Thực ra lúc ấy Văn Thời rất ư là dính người.
Nhưng nó sẽ không nói mà cũng không quấn quít Trần Bất Đáo để đòi hỏi gì. Nó không cần ôm, không cần dắt. Cách dính người của nó chính là lặng lẽ đi gần người nọ.
Như thể nơi nào có Trần Bất Đáo mới có thể khiến nó an tâm nán lại.
Tuy Trần Bất Đáo là người đặt cái tên Văn Thời này, nhưng hắn chưa gọi thế đàng hoàng bao giờ, luôn lấy biệt danh cho Văn Thời.
Nếu Văn Thời rầu rĩ không hé răng, Trần Bất Đáo sẽ gọi nó là ‘cậu bé câm’. Nếu Văn Thời nhắm mắt theo đuôi mình tới nhiều nơi hệt như một nắm tuyết, Trần Bất Đáo đã gọi nó là ‘cái đuôi nhỏ’.
Bệnh hay quên của đứa nhỏ này cũng nặng lắm, chỉ cần không nhắc đến những chuyện không vui nữa, nó sẽ nhanh chóng ném chúng ra sau ót. Ban đầu Văn Thời cũng như thế này ——
Trần Bất Đáo ngâm thuốc cho nó mấy ngày, sương đen trên tay dần ẩn xuống, cũng đã có thể ngủ ngon tới hừng đông, thế là nó lại cảm thấy có vẻ như đó cũng không phải chuyện gì to tát cả.
Thực ra đó là do nó đã khỏe lên từ cơn cảm lạnh, tâm trạng mới yên ổn. Nhưng nó không biết, cứ tưởng thể chất của mình đã thay đổi, mấy thứ núp trong người nó cũng ít đi.
Năm đó có lẽ là năm mà Văn Thời có ít gánh nặng nhất. Nó còn mang cả Kim sí Đại bàng xuống núi dạo chơi nữa.
Nhưng nó chơi một cách rất có kiềm chế, cũng rất ư là an tĩnh.
Người dưới chân núi vẫn kêu nó là ác quỷ. Khi thấy nó, bọn trẻ sẽ chọi đá tới từ đằng xa hoặc quay đầu chạy mất, như là ở lâu thêm nữa sẽ bị nó lột da ăn thịt vậy.
Bởi thế nên Văn Thời chưa từng đi tới những nơi nhộn nhịp, hay chọn những chỗ không người, ví dụ như khe núi, rừng cây, và khe nước. Riết rồi điều này cũng trở thành bản tính của nó.
Chắc do nó không quá hoạt bát, nó thích những thứ còn sống và linh hoạt. Đỉnh núi Tùng Vân thì quá lạnh, nên không có nhiều vật còn sống cho mấy. Nó mà thấy một ổ thỏ, vài chú rùa và hai con cá thì cũng có thể đứng ngắm rất lâu.
Khi làm tổ trong mảnh rừng nọ, thỉnh thoảng nó sẽ gặp phải một bà cụ đi hái thuốc. Mối quan hệ giữa bà cụ và nó cũng khá sâu xa. Lúc trước nó được Trần Bất Đáo mang về và để nuôi dưới chân núi trong nhà bà cụ đó.
Nuôi không được bao lâu, vả lại đứa nhỏ cũng chưa biết nhớ, tình cảm cũng không mấy sâu đậm. Nhưng bà cụ ấy là người duy nhất hết lòng thể hiện thiện ý với nó trong số đám người sống dưới chân núi.
Mỗi lần thấy nó tại cánh rừng, bà luôn nhét cho nó chút đồ. Đôi lúc là trái cây đã được rửa sạch, có khi sẽ là bánh chưng nhà tự làm.
Trái cây thường quá chín mềm, bánh thì hơi khô, cũng không phải món ăn ngon gì đối với một đứa con nít. Nhưng Văn Thời luôn ngồi xếp bằng ở bên đó và ăn sạch sẽ trước ánh nhìn của bà cụ. Không lâu sau, nó còn học được cách đáp lễ.
Cuối đông đầu xuân năm thứ hai ở đó, dưới chân núi lại đang là lúc giỗ tổ, đón giao thừa, trừ tà và cầu phúc, tưng bừng suốt nhiều hôm. Văn Thời bớt xuống đó một khoảng thời gian. Ngoại trừ lần Trần Bất Đáo dẫn nó ra ngoài, nó chưa từng xuống núi một mình nữa.
Sau khi cơn náo nhiệt giảm bớt, nó lại tới cánh rừng ở chân núi, đi liên tiếp mấy ngày cũng không gặp được bà cụ đi hái thuốc kia.
Cảm thấy mình không thể chờ đực mặt mãi nữa, nó ôm lấy Kim sí Đại bàng của mình, vừa bóp miệng chim không cho nó phát ra tiếng, vừa mò đến ven thôn. Sau đó, nó nhìn thấy cờ hồn trắng tinh treo trên sào trúc bên nhà và giấy tiền vàng mã rơi đầy dưới đất.
Họ hàng người nhà sống cùng thôn mặc áo tang, Văn Thời nghe láng máng họ bảo rằng bà cụ đã mất. Bà ăn cơm no sau đêm giao thừa rồi qua đời khi đang ngủ. Bà không đau không bệnh, sống thọ và chết ngay tại nhà.
Nhiều đứa con nít còn nhỏ nên không hiểu được ý nghĩa của cái chết, chỉ cảm thấy càng nhiều người càng sôi nổi, trưởng bối bắt dập đầu thì sẽ dập đầu, sau đó lại đuổi đánh chơi đùa ầm ĩ.
Nhưng Văn Thời thì hiểu. Nó biết rằng từ nay về sau, dù nó đi tới cánh rừng ấy vào mùa xuân hạ thu hay đông, cũng sẽ không ai đeo gùi, cười tủm tỉm nhét trái cây và bánh ngọt vào lòng nó nữa.
Tối đó, Văn Thời lại thấy được giấc mơ kia.
Nhưng lần này, trong mơ không chỉ có một quỷ thành cùng với núi xác và biển máu, mà lại có thêm một bà cụ hái thuốc, bước loạng choạng trên con đường dài tối tăm ấy, dù có gọi như thế nào cũng không ngoảnh đầu lại.
Mà những tiếng quỷ khóc kia lại chui, khoan, ghìm chặt vào đầu nó tựa như lưỡi dao đang đâm thọc, hô hoán làm đầu nó đau đến nỗi sắp nứt ra, nhưng nó lại không có đường thoát.
Văn Thời giằng co với mấy thứ trong mơ kia suốt một thời gian dài.
Đợi đến khi cuối cùng cũng mở mắt ra, nó phát hiện mình không nằm trên giường, mà lại đứng trước cửa phòng của Trần Bất Đáo, sương đen phủ đầy tay phình to ra như đao, như đang muốn đâm vào bên trong.
Nó sửng sốt trong nỗi kinh hoàng một lúc lâu, rùng mình sợ hãi một cái rồi mới quay đầu chạy đi, sau đó nó không dám nhắm mắt nữa.
Kim sí Đại bàng không sợ sương đen, Văn Thời biết điều này. Nó không trở về phòng, mà ngồi xếp bằng trên bệ luyện công tại vách đá, bứt lông đầu xù xù của Kim sí Đại bàng, nhìn con chim này vẫn tràn đầy sức sống dưới sự bao vây của sương đen, nó mới có thể cảm thấy dễ chịu hơn chút đỉnh.
Không biết ngồi suốt bao lâu, nó chợt nghe sau lưng có âm thanh sàn sạt. Đó là tiếng quần áo đảo nhẹ qua nhánh tùng phủ tuyết.
Nó biết rằng Trần Bất Đáo đã đến, nhưng lại buồn rầu không ngoảnh đầu lại.
Bởi chỉ cần nó nghĩ đến việc đêm qua mình đã đứng trước cửa phòng của Trần Bất Đáo một cách quỷ mị như thế, một cảm xúc khó chịu không nói nên lời lại trỗi dậy. Lúc ấy, nó không hiểu vì sao mình lại thấy khó chịu, lâu sau mới ngộ ra được đó là một kiểu sợ hãi.
Sợ rằng hôm đó mình không thể kiểm soát mà làm hại đến người mình không muốn tổn thương nhất. Dù nó biết, chỉ cần Trần Bất Đáo có bố trí sẵn vài thứ để đề phòng, nó sẽ không thể làm gì đến hắn cả.
“Sao cái đuôi của ta lại bị rơi ở đây thế này?” Trần Bất Đáo cúi người xuống tới từ sau lưng, bàn tay nâng cằm nó lên để nó ngẩng đầu.
Chắc do đôi mắt của nó quá đỏ, Trần Bất Đáo thấy thế mà hơi sửng sốt, lau đi giọt nước mắt vươn trên cằm nó rồi xoay người nó lại.
Văn Thời giơ một bàn tay ra và nói: “Mấy thứ kia lại tuôn ra nữa.”
Trần Bất Đáo gật đầu: “Ta thấy rồi.”
Văn Thời tưởng hắn sẽ hỏi “Đã xảy ra chuyện gì?”, ai dè lại nghe hắn nói: “Có thấy đau không?”
Thực ra thì đau đó, đau lắm lắm luôn. Đó là một nỗi đau đâm vào đầu, xuyên qua tim, sâu trong thân thể, bám chặt lên linh tướng, dù có làm sao cũng không thể thoát khỏi nỗi đau ấy.
Nhưng chắc vì đã tỉnh từ lâu, Trần Bất Đáo vừa hỏi thế, nó lại cảm thấy cũng không đến nỗi, vì thế lắc đầu lẩm bẩm: “Không đau.”
Trần Bất Đáo khom lưng nhìn đỉnh đầu của nó, lát sau mới nói: “Mới đã bao nhiêu đâu mà lại học được cách lừa gạt thế này.”
Văn Thời nhíu mày, ngửa mặt hỏi: “Sao ngươi biết ta lừa gạt?”
Trần Bất Đáo: “Vì ta là sư phụ.”
Hắn ngồi xuống bệ đá, Văn Thời nhìn sương đen trên người mình, lẳng lặng nhích xa khỏi hắn. Nó tự cho rằng nếu nhìn sít qua cẩn thận thì sẽ không bị người nọ chú ý, thực ra tất cả động tác của nó đều đã lọt hết vào mắt của Trần Bất Đáo mất tiêu.
Đối phương lặng im rất lâu mới nói: “Cho con xem một thứ.”
Văn Thời vẫn giữ khoảng cách, chỉ trợn tròn mắt tò mò nhìn hắn.
Trần Bất Đáo mở lòng bàn tay ra với nó, bàn tay đó rất sạch sẽ và ấm áp, đẹp hơn so với bất cứ bàn tay nào Văn Thời từng thấy. Nó nhìn chằm chằm một lát, nhịn không được giấu tay mình ra sau.
Ai ngờ vừa giấu xong, nó đã thấy một làn sương đen từ từ tràn ra khỏi bàn tay không nhiễm bụi trần kia của Trần Bất Đáo hệt như trường hợp của nó, sau đó chúng dần trở nên cuồn cuộn liên tiếp…
Văn Thời hết hồn đến nỗi quên nói.
Trần Bất Đáo giải thích rằng chiến loạn và thiên tai năm đó vẫn không hề dừng lại. Hắn từng đi qua rất nhiều nơi, hầu như chỗ nào cũng là những chiếc lồng được tạo nên bởi mấy chục ngàn người hợp lại.
Gần như không có cách nào để làm tan rã những oán sát đó, chỉ có thể đè ép trước rồi từ từ xử lý sau.
Trần Bất Đáo nắm tay lại, mấy áng sương đen đó lập tức ngoan ngoãn biến mất, không có vẻ đáng sợ như vừa rồi nữa. Hắn bảo: “Bởi con xem đi, ta cũng giống như con thôi.”
Bắt đầu từ hôm đó, Văn Thời mới biết rằng thì ra không chỉ có một mình nó bị như thế trên thế gian này, mà còn có cả Trần Bất Đáo nữa.
Đây vốn phải là một tâm bệnh, lại chợt biến thành một mối liên kết bí ẩn. Ngoại trừ hai người họ, không ai biết được nữa hết.
“Vậy sao ngươi lại không trở nên cuồng dại?” Văn Thời hỏi.
“Bởi vì tâm định.” Trần Bất Đáo nói.
Người bình thường có những áng sương đen đặc sệt, không giải được mà tránh cũng không thoát kia cũng do oán hờn ghét tụ hợp với nhau, vì thất tình lục dục, yêu hận buồn vui, vì có quá nhiều lo ngại dính líu tới ai khác.
Trần Bất Đáo từng gặp rất nhiều kẻ trải qua cảnh núi xác và biển máu như Văn Thời. Hắn đưa không biết bao nhiêu người rời khỏi trần thế trong trạng thái sạch sẽ, bởi vậy mà trần duyên người ta để lại cho hắn còn nhiều hơn cả Văn Thời nữa.
Nếu không thể bị tan rã trong chốc lát, mấy thứ đó sẽ dần tích lũy và ẩn núp trong cơ thể.
Khi tâm định, chúng sẽ lặng lẽ ở trong đó như vừa tìm được một chốn yên ổn, lẳng lặng ký gửi, bặt hơi, thậm chí còn không có tung tích. Nhưng chỉ cần một tia dao động dẫn đến việc nứt khe thôi cũng khiến chúng vùng lên điên cuồng.
Nhưng nó sẽ không nói mà cũng không quấn quít Trần Bất Đáo để đòi hỏi gì. Nó không cần ôm, không cần dắt. Cách dính người của nó chính là lặng lẽ đi gần người nọ.
Như thể nơi nào có Trần Bất Đáo mới có thể khiến nó an tâm nán lại.
Tuy Trần Bất Đáo là người đặt cái tên Văn Thời này, nhưng hắn chưa gọi thế đàng hoàng bao giờ, luôn lấy biệt danh cho Văn Thời.
Nếu Văn Thời rầu rĩ không hé răng, Trần Bất Đáo sẽ gọi nó là ‘cậu bé câm’. Nếu Văn Thời nhắm mắt theo đuôi mình tới nhiều nơi hệt như một nắm tuyết, Trần Bất Đáo đã gọi nó là ‘cái đuôi nhỏ’.
Bệnh hay quên của đứa nhỏ này cũng nặng lắm, chỉ cần không nhắc đến những chuyện không vui nữa, nó sẽ nhanh chóng ném chúng ra sau ót. Ban đầu Văn Thời cũng như thế này ——
Trần Bất Đáo ngâm thuốc cho nó mấy ngày, sương đen trên tay dần ẩn xuống, cũng đã có thể ngủ ngon tới hừng đông, thế là nó lại cảm thấy có vẻ như đó cũng không phải chuyện gì to tát cả.
Thực ra đó là do nó đã khỏe lên từ cơn cảm lạnh, tâm trạng mới yên ổn. Nhưng nó không biết, cứ tưởng thể chất của mình đã thay đổi, mấy thứ núp trong người nó cũng ít đi.
Năm đó có lẽ là năm mà Văn Thời có ít gánh nặng nhất. Nó còn mang cả Kim sí Đại bàng xuống núi dạo chơi nữa.
Nhưng nó chơi một cách rất có kiềm chế, cũng rất ư là an tĩnh.
Người dưới chân núi vẫn kêu nó là ác quỷ. Khi thấy nó, bọn trẻ sẽ chọi đá tới từ đằng xa hoặc quay đầu chạy mất, như là ở lâu thêm nữa sẽ bị nó lột da ăn thịt vậy.
Bởi thế nên Văn Thời chưa từng đi tới những nơi nhộn nhịp, hay chọn những chỗ không người, ví dụ như khe núi, rừng cây, và khe nước. Riết rồi điều này cũng trở thành bản tính của nó.
Chắc do nó không quá hoạt bát, nó thích những thứ còn sống và linh hoạt. Đỉnh núi Tùng Vân thì quá lạnh, nên không có nhiều vật còn sống cho mấy. Nó mà thấy một ổ thỏ, vài chú rùa và hai con cá thì cũng có thể đứng ngắm rất lâu.
Khi làm tổ trong mảnh rừng nọ, thỉnh thoảng nó sẽ gặp phải một bà cụ đi hái thuốc. Mối quan hệ giữa bà cụ và nó cũng khá sâu xa. Lúc trước nó được Trần Bất Đáo mang về và để nuôi dưới chân núi trong nhà bà cụ đó.
Nuôi không được bao lâu, vả lại đứa nhỏ cũng chưa biết nhớ, tình cảm cũng không mấy sâu đậm. Nhưng bà cụ ấy là người duy nhất hết lòng thể hiện thiện ý với nó trong số đám người sống dưới chân núi.
Mỗi lần thấy nó tại cánh rừng, bà luôn nhét cho nó chút đồ. Đôi lúc là trái cây đã được rửa sạch, có khi sẽ là bánh chưng nhà tự làm.
Trái cây thường quá chín mềm, bánh thì hơi khô, cũng không phải món ăn ngon gì đối với một đứa con nít. Nhưng Văn Thời luôn ngồi xếp bằng ở bên đó và ăn sạch sẽ trước ánh nhìn của bà cụ. Không lâu sau, nó còn học được cách đáp lễ.
Cuối đông đầu xuân năm thứ hai ở đó, dưới chân núi lại đang là lúc giỗ tổ, đón giao thừa, trừ tà và cầu phúc, tưng bừng suốt nhiều hôm. Văn Thời bớt xuống đó một khoảng thời gian. Ngoại trừ lần Trần Bất Đáo dẫn nó ra ngoài, nó chưa từng xuống núi một mình nữa.
Sau khi cơn náo nhiệt giảm bớt, nó lại tới cánh rừng ở chân núi, đi liên tiếp mấy ngày cũng không gặp được bà cụ đi hái thuốc kia.
Cảm thấy mình không thể chờ đực mặt mãi nữa, nó ôm lấy Kim sí Đại bàng của mình, vừa bóp miệng chim không cho nó phát ra tiếng, vừa mò đến ven thôn. Sau đó, nó nhìn thấy cờ hồn trắng tinh treo trên sào trúc bên nhà và giấy tiền vàng mã rơi đầy dưới đất.
Họ hàng người nhà sống cùng thôn mặc áo tang, Văn Thời nghe láng máng họ bảo rằng bà cụ đã mất. Bà ăn cơm no sau đêm giao thừa rồi qua đời khi đang ngủ. Bà không đau không bệnh, sống thọ và chết ngay tại nhà.
Nhiều đứa con nít còn nhỏ nên không hiểu được ý nghĩa của cái chết, chỉ cảm thấy càng nhiều người càng sôi nổi, trưởng bối bắt dập đầu thì sẽ dập đầu, sau đó lại đuổi đánh chơi đùa ầm ĩ.
Nhưng Văn Thời thì hiểu. Nó biết rằng từ nay về sau, dù nó đi tới cánh rừng ấy vào mùa xuân hạ thu hay đông, cũng sẽ không ai đeo gùi, cười tủm tỉm nhét trái cây và bánh ngọt vào lòng nó nữa.
Tối đó, Văn Thời lại thấy được giấc mơ kia.
Nhưng lần này, trong mơ không chỉ có một quỷ thành cùng với núi xác và biển máu, mà lại có thêm một bà cụ hái thuốc, bước loạng choạng trên con đường dài tối tăm ấy, dù có gọi như thế nào cũng không ngoảnh đầu lại.
Mà những tiếng quỷ khóc kia lại chui, khoan, ghìm chặt vào đầu nó tựa như lưỡi dao đang đâm thọc, hô hoán làm đầu nó đau đến nỗi sắp nứt ra, nhưng nó lại không có đường thoát.
Văn Thời giằng co với mấy thứ trong mơ kia suốt một thời gian dài.
Đợi đến khi cuối cùng cũng mở mắt ra, nó phát hiện mình không nằm trên giường, mà lại đứng trước cửa phòng của Trần Bất Đáo, sương đen phủ đầy tay phình to ra như đao, như đang muốn đâm vào bên trong.
Nó sửng sốt trong nỗi kinh hoàng một lúc lâu, rùng mình sợ hãi một cái rồi mới quay đầu chạy đi, sau đó nó không dám nhắm mắt nữa.
Kim sí Đại bàng không sợ sương đen, Văn Thời biết điều này. Nó không trở về phòng, mà ngồi xếp bằng trên bệ luyện công tại vách đá, bứt lông đầu xù xù của Kim sí Đại bàng, nhìn con chim này vẫn tràn đầy sức sống dưới sự bao vây của sương đen, nó mới có thể cảm thấy dễ chịu hơn chút đỉnh.
Không biết ngồi suốt bao lâu, nó chợt nghe sau lưng có âm thanh sàn sạt. Đó là tiếng quần áo đảo nhẹ qua nhánh tùng phủ tuyết.
Nó biết rằng Trần Bất Đáo đã đến, nhưng lại buồn rầu không ngoảnh đầu lại.
Bởi chỉ cần nó nghĩ đến việc đêm qua mình đã đứng trước cửa phòng của Trần Bất Đáo một cách quỷ mị như thế, một cảm xúc khó chịu không nói nên lời lại trỗi dậy. Lúc ấy, nó không hiểu vì sao mình lại thấy khó chịu, lâu sau mới ngộ ra được đó là một kiểu sợ hãi.
Sợ rằng hôm đó mình không thể kiểm soát mà làm hại đến người mình không muốn tổn thương nhất. Dù nó biết, chỉ cần Trần Bất Đáo có bố trí sẵn vài thứ để đề phòng, nó sẽ không thể làm gì đến hắn cả.
“Sao cái đuôi của ta lại bị rơi ở đây thế này?” Trần Bất Đáo cúi người xuống tới từ sau lưng, bàn tay nâng cằm nó lên để nó ngẩng đầu.
Chắc do đôi mắt của nó quá đỏ, Trần Bất Đáo thấy thế mà hơi sửng sốt, lau đi giọt nước mắt vươn trên cằm nó rồi xoay người nó lại.
Văn Thời giơ một bàn tay ra và nói: “Mấy thứ kia lại tuôn ra nữa.”
Trần Bất Đáo gật đầu: “Ta thấy rồi.”
Văn Thời tưởng hắn sẽ hỏi “Đã xảy ra chuyện gì?”, ai dè lại nghe hắn nói: “Có thấy đau không?”
Thực ra thì đau đó, đau lắm lắm luôn. Đó là một nỗi đau đâm vào đầu, xuyên qua tim, sâu trong thân thể, bám chặt lên linh tướng, dù có làm sao cũng không thể thoát khỏi nỗi đau ấy.
Nhưng chắc vì đã tỉnh từ lâu, Trần Bất Đáo vừa hỏi thế, nó lại cảm thấy cũng không đến nỗi, vì thế lắc đầu lẩm bẩm: “Không đau.”
Trần Bất Đáo khom lưng nhìn đỉnh đầu của nó, lát sau mới nói: “Mới đã bao nhiêu đâu mà lại học được cách lừa gạt thế này.”
Văn Thời nhíu mày, ngửa mặt hỏi: “Sao ngươi biết ta lừa gạt?”
Trần Bất Đáo: “Vì ta là sư phụ.”
Hắn ngồi xuống bệ đá, Văn Thời nhìn sương đen trên người mình, lẳng lặng nhích xa khỏi hắn. Nó tự cho rằng nếu nhìn sít qua cẩn thận thì sẽ không bị người nọ chú ý, thực ra tất cả động tác của nó đều đã lọt hết vào mắt của Trần Bất Đáo mất tiêu.
Đối phương lặng im rất lâu mới nói: “Cho con xem một thứ.”
Văn Thời vẫn giữ khoảng cách, chỉ trợn tròn mắt tò mò nhìn hắn.
Trần Bất Đáo mở lòng bàn tay ra với nó, bàn tay đó rất sạch sẽ và ấm áp, đẹp hơn so với bất cứ bàn tay nào Văn Thời từng thấy. Nó nhìn chằm chằm một lát, nhịn không được giấu tay mình ra sau.
Ai ngờ vừa giấu xong, nó đã thấy một làn sương đen từ từ tràn ra khỏi bàn tay không nhiễm bụi trần kia của Trần Bất Đáo hệt như trường hợp của nó, sau đó chúng dần trở nên cuồn cuộn liên tiếp…
Văn Thời hết hồn đến nỗi quên nói.
Trần Bất Đáo giải thích rằng chiến loạn và thiên tai năm đó vẫn không hề dừng lại. Hắn từng đi qua rất nhiều nơi, hầu như chỗ nào cũng là những chiếc lồng được tạo nên bởi mấy chục ngàn người hợp lại.
Gần như không có cách nào để làm tan rã những oán sát đó, chỉ có thể đè ép trước rồi từ từ xử lý sau.
Trần Bất Đáo nắm tay lại, mấy áng sương đen đó lập tức ngoan ngoãn biến mất, không có vẻ đáng sợ như vừa rồi nữa. Hắn bảo: “Bởi con xem đi, ta cũng giống như con thôi.”
Bắt đầu từ hôm đó, Văn Thời mới biết rằng thì ra không chỉ có một mình nó bị như thế trên thế gian này, mà còn có cả Trần Bất Đáo nữa.
Đây vốn phải là một tâm bệnh, lại chợt biến thành một mối liên kết bí ẩn. Ngoại trừ hai người họ, không ai biết được nữa hết.
“Vậy sao ngươi lại không trở nên cuồng dại?” Văn Thời hỏi.
“Bởi vì tâm định.” Trần Bất Đáo nói.
Người bình thường có những áng sương đen đặc sệt, không giải được mà tránh cũng không thoát kia cũng do oán hờn ghét tụ hợp với nhau, vì thất tình lục dục, yêu hận buồn vui, vì có quá nhiều lo ngại dính líu tới ai khác.
Trần Bất Đáo từng gặp rất nhiều kẻ trải qua cảnh núi xác và biển máu như Văn Thời. Hắn đưa không biết bao nhiêu người rời khỏi trần thế trong trạng thái sạch sẽ, bởi vậy mà trần duyên người ta để lại cho hắn còn nhiều hơn cả Văn Thời nữa.
Nếu không thể bị tan rã trong chốc lát, mấy thứ đó sẽ dần tích lũy và ẩn núp trong cơ thể.
Khi tâm định, chúng sẽ lặng lẽ ở trong đó như vừa tìm được một chốn yên ổn, lẳng lặng ký gửi, bặt hơi, thậm chí còn không có tung tích. Nhưng chỉ cần một tia dao động dẫn đến việc nứt khe thôi cũng khiến chúng vùng lên điên cuồng.