Mảnh vỡ của linh tướng lại tiến vào cơ thể một lần nữa và vẫn khiến người ta phải chịu giày vò.
Giống như lần trước, Văn Thời cảm thấy mình ngủ mê man khá lâu và cũng nhớ lại rất nhiều chuyện trong mơ.
Anh mơ thấy mình cứ đi qua đi lại dưới chân núi Tùng Vân, song lại ít khi nào thực sự lên núi. Thôn xóm dưới chân núi nằm gần đường lớn, bên đường có một trạm dừng chân, cọc buộc ngựa đứng thẳng và một quán trà. Đôi lúc anh vội vàng lướt qua, nhưng có khi anh sẽ gọi một bình trà và ngồi trong quán đó một lát.
Bác chủ quán rất tốt bụng, vui cười cởi mở, có thể nói chuyện với bất kỳ ai suốt nửa buổi trời, ngay cả với kiểu người trông có vẻ lạnh lùng mù sương như Văn Thời đây.
Điều không được hoàn mỹ là bác ấy bị què.
Thường mấy kẻ không thức thời sẽ nhằm vào chân của hắn để trêu ghẹo, nhưng bác ấy cũng chả giận, luôn cười khoác lác rằng nếu mà có một tảng đá to đùng rớt từ trên núi xuống, một thằng què như bác ấy sẽ chạy trốn nhanh hơn bất cứ ai cho coi.
Nếu Văn Thời trùng hợp đang có mặt, chẳng cần bao lâu thì anh đã có thể đóng băng những lời nói bất lịch sự kia. Bác chủ quán chỉ cười ha hả châm thêm một bình trà cho anh và trò chuyện về mấy điều lý thú đã xảy ra vào những ngày gần đây.
Anh luôn có thể nghe ngóng được chút tin tức về núi Tùng Vân cũng như bóng dáng của người trên núi nọ thông qua những chuyện đó.
Sau này khi không còn chút linh tướng nào, ký ức cũng bay đi hết trơn và chỉ còn lại một thể xác, anh vẫn quay về núi Tùng Vân trong vô thức.
Nhưng mà núi thì không thấy đâu, thôn xóm cũng mất bóng, chỉ có một trạm dừng chân đứng lẻ loi bên lộ lớn, sau lưng là một rừng cây hoang dã.
Văn Thời đứng ở nơi mà quán trà từng tọa lạc rồi nhìn rừng cây thênh thang kia. Anh chỉ cảm thấy hình như nơi này mình từng khá quen thuộc, nhưng khi nhấc chân lên, anh lại mịt mờ không biết nên đi đâu.
Cuối cùng nhờ tiếng thở dài của một đứa con nít vất vưởng nhìn như ăn mày, anh mới hoàn hồn.
Thằng nhóc kia bò ra từ trong bụi cỏ phía sau trạm dừng chân, trong tay bé còn nắm chặt lương khô không biết đã bao nhiêu ngày. Bé xoay quanh Văn Thời hai vòng, do dự bẻ một miếng nhỏ từ phần lương khô ít ỏi kia và đưa tới, miệng thì nói: “Huynh cũng không tìm thấy nhà nữa hả?”
Thằng nhóc ăn mày kể rằng ông nội mình là một người bị què, có lần té lộn mèo một cái lúc tuổi đã già, không bao lâu thì qua đời. Tuổi bé còn nhỏ, không nhớ đường, đi lòng vòng quanh rừng cây không biết đã bao nhiêu vòng, nhưng vẫn không tìm thấy nhà nằm đâu, bởi thế bé trở thành đứa trẻ lang thang.
Sau đó, thằng nhóc ăn mày đó trở thành đồ đệ của Văn Thời.
Đời sau lưu truyền những điều không giống nhau về tên đồ đệ này. Có người nói hắn là con của bạn cũ Văn Thời, mới sinh ra đã được định sẵn làm đồ đệ, nhưng vì số phận xui rủi, chưa tới hai năm mà sư phụ đã bị kẹt trong đại trận phong ấn. Cũng may là hắn có năng khiếu tuyệt vời, nhờ thế mới không cô phụ cái danh đồ đệ của Văn Thời. Rồi tới năm mười ba mười bốn tuổi, cuối cùng hắn cũng xuất hiện trên bức danh phả, thế là từ đó cái dòng của Văn Thời được độc truyền.
Tên đồ đệ này có tính cách hoàn toàn khác với Văn Thời, có chút dáng vẻ của Chung Tư năm đó, cũng có lẽ là hắn kế thừa bản tính nào đó của ông nội.
Văn Thời không chịu nói chuyện với hắn, hắn sẽ đi khắp thiên hạ để tìm người bà tám, bà tám xong thì tới hỏi Văn Thời rằng vị Tổ sư gia mà mọi người giấu kín như bưng kia trông như thế nào, rằng anh có bức vẽ nào không?
Đó là cuối hè đầu thu của một năm nào đó, mưa đêm không ngớt, rơi lên cái cây ngoài phòng, kêu nghe xào xạc, luôn làm người ta nhớ đến tiếng mưa rơi trong núi sâu.
Văn Thời cầm bút nhúng vào mực, đứng trước bàn, nhìn chằm chằm vào ánh đèn lấp lóe suy nghĩ rất lâu, nhưng mãi cũng không nghĩ ra bộ dáng của người nọ.
Dù anh có cố gắng đến đâu cũng chỉ có thể nhớ lại chiếc mặt nạ có hình dáng mơ hồ, nửa thiện nửa ác, nửa quỷ nửa tiên kia, cũng như cả chiếc áo khoác dài đỏ tươi và một bó hoa mai trắng.
Anh chắp vá lung tung nên một bức tranh, muốn viết tên xuống bên cạnh, thế mà lúc đặt bút lại viết ra một chữ ‘Tạ’.
Đồ đệ nhìn mà sửng sốt hẳn, hỏi anh vì sao lại muốn viết chữ này.
Anh không nói nên lời, lặng thinh đứng đó trong sự ngỡ ngàng.
Một giọt mực rơi khỏi đầu bút, tách một tiếng dừng trên chữ ‘Tạ’ nọ và lập tức ướt lan thành một mảng.
Trái tim của Văn Thời đột nhiên trật nhịp, và rồi anh bừng tỉnh vào giây phút đó.
Trước khi mở mắt, anh nghe đồ đệ hỏi mình một câu giữa cơn mộng mị còn vương vấn: Nếu đã biết rằng cứ ra vào cửa vô tướng sẽ đau đớn đến thế, ngài tội gì phải chịu nỗi khổ nạn này.
Anh nói: Thất lạc một thứ, không tìm lại được thì không thể giải thoát.
Đồ đệ hỏi: Thất lạc gì ạ?
Anh nhìn thể xác trống rỗng của mình, ngẫm nghĩ một hồi lâu rồi bảo: Linh tướng của ta.
***
Văn Thời vừa mở mắt đã trông thấy một cây xà ngang bằng gỗ đang treo cao trên nóc nhà, chỉ ngửi thôi là có thể phân biệt ra nó là gỗ tùng.
Sau đó, anh lại nhìn thấy một cành khô và giá đứng cho chim quen thuộc.
Giá chim trống không đang lắc lư nhẹ nhàng trong gió, tựa như một giây trước vừa có một con Kim sí Đại bàng to bằng bàn tay đứng trên đó, chỉ là nó đã chợt vỗ cánh bay ra ngoài.
Đây là… căn phòng trên đỉnh núi Tùng Vân của anh.
Anh ngơ ngẩn nhìn giá chim đung đưa. Trong nháy mắt, anh không biết hôm nay là ngày nào.
Mãi đến khi một giọng nói vui mừng vọng tới từ bên cạnh: “Anh tỉnh rồi hả anh?!”
Đó là Hạ Tiều.
Văn Thời chớp mắt một cái, bỗng dưng lấy lại tinh thần.
Giống như lần trước, Văn Thời cảm thấy mình ngủ mê man khá lâu và cũng nhớ lại rất nhiều chuyện trong mơ.
Anh mơ thấy mình cứ đi qua đi lại dưới chân núi Tùng Vân, song lại ít khi nào thực sự lên núi. Thôn xóm dưới chân núi nằm gần đường lớn, bên đường có một trạm dừng chân, cọc buộc ngựa đứng thẳng và một quán trà. Đôi lúc anh vội vàng lướt qua, nhưng có khi anh sẽ gọi một bình trà và ngồi trong quán đó một lát.
Bác chủ quán rất tốt bụng, vui cười cởi mở, có thể nói chuyện với bất kỳ ai suốt nửa buổi trời, ngay cả với kiểu người trông có vẻ lạnh lùng mù sương như Văn Thời đây.
Điều không được hoàn mỹ là bác ấy bị què.
Thường mấy kẻ không thức thời sẽ nhằm vào chân của hắn để trêu ghẹo, nhưng bác ấy cũng chả giận, luôn cười khoác lác rằng nếu mà có một tảng đá to đùng rớt từ trên núi xuống, một thằng què như bác ấy sẽ chạy trốn nhanh hơn bất cứ ai cho coi.
Nếu Văn Thời trùng hợp đang có mặt, chẳng cần bao lâu thì anh đã có thể đóng băng những lời nói bất lịch sự kia. Bác chủ quán chỉ cười ha hả châm thêm một bình trà cho anh và trò chuyện về mấy điều lý thú đã xảy ra vào những ngày gần đây.
Anh luôn có thể nghe ngóng được chút tin tức về núi Tùng Vân cũng như bóng dáng của người trên núi nọ thông qua những chuyện đó.
Sau này khi không còn chút linh tướng nào, ký ức cũng bay đi hết trơn và chỉ còn lại một thể xác, anh vẫn quay về núi Tùng Vân trong vô thức.
Nhưng mà núi thì không thấy đâu, thôn xóm cũng mất bóng, chỉ có một trạm dừng chân đứng lẻ loi bên lộ lớn, sau lưng là một rừng cây hoang dã.
Văn Thời đứng ở nơi mà quán trà từng tọa lạc rồi nhìn rừng cây thênh thang kia. Anh chỉ cảm thấy hình như nơi này mình từng khá quen thuộc, nhưng khi nhấc chân lên, anh lại mịt mờ không biết nên đi đâu.
Cuối cùng nhờ tiếng thở dài của một đứa con nít vất vưởng nhìn như ăn mày, anh mới hoàn hồn.
Thằng nhóc kia bò ra từ trong bụi cỏ phía sau trạm dừng chân, trong tay bé còn nắm chặt lương khô không biết đã bao nhiêu ngày. Bé xoay quanh Văn Thời hai vòng, do dự bẻ một miếng nhỏ từ phần lương khô ít ỏi kia và đưa tới, miệng thì nói: “Huynh cũng không tìm thấy nhà nữa hả?”
Thằng nhóc ăn mày kể rằng ông nội mình là một người bị què, có lần té lộn mèo một cái lúc tuổi đã già, không bao lâu thì qua đời. Tuổi bé còn nhỏ, không nhớ đường, đi lòng vòng quanh rừng cây không biết đã bao nhiêu vòng, nhưng vẫn không tìm thấy nhà nằm đâu, bởi thế bé trở thành đứa trẻ lang thang.
Sau đó, thằng nhóc ăn mày đó trở thành đồ đệ của Văn Thời.
Đời sau lưu truyền những điều không giống nhau về tên đồ đệ này. Có người nói hắn là con của bạn cũ Văn Thời, mới sinh ra đã được định sẵn làm đồ đệ, nhưng vì số phận xui rủi, chưa tới hai năm mà sư phụ đã bị kẹt trong đại trận phong ấn. Cũng may là hắn có năng khiếu tuyệt vời, nhờ thế mới không cô phụ cái danh đồ đệ của Văn Thời. Rồi tới năm mười ba mười bốn tuổi, cuối cùng hắn cũng xuất hiện trên bức danh phả, thế là từ đó cái dòng của Văn Thời được độc truyền.
Tên đồ đệ này có tính cách hoàn toàn khác với Văn Thời, có chút dáng vẻ của Chung Tư năm đó, cũng có lẽ là hắn kế thừa bản tính nào đó của ông nội.
Văn Thời không chịu nói chuyện với hắn, hắn sẽ đi khắp thiên hạ để tìm người bà tám, bà tám xong thì tới hỏi Văn Thời rằng vị Tổ sư gia mà mọi người giấu kín như bưng kia trông như thế nào, rằng anh có bức vẽ nào không?
Đó là cuối hè đầu thu của một năm nào đó, mưa đêm không ngớt, rơi lên cái cây ngoài phòng, kêu nghe xào xạc, luôn làm người ta nhớ đến tiếng mưa rơi trong núi sâu.
Văn Thời cầm bút nhúng vào mực, đứng trước bàn, nhìn chằm chằm vào ánh đèn lấp lóe suy nghĩ rất lâu, nhưng mãi cũng không nghĩ ra bộ dáng của người nọ.
Dù anh có cố gắng đến đâu cũng chỉ có thể nhớ lại chiếc mặt nạ có hình dáng mơ hồ, nửa thiện nửa ác, nửa quỷ nửa tiên kia, cũng như cả chiếc áo khoác dài đỏ tươi và một bó hoa mai trắng.
Anh chắp vá lung tung nên một bức tranh, muốn viết tên xuống bên cạnh, thế mà lúc đặt bút lại viết ra một chữ ‘Tạ’.
Đồ đệ nhìn mà sửng sốt hẳn, hỏi anh vì sao lại muốn viết chữ này.
Anh không nói nên lời, lặng thinh đứng đó trong sự ngỡ ngàng.
Một giọt mực rơi khỏi đầu bút, tách một tiếng dừng trên chữ ‘Tạ’ nọ và lập tức ướt lan thành một mảng.
Trái tim của Văn Thời đột nhiên trật nhịp, và rồi anh bừng tỉnh vào giây phút đó.
Trước khi mở mắt, anh nghe đồ đệ hỏi mình một câu giữa cơn mộng mị còn vương vấn: Nếu đã biết rằng cứ ra vào cửa vô tướng sẽ đau đớn đến thế, ngài tội gì phải chịu nỗi khổ nạn này.
Anh nói: Thất lạc một thứ, không tìm lại được thì không thể giải thoát.
Đồ đệ hỏi: Thất lạc gì ạ?
Anh nhìn thể xác trống rỗng của mình, ngẫm nghĩ một hồi lâu rồi bảo: Linh tướng của ta.
***
Văn Thời vừa mở mắt đã trông thấy một cây xà ngang bằng gỗ đang treo cao trên nóc nhà, chỉ ngửi thôi là có thể phân biệt ra nó là gỗ tùng.
Sau đó, anh lại nhìn thấy một cành khô và giá đứng cho chim quen thuộc.
Giá chim trống không đang lắc lư nhẹ nhàng trong gió, tựa như một giây trước vừa có một con Kim sí Đại bàng to bằng bàn tay đứng trên đó, chỉ là nó đã chợt vỗ cánh bay ra ngoài.
Đây là… căn phòng trên đỉnh núi Tùng Vân của anh.
Anh ngơ ngẩn nhìn giá chim đung đưa. Trong nháy mắt, anh không biết hôm nay là ngày nào.
Mãi đến khi một giọng nói vui mừng vọng tới từ bên cạnh: “Anh tỉnh rồi hả anh?!”
Đó là Hạ Tiều.
Văn Thời chớp mắt một cái, bỗng dưng lấy lại tinh thần.