Chắc vì linh tướng đã rời khỏi cơ thể quá lâu, lúc nó trở lại người lần nữa thì sẽ gợi ra một cảm giác xa lạ, bài xích, một mối dây dưa, giằng co qua lại, kẻ phải chịu tội lại là bản thân Văn Thời.
Anh ngủ mê man suốt một thời gian dài.
Nỗi đau ập tới một cách đứt quãng, khi nhẹ khi nặng, hệt như lúc trần duyên quấn thân. Thế nên anh không thể phân rõ cuối cùng thì nỗi đau ấy trỗi dậy bởi hiện tượng linh tướng được đưa vào cơ thể hay là do ký ức.
Nhưng tất cả nỗi đau đều bị che phủ bởi cảnh trong mơ cuối cùng kia, nơi sự dây dưa, si mê và mập mờ đã lên ngôi.
Lúc Văn Thời tỉnh lại, ngoài trời cũng đang đổ mưa.
Tiếng nước mưa đập lên kính cửa sổ nghe vang dội, cũng có phần rầu rĩ như tiếng nước mưa rơi xuống nóc nhà vườn ở núi Tùng Vân ấy. Đâu đâu cũng có nước mưa chảy ào ạt, âm thanh ẩm ướt dọc theo mái hiên chân tường và ốc tai chảy thẳng vào trong xương cốt.
Hình như giờ cũng đang là buổi tối, trong phòng chỉ có một ngọn đèn, không biết chỉnh độ sáng ra sao mà thấy u ám, lẳng lặng tỏa ra một vòng sáng chứ không hề chói mắt tựa ánh nến năm đó.
Nhưng Văn Thời vẫn giơ tay lên và che mặt lại.
Anh híp mắt với lưng bàn tay, tia sáng lẻn qua và rơi xuống giữa kẽ hở trên lông mi của anh, ánh lên một vệt sáng trên cái bóng.
“Tỉnh rồi à?” Có người bỗng mở miệng.
Người ấy là Tạ Vấn.
Giọng nói trầm ấm của hắn nghe như tiếng mưa rơi, không hề đột ngột trong căn phòng an tĩnh này.
Ngón tay đang che ánh sáng của Văn Thời hơi cuộn lại.
Một giây trước, anh vừa nghe thấy giọng nói của người này trong hồi ức, nhưng không được rõ đến thế.
Đối phương khoác áo choàng trắng tuyết, cầm đèn dựa lên bên cửa. Tiếng sấm rền tiết kinh trập vang dội ngoài núi, còn anh thì lại rũ mắt ngồi trên giường trúc, người dính đầy mồ hôi, tim đập như đánh trống.
Văn Thời nhắm mắt lại, ngồi dậy khỏi giường.
Anh “ừ” một tiếng, xem như là trả lời câu hỏi của Tạ Vấn.
Anh nằm đã lâu, khớp xương khắp người đều trở nên căng cứng, nhúc nhích một cái là kêu cộp cộp. Văn Thời cúi đầu, xoa bóp cái gáy. Anh mím lấy đôi môi nhạt màu, chỉ nhìn mặt thôi thì không thấy được cảm xúc gì, lại càng không thể phát hiện anh đã nhớ lại bao nhiêu điều trong giấc mơ vừa rồi.
Tạ Vấn đứng ở mép giường khom lưng duỗi tay điều chỉnh độ sáng của chiếc đèn ngủ đầu giường.
Ánh mắt của Văn Thời liếc xuyên qua khe hở giữa khuỷu tay và nhìn về phía các ngón tay thon dài mà yếu ớt của đối phương. Cảnh tượng trong mơ lại đột ngột hiện lên trước mắt anh.
Những dây rối ướt mèm đó đan xen vướng víu, sợi dài sợi ngắn bị banh chặt. Đó là một bộ phận bị tách ra khỏi linh tướng của anh, là chính bản thân anh.
Bàn tay trong mơ cũng gầy thon và nhợt nhạt như thế. Người nọ vê dây rối của anh, trầm giọng nói với anh hai tiếng: “Thưa gọi.”
Đó là một điều mà Văn Thời từng không thể quét sạch khỏi tâm trí suốt một khoảng thời gian dài đằng đẵng ——
Người nọ đặt tên cho anh rồi lại cho anh quê quán. Sau mười mấy năm, hắn đã trở thành thế tục phàm trần và ảo tưởng xằng bậy mà anh không thể tiết lộ ra ngoài.
Văn Thời ngước mắt lên, nhìn thấy gò má của Tạ Vấn dưới ánh đèn mờ nhạt. Áo sơmi của hắn bị gỡ hai nút, cổ tay áo được xắn lên, để lộ xương cổ tay gầy gò, ngón cái ấn nhẹ lên công tắc dưới đèn, tựa như cách hắn đã khoác áo choàng dài và cầm đèn đứng trước cửa phòng năm đó.
Văn Thời bỗng không nghĩ ra rốt cuộc bản thân năm mười chín tuổi đã xử lý những suy nghĩ bí mật đó bằng cách nào.
Đơn giản là chôn giấu và không nói một tiếng, song lại tẩy bớt đôi chút bằng trận tẩy linh mà mình học được trong sách. Sau đó khi tới năm hai mươi tuổi, anh rời khỏi núi Tùng Vân cùng với các sư huynh.
Anh chợt ngộ ra vì sao lần nào bản thân cũng nhớ về những chuyện khi còn nhỏ. Đó có lẽ là vì sau thời điểm đó, anh và Trần Bất Đáo không còn giữ mối liên hệ mật thiết nữa, giơ tay nhấc chân gì cũng có phần kiềm chế và xa cách.
Ngay cả chuyện ly kỳ cả hai làm với nhau cũng không đủ để ngồi đếm, nói chung là chẳng có gì để kể cả.
Anh đè nén quá sâu, trốn đi cũng quá xa. Trong mắt của Trần Bất Đáo, có lẽ anh chỉ là một tên đồ đệ có bản tính hay quen ỷ lại khi còn bé, nhưng lúc lớn thì lại chợt trở nên hờ hững thôi.
Văn Thời cũng không thể nhớ nổi nhiều việc đến thế.
“Đầu còn đau phải không?” Giọng nói của Tạ Vấn bị vây lấy bởi tiếng mưa rơi tí tách.
Đèn trong phòng đã sáng hơn. Văn Thời vẫn đặt ngón tay sau cổ, xoa bóp chẳng có chút mục đích gì, ánh mắt thì dừng lại trên cái bóng bên chân Tạ Vấn.
Anh nhìn hắn rồi lại dời mắt khỏi người hắn.
“Không đau.” Văn Thời trả lời một câu, giọng còn hơi khàn vì còn buồn ngủ.
Anh đưa tầm mắt khỏi cái bóng kế bên Tạ Vấn, lại liếm lên cánh môi đã khô mất.
Sau đó chợt nghe một tiếng cốc nhẹ gì đó tại đầu giường. Anh nghiêng mặt qua, chỉ thấy Tạ Vấn đã cầm lấy ly thủy tinh nằm trên đó, ngồi dậy và muốn đi ra ngoài.
Văn Thời ngẩng đầu, Tạ Vấn hơi dừng bước, xoay người nhìn anh một cái, giơ ly nước lên và bảo: “Để tôi đi rót cho cậu một ly nước.”
Rồi tiếng bước chân sàn sạt mới vang theo ra khỏi cửa.
“Anh tỉnh lại chưa?”
“Cuối cùng cũng tỉnh rồi hả?”
Hai giọng nói trong vắt bỗng vọng tới, Văn Thời vừa nhìn sang đã thấy hai cô gái Đại Triệu và Tiểu Triệu đang thò đầu nhìn vô đằng cửa, một người mặt tròn, một người có dáng mặt hơi dài, nhưng biểu cảm lại giống hệt nhau.
Trước đó, Văn Thời cảm thấy hai cô gái này hơi kỳ quái, nhưng giờ thì đã biết rõ nguyên do —— vì hai cô đều là rối.
Trên núi Tùng Vân có rất nhiều đứa nhóc, Trần Bất Đáo lại thường ra ngoài, không thể chăm sóc chúng mọi lúc. Thế là hắn quyết định vê ra một cặp rối, đó chính là Đại Triệu và Tiểu Triệu.
Anh ngủ mê man suốt một thời gian dài.
Nỗi đau ập tới một cách đứt quãng, khi nhẹ khi nặng, hệt như lúc trần duyên quấn thân. Thế nên anh không thể phân rõ cuối cùng thì nỗi đau ấy trỗi dậy bởi hiện tượng linh tướng được đưa vào cơ thể hay là do ký ức.
Nhưng tất cả nỗi đau đều bị che phủ bởi cảnh trong mơ cuối cùng kia, nơi sự dây dưa, si mê và mập mờ đã lên ngôi.
Lúc Văn Thời tỉnh lại, ngoài trời cũng đang đổ mưa.
Tiếng nước mưa đập lên kính cửa sổ nghe vang dội, cũng có phần rầu rĩ như tiếng nước mưa rơi xuống nóc nhà vườn ở núi Tùng Vân ấy. Đâu đâu cũng có nước mưa chảy ào ạt, âm thanh ẩm ướt dọc theo mái hiên chân tường và ốc tai chảy thẳng vào trong xương cốt.
Hình như giờ cũng đang là buổi tối, trong phòng chỉ có một ngọn đèn, không biết chỉnh độ sáng ra sao mà thấy u ám, lẳng lặng tỏa ra một vòng sáng chứ không hề chói mắt tựa ánh nến năm đó.
Nhưng Văn Thời vẫn giơ tay lên và che mặt lại.
Anh híp mắt với lưng bàn tay, tia sáng lẻn qua và rơi xuống giữa kẽ hở trên lông mi của anh, ánh lên một vệt sáng trên cái bóng.
“Tỉnh rồi à?” Có người bỗng mở miệng.
Người ấy là Tạ Vấn.
Giọng nói trầm ấm của hắn nghe như tiếng mưa rơi, không hề đột ngột trong căn phòng an tĩnh này.
Ngón tay đang che ánh sáng của Văn Thời hơi cuộn lại.
Một giây trước, anh vừa nghe thấy giọng nói của người này trong hồi ức, nhưng không được rõ đến thế.
Đối phương khoác áo choàng trắng tuyết, cầm đèn dựa lên bên cửa. Tiếng sấm rền tiết kinh trập vang dội ngoài núi, còn anh thì lại rũ mắt ngồi trên giường trúc, người dính đầy mồ hôi, tim đập như đánh trống.
Văn Thời nhắm mắt lại, ngồi dậy khỏi giường.
Anh “ừ” một tiếng, xem như là trả lời câu hỏi của Tạ Vấn.
Anh nằm đã lâu, khớp xương khắp người đều trở nên căng cứng, nhúc nhích một cái là kêu cộp cộp. Văn Thời cúi đầu, xoa bóp cái gáy. Anh mím lấy đôi môi nhạt màu, chỉ nhìn mặt thôi thì không thấy được cảm xúc gì, lại càng không thể phát hiện anh đã nhớ lại bao nhiêu điều trong giấc mơ vừa rồi.
Tạ Vấn đứng ở mép giường khom lưng duỗi tay điều chỉnh độ sáng của chiếc đèn ngủ đầu giường.
Ánh mắt của Văn Thời liếc xuyên qua khe hở giữa khuỷu tay và nhìn về phía các ngón tay thon dài mà yếu ớt của đối phương. Cảnh tượng trong mơ lại đột ngột hiện lên trước mắt anh.
Những dây rối ướt mèm đó đan xen vướng víu, sợi dài sợi ngắn bị banh chặt. Đó là một bộ phận bị tách ra khỏi linh tướng của anh, là chính bản thân anh.
Bàn tay trong mơ cũng gầy thon và nhợt nhạt như thế. Người nọ vê dây rối của anh, trầm giọng nói với anh hai tiếng: “Thưa gọi.”
Đó là một điều mà Văn Thời từng không thể quét sạch khỏi tâm trí suốt một khoảng thời gian dài đằng đẵng ——
Người nọ đặt tên cho anh rồi lại cho anh quê quán. Sau mười mấy năm, hắn đã trở thành thế tục phàm trần và ảo tưởng xằng bậy mà anh không thể tiết lộ ra ngoài.
Văn Thời ngước mắt lên, nhìn thấy gò má của Tạ Vấn dưới ánh đèn mờ nhạt. Áo sơmi của hắn bị gỡ hai nút, cổ tay áo được xắn lên, để lộ xương cổ tay gầy gò, ngón cái ấn nhẹ lên công tắc dưới đèn, tựa như cách hắn đã khoác áo choàng dài và cầm đèn đứng trước cửa phòng năm đó.
Văn Thời bỗng không nghĩ ra rốt cuộc bản thân năm mười chín tuổi đã xử lý những suy nghĩ bí mật đó bằng cách nào.
Đơn giản là chôn giấu và không nói một tiếng, song lại tẩy bớt đôi chút bằng trận tẩy linh mà mình học được trong sách. Sau đó khi tới năm hai mươi tuổi, anh rời khỏi núi Tùng Vân cùng với các sư huynh.
Anh chợt ngộ ra vì sao lần nào bản thân cũng nhớ về những chuyện khi còn nhỏ. Đó có lẽ là vì sau thời điểm đó, anh và Trần Bất Đáo không còn giữ mối liên hệ mật thiết nữa, giơ tay nhấc chân gì cũng có phần kiềm chế và xa cách.
Ngay cả chuyện ly kỳ cả hai làm với nhau cũng không đủ để ngồi đếm, nói chung là chẳng có gì để kể cả.
Anh đè nén quá sâu, trốn đi cũng quá xa. Trong mắt của Trần Bất Đáo, có lẽ anh chỉ là một tên đồ đệ có bản tính hay quen ỷ lại khi còn bé, nhưng lúc lớn thì lại chợt trở nên hờ hững thôi.
Văn Thời cũng không thể nhớ nổi nhiều việc đến thế.
“Đầu còn đau phải không?” Giọng nói của Tạ Vấn bị vây lấy bởi tiếng mưa rơi tí tách.
Đèn trong phòng đã sáng hơn. Văn Thời vẫn đặt ngón tay sau cổ, xoa bóp chẳng có chút mục đích gì, ánh mắt thì dừng lại trên cái bóng bên chân Tạ Vấn.
Anh nhìn hắn rồi lại dời mắt khỏi người hắn.
“Không đau.” Văn Thời trả lời một câu, giọng còn hơi khàn vì còn buồn ngủ.
Anh đưa tầm mắt khỏi cái bóng kế bên Tạ Vấn, lại liếm lên cánh môi đã khô mất.
Sau đó chợt nghe một tiếng cốc nhẹ gì đó tại đầu giường. Anh nghiêng mặt qua, chỉ thấy Tạ Vấn đã cầm lấy ly thủy tinh nằm trên đó, ngồi dậy và muốn đi ra ngoài.
Văn Thời ngẩng đầu, Tạ Vấn hơi dừng bước, xoay người nhìn anh một cái, giơ ly nước lên và bảo: “Để tôi đi rót cho cậu một ly nước.”
Rồi tiếng bước chân sàn sạt mới vang theo ra khỏi cửa.
“Anh tỉnh lại chưa?”
“Cuối cùng cũng tỉnh rồi hả?”
Hai giọng nói trong vắt bỗng vọng tới, Văn Thời vừa nhìn sang đã thấy hai cô gái Đại Triệu và Tiểu Triệu đang thò đầu nhìn vô đằng cửa, một người mặt tròn, một người có dáng mặt hơi dài, nhưng biểu cảm lại giống hệt nhau.
Trước đó, Văn Thời cảm thấy hai cô gái này hơi kỳ quái, nhưng giờ thì đã biết rõ nguyên do —— vì hai cô đều là rối.
Trên núi Tùng Vân có rất nhiều đứa nhóc, Trần Bất Đáo lại thường ra ngoài, không thể chăm sóc chúng mọi lúc. Thế là hắn quyết định vê ra một cặp rối, đó chính là Đại Triệu và Tiểu Triệu.