“Năm 1918…” Văn Thời khẽ thầm thì.
“Năm 18?” Hạ Tiều không dám làm phiền thêm, nhưng lúc đưa đầu tới và thấy ngày tháng này thì vẫn sững sờ, “Sao lại là năm 18 được? Rõ ràng trong nhật ký ghi năm 1913 mà ——”
Còn chưa nói hết, cậu đã ngẩng đầu nhìn thấy Tạ Vấn, bởi thế mới nhớ lại lời Tạ Vấn từng nói trước đó. Không phải câu nào trong lồng cũng là sự thật, chúng thường bị tác động bởi ý thức của chủ lồng, ít nhiều gì cũng sẽ khác với chân tướng.
“Nhật ký được viết bởi một người.” Văn Thời nói không ngẩng đầu lên.
Mối nghi hoặc của Hạ Tiều còn đó, nhưng vẫn gật đầu đàng hoàng.
Tạ Vấn lại nhìn Văn Thời với ánh mắt đầy ắp vẻ khen ngợi, nói thêm: “Thậm chí còn có phần cố ý viết ra để người khác đọc được nữa, ví dụ như quyển trong túi của anh cậu.”
Hắn chỉ vào quyển nhật ký trong túi quần jeans của Văn Thời và nói: “Nếu ngay cả ‘tôi’ trong đó cũng là giả, vậy cậu còn nghiêm túc tin nó làm gì nữa, tin để cho người viết vui à?”
Hạ Tiều vội vã lắc đầu, tỏ vẻ mình chỉ vừa nói ngu thôi.
Thuyết phục được Tiểu Tiều, giọng điệu của Tạ Vấn biến đổi, lại nhìn Văn Thời và bảo: “Nhưng thư cũng được viết bởi một người đấy, kẻ tám lạng người nửa cân thôi.”
Văn Thời: “…”
Người này tới để làm rối mọi chuyện đây mà.
Văn Thời ngẩng đầu lên, nhìn hắn với một vẻ mặt chết lặng, gấp và lật ngược thư lại, sau đó đưa nó tới dưới mí mắt của Tạ Vấn.
“Nhìn dấu bưu điện đi.” Văn Thời nói.
Thực ra anh không cần phải giải thích về những chi tiết này. Dù sao thì người giải lồng cũng là anh, thể chất của Tạ Vấn như thế nên không thể tham gia. Trường hợp của hắn giống như Hạ Tiều hoặc mấy người khác, biết được chân tướng hay không cũng không làm ảnh hưởng đến bất cứ điều gì.
Nhưng anh vẫn không nhịn nổi nếu người đó là Tạ Vấn.
Khó mà nói được anh làm thế vì lý do gì, có lẽ do không muốn bản thân trông quá độc đoán.
Bức thư nọ gần như chạm trúng chóp mũi, Tạ Vấn cười đưa đầu về sau một tí: “Thấy rồi.”
Đúng là bức thư được viết bởi một người. Nếu buộc phải tả, chữ viết trông chẳng khác gì mấy so với nhật ký, nhưng dấu bưu điện thì lại không tương tự.
Trước đây Văn Thời từng nói, đúng là vì không phải mọi câu nói trong lồng đều là thật, nên nếu gom hết tất cả thông tin chi tiết lại với nhau, đối chiếu một lần, thì sẽ dễ phân biệt xem ai thật ai giả hơn.
Bởi dù đây có là tiềm thức của chủ lồng đi chăng nữa thì cũng không thể nào làm mọi vấn đề trở nên hoàn chỉnh. Nói dối thì luôn phải có sơ hở.
Con dấu trên bức thư có ghi rõ hôm gửi là ngày 6 tháng 5 năm 1918. Con dấu trả về cũng có, đó là ngày 17 tháng 5 năm 1918, cùng ngày với những gì Lý tiên sinh viết ở chỗ đề tin trong thư.
Tạ Vấn cầm lấy bức thư trong tay Văn Thời, vừa lật xem vừa hỏi: “Trong nhật ký ghi hôm nào?”
Văn Thời móc quyển nhật ký ra từ trong túi, lật tới trang bị xếp góc. Lúc nhìn thấy ngày tháng, lông mày của anh khẽ nhíu lại: “19 tháng 5.”
Tạ Vấn giơ bức thư lên: “Khéo thế, cùng ngày nhũ mẫu mất.”
Bức thư của vị tiên sinh này không hề nhắc đến ngày nhũ mẫu đã qua đời. Nhưng Văn Thời nhìn nhật ký, bỗng nhận ra có lẽ ‘ngày 19 tháng 5 năm 1913’ không phải chỉ được tiện tay viết bậy thôi đâu.
Anh lại lục tung hộp thư, mục tiêu lần này rất rõ rệt —— nếu nhũ mẫu thật sự treo cổ tự sát ngày ấy năm nọ, thế thì với thói quen viết thư qua lại với vợ mình, Lý tiên sinh rất có thể sẽ đề cập đến chuyện đó.
Lý tiên sinh là một người hết sức ngăn nắp, thư nhận được đều xếp theo ngày tháng. Văn Thời nhanh chóng tìm ra những bức thư từ năm năm trước, chọn ra ba bức sau tháng 5.
Anh còn chưa giải thích về mục đích, Tạ Vấn đã lấy đi một bức thư: “Mỗi người một cái, thế thì nhanh hơn.”
Hạ Tiều nghe hắn nói thế cũng nhận lấy một bức, nhưng biểu cảm lại rất hoang mang.
“Biết phải dò gì không?” Tạ Vấn nói.
Mặt của Hạ Tiều đã đỏ ửng, màu này rõ ràng cho thấy rằng cậu không biết.
Tạ Vấn đưa mắt nhìn lướt sang khuôn mặt Văn Thời. Khoảnh khắc ấy, không biết hắn đang nghĩ gì, có lẽ đang thổn thức rõ ràng là anh em một nhà nhưng sự khác biệt lại rất lớn.
“Dò xem trong thư có nhắc đến chuyện nhũ mẫu qua đời hay không.” Tạ Vấn nói.
Hạ Tiều vội gật đầu rồi lật mở phong thư.
Văn Thời vừa há mồm đã ngậm lại, thế thì bớt phải giải thích một lần. Anh cũng rủ mắt mở phong thư trong tay ra, một lát sau vẫn không nhịn nổi phải hỏi một câu: “Sao anh biết hay thế?”
Tạ Vấn ngẩng đầu nhìn anh một cái, rồi lại cong mắt nhìn xuống, vừa mở thư vừa nói: “Chỉ mình cậu được phép thông minh thôi à?”
Văn Thời vốn phải chửi lại một tiếng hoặc là không thèm phản ứng hệt như phong cách thông thường. Nhưng anh lại nhìn chằm chằm Tạ Vấn một lúc, chợt nheo mắt trả lời: “Đúng thế.”
Một tiếng ‘răng rắc’ vang lên bên cạnh, đó là tiếng vọng lại từ động tác ngẩng đầu mạnh mẽ của Hạ Tiều. Tiểu Tiều khiếp sợ nhìn anh mình, trong lúc nhất thời khó mà phân biệt anh mình uống lộn thuốc hay bị ai đó trộm đi mất.
Tạ Vấn cũng nhìn sang.
Văn Thời không mở miệng nữa, chỉ cúi đầu nhìn sơ nội dung bức thư trong tay.
Đây là thư hồi âm được viết bởi người vợ tên Từ Nhã Dung của Lý tiên sinh, con dấu bưu điện ghi là ngày 2 tháng 7 năm 1913, còn ngày tháng đề tin trong bức thư là ngày 14 tháng 6 năm 1913.
Anh lướt tới hàng thứ hai thì thấy được nội dung về nhũ mẫu.
Trước đó thường nghe anh nhắc tới quản gia và tiểu thiếu gia nhà họ Thẩm, nhưng chưa nghe anh nói về chị Thái này cho lắm, chỉ từng kể chị ấy dẫn theo con trai A Tuấn đến sống ở Thẩm gia. Không ngờ lần này khi nhắc tới lại là chuyện thế này, thật sự làm người ta thấy buồn quá chừng. Sao một người tốt đẹp như thế lại treo cổ vậy anh?
Chắc tuổi của A Tuấn con trai chị ấy cũng xêm xêm tiểu thiếu gia nhà họ Thẩm ấy, chín hoặc mười tuổi gì đó nhỉ? Còn nhỏ xíu mà đã mất đi chỗ dựa, mai sau phải làm sao đây? Các anh nhớ chiếu cố nó nhiều chút nhé.
Dù không nói gì nhiều, nhưng có thể khẳng định một điều —— đúng là má Thái đã mất vào ngày 19 tháng 5 năm 1913.
Ánh mắt của Văn Thời dừng lại trên câu hỏi trong bức thư, bỗng ngẩng đầu hỏi: “Ai đang cầm bức thư tháng 8 thế?”
Tạ Vấn: “Trong tay tôi.”
Văn Thời: “Có nhắc tới lý do nhũ mẫu treo cổ không?”
Nếu Từ Nhã Dung đã hỏi một câu ‘sao một người tốt đẹp như thế lại treo cổ vậy anh?’ trong thư, thế nói theo lẽ thường tình, ít nhiều gì Lý tiên sinh cũng sẽ nói một câu về nguyên nhân trong thư gã gửi, bởi vậy nên rất có khả năng Từ Nhã Dung cũng sẽ nhắc tới trong thư hồi âm của mình.
Quả nhiên, Tạ Vấn chỉ vào một hàng chữ trong thư và nói: “Lấy nước(*).”
(*) 走水 (tẩu thủy): hỏa hoạn.
Cách nói này hơi lạc hậu. Văn Thời nhìn hắn một cái, nhận lấy bức thư người nọ đưa tới, chỉ thấy trong đó ghi:
Dù mùng giường bị cháy là một chuyện hết sức nguy hiểm, nhưng dù sao thì đã cứu lại được, tiểu thư nhà họ Thẩm cũng không hề bị thương, chị ấy còn chân thành nói xin lỗi sau này sẽ chú ý hơn nữa. Mà nói gì thì nói, anh xin bỏ việc về nhà đi, tại sao cứ phải luẩn quẩn trong lòng mãi thế?
“Năm 18?” Hạ Tiều không dám làm phiền thêm, nhưng lúc đưa đầu tới và thấy ngày tháng này thì vẫn sững sờ, “Sao lại là năm 18 được? Rõ ràng trong nhật ký ghi năm 1913 mà ——”
Còn chưa nói hết, cậu đã ngẩng đầu nhìn thấy Tạ Vấn, bởi thế mới nhớ lại lời Tạ Vấn từng nói trước đó. Không phải câu nào trong lồng cũng là sự thật, chúng thường bị tác động bởi ý thức của chủ lồng, ít nhiều gì cũng sẽ khác với chân tướng.
“Nhật ký được viết bởi một người.” Văn Thời nói không ngẩng đầu lên.
Mối nghi hoặc của Hạ Tiều còn đó, nhưng vẫn gật đầu đàng hoàng.
Tạ Vấn lại nhìn Văn Thời với ánh mắt đầy ắp vẻ khen ngợi, nói thêm: “Thậm chí còn có phần cố ý viết ra để người khác đọc được nữa, ví dụ như quyển trong túi của anh cậu.”
Hắn chỉ vào quyển nhật ký trong túi quần jeans của Văn Thời và nói: “Nếu ngay cả ‘tôi’ trong đó cũng là giả, vậy cậu còn nghiêm túc tin nó làm gì nữa, tin để cho người viết vui à?”
Hạ Tiều vội vã lắc đầu, tỏ vẻ mình chỉ vừa nói ngu thôi.
Thuyết phục được Tiểu Tiều, giọng điệu của Tạ Vấn biến đổi, lại nhìn Văn Thời và bảo: “Nhưng thư cũng được viết bởi một người đấy, kẻ tám lạng người nửa cân thôi.”
Văn Thời: “…”
Người này tới để làm rối mọi chuyện đây mà.
Văn Thời ngẩng đầu lên, nhìn hắn với một vẻ mặt chết lặng, gấp và lật ngược thư lại, sau đó đưa nó tới dưới mí mắt của Tạ Vấn.
“Nhìn dấu bưu điện đi.” Văn Thời nói.
Thực ra anh không cần phải giải thích về những chi tiết này. Dù sao thì người giải lồng cũng là anh, thể chất của Tạ Vấn như thế nên không thể tham gia. Trường hợp của hắn giống như Hạ Tiều hoặc mấy người khác, biết được chân tướng hay không cũng không làm ảnh hưởng đến bất cứ điều gì.
Nhưng anh vẫn không nhịn nổi nếu người đó là Tạ Vấn.
Khó mà nói được anh làm thế vì lý do gì, có lẽ do không muốn bản thân trông quá độc đoán.
Bức thư nọ gần như chạm trúng chóp mũi, Tạ Vấn cười đưa đầu về sau một tí: “Thấy rồi.”
Đúng là bức thư được viết bởi một người. Nếu buộc phải tả, chữ viết trông chẳng khác gì mấy so với nhật ký, nhưng dấu bưu điện thì lại không tương tự.
Trước đây Văn Thời từng nói, đúng là vì không phải mọi câu nói trong lồng đều là thật, nên nếu gom hết tất cả thông tin chi tiết lại với nhau, đối chiếu một lần, thì sẽ dễ phân biệt xem ai thật ai giả hơn.
Bởi dù đây có là tiềm thức của chủ lồng đi chăng nữa thì cũng không thể nào làm mọi vấn đề trở nên hoàn chỉnh. Nói dối thì luôn phải có sơ hở.
Con dấu trên bức thư có ghi rõ hôm gửi là ngày 6 tháng 5 năm 1918. Con dấu trả về cũng có, đó là ngày 17 tháng 5 năm 1918, cùng ngày với những gì Lý tiên sinh viết ở chỗ đề tin trong thư.
Tạ Vấn cầm lấy bức thư trong tay Văn Thời, vừa lật xem vừa hỏi: “Trong nhật ký ghi hôm nào?”
Văn Thời móc quyển nhật ký ra từ trong túi, lật tới trang bị xếp góc. Lúc nhìn thấy ngày tháng, lông mày của anh khẽ nhíu lại: “19 tháng 5.”
Tạ Vấn giơ bức thư lên: “Khéo thế, cùng ngày nhũ mẫu mất.”
Bức thư của vị tiên sinh này không hề nhắc đến ngày nhũ mẫu đã qua đời. Nhưng Văn Thời nhìn nhật ký, bỗng nhận ra có lẽ ‘ngày 19 tháng 5 năm 1913’ không phải chỉ được tiện tay viết bậy thôi đâu.
Anh lại lục tung hộp thư, mục tiêu lần này rất rõ rệt —— nếu nhũ mẫu thật sự treo cổ tự sát ngày ấy năm nọ, thế thì với thói quen viết thư qua lại với vợ mình, Lý tiên sinh rất có thể sẽ đề cập đến chuyện đó.
Lý tiên sinh là một người hết sức ngăn nắp, thư nhận được đều xếp theo ngày tháng. Văn Thời nhanh chóng tìm ra những bức thư từ năm năm trước, chọn ra ba bức sau tháng 5.
Anh còn chưa giải thích về mục đích, Tạ Vấn đã lấy đi một bức thư: “Mỗi người một cái, thế thì nhanh hơn.”
Hạ Tiều nghe hắn nói thế cũng nhận lấy một bức, nhưng biểu cảm lại rất hoang mang.
“Biết phải dò gì không?” Tạ Vấn nói.
Mặt của Hạ Tiều đã đỏ ửng, màu này rõ ràng cho thấy rằng cậu không biết.
Tạ Vấn đưa mắt nhìn lướt sang khuôn mặt Văn Thời. Khoảnh khắc ấy, không biết hắn đang nghĩ gì, có lẽ đang thổn thức rõ ràng là anh em một nhà nhưng sự khác biệt lại rất lớn.
“Dò xem trong thư có nhắc đến chuyện nhũ mẫu qua đời hay không.” Tạ Vấn nói.
Hạ Tiều vội gật đầu rồi lật mở phong thư.
Văn Thời vừa há mồm đã ngậm lại, thế thì bớt phải giải thích một lần. Anh cũng rủ mắt mở phong thư trong tay ra, một lát sau vẫn không nhịn nổi phải hỏi một câu: “Sao anh biết hay thế?”
Tạ Vấn ngẩng đầu nhìn anh một cái, rồi lại cong mắt nhìn xuống, vừa mở thư vừa nói: “Chỉ mình cậu được phép thông minh thôi à?”
Văn Thời vốn phải chửi lại một tiếng hoặc là không thèm phản ứng hệt như phong cách thông thường. Nhưng anh lại nhìn chằm chằm Tạ Vấn một lúc, chợt nheo mắt trả lời: “Đúng thế.”
Một tiếng ‘răng rắc’ vang lên bên cạnh, đó là tiếng vọng lại từ động tác ngẩng đầu mạnh mẽ của Hạ Tiều. Tiểu Tiều khiếp sợ nhìn anh mình, trong lúc nhất thời khó mà phân biệt anh mình uống lộn thuốc hay bị ai đó trộm đi mất.
Tạ Vấn cũng nhìn sang.
Văn Thời không mở miệng nữa, chỉ cúi đầu nhìn sơ nội dung bức thư trong tay.
Đây là thư hồi âm được viết bởi người vợ tên Từ Nhã Dung của Lý tiên sinh, con dấu bưu điện ghi là ngày 2 tháng 7 năm 1913, còn ngày tháng đề tin trong bức thư là ngày 14 tháng 6 năm 1913.
Anh lướt tới hàng thứ hai thì thấy được nội dung về nhũ mẫu.
Trước đó thường nghe anh nhắc tới quản gia và tiểu thiếu gia nhà họ Thẩm, nhưng chưa nghe anh nói về chị Thái này cho lắm, chỉ từng kể chị ấy dẫn theo con trai A Tuấn đến sống ở Thẩm gia. Không ngờ lần này khi nhắc tới lại là chuyện thế này, thật sự làm người ta thấy buồn quá chừng. Sao một người tốt đẹp như thế lại treo cổ vậy anh?
Chắc tuổi của A Tuấn con trai chị ấy cũng xêm xêm tiểu thiếu gia nhà họ Thẩm ấy, chín hoặc mười tuổi gì đó nhỉ? Còn nhỏ xíu mà đã mất đi chỗ dựa, mai sau phải làm sao đây? Các anh nhớ chiếu cố nó nhiều chút nhé.
Dù không nói gì nhiều, nhưng có thể khẳng định một điều —— đúng là má Thái đã mất vào ngày 19 tháng 5 năm 1913.
Ánh mắt của Văn Thời dừng lại trên câu hỏi trong bức thư, bỗng ngẩng đầu hỏi: “Ai đang cầm bức thư tháng 8 thế?”
Tạ Vấn: “Trong tay tôi.”
Văn Thời: “Có nhắc tới lý do nhũ mẫu treo cổ không?”
Nếu Từ Nhã Dung đã hỏi một câu ‘sao một người tốt đẹp như thế lại treo cổ vậy anh?’ trong thư, thế nói theo lẽ thường tình, ít nhiều gì Lý tiên sinh cũng sẽ nói một câu về nguyên nhân trong thư gã gửi, bởi vậy nên rất có khả năng Từ Nhã Dung cũng sẽ nhắc tới trong thư hồi âm của mình.
Quả nhiên, Tạ Vấn chỉ vào một hàng chữ trong thư và nói: “Lấy nước(*).”
(*) 走水 (tẩu thủy): hỏa hoạn.
Cách nói này hơi lạc hậu. Văn Thời nhìn hắn một cái, nhận lấy bức thư người nọ đưa tới, chỉ thấy trong đó ghi:
Dù mùng giường bị cháy là một chuyện hết sức nguy hiểm, nhưng dù sao thì đã cứu lại được, tiểu thư nhà họ Thẩm cũng không hề bị thương, chị ấy còn chân thành nói xin lỗi sau này sẽ chú ý hơn nữa. Mà nói gì thì nói, anh xin bỏ việc về nhà đi, tại sao cứ phải luẩn quẩn trong lòng mãi thế?