu ông bà Fiedler có khùng không mà lắp cái thùng thư tổ bố thế này trong khi nhiệm vụ của một thùng thư chỉ là để nhận thư từ. Các gói hàng gửi qua bưu điện thì đã có người đem tới tận nhà rồi.
Nó còn đang ú ớ thì một tiếng “suỵt” vang lên. Gã đàn ông cao lớn thì thào:
- Cái gì thế?
- Đếch biết. Tao nghĩ có người theo dõi.
- Yên nào Charles, mày yếu bóng vía đấy.
Và cả hai gã đều nhìn ra phía đường vắng vẻ, chỉ có tiếng mưa rơi trên mặt đường lát đá.
Karl chột dạ rúc đầu vào. Rõ ràng đám nửa thầy nửa thợ gian phi này đang giở trò hắc ám gì đây nên mới đề phòng cẩn thận như thế. Chúng có quyền gì mà đổi một thùng thư khác lúc gia chủ đi vắng chứ?
Tiếng gã Charles ồm ồm:
- Có lẽ tao nhầm đó. Thôi, xong rồi.
Gã thu xếp đồ nghề còn thằng Dieter cao lớn cúi xuống bê cái thùng thư cũ. Karl thấy gã vung tay thật mạnh, sau đó là tiếng vèo trên đầu nó. Trời ạ, gã liệng thùng thư cũ của ông bà Fiedler bay vô bụi rậm sau lưng quân sư.
Dieter cười hề hề:
- Nay mai cái lão Fiedler này phải quyết định xem lão dùng cái thùng của tụi mình hay kiếm lại cái thùng cũ. Nhưng lúc đó tụi mình đã vù tới bốn phương trời, túi ních chặt tiền rồi.
Charles phản đối:
- Mày chỉ nói vớ vẩn. Vù cái chó gì. Vố này chỉ tạo điều kiện cho chúng ta có vốn làm ăn. Đâu nhiều nhặn chi mà đã lo ca bài tẩu mã. Cho tới lúc Irene xong công việc còn tốn nhiều thời gian. Sau đó, tụi mình sẽ giàu sụ và mới có thể lặn được.
- Ờ há.
Bóng của hai tên thợ dổm mỗi lúc một xa dần. Ít phút sau Karl nghe động cơ xe hơi nổ rền rĩ. Nó bước ra khỏi đám lá vươn vai làm vài động tác thể dục và trở lại chỗ giấu xe đạp. Nào, bây giờ thì tha hồ ngắm nghía cái thùng thư quái chiêu. Ê, phía trước thùng thư làm bằng tôn, có cửa nhỏ bằng nhựa, dán một tờ giấy hoặc tờ bìa có chữ nhưng nó không tài nào đọc nổi. Nó chép miệng:
- Không có ai ở đây. Mình có thể bật đèn ở cổng để nhìn xem chúng gửi thông điệp gì.
Đèn sáng. Karl ngớ người khi nhìn thấy trên tờ giấy là địa chỉ một hãng lạ hoắc: “Công ti trách nhiệm hữu hạn HEVER - Tiến sĩ GALMBERG”. Hừ, công ti HEVER là cái thớ gì mà dám mượn địa chỉ của nhà người ta một cách khả nghi vậy chớ?
Karl đem theo nỗi băn khoăn về đến tận nhà. Nó lẩm bẩm:
- Thế nào cũng phải cho đại ca hay mới được.
*
Cả hai đứa vẫn đứng sau mấy cái thùng rác. Chiếc xe máy dựng cạnh đó. Trời mưa nhưng chúng vẫn cảm thấy nóng bức, bực tức đến điên người và chỉ muốn đập phá thứ gì đó cho hả giận.
Ossi bỏ mũ bảo hiểm ra lấy tay bưng đầu. Gã vò rối tung mớ tóc vàng lởm chởm, suýt nữa thì giật phăng chiếc khuyên đeo ở vành tai trái. Cơn tức tối của gã được đàn em thông cảm cấp kì. Coi, Jo lẹ làng nhét một điều thuốc lá vô mõm gã đàn anh và bật quẹt ga lên lẹ lẹ.
Ossi hít một hơi dài và phà khói. Khói phun thẳng vô mặt Jo khiến tên nhặng tép riu này lùi lại vì sắp sặc. Con nhặng Jo này cao và ốm hơn đàn anh Ossi. Thậm chí Jo “lão hóa” nhanh hơn vì cái lưng muốn còng trước tuổi. Cơ lưng của gã có vấn đề do di truyền của dòng họ. Theo gia phả thì đã có mười thế hệ trong họ nhà gã khốn khổ vì cố tật này, đến phiên đấng thân sinh ra Jo cũng không thoát nổi định mệnh. Cha đẻ của gã cũng bị cố tật nặng ở xương sống. Ông ta đã tiêu tán hết cả gia tài cha ông để lại. Ông và bà vợ đều tử nạn lúc thằng Jo mới bốn tuổi, vì tai nạn giao thông.
Jo từ lúc đó ở với bà nội. Bà rất nuông chiều thương yêu nó theo kiểu của một người hoàn toàn không có chút kiến thức nào về nuôi dạy trẻ. Mười lăm năm sau, thằng Jo trở thành một con người ích kỉ, nhu nhược và rất cục cằn. Bà nội biết điều đó mà đành bó tay. Bà già sọp đi nhanh chóng chỉ vì bị thằng cháu hành hạ. Khi thì nó cãi nhau với người ở trong nhà, lúc lại bị cảnh sát triệu lên đồn vì hành hung người… mười chín tuổi, thành tích duy nhất để Jo gõ cửa xã hội đen là: hễ bà nội hở ra cái gì là gã ăn cắp cái đó.
Lúc này, Jo chợt phát hiện ra là hai thằng đợi đã quá lâu. Gã lảm nhảm với đàn anh Ossi:
- Nó trốn mất rồi.
- Cái gì?
- Con “rắn đeo kính” trong băng Tứ quái thoát rồi.
- Tại sao nó lại thoát được nhỉ?
- Nó nhận ra chúng ta.
- Nhưng cách gì nó cũng phải đi qua đây kia mà.
- Chắc gì. Nó có thể đi vòng qua các lối khác mà không cần phải đi qua đây.
- Tao điên lên mất.
- Ờ, lẽ ra tụi mình đã có thể cho nó một trận nhừ đòn.
- Nhất định tụi mình phải rình cơ hội cho đám TKKG một trận để tụi nó nhớ đời.
- Tao thù nhất cái thằng Tarzan kia.
- Rồi tụi mình sẽ tóm được chúng, lũ chó, tao thề với mày đó Jo!
Jo im lặng. Gã hiểu cơn thịnh nộ của đàn anh và gã cũng hiểu điều gì sẽ xảy ra với mình nếu đụng độ với Tarzan. Gã hít một hơi dài khiến phần ngực đã lồi, phần lưng đã gù lại còn lồi ra thêm thật thảm hại. Gã bắt đầu lải nhải:
- Ê Ossi. Mày đã nghe tao kể về chuyện con bé Gaby Glockner quen biết với bà nội tao chưa nhỉ?
- Gaby là đứa nào?
- Là con bé trong băng Tứ quái ấy. Bà lão khen con bé đến mức tao muốn điếc ráy. Tao đoán rằng có ngày bà lão lẩm cẩm đó sẽ mời bốn đứa đến nhà tao cho mà xem.
- Mời đến làm gì?
- Bà mời chúng tới uống trà. Đó là tục lệ nhà tao cả trăm năm nay.
- Vậy hả. Tao thì phải có bia tao mới quá bộ tới. Này Jo, có ai đang đi đến đây đấy.
Đúng là có hai cái bóng một cao một thấp đang vòng ra đại lộ Sân Bồ Đề. Coi, hai gã đàn ông tướng còn “ngầu” hơn bọn nhặng nữa. Họ vừa đi vừa nói chuyện, tạt qua đường và lên chiếc ô-tô VW màu đen.
Chiếc xe hơi rồ máy phóng ngang qua thùng rác hôi hám có hai con nhặng. Hai gã đàn ông trên xe có vẻ phát hoảng thấy rõ vì tưởng bọn nhặng choai choai đang theo dõi mình.
Ossi chửi thề. Gã chụp mũ bảo hiểm lên đầu:
- Mẹ kiếp, coi như con rắn đeo kính về hang rồi. Khởi chờ nữa. Tao với mày đi thu vén mấy thùng thư kiếm chác đỡ ít bạc lẻ vậy.
Hai thằng tót lên mô-tô cấp tốc. Tiếng máy nổ bình bịch. Sức mạnh của chiếc xe hình như cũng truyền sang hai kẻ đang cỡi xe. Ngay cả thằng Jo cũng cố rướn cái lưng gù cho oai vệ hơn. Xe phóng qua đại lộ Sân Bồ Đề, qua luôn ngôi biệt thự của gia đình Vierstein và dừng phắt bên cạnh thùng thư công cộng của bưu điện. Hai con nhặng làm sao biết kẻ mà chúng phục kích hụt nãy giờ đang ngồi đọc một cuốn sách về gien di truyền và uống sữa nóng như nó dự tính từ lúc đang trốn tránh chúng.
Ossi nhảy xuống xe trước với chùm chìa khóa vạn năng trên tay. Gã nhẹ nhàng mở thùng thư, gạt phăng những bì thư mỏng dính chứa đựng những lời tỏ tình để lựa những bì thư dày cộm. Trong các phong bì “nặng” này thường có chút ít tiền. Gã chọn một số bưu ảnh và vài chục lá thư nhét vào túi áo.
- Xong rồi Jo. Bữa nay sao mà từ xui đến rủi. Chẳng có phong bì nào nặng đến mức phải khui ra tại chỗ cả.
- Mày thử khui luôn thùng bên cạnh coi.
- Thôi. Mẹ kiếp, tao đang tức điên lên đây, chỉ muốn phá thứ gì đó. Chắc phải kiếm một chiếc ô-tô cà trớn nào đốt cho đỡ ngứa mắt quá.
- Nhất trí.
Hai thằng nhặng khỏi cần tìm kiếm lâu. Ngay trong con hẻm gần đó, một chiếc Trabi đậu sờ sờ.
Ossi ngửa mặt lên trời cười gằn:
- Ma quỷ “độ” mình rồi. Có chiếc xe trình độ kĩ thuật vào thời kì đồ đá này để phóng hỏa thì… tuyệt, tuyệt.
- Ừ, nó lăng mạ và xúc phạm những con đường tối tân của chúng ta. Mày làm đi.
Ossi làm dễ ợt. Gã lồng ống hút qua miệng thùng xăng và hút để xăng chảy tràn xuống mặt đường ngay dưới gầm xe. Sau đó là một que diêm được bật lên.
- Lên xe đi, Ossi.
- Ô-kê!
Chiếc mô-tô ác ôn rồ máy phóng vun vút. Sau lưng hai thằng nhặng, ngọn lửa bùng lên dữ dội và bình xăng nổ tung rền trời. Hai con mắt xám của Jo trông thật khác thường. Gã rú rít:
- Nổ cứ như bom ấy, hả!
- Mẹ, vậy mới đã chớ. Tuyệt vời!
- Tao tự nhiên nảy ra sáng kiến, Ossi.
- Nói lẹ đi mày.
- Tụi mình phải đánh một mẻ thật lớn. Gom sạch ngọc ngà châu báu.
- Hả? Phi vụ ngon cơm ấy ở đâu mà có?
- Có đó. Bà nội tao có một số đồ trang sức cực xịn. Bà lão định bán và dùng tiền thu được cho trại trẻ mồ côi. Đúng là đồ dại dột. Tiền ấy mà rớt vào tay tụi mình thì hết sảy.
Ossi hớn hở. Gã vỗ vào mũ bảo hiểm đồm độp:
- Trời đất. Sao bây giờ mày mới nói?
- Nhưng mà khó nhằn đấy. Cần có một kế hoạch “đánh” thật chu đáo. Không được để bà lão nhận ra tao, và cả mày nữa. Bà lão dư biết tao thường hay đi với mày. Ừ… ừm, để tao tính.
- Nào, tụi mình sẽ bàn bạc trong quán bia. Vạch kế hoạch bên vại bia bao giờ cũng sáng suốt nhất.
Hai đứa ủi xe vào một quán rượu quen thuộc, chúng nhanh chóng gia nhập vô hàng ngũ những con sâu rượu, nói năng đã líu cả lưỡi đang bu quanh quầy rượu.
*
Ánh nắng mặt trời rọi qua rèm cửa phòng ngủ kí túc xá. Tarzan chồm dậy mở rèm cửa cho những tia nắng ấm áp tràn vào phòng. Hắn chạy ra sân thể thao, làm vài vòng quanh sân rồi mới chịu vô tắm rửa. Bữa ăn sáng được kết thúc chớp nhoáng. Ấy vậy mà lúc hắn quành lên “Tổ đại bàng”, con mắt Tròn Vo vẫn khít rịt triền miên.
- Dậy mập!
Tarzan hất tung tấm mềm mà thằng “ông nội” cố thủ. Mất vũ khí tự vệ, Tròn Vo buộc phải cựa mình. Nó ngáp thấy mà ghét.
- Mày làm gì bất lịch sự vậy hả?
- Đến giờ hẹn rồi, mày không nhớ sao?
- Cái gì? Hẹn ai?
- Hẹn với bà cụ Unken chớ gì nữa. Bà “bạn già” của Công Chúa ấy.
Tròn Vo tỉnh như sáo liền. Thất tín với ai thì được, chớ “cuội” với Gaby thì chỉ có nước… tiêu đời. Chứ sao, Công Chúa sẽ véo bằng thích, mà thịt da của Ông Địa lại mát rượi, thật thuận tiện cho những cú véo thê lương.
Nó bật dậy chạy cuống cuồng đi rửa mặt. Một lát sau, cu cậu bắt đầu lúi húi xỏ giày. Tarzan ngao ngán:
- Mày làm ăn lâu lắc quá. Năm phút trôi qua mà giày xỏ chưa xong.
- Khổ quá. Bàn chân mập ú của tao khiến dây cột bị đứt hết. Mỗi lần nối là mỗi lần đứt.
- Ủa, mày có tới sáu đôi cơ mà.
- Bảy đôi chớ. Nhưng đôi nào cũng có vấn đề.
Tarzan thở dài. Hắn lẳng lặng mở ngăn kéo quăng cuộn dây gai về phía Tròn Vo. Thằng mập trợn mắt:
- Sao? Dùng dây gai? Không lẽ tao lại ăn vận như một thằng bụi sao?
- Thường thì ngó mày còn tệ hơn một thằng bụi kìa. Thôi, lẹ lên. Có dây gai còn hơn không. Đến nhà cụ Unken nào.
- Mày phải nói là cụ von Unken chứ.
- Tao biết. Cụ có tước hiệu bá tước. Nhưng cụ đâu có bao giờ thèm cái danh hão ấy như mày.
- Vậy hả? Vậy để tao giả dạng thường dân bằng mớ dây gai của mày vậy.
Tròn Vo đã hoàn thành tác phẩm của mình. Nó cắt một đoạn dây gai cực dài để thắt một loạt nơ cho sợi dây ngắn lại.
Tarzan bí xị:
- Kính chào moden mới: giày có thắt nơ.
- Chuyện nhỏ. Tao còn phải lo một chuyện lớn khác đây: hà hà, phải thủ theo vài phong sô-cô-la để nhấm nhấp, hả?
Kí túc xá lúc này im ắng lạ thường. Hai quái đi như chạy xuống cầu thang, băng qua sân trường để đến dãy nhà chứa xe đạp. Tròn Vo đột ngột kêu lên:
- Chết tao rồi.
Tarzan dừng lại:
- Có chuyện gì vậy? Đứt dây giày à?
- Tao quên chưa ăn sáng.
- Tưởng gì. Ngủ béo mát rồi thì thôi ăn chớ sao.
- Nhưng ăn ngủ đầy đủ thì tao mới có thể làm một “vệ sĩ” hùng dũng được.
- Không ăn sáng mày vẫn khỏe chán. Lại còn có sô-cô-la dự trữ nữa.
- Ờ há. Tao phải chén ngay mới được.
Hai thằng lấy xe đạp. Cỏ trên sân cũng như ở hai bên vệ đường đẫm sương mai. Chim chóc ở những hàng cây ven đường hót ríu ran, lảnh lót. Tarzan hào hứng:
- Tự nhiên tao với mày biến thành hai vệ sĩ bất đắc dĩ Tròn Vo hả?
- Ờ ờ… mày hay lộn xộn lúc tao đang ăn quá. Trời đánh tránh bữa ăn cơ mà.
Tarzan im lặng. Dại gì tốn thì giờ tranh cãi với thằng mập. Thôi thì mặc cho nó ngồm ngoàm sô-cô-la vậy, trong khi Tarzan không thể không nghĩ tới đề nghị của Gaby. Chứ sao, chính Gaby đã đề nghị hắn và Kloesen tham gia cuộc chơi… vệ sĩ này. Cô bé còn dọa rằng nếu hắn và Tròn Vo không giúp đỡ bà Unken, sẽ nghỉ chơi luôn.
Thực ra Gaby khỏi cần hăm he như vậy. Chuyện nghĩa hiệp vốn là chủ trương của TKKG kia mà, huống gì bà Unken chỉ một thân một mình lủi thủi trong căn nhà phố Maisrain với thằng cháu nội đi về thất thường, ăn cắp ăn trộm như ranh. Tarzan chẳng hề xa lạ với thằng cháu bất lương của bà cụ. Nó chính là Johannes tự Jo, đồ đệ của thằng Ossi thuộc băng lưu manh “Nhặng”.
Bà cụ Unken sợ thằng cháu là phải. Jo mất dạy và hư đốn đến mức độ đáng đề phòng. Bà cụ hết còn tin tưởng thằng cháu mồ côi cha mẹ này nữa. Nó đã chôm đồ nhà bán ra chợ trời nhiều thứ của cải đáng giá. Cũng may là bà còn giấu được một mớ nữ trang gia bảo. Và bà quyết định sẽ bán số trang sức gia bảo quý giá đó lấy tiền hiến cho một trại trẻ mồ côi vì thằng cháu trai của bà không xứng đáng thừa kế những báu vật đó. Nhưng để làm được việc đó, bà cần được giúp đỡ, đề phòng thằng Jo có thể ngăn cản hoặc chiếm đoạt số nữ trang.
Trong lúc tuyệt vọng chưa biết xử trí thế nào thì bà cụ gặp Gaby. Cô bé đã gỡ mối lo cho bà cụ bằng cách hứa sẽ bổ sung cho bà hai vệ sĩ. Một võ nghệ siêu quần và một ăn uống như hạm. Thì đại ca Tarzan và Ông Địa Kloesen chớ ai.
Ấy thế là sáng hôm nay hai vệ sĩ lên đường. Hai quái có nghĩa vụ vừa bảo vệ số trang sức của bà Unken vừa ra tay trấn áp những con nhặng nếu thằng Jo cả gan nhờ đồng bọn đánh úp.
Tiếng thở hào hển của Tròn Vo khiến Tarzan bừng tỉnh khỏi cuốn phim câm. Hắn chép miệng:
- Tội nghiệp cụ Unken quá.
- Hảảả?
- Bà cụ sợ thằng Jo mà không dám nhờ cảnh sát can thiệp. Dù sao cụ cũng muốn tránh tai tiếng cho thằng cháu quý tộc của mình. Cụ chỉ còn biết trông cậy vào Gaby và chúng ta.
- Tao… biết rồi. Nói hoài. Ê, sao lâu tới nơi quá vậy?
- Thì mình đang đạp xe trên phố Maisrain đây rồi. Hãy dòm số nhà 99 coi mập.
Phố Maisrain không có các văn phòng, cửa hàng, quán ăn cũng không có cây xăng hoặc siêu thị. Dọc hai bên đường toàn những ngôi nhà nho nhỏ kiểu biệt thự, nhà nào cũng có vườn cây bao bọc dễ thương. Trong tất cả các ngôi nhà ở đây thì ngôi nhà số 99 có hình thù ngộ nghĩnh nhất. Bởi trên thực tế, tuy hộ số 99 mang tiếng là nhà nhưng thoạt nhìn vô người ta chỉ thấy có nửa căn. Nửa bên phải đã bị đập tan tành sau một vụ nổ ống dẫn ga. Cũng may nửa kia chỉ bị hư hỏng nhẹ và khi xảy ra vụ nổ thì những người trong nhà đã đi lễ nhà thờ nên không ai việc gì.
Chuyện xảy ra cách đây năm năm và bà cụ Unken không cho xây dựng lại trên phần đất bình địa mà sử dụng phần đổ nát ấy trồng đủ chủng loại rau thơm và hoa trái. Sáng kiến của bà ít ra cũng làm tối thiểu một vị khách bụm miệng cười. Vị khách ấy chính là Tròn Vo. Cu cậu tủm tỉm:
- Ngó ngôi nhà thật tức cười. Cứ như bị một nhát rìu chẻ đôi ra. Lẽ ra bà cụ nên trồng nho để che những bức tường chỉ còn trơ gạch kia đi.
Tarzan chưa kịp bấm chuông thì cánh cửa bật mở. Và Jo xồng xộc xông ra, suýt nữa húc trúng hắn.
Hai bên trừng mắt nhìn nhau.
Thằng cháu bà Unken chụp cái mũ bảo hiểm lên đầu. Bộ đồ da đi mô-tô của gã làm Tarzan ngứa mắt. Hắn nói ngay:
- Tụi này không tới gặp anh bạn đâu.
- Vậy hả. Còn tao cũng chẳng muốn để cho tụi bay vào nhà. Rõ chớ?
Tròn Vo đứng sau lưng Tarzan đáp liền:
- Cho hay nha: Tụi này mà đã muốn thì chỗ nào cũng vào được, khỏi cần biết cho hay không cho.
- Câm mồm đi, thằng béo. Nếu mày đi một mình thì…
Đúng lúc đó tiếng bà Unken từ bên trong vọng ra:
- Ai kiếm bà thế hở Jo?
Tarzan không để cho cái mồm thiếu tinh khiết của Jo xía vào, hắn đáp liền:
- Thưa bà, tụi cháu đây ạ.
- Ồ, tuyệt quá. Bà chờ các cháu nãy giờ.
Tròn Vo hất cằm khi bước qua mặt Jo:
- Mày đập cánh đi nhặng. Con nhặng chúa Ossi đang chờ mày trên mô-tô đó.
Khỏi phải nói mặt tên lưu manh xám chàm đến cỡ nào. Nhưng gã chỉ ném cái nhìn căm hận về phía hai quái rồi đi thẳng. Ossi chắc hẳn sắp phóng xe tới đón gã và hai thằng chắc sẽ lại lòng vòng chọc ghẹo bọn con gái ở ngoài đường.
Bên trong nhà phảng phất mùi nước hoa Lavendel. Bà Unken vui vẻ bắt tay hai quái. Tarzan vồn vã:
- Chúng cháu chào bà. Bà có khỏe không ạ?
- Cảm ơn các cháu. Nếu không có các cháu đến chắc bà buồn lắm. Thằng Jo vừa hỗn với bà.
Tarzan đưa tay khép cửa lại:
- Sao thế hả bà?
- Thì bà nói rằng các cháu sắp đến, thế là nó nổi khùng lên. Nó quen các cháu từ trước à? Tất nhiên, bà chẳng dại gì mà kể với nó dự định của bà.
- Dạ, tụi cháu chỉ biết nhau qua loa thôi ạ.
Cố nhiên, Tarzan đủ khôn ngoan để không làm bà Unken buồn lòng thêm về Jo. Bà Unken đưa hai quái tham quan… nửa ngôi nhà. Trong phòng có bộ bàn ghế cổ xưa quá lớn so với diện tích 28 mét vuông. Nó có vẻ thích hợp với một tòa lâu đài hơn là ngự tại nơi đây.
Ngay từ phút đầu gặp gỡ, Tarzan đã có ấn tượng tốt về bà cụ. Hình như bà cụ là nhân vật có cái lưng thẳng hơn cả trong dòng họ “gù” quý tộc này. Hai con mắt bà đen nháy và rất tinh anh, rồi hai cái khuyên bạc nạm đá quý nơi vành tai nữa. Ở bà, từ trang sức đến dáng vẻ, đi đứng đều toát ra vẻ quyền quý, lịch thiệp.
Ấy thế mà bà cụ lại phải cưu mang một đứa cháu hạ cấp. Đáng tiếc!
Bà hỏi nhẹ nhàng:
- Các cháu ăn sáng chưa? Hay các cháu uống trà với bà nhé?
Câu trả lời đương nhiên là “Ăn sáng rồi!”. Ngay cả Tròn Vo cũng gật đầu phụ họa mới lạ chứ.
Bà Unken thở dài:
- Bà đã nhiều đêm suy nghĩ trước khi đi tới quyết định hôm nay. Phải xa lìa những di sản quý của dòng họ von Unken mới đầu bà cũng đau lòng lắm chứ. Nhưng bà lại không thể để số trang sức gia bảo này lọt vào tay một người không xứng đáng như Jo. Bà sợ rằng sau khi bà mất đi, thằng Jo cháu bà sẽ phung phí tài sản cha ông trong các mục đích bất hảo. Vì thế, chẳng thà ngay từ hôm nay bà bán những đồ trang sức lấy tiền giúp những người tàn tật và các cháu mồ côi còn có ý nghĩa hơn.
Tarzan còn biết nói gì hơn:
- Bà có những ý nghĩ thật cao quý, thưa bà.
Tròn Vo cũng ngứa miệng:
- Và vô tư nữa ạ. Gặp phải cháu có khi cháu lại xài mớ tiền bán được cho việc ăn uống sơn hào hải vị thì hỏng bét. Cháu thì mập ú thêm còn trẻ con mồ côi thì ốm o gày mòn…
Tarzan hết ý kiến. Hắn mặc kệ thằng mập nói năng lộn xộn, mà quan tâm tới khía cạnh thực tế hơn:
- Thưa bà, có phải bà sẽ bán khoản châu báu đó cho một tiệm kim hoàn?
- Đúng vậy cháu ạ. Bà đã có địa chỉ cửa hàng vàng bạc Irene Lobitz. Đây là một cửa hàng đáng tin cậy.
- Đã ngã giá chưa ạ?
- Thế này cháu ạ. Bà Irene sẽ đánh giá sơ bộ giá trị số đồ trang sức của bà, và sau đó sẽ mách mối tiêu thụ.
Tarzan chưa hiểu:
- Vậy là sao ạ?
- Bà Irene sẽ đứng ra bán và hưởng hoa hồng.
- Giá bà Irene mua tất cả luôn thì gọn hơn, bà nhỉ.
Bà Unken cười tươi:
- Bà Irene giải thích thế này: Nếu bà bán tất cho người buôn thì tiền thu được sẽ thấp hơn nhiều. Còn nếu bà Irene tìm được khách thì bà chỉ phải trả cho bà ấy một khoản hoa hồng nhỏ thôi.
Tarzan nghĩ chuyện này thực ra chẳng can dự gì đến tụi hắn. Mà cũng chẳng việc gì phải vội vàng. Cho tới nay bọn trẻ mồ côi vẫn sống được dù chưa có khoản tài trợ này kia mà.
Hắn chỉ hỏi lại:
- Nhưng thưa bà, bà không kể gì về dự kiến này cho Jo chứ ạ?
- Bà không kể, nhưng lúc bà gọi điện cho bà Irene, bà thấy nó lấp ló cạnh cửa sổ. Hình như nó nghe trộm thì phải. Bữa đó bà chỉ không tiết lộ việc hôm nay bà đến chỗ Irene thôi. Sau cuộc nói chuyện trên, Jo luôn luôn nhìn bà bằng con mắt hằn học, tức tối.
- Điều đó chứng tỏ Jo đã nắm nội dung cuộc điện đàm.
- Bà chẳng lo việc ấy lắm.
- Cũng đáng lo đấy, thưa bà. Nếu anh ta biết được chỗ giấu những món đồ trang sức thì…
- Cháu yên trí. Bà đã cất trong két sắt.
- Tại đây?
- Không, không hẳn là ở đây đâu.
Tarzan đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Rõ ràng bà cụ đã có kế hoạch chuẩn bị kĩ lưỡng nhằm đối phó với thằng cháu chôm chỉa như ranh. Tiếng cười khỏe khoắn của bà cụ vang lên:
- Nào, chúng ta đi ra vườn. Bà sẽ chỉ cho các cháu xem.
/703
|