Trong miền ký ức lúc bé của Văn Thời, Trần Bất Đáo hiếm khi dạy bằng lời lắm, một là tay cầm tay hướng dẫn tập luyện, hai là học trong lồng.
Hắn luôn nói càng thấy nhiều thì tự nhiên cũng sẽ càng biết nhiều thôi.
Nhưng khi đó, Văn Thời chứng kiến hơi quá nhiều thứ, vượt xa sức chịu đựng của một đứa trẻ. Vì vậy, anh từng hỏi Trần Bất Đáo, nếu gặp phải lồng, bùa hoặc trận mà bản thân chưa thấy bao giờ, anh cần phải làm sao?
Lúc ấy, Trần Bất Đáo nói giỡn rằng: Chỉ cần con ngoan thêm chút nữa, đừng cứ muốn đánh lén sư phụ mãi, đừng làm trái lời sư phụ, đừng phản bội sư môn, đừng không biết lớn nhỏ, lúc phải thưa hỏi sư phụ thì nói cho đàng hoàng. Thế thì dù gặp phải điều gì, con cũng có thể đẩy cửa vào hỏi ta hết.
Nhưng mà sau đó, hắn vẫn nghiêm túc trả lời rằng: Dù đó là điều con chưa gặp bao giờ, người khác sẽ luôn để lại dấu vết khi tạo ra một thứ gì đó. Con có thể thử dùng kiến thức của mình để loại trừ chúng.
Về sau, khi tự mình bôn ba khắp nơi, Văn Thời mới nhận ra, mấy lời này quả thực rất có ích ——
Thế gian có biết bao nhiêu người, nhưng người có tài thì lại không nhiều. Chỉ cần ta để ý thêm đôi chút thì sẽ phát hiện ra mánh khoé trong phần lớn trường hợp tưởng chừng như không có đầu mối. Đa số điều mình chưa thấy bao giờ thường từng bị sửa đổi.
Nhưng điều thực sự nằm ngoài phạm vi hiểu biết của Văn Thời và thường khiến anh đau đầu lại chính là bản thân sư phụ Trần Bất Đáo.
Trần Bất Đáo biết pha lẫn quá nhiều thứ, cứ phân loại đại thì sẽ trở thành đồ mới ngay.
Ví dụ như dây tơ hồng, chuỗi ngọc và lông chim xanh biếc quấn quanh cổ tay linh tướng của hắn…
Văn Thời thử suy tư một chút ——
Dây tơ hồng có quá nhiều tác dụng, cực tốt cũng có mà cực tệ cũng chẳng thiếu, duyên số cũng dùng nó, đổi mệnh cũng dùng nó, tạo nghiệp vẫn có thể dùng nó. Mối này khó gỡ rồi đây.
Nhưng ý nghĩa của nó thì chỉ có một, lúc nào cũng được dùng để ‘dắt’ và ‘nối’, nhằm tạo ra một mối liên kết giữa hai vật không liên quan gì đến nhau, hoặc củng cố một mối quan hệ đã có sẵn.
Chuỗi ngọc đeo trên tay có nghĩa là điều đã có tính toán, cũng có nghĩa là trừ nghiệp hóa khổ.
Chỉ có mỗi lông chim xanh biếc kia là Văn Thời thực sự không thể nghĩ ra mục đích thường dùng.
Nếu biết được ngọn nguồn của lông chim, anh sẽ có thể hiểu sơ sơ những thứ trên cổ tay của Tạ Vấn rốt cuộc có tác dụng gì…
Trong khi nghĩ thế, ánh mắt của Văn Thời vô thức nán lại trên tay Tạ Vấn. Con ngươi đen nhánh đứng lặng, trông có vẻ sâu thẳm và chuyên tâm.
Chẳng biết bao lâu sau, Tạ Vấn hơi nghiêng đầu sang chỗ anh, nói với âm lượng chỉ có anh mới có thể nghe thấy: “Hồi hồn nào, tay ta cũng không chịu nổi ánh nhìn chăm chú như thế của em đâu.”
“Em mà cứ nhìn chằm chằm nữa là nó sẽ ửng đỏ đấy.” Tạ Vấn lại bổ sung một câu.
“Ông chỉ có bấy nhiêu máu thôi, đỏ gì chứ.” Văn Thời đớp một câu theo bản năng rồi thu lại ánh mắt có phần lộ liễu của mình.
Thân là một người có thể điều khiển mười hai con rối cao cấp cùng một lúc ở thời kỳ đỉnh cao, một công đôi việc tam lợi đơn giản không phải vấn đề nan giải gì đối với anh. Thế nên, lúc đang cân nhắc xem mấy thứ trên tay Tạ Vấn là gì, anh cũng nghe không rớt một lời Bốc Ninh nói, hoàn toàn chẳng bị ảnh hưởng quá lớn.
Anh ngước mắt nhìn lên, thản nhiên ngó sang bọn Chu Húc một lần nữa.
Tạ Vấn “ừm” một tiếng mơ hồ rồi nói: “Ta nhớ rõ trước đây ta từng dạy em là đừng có so thứ mình dư dả với thứ người ta đang thiếu mà.”
Văn Thời đáp một tiếng trong mũi, xem như đã trả lời.
Đáp xong, anh mới cảm thấy câu nói kia càng nghe càng sai, gắn với câu trả lời trước đó của anh thì lại cực kỳ sai trái.
Hắn nói anh máu nhiều… chẳng phải ý là anh dễ ửng đỏ hơn à?
Văn Thời mím môi, mắt hơi híp lại.
Bốc Ninh vừa nói xong tất cả nội dung ngay đúng lúc này, ngoảnh đầu nói với họ: “Vì vậy thứ mà Chu Húc nhìn thấy năm đó chắc hẳn là do có ai đó đang luyện tà thuật ở Trương gia.”
“Có ai đó?” Chu Húc tự ngoi đầu ra chen vào một câu, “Phòng đó là phòng của ông cố. Tui nhìn thấy chiếc áo ngắn kia… Nếu nhớ không lầm, đó cũng là áo ngắn của ông cố đấy. Chẳng phải rõ ràng là ổng đang thực hiện mấy điều mà ông nói hả? Sao ông lại nói là có ai đó?”
Hai người nọ cần thời gian để đổi chỗ, Bốc Ninh chưa kịp thò ra để giải thích, Văn Thời đã mở miệng: “Câu ‘có ai đó’ của huynh ấy là một lời nói khiêm tốn.”
Bốc Ninh vừa được đổi lại, nhưng còn chưa há mồm thì lại bị thằng ngốc Chu Húc này nhấn xuống và bảo: “Uầy —— tui hiểu rồi, ý là nói giảm nói tránh đây mà.”
Bốc Ninh: “…”
Thực ra, có ai đó là câu mà họ đã sử dụng từ nhỏ để chỉ những ai chọc giận sư phụ và vạ lây cả núi Tùng Vân. Chẳng qua trước đây toàn là Chung Tư miệng thúi tự đưa mình tới cửa để tìm vận xui, bị phạt cũng đáng.
Hiện giờ Chung Tư không có mặt ở đây, kẻ thiệt thòi lại trở thành hắn.
Bốc Ninh thầm thở dài trong lòng, dứt khoát tổng kết rằng: “Nói tóm lại, sự việc đại loại là như vậy. Không biết sư phụ ——”
Hắn bị mắc cổ.
Nếu là trước kia, hắn chắc chắn chỉ cần hỏi một câu “sư phụ nghĩ sao” là được. Dù sao nếu có sư phụ trước mặt, mấy đồ đệ bọn họ đương nhiên sẽ tự giác biến thành một đám cần được dẫn dắt. Khi hỏi xong suy nghĩ của sư phụ, họ có thể đóng cửa rồi thảo luận ý kiến của các sư huynh đệ.
Nhưng bây giờ…
Dù muốn đóng cửa thảo luận, người mà sư đệ muốn nói cùng không phải là hắn nữa.
Bốc Ninh dừng một lúc rồi lẳng lặng bổ sung nửa câu sau: “Với cả sư đệ nữa, hai người nghĩ sao?”
Văn Thời nói: “Huynh biết nhiều về mảng tà thuật hơn đệ mà.”
Dù sao nó cũng đã được gọi là tà thuật, vậy thì nó sẽ kèm theo chút giá lớn mà người bình thường khó lòng trả nổi. Giá lớn này thường nguy hiểm và đau khổ. Mấy kẻ biết rõ giá lớn là gì mà vẫn khăng khăng cố chấp thường sẽ có những mục đích khác nhau, phần lớn xuất phát từ các ham muốn nguyên thủy nhất kia ——
Mưu cầu kế sinh nhai, mưu cầu tình yêu và mưu cầu danh lợi.
Hoặc là cầu xin để được thoát khỏi những nỗi khổ lớn và sâu xa hơn.
Thứ mà những điều này dính dáng sâu sắc đến nhất luôn là quẻ thuật và trận pháp, thỉnh thoảng sẽ pha trộn một ít bùa chú, còn rối thuật là ít dùng đến nhất.
Trong số các sư huynh đệ trên núi Tùng Vân, người từng tiếp xúc với tà thuật nhiều nhất chính là Bốc Ninh. Những người khác nhiều lắm chỉ từng gặp phải và giải quyết bằng sự am hiểu của mình mà thôi. Nhưng Bốc Ninh thì khác, hắn chẳng những biết cách giải mà còn biết cả cách bày nữa.
Xếp sau Bốc Ninh là Trang Dã.
Thực ra, nếu nói theo lẽ thường, Trang Dã mới phải là người hiểu biết nhiều nhất. Dù sao thì y cũng tu tạp, cái gì cũng biết, nên có thể hiểu ra một vài tà thuật phức tạp một cách dễ nhất.
Nhưng khổ nỗi bản tính của Trang Dã quá trội, thậm chí còn hơi duy tâm và đơn thuần. Thái độ của đại sư huynh này đối với tà thuật là sẽ tránh nếu có thể, bởi thế y biết giải đó, nhưng cũng không bằng lòng học thêm về các nguyên lý đâu.
Còn nếu bàn về người hiểu biết nhiều hơn Bốc Ninh trên núi Tùng Vân thì chỉ có một mình Trần Bất Đáo.
Vì hắn sống lâu hơn bất kỳ ai, song cũng thấy được nhiều thứ hơn bất cứ kẻ nào. Theo một mức độ nào đó, hắn gần như có sức dung chứa muôn vật, độ hiểu biết vượt xa người thường.
Hắn luôn nói càng thấy nhiều thì tự nhiên cũng sẽ càng biết nhiều thôi.
Nhưng khi đó, Văn Thời chứng kiến hơi quá nhiều thứ, vượt xa sức chịu đựng của một đứa trẻ. Vì vậy, anh từng hỏi Trần Bất Đáo, nếu gặp phải lồng, bùa hoặc trận mà bản thân chưa thấy bao giờ, anh cần phải làm sao?
Lúc ấy, Trần Bất Đáo nói giỡn rằng: Chỉ cần con ngoan thêm chút nữa, đừng cứ muốn đánh lén sư phụ mãi, đừng làm trái lời sư phụ, đừng phản bội sư môn, đừng không biết lớn nhỏ, lúc phải thưa hỏi sư phụ thì nói cho đàng hoàng. Thế thì dù gặp phải điều gì, con cũng có thể đẩy cửa vào hỏi ta hết.
Nhưng mà sau đó, hắn vẫn nghiêm túc trả lời rằng: Dù đó là điều con chưa gặp bao giờ, người khác sẽ luôn để lại dấu vết khi tạo ra một thứ gì đó. Con có thể thử dùng kiến thức của mình để loại trừ chúng.
Về sau, khi tự mình bôn ba khắp nơi, Văn Thời mới nhận ra, mấy lời này quả thực rất có ích ——
Thế gian có biết bao nhiêu người, nhưng người có tài thì lại không nhiều. Chỉ cần ta để ý thêm đôi chút thì sẽ phát hiện ra mánh khoé trong phần lớn trường hợp tưởng chừng như không có đầu mối. Đa số điều mình chưa thấy bao giờ thường từng bị sửa đổi.
Nhưng điều thực sự nằm ngoài phạm vi hiểu biết của Văn Thời và thường khiến anh đau đầu lại chính là bản thân sư phụ Trần Bất Đáo.
Trần Bất Đáo biết pha lẫn quá nhiều thứ, cứ phân loại đại thì sẽ trở thành đồ mới ngay.
Ví dụ như dây tơ hồng, chuỗi ngọc và lông chim xanh biếc quấn quanh cổ tay linh tướng của hắn…
Văn Thời thử suy tư một chút ——
Dây tơ hồng có quá nhiều tác dụng, cực tốt cũng có mà cực tệ cũng chẳng thiếu, duyên số cũng dùng nó, đổi mệnh cũng dùng nó, tạo nghiệp vẫn có thể dùng nó. Mối này khó gỡ rồi đây.
Nhưng ý nghĩa của nó thì chỉ có một, lúc nào cũng được dùng để ‘dắt’ và ‘nối’, nhằm tạo ra một mối liên kết giữa hai vật không liên quan gì đến nhau, hoặc củng cố một mối quan hệ đã có sẵn.
Chuỗi ngọc đeo trên tay có nghĩa là điều đã có tính toán, cũng có nghĩa là trừ nghiệp hóa khổ.
Chỉ có mỗi lông chim xanh biếc kia là Văn Thời thực sự không thể nghĩ ra mục đích thường dùng.
Nếu biết được ngọn nguồn của lông chim, anh sẽ có thể hiểu sơ sơ những thứ trên cổ tay của Tạ Vấn rốt cuộc có tác dụng gì…
Trong khi nghĩ thế, ánh mắt của Văn Thời vô thức nán lại trên tay Tạ Vấn. Con ngươi đen nhánh đứng lặng, trông có vẻ sâu thẳm và chuyên tâm.
Chẳng biết bao lâu sau, Tạ Vấn hơi nghiêng đầu sang chỗ anh, nói với âm lượng chỉ có anh mới có thể nghe thấy: “Hồi hồn nào, tay ta cũng không chịu nổi ánh nhìn chăm chú như thế của em đâu.”
“Em mà cứ nhìn chằm chằm nữa là nó sẽ ửng đỏ đấy.” Tạ Vấn lại bổ sung một câu.
“Ông chỉ có bấy nhiêu máu thôi, đỏ gì chứ.” Văn Thời đớp một câu theo bản năng rồi thu lại ánh mắt có phần lộ liễu của mình.
Thân là một người có thể điều khiển mười hai con rối cao cấp cùng một lúc ở thời kỳ đỉnh cao, một công đôi việc tam lợi đơn giản không phải vấn đề nan giải gì đối với anh. Thế nên, lúc đang cân nhắc xem mấy thứ trên tay Tạ Vấn là gì, anh cũng nghe không rớt một lời Bốc Ninh nói, hoàn toàn chẳng bị ảnh hưởng quá lớn.
Anh ngước mắt nhìn lên, thản nhiên ngó sang bọn Chu Húc một lần nữa.
Tạ Vấn “ừm” một tiếng mơ hồ rồi nói: “Ta nhớ rõ trước đây ta từng dạy em là đừng có so thứ mình dư dả với thứ người ta đang thiếu mà.”
Văn Thời đáp một tiếng trong mũi, xem như đã trả lời.
Đáp xong, anh mới cảm thấy câu nói kia càng nghe càng sai, gắn với câu trả lời trước đó của anh thì lại cực kỳ sai trái.
Hắn nói anh máu nhiều… chẳng phải ý là anh dễ ửng đỏ hơn à?
Văn Thời mím môi, mắt hơi híp lại.
Bốc Ninh vừa nói xong tất cả nội dung ngay đúng lúc này, ngoảnh đầu nói với họ: “Vì vậy thứ mà Chu Húc nhìn thấy năm đó chắc hẳn là do có ai đó đang luyện tà thuật ở Trương gia.”
“Có ai đó?” Chu Húc tự ngoi đầu ra chen vào một câu, “Phòng đó là phòng của ông cố. Tui nhìn thấy chiếc áo ngắn kia… Nếu nhớ không lầm, đó cũng là áo ngắn của ông cố đấy. Chẳng phải rõ ràng là ổng đang thực hiện mấy điều mà ông nói hả? Sao ông lại nói là có ai đó?”
Hai người nọ cần thời gian để đổi chỗ, Bốc Ninh chưa kịp thò ra để giải thích, Văn Thời đã mở miệng: “Câu ‘có ai đó’ của huynh ấy là một lời nói khiêm tốn.”
Bốc Ninh vừa được đổi lại, nhưng còn chưa há mồm thì lại bị thằng ngốc Chu Húc này nhấn xuống và bảo: “Uầy —— tui hiểu rồi, ý là nói giảm nói tránh đây mà.”
Bốc Ninh: “…”
Thực ra, có ai đó là câu mà họ đã sử dụng từ nhỏ để chỉ những ai chọc giận sư phụ và vạ lây cả núi Tùng Vân. Chẳng qua trước đây toàn là Chung Tư miệng thúi tự đưa mình tới cửa để tìm vận xui, bị phạt cũng đáng.
Hiện giờ Chung Tư không có mặt ở đây, kẻ thiệt thòi lại trở thành hắn.
Bốc Ninh thầm thở dài trong lòng, dứt khoát tổng kết rằng: “Nói tóm lại, sự việc đại loại là như vậy. Không biết sư phụ ——”
Hắn bị mắc cổ.
Nếu là trước kia, hắn chắc chắn chỉ cần hỏi một câu “sư phụ nghĩ sao” là được. Dù sao nếu có sư phụ trước mặt, mấy đồ đệ bọn họ đương nhiên sẽ tự giác biến thành một đám cần được dẫn dắt. Khi hỏi xong suy nghĩ của sư phụ, họ có thể đóng cửa rồi thảo luận ý kiến của các sư huynh đệ.
Nhưng bây giờ…
Dù muốn đóng cửa thảo luận, người mà sư đệ muốn nói cùng không phải là hắn nữa.
Bốc Ninh dừng một lúc rồi lẳng lặng bổ sung nửa câu sau: “Với cả sư đệ nữa, hai người nghĩ sao?”
Văn Thời nói: “Huynh biết nhiều về mảng tà thuật hơn đệ mà.”
Dù sao nó cũng đã được gọi là tà thuật, vậy thì nó sẽ kèm theo chút giá lớn mà người bình thường khó lòng trả nổi. Giá lớn này thường nguy hiểm và đau khổ. Mấy kẻ biết rõ giá lớn là gì mà vẫn khăng khăng cố chấp thường sẽ có những mục đích khác nhau, phần lớn xuất phát từ các ham muốn nguyên thủy nhất kia ——
Mưu cầu kế sinh nhai, mưu cầu tình yêu và mưu cầu danh lợi.
Hoặc là cầu xin để được thoát khỏi những nỗi khổ lớn và sâu xa hơn.
Thứ mà những điều này dính dáng sâu sắc đến nhất luôn là quẻ thuật và trận pháp, thỉnh thoảng sẽ pha trộn một ít bùa chú, còn rối thuật là ít dùng đến nhất.
Trong số các sư huynh đệ trên núi Tùng Vân, người từng tiếp xúc với tà thuật nhiều nhất chính là Bốc Ninh. Những người khác nhiều lắm chỉ từng gặp phải và giải quyết bằng sự am hiểu của mình mà thôi. Nhưng Bốc Ninh thì khác, hắn chẳng những biết cách giải mà còn biết cả cách bày nữa.
Xếp sau Bốc Ninh là Trang Dã.
Thực ra, nếu nói theo lẽ thường, Trang Dã mới phải là người hiểu biết nhiều nhất. Dù sao thì y cũng tu tạp, cái gì cũng biết, nên có thể hiểu ra một vài tà thuật phức tạp một cách dễ nhất.
Nhưng khổ nỗi bản tính của Trang Dã quá trội, thậm chí còn hơi duy tâm và đơn thuần. Thái độ của đại sư huynh này đối với tà thuật là sẽ tránh nếu có thể, bởi thế y biết giải đó, nhưng cũng không bằng lòng học thêm về các nguyên lý đâu.
Còn nếu bàn về người hiểu biết nhiều hơn Bốc Ninh trên núi Tùng Vân thì chỉ có một mình Trần Bất Đáo.
Vì hắn sống lâu hơn bất kỳ ai, song cũng thấy được nhiều thứ hơn bất cứ kẻ nào. Theo một mức độ nào đó, hắn gần như có sức dung chứa muôn vật, độ hiểu biết vượt xa người thường.