∴QUYỂN 5: MỘ NHIỀU NHÀ∴
Có lẽ do có một mảnh vỡ của linh tướng được đưa vào cơ thể, ký ức của anh cũng bắt đầu buông lỏng. Hoặc là vì đau nhức khó nhịn, một người quen thói không chịu tỏ ra yếu kém mà thốt lên như Văn Thời chỉ có thể cố sức suy nghĩ về vài người và chuyện xưa, trông cậy vào chúng để sống sót qua đêm dài.
Vì vậy anh nhớ về thuở ban đầu.
***
Văn Thời gặp Trần Bất Đáo lần đầu lúc còn nhỏ xíu, nhỏ đến nỗi còn chưa ở độ tuổi bắt đầu ghi nhớ mọi chuyện. Bởi thế nên giờ anh hoàn toàn không biết đó là ngày tháng năm nào, mình đang ở đâu, vì sao quanh mình lại là cảnh tượng này.
Hôm đó mặt trời đã lặn được phân nửa, khắp nơi toàn là ánh đỏ vàng, đâu đâu cũng có người chết.
Thi thể chồng chất như núi, gió cũng thổi tới một mùi khó ngửi, máu uốn khúc chảy xuôi như khe suối, rồi lại tụ tập ở vị trí thấp, vài chỗ đã khô thành màu nâu rỉ sắt, mấy nơi lại trở nên sệt dính.
Văn Thời bò ra từ bên dưới một cái xác nặng trĩu, da bàn tay bị đá cắt trúng.
Nó không biết tại sao mọi người lại nằm im ra đó hay tại sao xung quanh lại tĩnh lặng đến thế, im tới mức như thể thế gian chỉ còn lại một mình nó thôi.
Nó thử túm lấy một người lớn bên cạnh, nhưng ngay cả bản thân nó còn đứng không vững nữa mà.
Dù làm sao người lớn cũng không tỉnh lại, mà nó không túm được thứ gì thì té ngồi trên mặt đất, tay chỉ nắm trúng máu me tanh tưởi và dính nhớp. Tay của người lớn nọ ‘bụp’ một cái tuột xuống đất, không có chút sức sống. Nó lại cố chấp bò dậy và túm lấy lần nữa, nhưng vẫn vô dụng thôi.
Vì thế nó đứng đó một mình, giơ những ngón tay nhuộm máu lên, mờ mịt không biết phải làm sao…
Mãi đến khi nghe tiếng có người lại gần.
Hôm đó, Trần Bất Đáo không mặc áo khoác mà cũng không đeo mặt nạ, chỉ có một chiếc áo mỏng trắng tuyết, không dính một hạt bụi, trông hệt như một chàng tiên vừa giáng trần. Khi rủ mắt nhìn người nhỏ con phía dưới, trên người hắn lại toát ra một khí chất ấm áp mà cũng đầy thương xót.
Cái nhìn ấy lại trở thành nơi tất cả ký ức của Văn Thời trên thế gian này bắt đầu.
Trần Bất Đáo cầm lấy bào rồi nửa ngồi xổm xuống bế nó lên từ núi xác và biển máu. Trong khi đó, nó lại mở to đôi mắt đen nhánh nằm trên vai người nọ như một con búp bê giả, không chớp mắt nhìn xuống đất, nhìn đến nỗi mắt sưng cay khó chịu, vừa nóng vừa rát.
Người đang ôm nó vỗ nhẹ lên lưng nó, nói bằng giọng trầm thấp: “Nhắm mắt lại.”
Hắn vừa ra lệnh, nó đã nhắm mắt nằm dí trên đầu vai của đối phương. Một lát sau, miếng vải trước mắt nó đã ướt nhèm.
Nó còn quá nhỏ, vốn không nên nhớ rõ ngày đó. Nhưng một thời gian rất dài sau đó, nó vẫn nhớ như in mùi máu ngập tràn trong gió hôm ấy, nhớ như in cảm giác tay người chết trượt xuống khỏi bàn tay của mình, ngẫm lại mà lạnh run lòng.
Từ ngày bắt đầu biết nhớ đó, nó không nhờ ai dạy mà cũng có thể hiểu được chuyện sống chết và vui buồn.
Nó không có tên, trên người chỉ có một chiếc khóa trường mệnh được đeo từ lúc chào đời, trên khóa có một chữ ‘Văn’, chắc hẳn là dòng họ của gia tộc. Trần Bất Đáo lại đặt thêm cho nó một chữ ‘Thời’.
Vì là người của thời gian nên đảm nhiệm việc ghi dấu tháng năm. Bốn mùa xuân hạ thu đông, mặt trời và cả mặt trăng đều luân chuyển xoay quanh chữ này.
(*) người của thời gian cũng có thể là thời giả trong thánh chi thời giả (圣之时者): những người tài ba có thể thích ứng với sự phát triển của thời thế, trước đó thường được dùng để khen ngợi Khổng Tử (cd.hwxnet.com)
Khi còn bé, Văn Thời luôn ốm yếu. Hôm ấy khóc mãi mà lại còn bị khiếp sợ, vừa được Trần Bất Đáo mang về đã phải trải qua một đợt bệnh nặng.
Đỉnh núi lắm khí lạnh, không thích hợp để trẻ con sống. Trong khi đó, dưới chân núi lại là nơi thôn xóm tụ tập, nhà cửa ngay ngắn, có không khí khói lửa náo nhiệt. Lúc đầu, Văn Thời được nuôi dưỡng ở chân núi Tùng Vân.
Nhưng nó không có ấn tượng sâu sắc gì về nơi đó, bởi suốt thời gian dưỡng bệnh, nó cứ ngủ rồi tỉnh, lặp đi lặp lại như thế, đợi đến khi khỏi hẳn, bốn mùa đã quay xong một vòng.
Nó dọn tới sườn núi Tùng Vân và sống chung với Bốc Ninh, Trang Dã và mấy thân đồ khác theo như quy củ. Đúng ra, trẻ con trời sinh đã thích chơi đùa, cả bọn tuổi tác không cách nhau bao nhiêu sẽ nhanh chóng có thể quen thân thôi.
Văn Thời lại là một ngoại lệ.
Nó không biết mình được sinh ra từ khi nào, cũng chẳng rõ mình đã bao nhiêu tuổi hoặc đến từ đâu. Nó như là một vị khách vô gia cư không mời mà đến, trông chẳng ăn khớp gì với bọn trẻ kia.
Khoảng thời gian ấy, Trần Bất Đáo thường không ở núi Tùng Vân, nếu ra khỏi nhà thì lâu lắm mới về, bởi thế cũng không biết về chuyện này. Nhưng dù có ở đó, chắc hắn cũng không lập tức biết được, vì không đời nào Văn Thời lại nói ra.
Từ nhỏ nó đã im lìm và quật cường, cũng không giỏi về khoản biểu đạt và trút lòng.
Có lẽ cũng vì vậy mà những thứ không thuộc về nó mới có thể ẩn núp lâu trong cơ thể của nó đến thế…
Sát khí lần đầu tuôn ra khắp người Văn Thời vào đêm nào đó trước ngày Trần Bất Đáo trở về.
Nó bị Trang Dã nằm ngủ hay banh càng túm mất cái chăn, dựa vào góc tường ngủ một lúc thì bị lạnh, có lẽ do thể chất yếu ớt đã làm cho mấy thứ đó chui qua kẽ hở, tối đó nó mơ rất nhiều điều.
Có lẽ do có một mảnh vỡ của linh tướng được đưa vào cơ thể, ký ức của anh cũng bắt đầu buông lỏng. Hoặc là vì đau nhức khó nhịn, một người quen thói không chịu tỏ ra yếu kém mà thốt lên như Văn Thời chỉ có thể cố sức suy nghĩ về vài người và chuyện xưa, trông cậy vào chúng để sống sót qua đêm dài.
Vì vậy anh nhớ về thuở ban đầu.
***
Văn Thời gặp Trần Bất Đáo lần đầu lúc còn nhỏ xíu, nhỏ đến nỗi còn chưa ở độ tuổi bắt đầu ghi nhớ mọi chuyện. Bởi thế nên giờ anh hoàn toàn không biết đó là ngày tháng năm nào, mình đang ở đâu, vì sao quanh mình lại là cảnh tượng này.
Hôm đó mặt trời đã lặn được phân nửa, khắp nơi toàn là ánh đỏ vàng, đâu đâu cũng có người chết.
Thi thể chồng chất như núi, gió cũng thổi tới một mùi khó ngửi, máu uốn khúc chảy xuôi như khe suối, rồi lại tụ tập ở vị trí thấp, vài chỗ đã khô thành màu nâu rỉ sắt, mấy nơi lại trở nên sệt dính.
Văn Thời bò ra từ bên dưới một cái xác nặng trĩu, da bàn tay bị đá cắt trúng.
Nó không biết tại sao mọi người lại nằm im ra đó hay tại sao xung quanh lại tĩnh lặng đến thế, im tới mức như thể thế gian chỉ còn lại một mình nó thôi.
Nó thử túm lấy một người lớn bên cạnh, nhưng ngay cả bản thân nó còn đứng không vững nữa mà.
Dù làm sao người lớn cũng không tỉnh lại, mà nó không túm được thứ gì thì té ngồi trên mặt đất, tay chỉ nắm trúng máu me tanh tưởi và dính nhớp. Tay của người lớn nọ ‘bụp’ một cái tuột xuống đất, không có chút sức sống. Nó lại cố chấp bò dậy và túm lấy lần nữa, nhưng vẫn vô dụng thôi.
Vì thế nó đứng đó một mình, giơ những ngón tay nhuộm máu lên, mờ mịt không biết phải làm sao…
Mãi đến khi nghe tiếng có người lại gần.
Hôm đó, Trần Bất Đáo không mặc áo khoác mà cũng không đeo mặt nạ, chỉ có một chiếc áo mỏng trắng tuyết, không dính một hạt bụi, trông hệt như một chàng tiên vừa giáng trần. Khi rủ mắt nhìn người nhỏ con phía dưới, trên người hắn lại toát ra một khí chất ấm áp mà cũng đầy thương xót.
Cái nhìn ấy lại trở thành nơi tất cả ký ức của Văn Thời trên thế gian này bắt đầu.
Trần Bất Đáo cầm lấy bào rồi nửa ngồi xổm xuống bế nó lên từ núi xác và biển máu. Trong khi đó, nó lại mở to đôi mắt đen nhánh nằm trên vai người nọ như một con búp bê giả, không chớp mắt nhìn xuống đất, nhìn đến nỗi mắt sưng cay khó chịu, vừa nóng vừa rát.
Người đang ôm nó vỗ nhẹ lên lưng nó, nói bằng giọng trầm thấp: “Nhắm mắt lại.”
Hắn vừa ra lệnh, nó đã nhắm mắt nằm dí trên đầu vai của đối phương. Một lát sau, miếng vải trước mắt nó đã ướt nhèm.
Nó còn quá nhỏ, vốn không nên nhớ rõ ngày đó. Nhưng một thời gian rất dài sau đó, nó vẫn nhớ như in mùi máu ngập tràn trong gió hôm ấy, nhớ như in cảm giác tay người chết trượt xuống khỏi bàn tay của mình, ngẫm lại mà lạnh run lòng.
Từ ngày bắt đầu biết nhớ đó, nó không nhờ ai dạy mà cũng có thể hiểu được chuyện sống chết và vui buồn.
Nó không có tên, trên người chỉ có một chiếc khóa trường mệnh được đeo từ lúc chào đời, trên khóa có một chữ ‘Văn’, chắc hẳn là dòng họ của gia tộc. Trần Bất Đáo lại đặt thêm cho nó một chữ ‘Thời’.
Vì là người của thời gian nên đảm nhiệm việc ghi dấu tháng năm. Bốn mùa xuân hạ thu đông, mặt trời và cả mặt trăng đều luân chuyển xoay quanh chữ này.
(*) người của thời gian cũng có thể là thời giả trong thánh chi thời giả (圣之时者): những người tài ba có thể thích ứng với sự phát triển của thời thế, trước đó thường được dùng để khen ngợi Khổng Tử (cd.hwxnet.com)
Khi còn bé, Văn Thời luôn ốm yếu. Hôm ấy khóc mãi mà lại còn bị khiếp sợ, vừa được Trần Bất Đáo mang về đã phải trải qua một đợt bệnh nặng.
Đỉnh núi lắm khí lạnh, không thích hợp để trẻ con sống. Trong khi đó, dưới chân núi lại là nơi thôn xóm tụ tập, nhà cửa ngay ngắn, có không khí khói lửa náo nhiệt. Lúc đầu, Văn Thời được nuôi dưỡng ở chân núi Tùng Vân.
Nhưng nó không có ấn tượng sâu sắc gì về nơi đó, bởi suốt thời gian dưỡng bệnh, nó cứ ngủ rồi tỉnh, lặp đi lặp lại như thế, đợi đến khi khỏi hẳn, bốn mùa đã quay xong một vòng.
Nó dọn tới sườn núi Tùng Vân và sống chung với Bốc Ninh, Trang Dã và mấy thân đồ khác theo như quy củ. Đúng ra, trẻ con trời sinh đã thích chơi đùa, cả bọn tuổi tác không cách nhau bao nhiêu sẽ nhanh chóng có thể quen thân thôi.
Văn Thời lại là một ngoại lệ.
Nó không biết mình được sinh ra từ khi nào, cũng chẳng rõ mình đã bao nhiêu tuổi hoặc đến từ đâu. Nó như là một vị khách vô gia cư không mời mà đến, trông chẳng ăn khớp gì với bọn trẻ kia.
Khoảng thời gian ấy, Trần Bất Đáo thường không ở núi Tùng Vân, nếu ra khỏi nhà thì lâu lắm mới về, bởi thế cũng không biết về chuyện này. Nhưng dù có ở đó, chắc hắn cũng không lập tức biết được, vì không đời nào Văn Thời lại nói ra.
Từ nhỏ nó đã im lìm và quật cường, cũng không giỏi về khoản biểu đạt và trút lòng.
Có lẽ cũng vì vậy mà những thứ không thuộc về nó mới có thể ẩn núp lâu trong cơ thể của nó đến thế…
Sát khí lần đầu tuôn ra khắp người Văn Thời vào đêm nào đó trước ngày Trần Bất Đáo trở về.
Nó bị Trang Dã nằm ngủ hay banh càng túm mất cái chăn, dựa vào góc tường ngủ một lúc thì bị lạnh, có lẽ do thể chất yếu ớt đã làm cho mấy thứ đó chui qua kẽ hở, tối đó nó mơ rất nhiều điều.